Làm tốt thì tốt hơn là nói giỏi.

Benlamin Franklin

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 18-3:
hạm lỗi thì phải xin lỗi, đây là điều nên làm và nhất định phải làm cho tốt. Chỉ có nắm chắc kĩ năng xin lỗi mới dễ được đối phương lượng thứ.
(1) Nói xin lỗi trước
Khi bạn xin lỗi ai đó, nên diễn đạt ngắn gọn nguyên nhân, không nên giải thích nhiều, càng đơn giản càng hiệu quả.
(2) Nghiêm túc lắng nghe phản ứng của đối phương
Khi xin lỗi, phải thể hiện bạn rất để ý tới cảm nhận của người đối diện, cũng rất muốn nghe họ nói về suy nghĩ của họ. Khi đối phương nói xong, tuyệt đối không nên tranh luận hoặc biện hộ. Nếu đối phương vẫn còn suy nghĩ muốn nói, hãy để người đó nói hết. Bạn phải học cách nhẫn nại, bởi vì sự nhẫn nại sẽ tránh được rất nhiều việc không vui.
(3) Hạ mình một cách hợp lí
Khi phạm lỗi, cho dù trong cuộc sống hay trong công việc, lúc xin lỗi, hãy nhớ tự phê bình mình một cách hợp lí, thừa nhận mình đã làm không tốt, đồng thời có thể sử dụng một số tính từ xấu để nói về lỗi của mình. Khi bạn nhận lỗi và tích cực thay đổi mình, bạn sẽ được tha thứ.
Tự trách mình trước
Nhà hùng biện Carnegie thường dắt chó đi dạo trong công viên.
Do trong công viên có ít người, hơn nữa chú chó lại rất hiền, chưa cắn ai bao giờ, nên ông không dùng dây xích hoặc rọ mõm cho chó.
Một ngày, ông và chú chó của mình gặp một nhân viên bảo vệ trong công viên, người nhân viên hỏi Carnegie: “Tại sao anh không rọ mõm hoặc xích chó? Lẽ nào anh không biết thế là vi phạm quy định?”
“Tôi biết”, Carnegie hạ giọng: “Nhưng tôi nghĩ nó sẽ không cắn ai
cả”
“Anh nghĩ ư? Pháp luật không cần biết anh nghĩ gì. Lần này tôi
không truy cứu, nhưng lần sau mà tôi còn gặp tình trạng này, anh sẽ phải giải quyết vấn đề ở tòa án.”
Carnegie không muốn phạm luật, nhưng chú chó của ông không thích rọ mõm. Một buổi chiều, ông lại đưa chó vào công viên. Đột nhiên, ông nhìn thấy nhân viên an ninh hôm trước đi về phía mình.
Carnegie cảm thấy sự việc rất tồi tệ, ông quyết định sẽ giải thích nên mở lời trước: “Thưa ông, lần này tôi lại mắc lỗi. Tuần trước ông đã cảnh cáo tôi, nhưng tôi lại đưa chó ra ngoài mà không rọ mõm cho nó, ông hãy phạt tôi đi.”
“Tôi biết rồi”, người nhân viên an ninh nhẹ nhàng nói: “Tôi biết khi không có người, chẳng ai muốn ép buộc con vật cưng của mình làm gì.”
“Đúng là như vậy, nhưng tôi đã phạm luật”, Carnegie trả lời. “Thực ra thì sự việc cũng không quá nghiêm trọng, hay là thế này,
chỉ cần anh cho chó chạy chơi ở chỗ vắng người, ở nơi tôi không trông thấy là được”.
Trong ví dụ này, để tránh bị phạt, Carnegie đã dùng cách tự trách mình trước, khiến nhân viên an ninh nọ cảm thấy ông ta được tôn trọng mà khoan dung độ lượng bỏ qua.
Khi bạn mắc lỗi và biết sẽ bị người khác chỉ trích, trước tiên hãy tự phê bình mình. Khi đối phương thấy bạn kịp thời nhận lỗi thì sẽ không trách mắng bạn nữa và sẽ lượng thứ cho bạn. Nếu có yêu cầu với đối phương, bạn có thể mở đầu bằng cách nói: “Xin lượng thứ cho yêu cầu của tôi”, “Tôi nói những lời này có thể hơi mạo muội”, “Lời tôi nói có thể hơi quá đáng”… Lúc đó, cho dù lời nói của bạn có khiến đối phương không thích, nhưng họ sẽ không vì thế mà trách cứ bạn. Nếu sử dụng lặp đi lặp lại sẽ càng có hiệu quả, đối phương sẽ lắng nghe và chấp nhận yêu cầu của bạn.
Lời xin lỗi phải đơn giản, chính xác
Khi giao tiếp hoặc khi kể chuyện gì đó với người khác, ngôn ngữ nhất định phải đơn giản, không nên quá phức tạp. Một người có tài ăn nói, chỉ với vài câu nói đơn giản đã có thể diễn đạt rõ ràng suy nghĩ của mình.
Ngôn ngữ khi xin lỗi cũng phải đơn giản, rõ ràng và chính xác. Mặc dù thể hiện thành ý bằng lời nói, nhưng lời nói nhất định phải đơn giản, không nên nói nhiều.
Do bị bệnh từ nhỏ nên Lương bị tật ở chân, việc đi lại rất bất tiện
nên anh cảm thấy vô cùng tự ti, mặc cảm. Trong một lần quá chén, đồng nghiệp của Lương là Hoàng đã bắt chước dáng đi của anh trước mặt mọi người, việc này khiến Lương rất xấu hổ.
Ngày hôm sau khi đã tỉnh rượu, Hoàng ý thức được hành động của mình hôm qua là quá đáng, bèn tìm đến Lương và nói: “Hôm qua tôi đã sai, tôi uống quá chén nên không kiểm soát được mình, tôi đã làm tổn thương anh, thật đáng xấu hổ.”
Nếu Hoàng chỉ nói đến đó, có lẽ Lương sẽ lượng thứ cho anh.
Nhưng Hoàng lại tiếp tục nói: “Anh biết đấy, tôi chưa bao giờ kì thị người tàn tật. Hôm qua đúng là tôi uống say, muốn mọi người vui vẻ nên đùa một chút. Nói thật, anh hàng xóm cạnh nhà tôi cũng bị tàn tật, nhưng tôi chưa bao giờ trêu anh ấy, quan hệ giữa chúng tôi rất tốt. Tàn tật chẳng có gì đáng lo cả, vẫn có thể nói điều muốn nói và làm việc muốn làm…”
Hoàng chưa nói hết, Lương đã tức giận bỏ ra ngoài khiến Hoàng bối rối tự hỏi: “Mình có lòng xin lỗi, nhưng tại sao anh ấy lại bỏ đi khi mình chưa nói xong?”.
Càng nói nhiều càng dễ mắc lỗi, việc xin lỗi cũng không ngoại lệ.
Thực tế, xin lỗi là một cách để cứu vãn mối quan hệ giữa bạn và người khác, nếu nói quá nhiều khi xin lỗi, sẽ khiến tâm trạng đối phương càng tồi tệ hơn và lời xin lỗi sẽ mất đi ý nghĩa vốn có.
Ngoài ra, khi xin lỗi, dù nói nhiều hay ít cũng phải nói bắt đầu từ lỗi của mình, không nên giải thích về khuyết điểm của đối phương, nếu không sẽ gây hậu quả không tốt.
Vì thế, khi xin lỗi, nhất định phải nói đơn giản, rõ ràng, nói đúng trọng điểm, không nói nhiều và dài dòng. Khi xin lỗi không cần phải diễn giải nhiều, chỉ cần nói rõ bạn biết lỗi và hi vọng đối phương bỏ qua cho bạn là được. Nếu nói nhiều, sự việc sẽ càng trở nên phức tạp.
Đương nhiên, khi xin lỗi, chúng ta phải quan sát phản ứng của đối phương, nắm chắc thời cơ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Khéo léo xin lỗi khi bị lãnh đạo chỉ trích
Có lúc chúng ta sẽ phạm lỗi trong công việc và bị lãnh đạo chỉ
trích. Khi mắc lỗi, hãy thành khẩn xin lỗi lãnh đạo và hứa sẽ thay đổi, khắc phục lỗi gây ra, như vậy mới được lãnh đạo lượng thứ và không gặp trở ngại trong công việc.
Chúng ta nên biết, khi bị lãnh đạo phê bình, nên có sự tiếp thu và thay đổi. Hãy thử tưởng tượng, sau khi tiếp nhận lời phê bình của lãnh đạo, nếu cấp ưới không tiếp thu và vẫn không chịu thay đổi cách làm việc thì lãnh đạo sẽ nghĩ thế nào? Họ sẽ nghĩ bạn không có thái độ hợp tác.
Vì thế, khi bị lãnh đạo chỉ trích hay phê bình, không nên biện hộ, tranh luận, cũng không nên không có phản ứng gì. Cách tốt nhất là xin lỗi. Khi xin lỗi, bạn hãy thể hiện thành ý, tiếp thu ý kiến cấp trên, nhận trách nhiệm và nói ra suy nghĩ về việc giải quyết vấn đề. Như vậy, lãnh đạo sẽ cảm thấy bạn là người có tinh thần hợp tác và có triển vọng trong công việc.
Lí thuyết có thể rất hay, nhưng vận dụng thực tế mới là điều phức tạp. Hãy dùng lời xin lỗi khiến lãnh đạo của bạn cảm động, chỉ có hiểu nguyên nhân của lời phê bình, bạn mới có thể tìm ra phương thức ứng phó chính xác.
Lời phê bình của lãnh đạo với cấp dưới chủ yếu là do nguyên nhân cấp dưới mắc lỗi trong công việc. Khi gặp tình huống này, đưa trọng điểm xin lỗi vào phương pháp giải quyết vấn đề là sự lựa chọn tốt nhất.
Tuy nhiên, hàm nghĩa của lời phê bình có thể không chỉ đơn giản như vậy. Có lúc, lời chỉ trích của lãnh đạo với cấp dưới tưởng như không có lí, nhưng thực tế lại có hàm ý thâm sâu.
Ví dụ, lãnh đạo có thể mượn lời phê bình để nói với bạn không nên quá tự đại, vấn đề không nhẹ nhàng như bạn nghĩ. Hiểu rõ ý đồ này, khi xin lỗi, bạn có thể thuận theo suy nghĩ của lãnh đạo để tìm hiểu thêm về cách thức giải quyết vấn đề, đồng thời thể hiện sự khiêm tốn, xin lãnh đạo góp ý cho mình.
Ngoài ra, lời phê bình của lãnh đạo còn nhằm thể hiện uy tín và sự nghiêm khắc của người đó. Khi gặp tình huống này, bạn nên thể hiện thái độ tôn kính. Khi nói xin lỗi với lãnh đạo, thái độ tôn kính sẽ khiến đối phương thỏa mãn tâm lí tìm kiếm sự uy nghiêm, từ đó chấp
nhận lời xin lỗi của bạn.
Nói tóm lại, căn cứ vào các tình huống khác nhau để đưa ra cách thức xin lỗi phù hợp. Hãy khéo léo sử dụng lời xin lỗi khiến đối phương cảm động và biến lời chỉ trích thành động lực giúp bạn phát triển, nâng cao bản thân.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ