Good friends, good books and a sleepy conscience: this is the ideal life.

Mark Twain

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16-1:
ở lời nhờ người khác giúp đỡ cũng là một nghệ thuật. Làm thế nào để người đó vui vẻ giúp đỡ bạn? Việc này yêu cầu bạn phải nắm chắc các kĩ năng tìm hiểu về con người để nâng cao khả năng trong việc thuyết phục người khác.
Nắm được đặc điểm tính cách của người mà bạn định nhờ giúp đỡ
Khi nhờ người khác làm việc gì đó, trước tiên phải tìm hiểu tính cách người đó. Đối với một số nhân vật đặc biệt, ví dụ những người quá công minh hoặc kiêu ngạo, muốn người đó giúp đỡ, bạn phải tìm hiểu kĩ đặc điểm tính cách của đối phương để từ đó tạo bước đột phá.
Thời Chiến quốc, Trương Nghĩa đến nước Sở xây dựng sự nghiệp từ lúc còn rất trẻ nhưng không giành được thành tựu gì, cuộc sống rất khó khăn. Một số người có hoàn cảnh giống như ông muốn rời khỏi nước Sở, nhưng không có đủ điều kiện vật chất. Trương Nghĩa thấy vậy, bèn nghĩ ra một cách kiếm tiền cho mọi người.
Nhằm thu hút sự chú ý của Sở Hoài Vương, Trương Nghĩa đã âm thầm quan sát và cuối cùng cũng nghĩ ra một cách. Sở Hoài Vương rất háo sắc, người được sủng ái nhất bên cạnh ông là Nam Hậu và Trịnh Tụ.
Một ngày, Trương Nghĩa nói với Sở Hoài Vương: “Tôi đến nước Sở đã lâu, nhưng chẳng có thành tựu gì đáng kể, tôi định tới tìm vận may ở nước Phổ, không biết ý đại vương thế nào?”
Sở Hoài Vương vốn không thích Trương Nghĩa, nghe ông nói muốn đi bèn lạnh lùng đáp: “Tùy ông thôi.”
Trương Nghĩa nói: “Đại vương, ông thích gì ở nước Phổ để tôi mang về?”
“Không cần gì cả”, Sở Hoài Vương lạnh nhạt. Trương Nghĩa sớm biết Sở Hoài Vương là người háo sắc nên cố tình nói: “Vậy mĩ nữ thì sao? Đại vương nhất định sẽ thích.”
Sở Hoài Vương sáng mắt: “Chuyện này ta quên mất, may mà ông nhắc tới! Ta cho ông một khoản tiền, hãy mang vài cô gái đẹp về đây.”
Sau khi nhận tiền xong, Trương Nghĩa cố tình truyền tin này ra ngoài. Không lâu sau, sự việc đến tai Nam Hậu và Trịnh Tụ. Hai người đã rất lo sợ khi nghe thông tin này, bèn sai người đến chỗ Trương Nghĩa và nói với ông: “Chúng tôi nghe nói ngài định tới nước Phổ mua đặc sản nên tặng ngài chút tiền coi như là lộ phí”. Như vậy, Trương Nghĩa đã kiếm được không ít tiền.
Trương Nghĩa đã nắm được đặc điểm háo sắc của Sở Hoài Vương, lại lợi dụng được tâm lí của Nam Hậu và Trịnh Tụ, một mũi tên trúng hai đích, ông đã kiếm được một khoản tiền lớn.
Thăm dò đối phương qua lời nói, sắc mặt
Có câu nói “Ra cửa xem sắc trời, vào nhà xem sắc mặt”. Xem sắc trời có thể là xem thời tiết nóng hay lạnh. Còn xem sắc mặt là quan sát tâm trạng, cảm xúc của người khác. Biết cách thăm dò thái độ qua lời nói, sắc mặt sẽ giúp bạn hiểu tâm lí đối phương, là cơ sở quan trọng khi muốn nhờ ai đó giúp đỡ.
Quan sát người khác, đầu tiên phải chú ý sắc mặt, các tâm trạng hỉ, nộ, ái, ố rất dễ được biểu lộ qua khuôn mặt. Cũng phải chú ý đến những thông tin được truyền đạt qua hành động cơ thể. Ví dụ, một người hơi cúi về phía trước, thể hiện người đó sắp từ chối một việc gì đó. Còn nếu một người cúi đầu im lặng bước đi, họ có thể vừa trải qua thất bại. Một người ngẩng cao đầu bước đi khoan thai thể hiện sự tự tin. Còn khi cười tủm tỉm, có thể người đó đang có chuyện vui.
Đương nhiên, khi tìm hiểu đối tượng, không thể chỉ dừng lại ở quan sát bên ngoài mà còn phải đi sâu vào lời nói, hành động, như vậy mới có thể thành công.
Sau đây là một câu chuyện của Đại thái giám Lí Liên Anh.
Một ngày, Từ Hi Thái Hậu xuất cung. Khi đi qua phủ Lí Liên Anh, nhìn thấy trên cửa có tấm bảng với dòng chữ “Tổng quản Lí phủ”, Từ Hi tỏ nét mặt không vui. Lí Liên Anh thấy sắc mặt Thái hậu, trong lòng ông hiểu rõ: Mặc dù mình là Thái giám tổng quản, nhưng tấm biển đó có phần khoa trương. Nếu một ngày nào đó Từ Hi Thái Hậu không vui, dùng việc này gây rắc rối cho ông, sợ rằng ông sẽ bị nguy hiểm. Lí Liên Anh đợi khi Thái hậu hồi cung mới lập tức quay về nhà gỡ tấm biển xuống và xóa dòng chữ đi. Sau đó ông vào cung gặp Từ Hi và nói: “Do nô tài không thường ở nhà, người nhà không biết nên treo tấm biển “Tổng quản Lí phủ” lên trước cửa. Nô tài vừa về và tháo tấm biển xuống, xóa dòng chữ đi”. Từ Hi Thái Hậu vốn trong lòng không vui, muốn nhân chuyện này trách mắng Lí Liên Anh. Nhưng nghe ông nói vậy, Thái hậu không trách nữa và cũng không truy cứu thêm về chuyện này.
Cho dù lịch sử đánh giá Lí Liên Anh thế nào, nhưng câu chuyện này đã cho thấy ông là một người rất giỏi thăm dò thái độ người khác thông qua sắc mặt.
Khi nhờ người khác giúp đỡ, bạn phải chú ý một số điểm sau:
(1) Kịp thời nắm bắt nhu cầu tâm lí và tình cảm của đối phương. Ví dụ, khi đối phương đang nói chuyện với bạn mà không ngừng xem đồng hồ, điều đó chứng tỏ họ có việc bận. Trong tình huống này, bạn không nên nói ra yêu cầu của mình. Nếu đối phương nhiệt tình nói: “Xin lỗi, hôm nay tôi có việc bận, nhưng vẫn còn thời gian, cứ nói đi…”. Lúc này, bất luận đối phương có nhiệt tình thế nào, bạn
cũng không nên nói ra, hãy chủ động cáo từ. Nếu bạn không hiểu rõ tâm lí đối phương thì hãy chờ đến khi thời cơ thích hợp, nhanh chóng và quyết đoán nói ra vấn đề của mình để đạt được mục đích, tránh bỏ lỡ thời cơ vì do dự.
(2) Trong khi thăm dò thái độ đối phương, không nên phạm vào những điều mà họ cấm kị, nếu không, chuyện đơn giản sẽ trở nên khó giải quyết. Đối với những người cởi mở, thích giao tiếp, thì cho dù phải tiếp xúc với người lạ, cũng không vấn đề gì. Nhưng với những người có tính cách hướng nội, thì rất dễ gây ra ảnh hưởng không tốt. Do đó, khi gặp những người hướng nội, nên nói chuyện trong không gian yên tĩnh mới dễ dàng đạt mục đích thuyết phục.
(3) Khi nhờ người khác giúp đỡ, tuyệt đối không nên chỉ nói đến việc của mình, và nói những từ như “Xin hãy giúp đỡ”, như vậy sẽ vô tình tạo ra áp lực.
Chính vì thế, nhờ người khác giúp đỡ là một việc rất phức tạp, nhất định phải học cách thăm dò thái độ đối phương để nắm bắt thời cơ thích hợp. Khi trình bày phải rõ ràng mạch lạc, không quanh co hoặc nói không rõ ràng.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ