Ta có thể vượt qua những khó khăn có thật, chứ không thể vượt qua những khó khăn tưởng tượng.

Theodore N. Vail

 
 
 
 
 
Tác giả: Haruki Murakami
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Azazel123
Số chương: 27 - chưa đầy đủ
Phí download: 4 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1272 / 44
Cập nhật: 2021-08-28 15:40:24 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 10- Part 03
hính thế mà tớ sắp tặng cậu một lời nói dối đây. Không phải tớ đi gặp chị tớ ở Ginza đâu. Tớ đã định đến ngủ lại ở chỗ cậu. Thậm chí đã mang cả quần áo ngủ đi theo. Thật thế. Tớ đã có áo ngủ và bàn chải đánh răng ở trong túi rồi. Thế có ngủ không! Đấy, cậu có hề mở mồm mời tớ đến thăm nhà mới của cậu đâu. Nhưng thôi, cần quái gì, rõ ràng là cậu muốn được một mình, nên tớ sẽ để cho cậu được một mình. Cứ việc nghĩ ngợi cho thoả đi!
Nhưng đừng có hiểu sai tớ. Tớ không hoàn toàn phát điên vì cậu đâu. Tớ chỉ buồn thôi. Cậu đã tốt như thế với tớ khi tớ gặp rắc rối, còn bây giờ thì cậu đang gặp rắc rối và có vẻ là tớ chẳng làm được gì cho cậu cả. Cậu đang bị nhốt chặt trong cái thế giới nhỏ bé ấy của cậu, và khi tớ gõ cửa thì cậu chỉ ngẩng lên độ một giây rồi lại bổ vào trong đó ngay.
Bây giờ thì tớ thấy cậu đang mang đồ uống về kia kìa - vừa đi vừa nghĩ. Tớ đang mong cậu vấp ngã đây, nhưng cậu không vấp. Bây giờ thì cậu ngồi ngay cạnh và đang uống lon Coke của cậu. Tớ đang bám lấy tia hy vọng cuối cùng là cậu sẽ nhận thấy và nói "Ê, cậu đổi kiểu tóc rồi à!" nhưng mà không. Nếu cậu nói thế thì tớ đã xé bức thư này đi và bảo "Về nhà cậu chơi đi. Tớ sẽ nấu một bữa tối ngon lành. Và sau đó bọn mình có thể lên giường ôm ấp nhau." Nhưng cậu vẫn nhạy cảm như gỗ đá vậy. Tạm biệt.
Tái bút: Lần sau gặp thì đừng có nói gì với tớ đấy.
Tôi gọi điện thoại đến căn hộ của Midori từ nhà ga lúc vừa xuống tàu ở Kichijoji nhưng không có ai nhấc máy.
Chẳng có việc gì hơn, tôi lững thững quanh khu phố mình ở, tìm xem có việc gì làm thêm khi đã vào năm học. Tôi sẽ rỗi cả thứ Bảy và Chủ nhật, và có thể đi làm thêm từ sau năm giờ chiều các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Năm; nhưng chẳng dễ gì mà tìm được những việc vào đúng những ngày giờ đó. Tôi đầu hàng và trở về nhà. Lúc ra ngoài mua rau cỏ cho bữa tối, tôi lại thử gọi đến chỗ Midori lần nữa. Chị gái cô nói Midori vẫn chưa về và không biết lúc nào thì cô về nhà. Tôi cảm ơn và gác máy.
Ăn tối xong, tôi định viết cho Midori, nhưng phải bỏ cuộc sau nhiều lần mào đầu chẳng ra sao. Tôi bèn viết cho Naoko.
Xuân đã về rồi, tôi viết, và đại học cũng đã vào năm học mới. Tôi viết rằng tôi nhớ nàng, rằng tôi vẫn mong có thể gặp và chuyện trò với nàng bằng cách nào đó. Dù sao, tôi viết, mình đã quyết định phải mạnh mẽ lên. Theo chỗ mình biết thì mình chỉ có thể làm được vậy.
Còn một chuyện nữa. Có thể nó chỉ liên quan đến mình và cậu có thể chẳng quan tâm gì cách này cách khác, nhưng mình sẽ không còn ngủ với bất kì ai nữa. Là vì mình không muốn quên những động chạm của cậu lần vừa rồi. Nó có ý nghĩa với mình hơn cậu tưởng nhiều. Lúc nào mình cũng nghĩ đến nó.
Tôi cho lá thư vào phong bì, dán tem, rồi ngồi đó nhìn nó một lúc lâu. Một lá thư ngắn hơn lệ thường rất nhiều, nhưng tôi có cảm giác như thế Naoko mới hiểu được tôi hơn. Tôi rót ình nửa cốc whisky, tợp hai hớp là hết, và đi ngủ.
Ngày hôm sau tôi tìm được một việc gần ga Kichijoji mà tôi có thể làm vào các thứ Bảy và Chủ nhật: chạy bàn ột tiệm ăn Ý nho nhỏ. Các điều kiện thì khá tồi, nhưng tôi được bao đi lại và ăn trưa. Và hễ có ai nghỉ cả tối trong những ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Năm (mà thường là có) thì tôi có thể thế chân họ. Thật hoàn hảo đối với tôi. Người quản lí nói họ sẽ tăng tiền cho tôi sau ba tháng, và muốn tôi bắt đầu ngay thứ Bảy đó. Ông ta đàng hoàng hơn nhiều so với tay chủ tiệm đĩa hát ở Shinjuku.
Tôi thấy Midori trong giờ học hôm thứ Tư. Cô mặc áo len chui đầu xanh lá cây sẫm và đeo kính râm đen mà cô vẫn đeo từ vụ hè. Cô ngồi hàng ghế dưới cùng, đang nói chuyện với cô gái gày đeo kính cận mà rồi đã gặp một lần trước đây. Tôi đến gần và nói tôi muốn sau giờ học được nói chuyện với cô. Cô kính cận nhìn tôi trước, rồi mới đến Midori. Kiểu tóc của cô quả thực nữ tính hơn nhiều so với trước, đứng đắn hơn.
"Tôi mắc đi gặp người khác rồi," cô nói, hơi vênh mặt lên.
"Tôi không dám làm cô mất thời giờ đâu," tôi nói.
"Năm phút thôi."
Midori bỏ kính ra và nheo nheo mắt, có vẻ như đang nhìn một căn nhà tiều tuỵ hoang phế ở cách đó hàng trăm thước.
"Tôi không muốn nói chuyện với anh. Xin lỗi nhé," cô nói.
Cô kính cận nhìn tôi với đôi mắt như đang nói: Cô ấy bảo cô ấy không muốn nói chuyện với anh. Xin lỗi nhé.
Tôi ngồi ở đầu bên phải hàng ghế trên cùng để nghe giảng (một bài tổng quan các tác phẩm của Tennessee Williams và địa vị của chúng trong văn học Mỹ), và khi hết giờ, tôi đếm thật chậm cho đến ba rồi quay lại. Midori đã đi rồi.
Tháng Tư là một tháng quá cô liêu cho những kẻ chỉ có một mình. Tháng Tư, mọi người xung quanh tôi trông đều có vẻ hạnh phúc. Người ta quẳng áo khoác ngoài đi và sung sướng đi với nhau dưới nắng trời - chuyện trò, đuổi bắt, cầm tay nhau. Nhưng lúc nào tôi cũng chỉ có một mình. Naoko, Midori, Nagasawa: tất cả họ đều không còn ở chỗ tôi nữa rồi. Tôi không có ai để chào buổi sáng hoặc chúc một ngày tốt lành. Tôi nhớ đến cả Quốc-xã. Tôi sống qua tháng ấy với cảm giác cách biệt tuyệt vọng. Tôi cố nói với Midori mấy lần, nhưng lần nào cũng chỉ có câu trả lời ấy: "Bây giờ tớ chưa muốn nói chuyện với cậu" - và nghe giọng cô tôi biết là cô nói thật. Lúc nào Midori cũng cặp kè với cô kính cận, hoặc không thì với một anh chàng cao to tóc ngắn. Hắn có đôi chân đặc biệt dài và luôn đi giày bóng rổ trắng.
Tháng Tư qua đi và tháng Năm lại tới, nhưng còn tệ hơn nữa. Khi mùa xuân phai dần trong tháng Năm, tôi không thể lẩn tránh con tim run rẩy của mình được nữa. Nó thường xảy đến khi mặt trời đang xuống. Trong bóng chiều tà nhợt nhạt, khi không gian tràn ngập hương thầm của hoa mộc lan, trái tim tôi bỗng nở to ra, run rẩy, và lẩn quất nhói đau như có những nhát dao đâm. Tôi sẽ cố nhắm nghiền mắt lại và nghiến răng đợi cho cơn đau ấy qua đi. Và nó sẽ qua - nhưng chậm chạp như không vội vã gì, rồi để lại sau một vệt đớn đau tê dại.
Những lần như thế tôi lại viết cho Naoko. Tôi chỉ mô tả những chuyện cảm động, thú vị hoặc đẹp đẽ: hương thơm của cỏ, làn gió xuân vẻ vuốt trên da, ánh trăng sáng, một bộ phim tôi vừa xem, một bài hát tôi thích, một cuốn sách đã khiến tôi xúc động. Bản thân tôi cũng thấy được an ủi khi đọc lại những gì mình đã viết. Và tôi cảm thấy như thế giới tôi đang sống đây là một cõi diệu kì. Tôi viết không biết bao nhiêu bức thư như thế, nhưng chẳng nhận được gì từ Naoko hoặc Reiko.
Ở tiệm ăn nơi tôi làm thêm, tôi làm quen với một sinh viên cùng lứa tên là Itoh. Phải mất một thời gian dài, cậu sinh viên dịu dàng ít nói đang học vẽ sơn dầu ở một đại học mỹ thuật ấy mới bắt chuyện với tôi, nhưng cuối cùng thì chúng tôi bắt đầu rủ nhau cùng đi uống rượu và nói với nhau đủ thứ chuyện sau giờ làm việc. Hắn cũng thích đọc sách và nghe nhạc, nên chúng tôi thường nói về những cuốn sách và đã hát mình ưa thích. Hắn thon thả và ưa nhìn, với một bộ tóc ngắn hơn nhiều và quần áo sạch sẽ hơn nhiều so với một sinh viên mỹ thuật điển hình. Hắn không bao giờ nói nhiều, nhưng có những thị hiểu và ý kiến rõ rệt của mình. Hắn thích tiểu thuyết Pháp, đặc biệt là của Georges Bataille và Boris Vian. Về âm nhạc thì hắn thích Mozart và Rayel. Và cũng như tôi, hắn đang tìm một người bạn để có thể chuyện trò về những thứ như thế.
Một lần Itoh mời tôi về căn hộ của hắn trong một toà nhà một tầng lạ kiểu đằng sau công viên Inokashira, đường đi không đến nỗi khó như đường đến chỗ tôi. Phòng hắn chất đầy đồ vẽ và các khung vải. Tôi hỏi xem tranh hắn vẽ, nhưng hắn nói còn ngượng chưa muốn cho tôi xem cái nào hết. Chúng tôi uống một ít Chivas Regal mà hắn đã lẳng lặng lấy xuống từ chỗ của bố hắn, nướng ít cá khô trên cái lò than hoa, và nghe Robert Casadesus chơi bản công-xéc-tô cho đàn dương cầm của Mozart.
Itoh là người Nagasaki. Hắn nói hắn có một bồ gái mà lần nào về nhà hắn cũng ngủ với cô, nhưng gần đây mọi chuyện giữa hai người cũng không được ổn lắm.
"Cậu biết bọn con gái thế nào rồi," hắn nói. "Đến tuổi hai mươi hoặc hai mốt là đùng một cái chúng bắt đầu nẩy sinh những ý tưởng rất cụ thể. Chúng trở thành siêu thực tế. Và khi chuyện ấy diễn ra thì bao nhiêu những thứ đáng yêu và thật mê li của chúng trước đây bỗng thành ra tầm thường và buồn nản. Bây giờ mỗi lần tớ gặp cô ta, mà nhất là sau khi vừa mới ngủ với nhau xong, cô ta lại hỏi "Thế anh tính sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp"
"Ừ, thế cậu tính sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp" Tôi hỏi hắn.
Mồm nhai cá khô nướng, hắn lắc đầu. "Tớ làm gì được? Tớ học vẽ sơn dầu! Cứ nghĩ những chuyện như vậy thì không ai còn muốn học vẽ sơn dầu nữa! Làm cái đó không nuôi được miệng mình. Thế là cô ấy sẽ bảo "Sao anh không về Nagasaki làm thày giáo dạy vẽ" Cô ấy tính sẽ làm cô giáo dạy tiếng Anh."
"Cậu không còn mê cô ấy như trước nữa, đúng không?"
"Có thế nói gọn là như thế," Itoh thú nhận. "Có ai dưới gầm trời này muốn làm thầy dạy vẽ cơ chứ? Tớ sẽ không phí cả cuộc đời khốn nạn này của tớ vào việc dạy lũ khỉ đột nhóc con học vẽ đâu!"
"Chuyện ấy là một nhẽ," tôi nói. "Nhưng cậu nghĩ bắt buộc phải cắt đứt với cô ta à? Vì cả cậu lẫn cô ấy mà cậu phải làm thế à?"
"Đúng thế. Nhưng tớ không biết phải nói với cô ta ra sao. Cô ấy tính ăn đời ở kiếp với tớ rồi. Nói cái mẹ gì được đây" Chẳng nhẽ bảo "Này, mình phải chia tay thôi, anh không còn thích em nữa rồi."
Chúng tôi uống Chivas chay, không pha nước đá, và khi ăn hết cá nướng thì chúng tôi thái ít dưa chuột với cần tây và ăn chấm tương xì-dầu. Khi rau ráu nhai dưa, tôi nghĩ đến ông bố Midori và chợt thấy đời thật buồn tẻ vô vị khi không có cô, và ý nghĩ ấy khiến tôi buồn khủng khiếp Midori đã thành một hiện diện khổng lồ trong lòng tôi mà tôi không biết.
"Có bồ gái chưa?" Itoh hỏi.
"Rồi," tôi nói, và một lúc sau lại thêm "nhưng tớ không thể ở bên cô ấy lúc này."
"Nhưng các cậu hiểu tình cảm của nhau chứ hả?"
"Tớ cũng muốn nghĩ thế. Nếu không thì còn nghĩa lí quái gì nữa" Tôi nói và chặc lưỡi.
Itoh thấp giọng nói về sự vĩ đại của Mozart. Hắn biết về Mozart từng li từng tí, như một cậu bé miền núi thuộc các lối mòn vậy. Ông bố hắn yêu âm nhạc và đã cho hắn tiếp xúc với âm nhạc từ hồi còn bé xíu. Tôi không biết nhiều về nhạc cổ điển, nhưng khi nghe bản công-xéc-tô này của Mozart và những lời bình phẩm say sưa và sắc sảo của Itoh: "Đấy - đoạn ấy", "Chỗ đấy mới gọi là khiếp chứ!", tôi cảm thấy như lần đầu tiên trong cả quãng tháng ngày triền miên tôi đã thấy mình được yên bình trở lại. Chúng tôi ngắm vành trăng khuyết lửng lơ trên công viên Inokashira và uống chai Chivas Regal cho đến giọt cuối cùng. Món whisky ấy mới gọi là tuyệt tác.
Itoh nói tôi có thể ngủ lại, nhưng tôi nói mắc mấy việc phải làm, cám ơn hắn đã cho uống whisky và ra về lúc sắp chín giờ. Trên đường về tôi vào một trạm điện thoại gọi cho Midori, và thật ngạc nhiên khi chính cô nhấc máy.
"Xin lỗi," cô nói, "nhưng bây giờ tớ không muốn nói chuyện với cậu."
"Tớ biết, tớ biết. Nhưng tớ không muốn chúng mình phải chấm dứt như thế này. Cậu là một trong số rất ít bạn mà tớ có, và không được gặp cậu tớ thực sự khổ sở. Lúc nào thì tớ mới có thể nói chuyện với cậu? Ít nhất thì cậu cũng cho tớ biết thế đã chứ?"
"Lúc mà tớ thấy thích," cô nói.
"Cậu khỏe không?" tôi hỏi.
"Khỏe," cô nói, rồi gác máy.
Giữa tháng Năm thì có thư của Reiko.
Cám ơn cậu đã viết thường xuyên như vậy. Naoko thích đọc thư cậu lắm. Cả tôi nữa. Cậu không phiền là tôi cũng đọc chứ, phải không nào?
Tôi xin lỗi đã rất lâu rồi mới trả lời cậu được. Nói thật với cậu, thời gian qua tôi cũng mệt mỏi Iắm, và cũng chẳng có tin gì vui để báo cho cậu. Tình hình Naoko không được tốt. Hôm trước mẹ cô ấy có từ Kobe đến đây.
Bốn chúng tôi - bà ấy, Naoko, ông bác sĩ và tôi đã có một cuộc nói chuyện rất dài và chúng tôi đi đến kết luận là Naoko nên được chuyển đến một bệnh viện chuyên khoa điều trị cấp tập một thời gian rồi sau đó lại có thể trở lại đây tuỳ theo kết quả điều trị. Naoko nói muốn ở lại đây và sẽ cố khỏe lại, mà tôi cũng sẽ rất nhớ và lo cho cô ấy, nhưng thực tế là càng ngày càng khó kiểm soát được cô ấy ở đây. Phần lớn thời gian cô ấy vẫn không sao, nhưng có những lúc cô ấy xúc động cực kì thất thường, và chúng tôi không thể rời mắt khỏi cô ấy một phút nào. Không thể biết được cô ấy sẽ làm gì. Khi cô ấy rơi vào tình trạng căng thẳng với những giọng nói vang lên trong đầu kia, cô ấy hoàn toàn khép mình lại và lún sâu trong đó.
Chính vì thế mà cả tôi nữa cũng phải đồng rằng tốt nhất là Naoko nên được điều trị một thời gian ở một cơ sở thích hợp. Tôi ghét phải nói thế, nhưng quá tình chúng tôi chỉ có thể làm vậy. Như tôi đã nói với cậu một lần trước đây, bệnh nhân là quan trọng nhất.
Chúng tôi phải tiếp tục lần mò những sợi chỉ rối, lần lượt từng sợi một, và không được mất hy vọng. Cho dù tình trạng của cô ấy có vẻ vô vọng đến mấy, chúng tôi vẫn nhất định, không sớm thì muộn, phải tìm thấy cái sợi chỉ tuột kia. Nếu cậu ở trong một nơi tối mịt, cậu chỉ có thể ngồi im cho đến lúc mắt cậu quen dần với bóng tối.
Khi cậu nhận thư này thì chắc Naoko đã được chuyển đến cái bệnh viện kia rồi. Tôi xin lỗi đã đợi đến lúc có quyết định chính thức rồi mới viết cho cậu, nhưng mọi việc diễn ra nhanh quá. Bệnh viện mới rất tốt, có bác sĩ giỏi. Tôi sẽ cho cậu địa chỉ ở dưới thư, cậu hãy viết cho Naoko về địa chỉ đó. Họ cũng sẽ thông báo cho tôi về tình hình của cô ấy, có gì tôi cũng sẽ cho cậu biết. Hy vọng ta sẽ có tin vui. Tôi biết chuyện này làm cậu khổ sở lắm, nhưng xin cậu đừng mất hy vọng. Và dù Naoko có không ở đây nữa, làm ơn thỉnh thoảng viết cho tôi vài dòng nhé.
Tạm biệt.
Mùa xuân ấy tôi viết không biết bao nhiêu là thư: mỗi tuần một lần cho Naoko, nhiều lần cho Reiko, và nhiều nữa cho Midori. Tôi viết thư trong giảng đường, tôi viết thư ở bàn học ở nhà với con Hải âu cuộn tròn trong lòng, tôi viết thư ở những bàn chưa có khách trong tiệm ăn Ý khi nghỉ giải lao. Dường như tôi viết thư để cố giữ lại nhưng mảnh vụn của cuộc đời đã tan vớ của mình.
Tôi viết cho Midori: Tháng Tư, tháng Năm là hai tháng cô đơn đâu khổ vì tớ không thể nói chuyện được với cậu. Tớ chưa bao giờ biết rằng mùa xuân lại có thể cô đơn và đau khổ đến thế. Thà có ba tháng Hai còn hơn một mùa xuân như thế này. Tớ biết nói bây giờ là quá muộn rồi, nhưng kiểu tóc mới của cậu hợp với cậu lắm. Thật là xinh. Hiện tớ đang làm ở một quán ăn Ý, và ông bếp dạy tớ tớ một cách làm món mì ống rất ngon. Tớ thích được làm món ấy cho cậu ăn.
Tôi đến trường hàng ngày, đi làm ở quán ăn ba lần một tuần, chuyện trò với Itoh về sách vở và âm nhạc, đọc vài cuốn tiểu thuyết của Boris Vian mà hắn cho tôi mượn, viết thư, chơi với Hải âu, làm món mì ống, chăm nom khu vườn, thủ dâm trong lúc nghĩ đến Naoko, và xem rất nhiều phim.
Gần giữa tháng Sáu, Midori mới bắt đầu nói chuyện với tôi. Hai đứa đã không nói gì với nhau trong hai tháng liền. Sau một buổi học, cô đến ngồi cạnh tôi, chống tay tựa cằm, và cứ ngồi không nói gì cả. Bên ngoài trời đang mưa - một trận mưa vào mùa như trút nước thẳng từ trời xuống và không có tí gió nào, làm ướt đẫm mọi thứ ở dưới đất. Rất lâu sau khi mọi người đã lục tục ra hết khỏi lớp Midori vẫn ngồi cạnh tôi không nói năng gì. Rồi cô lấy một bao Marlboro trong túi quần bò ra, đặt một điếu lên môi, và đưa cho tôi bao diêm. Tôi đánh một que châm điếu thuốc cho cô. Midori dẩu mỏ thổi một đám khói thuốc lá vào mặt tôi.
"Thích kiểu tóc tớ không?" Cô hỏi.
"Rất hay."
"Hay đến mức nào?"
"Đến mức làm đổ sạch cây cối của tất cả rừng rú trên gian này."
"Cậu nghĩ thế thật chứ?"
Cô nhìn tôi một hồi lâu, rồi đưa bàn tay phải ra cho tôi. Tôi nắm lấy nó. Tôi nghĩ cô đã làm lành với tôi thật rồi, nhưng trông cô còn nhẹ nhõm vui vẻ hơn thế. Cô búng tàn thuốc xuống sàn nhà rồi đứng lên.
"Mình đi ăn đi. Tớ đói ngấu rồi," cô nói.
"Cậu muốn đi đâu?" tôi hỏi.
"Đến tiệm ăn của nhà hàng bách hoá Takashimaya ở Nihonbashi."
"Sao lại chọn chỗ ấy?"
"Thỉnh thoảng tớ thích đến đó, vậy thôi."
Thế là chúng tôi lấy tàu điện ngầm đi đến Nihonbashi. Cửa hàng gần như không có khách, có thể vì trời đã mưa suốt sáng hôm đó. Toàn bộ không gian rộng như một hang động lớn của cửa hàng bách hoá thấm đẫm mùi mưa, và người làm thì ai cũng mang cái vẻ mặt kiểu ta-làm-gì-bây-giờ-đây. Midori với tôi xuống tiệm ăn dưới tầng hầm. Sau khi đã xem kĩ những món ăn mẫu làm bằng nhựa bày ở cửa sổ, cả hai chúng tôi đều quyết định sẽ nhặt mấy món ăn trưa nguội cổ truyền có cơm, dưa muối, cá nướng, tôm rán bột và gà nướng xì-dầu. Tiệm ăn vắng về mặc dù đang giờ ăn trưa.
"Trời đất, lâu lắm mới lại ăn trưa trong cửa hàng bách hoá như thế này," tôi nói to ý nghĩ trong đầu, nhấp trà xanh trong một cái cốc sứ trắng điệu đà chỉ có thể thấy ở một tiệm ăn trong cửa hàng bách hoá.
"Tớ thích làm những chuyện như thế này," Midori nói. "Tớ không biết, nhưng nó cho tớ một cảm giác là tớ đang làm cái gì đó đặc biệt. Có thể nó làm tớ nhớ lại hồi còn bé. Bố mẹ tớ hầu như không bao giờ cho tớ đến bách hoá cả."
"Còn tớ thì lại ngờ là bố mẹ tớ chỉ biết mỗi việc ấy. Mẹ tớ mê bách hoá lắm."
"May mắn thế còn gì!"
"Cậu nói gì vậy? Tớ chẳng thích đi bách hoá tí nào."
"Không, tớ muốn nói là họ đã chăm chút cậu, cho cậu đi chỗ này chỗ nọ."
"À, thì tớ là con độc mà," tôi nói.
"Hồi còn bé tớ thường mơ lúc lớn lên sẽ đi một mình vào một tiệm ăn bách hoá và thích gì ăn nấy. Mơ thế có chán không! Có gì vui trong việc tọng cơm đầy mồm một mình ở một chỗ như thế này cơ chứ! Đồ ăn thì có ngon gì lắm, chỉ được cái to tát đông đúc ngột ngạt ầm ĩ. Ấy thế mà lâu lâu tớ lại nghĩ đến chuyện đến đây đấy"
"Hai tháng vừa rồi tớ cô đơn quá," tôi nói.
"Ừ, tớ biết. Cậu kể trong thư rồi," Midori nói, giọng bàng quan. "Thôi, ăn đi. Bây giờ tớ chỉ nghĩ chuyện ăn thôi."
Chúng tôi chén sạch mọi món rán, nướng, và muối trong các ngăn nho nhỏ của hộp cơm hình bán nguyệt bằng sơn mài, húp hết súp trong bát cũng bằng sơn mài kiểu cách, và uống trà xanh trong cốc sứ trắng. Midori tiếp tục với món thuốc lá. Khi đã hút xong điếu thuốc, cô lẳng lặng đứng lên và cầm lấy cái ô. Tôi cũng đứng lên và cầm lấy cái ô của mình.
"Bây giờ thì cậu muốn đi đâu?" tôi hỏi.
"Tất nhiên là lên tầng thượng. Đã ăn ở bách hoá là phải thế?"
Không có ai trên tầng thượng dưới trời mưa, gian hàng chó mèo chim cá không có cả người phục vụ, và các kiốt cũng như quầy vé đủ quay trẻ em thì đều đóng kín cửa. Chúng tôi giương ô và lang thang giữa những ngựa gỗ, ghế ngồi và quầy hàng ngoài trời ướt sũng. Không thể tưởng tượng là ngay giữa Tokyo lại có một chỗ vắng ngắt đến như vậy. Midori nói muốn nhìn ống nhòm, nên tôi bỏ một đồng xu vào đó và giữ cái ô cho cô trong lúc cô nheo mắt nhìn vào ống kính.
Ở một góc sân thượng có khu vui chơi có mái che với một dãy con thú cho trẻ em cưới. Midori với tôi ngồi cạnh nhau trên một cái bục và nhìn trời mưa.
"Nào nói đi," Midori nói. "Tớ biết là cậu có điều gì muốn nói với tớ."
"Tớ không định phân bua đâu," tôi nói, "nhưng lúc đó tớ thật sự trầm cảm. Óc tớ mù mịt hết cả. Tớ chẳng nhận ra được chuyện gì. Nhưng khi đã không thể gặp cậu nữa thì tớ nhận ra được một điều thật rõ ràng rành mạch. Tớ nhận ra rằng tớ đã sống được đến lúc ấy là vì tớ có cậu trên đời. Khi mất cậu, tớ mới thực sự thấy cô đơn và khổ sở."
"Thế cậu có biết rằng không có cậu trong hai tháng qua tớ cũng đã cô đơn và khổ sở thế nào không?"
Câu nói ấy làm tôi hoàn toàn bất ngờ.
"Không," tôi nói. "Tớ không bao giờ nghĩ đến chuyện ấy. Tớ tưởng cậu chỉ giận tớ và không muốn thấy tớ nữa."
"Sao cậu lại có thể ngốc thế được? Tất nhiên là tớ muốn gặp cậu? Tớ đã bảo cậu là tớ thích cậu đến thế kia mà! Khi tớ đã thích ai thì tức là tớ thực sự thích người ấy. Với tớ, chuyện ấy không phải là chuyện lúc có lúc không. ít nhất thì cậu cũng phải hiểu được ngần ấy về tớ chứ?"
"Ờ chắc chắn rồi, nhưng."
"Chính thế mà tớ mới phát điên lên với cậu! Tớ chỉ muốn đá cho cậu một cú nên thân vào đít! Thế này nhé, chúng mình đã bao lâu không gặp nhau, thế mà lúc gặp thì cậu cứ mơ mơ màng màng đến cô gái kia đến mức chẳng thèm nhìn tớ lấy một cái! Làm sao mà không tức cho được! Nhưng ngoài chuyện ấy ra, tớ cũng đã cảm thấy từ lâu lâu rằng có lẽ tớ phải xa cậu một thời gian. Để mọi chuyện rõ ràng ra trong đầu tớ đã."
"Những chuyện gì thế?"
"Thì quan hệ của chúng mình chứ còn chuyện gì nữa! Tớ đã đến mức thích ở bên cậu hơn là bên anh ấy. Cậu không thấy có cái gì lạ lẫm trong chuyện ấy sao? Không khó hay sao? Tất nhiên là tớ vẫn thích anh ấy. Anh ấy hơi vị kỉ và hẹp hòi và hơi phát xít, nhưng anh ấy có rất nhiều ý kiến hay, và anh ấy là người đàn ông đầu tiên mà tớ có tình cảm nghiêm chỉnh. Còn cậu, trời ạ, cậu rất đặc biệt đối với tớ. Khi ở bên cậu tớ thấy có cái gì đó thật vừa vặn. Tớ tin tưởng cậu. Tớ thích cậu. Tớ không muốn mất cậu. Càng ngày tớ càng hoang mang, và tớ tìm anh ấy để hỏi xem tớ phải làm gì. Anh ấy bảo tớ không được gặp cậu nữa. Anh ấy nói nếu tớ cứ tiếp tục gặp cậu thì tớ phải cắt đứt với anh ấy."
"Thế cậu đã làm gì?"
"Tớ đã cắt đứt với anh ấy. Đơn giản vậy đấy."
Midori đặt một điếu Marlboro lên môi, lấy tay che khi châm lửa, và rít một hơi dài.
"Tại sao?"
"Tại sao?" Cô gào lên. "Cậu điên rồi phải không? Cậu biết giả định thức tiếng Anh, cậu hiểu môn lượng giác, cậu đọc được Các Mác, mà cậu không biết câu trả lời ột việc đơn giản đến thế ư? Sao cậu lại còn phải hỏi nữa chứ? Sao cậu có thể bắt một cô gái phải nói ra như thế này? Tớ thích cậu hơn thích anh ấy, chỉ có thế thôi. Tớ ước mình yêu được ai đó đẹp trai hơn một tí, tất nhiên rồi. Nhưng mà không được. Tớ đã phải lòng và yêu cậu mất rồi!"
Tôi định nói, nhưng thấy ngôn từ nghẹn hết lại trong cổ.
Midori ném điếu thuốc xuống một vũng nước.
"Cậu làm ơn bỏ bộ mặt ấy đi được không? Cậu sẽ làm tớ khóc mất. Đừng lo, tớ biết cậu đang yêu ai đó. Tớ không mong đợi ở cậu điều gì. Nhưng ít nhất thì cậu cũng có thể ôm tớ một cái. Đã hai thảng ròng tớ khổ sở rồi đây."
Rừng Nauy Rừng Nauy - Haruki Murakami Rừng Nauy