Nếu bạn nghĩ bạn có thể hay không có thể, cách nào thì bạn cũng đúng cả.

Henry Ford

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15-4: Kĩ Năng Từ Chối
ừ chối là việc khiến mọi người không vui vẻ, vì thế có lúc phải vận dụng một số kĩ năng để người bị từ chối không bối rối hoặc tức giận.
Vận dụng kĩ năng hài hước
Hài hước là một phương thuốc tốt, có thể hóa giải sự bối rối do việc từ chối gây ra. Sự hài hước không chỉ giúp người từ chối thành công, mà còn khiến người bị từ chối dễ chấp nhận, không làm ảnh hưởng tới tình cảm đôi bên.
Một nhà văn nổi tiếng nọ được rất nhiều người hâm mộ. Một người bạn nước ngoài rất thích tác phẩm của ông. Một ngày, người bạn đó gọi điện cho nhà văn và nói: “Tôi rất thích tác phẩm của ông, tôi muốn đến thăm ông”. Nhưng nhà văn là một người không màng danh lợi, ông nhẹ nhàng trả lời: “Cảm ơn anh đã yêu thích tác phẩn của tôi. Nhưng khi anh ăn một quả táo, thấy quả táo đó ngon, thì liệu anh có cần thiết phải đến xem cây táo đó như thế nào không?”
Khi từ chối người khác, nhất là với người quen, lời nói phải thận trọng, sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển hợp lí, có thể bằng cách sử dụng phép so sánh, nói hài hước, ám thị, dẫn dắt, đặt giả thiết. Có rất nhiều cách, nhưng chỉ có một mục đích là từ chối và không làm tổn thương đối phương. Nhà văn trong câu chuyện trên đã sử dụng phép so sánh để khéo léo từ chối yêu cầu của đối phương, đạt hiệu quả rất tốt trong giao tiếp.
Ngoài ra, cách từ chối hài hước còn thể hiện kĩ năng đối nhân xử thế của một người, nó khiến việc từ chối trở nên dễ chấp nhận hơn, thậm chí còn khiến người bị từ chối cười vui vẻ, hiểu thêm về cái khó và lập trường của bạn.
Năm 1962, sau khi quân giải phóng Trung Quốc bắn hạ một máy bay do thám của Mỹ, trong buổi họp báo, một phóng viên nước ngoài đã đặt câu hỏi với Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc: “Xin hỏi Trung Quốc đã dùng vũ khí gì để bắn hạ máy bay do thám U-2?” Câu hỏi này đã đề cập đến vấn đề bí mật quốc gia, không thể trả lời thật, cũng không thể trả lời bừa, và cũng không thể không trả lời. Bộ trưởng
ngoại giao Trung Quốc suy nghĩ giây lát rồi mỉm cười và nói: “Chúng tôi dùng một cái sào tre và khều nó xuống!” Đương nhiên đây là chuyện phi lí, nhưng mọi người đều rất vui vẻ khi nghe câu trả lời này.
Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã khéo léo trả lời câu hỏi của phóng viên nước ngoài, không những giữ được bí mật quốc gia mà còn không làm ảnh hưởng tới hoạt động ngoại giao với nước ngoài.
Khi từ chối người khác, nếu biết vận dụng sự hài hước hợp lí, bạn sẽ khiến họ phải rút lại yêu cầu trong khi vẫn giữ được thể diện.
Một lần, Tổng thống Mỹ Lincoln được mời tới chủ trì hội nghị của ban biên tập một tờ báo. Lincoln tự nhận thấy mình chưa bao giờ làm công việc biên tập nên không thích hợp cho vị trí này, vì thế ông đã từ chối.
Ông đã kể một câu chuyện cho người mời mình nghe.
“Có một lần, tôi gặp một cô gái cưỡi ngựa trong rừng, tôi dừng lại nhường đường cho cô gái, lúc này cô ấy cũng dừng lại và nhìn chằm chằm vào tôi. Sau đó cô gái nói: “Bây giờ thì tôi tin rằng ông chính là người xấu xí nhất mà tôi đã từng gặp”. Tôi nói: “Cô nói rất đúng, nhưng tôi cũng chẳng còn cách nào khác”. Cô gái lại nói: “Đương nhiên ông sinh ra đã xấu xí như vậy nên không có cách nào thay đổi, nhưng ông có thể chỉ ở trong nhà và không đi ra ngoài!” Mọi người đều bật cười vì sự hài hước của Lincoln.
Không dễ để vận dụng sự hài hước một cách hợp lí. Nó không chỉ yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm giao tiếp phong phú và khả năng ứng biến linh hoạt,mà còn yêu cầu bạn phải hiểu tâm lí đối phương, nếu không cách làm này sẽ không mang lại kết quả tốt.
Mượn lời người khác để từ chối
Trong cuộc sống và trong công việc, có lúc sẽ có những người bạn nêu yêu cầu mà chúng ta không thể đáp ứng nhưng cũng không thể từ chối thẳng thừng, lúc này, chúng ta có thể mượn lời người khác để từ chối.
Nghị làm việc ở bộ phận điện khí của một siêu thị. Một ngày, một
người bạn thân của anh đến mua máy điều hòa nhiệt độ. Sau khi xem xét hết các sản phẩm, người đó vẫn chưa vừa ý và yêu cầu Nghị dẫn anh ta vào kho xem hàng. Nghị không biết phải làm sao để nói “không” với bạn thân. Bỗng nhiên anh nghĩ ra cách, mỉm cười và nói: “Mấy hôm trước Giám đốc đã tuyên bố không cho bất cứ khách hàng nào vào kho, nếu mình dẫn cậu đi, mình có thể sẽ bị phạt”.
Nghị đã mượn lời người khác để từ chối yêu cầu của bạn mình, mặc dù người bạn cảm thấy không vui, nhưng vẫn dễ chịu hơn nhiều so với việc phải trực tiếp nghe từ “không được”.
Khẳng định trước phủ định sau
Khi từ chối, trước tiên nên khẳng định ý kiến của đối phương, hãy để đối phương cảm thấy bạn không từ chối, nhưng thực tế lại bất giác chấp nhận lời từ chối của bạn. Cách làm này giống như bọc đường cho một viên thuốc đắng, mặc dù khi uống cảm thấy không đắng nhưng thuốc vẫn phát huy tác dụng. Sau đây là ví dụ cụ thể.
Vương có cảm tình với Nhạn - người mới đến công ty chưa lâu. Một lần, nhân lúc văn phòng không có ai, Vương đã tặng Nhạn một chiếc áo.
Nhạn cảm thấy nếu trực tiếp trả lại sẽ khiến Vương bối rối, nên cô mỉm cười và nói: “Chiếc áo này rất đẹp. Chỉ có điều kiểu dáng này bạn trai tôi đã mua tặng tôi mấy chiếc rồi, anh giữ lại cho bạn gái anh đi.”
Nhạn nói vậy là muốn ám chỉ mình đã có bạn trai rồi, đồng thời cũng nhắc nhở đối phương chú ý giữ chừng mực. Vương nghe xong liền bật cười và nói: “Không sao! Không sao!”
“Đặt bẫy” đối phương
Khi muốn từ chối người khác hoặc không muốn ai làm điều gì đó, trước tiên hãy nêu ra quan điểm trái ngược với mục đích muốn có để người đó phản đối và làm điều ngược lại. Như vậy, đối phương sẽ tự thuyết phục chính mình và tự giác thay đổi thái độ, cách làm.
Trong những năm đầu thế kỉ XX, rất nhiều cô gái thích đội mũ, kể cả khi xem phim trong rạp cũng không chịu bỏ mũ ra, ảnh hưởng tới tầm nhìn của người ngồi hàng ghế sau, rất nhiều khách hàng đã góp ý
với rạp chiếu phim. Giám đốc rạp chiếu phim nghĩ, nếu ra lệnh cấm đội mũ sẽ khiến nhiều người cảm thấy bất mãn và không muốn đến xem phim nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, cuối cùng ông cũng nghĩ ra một cách hay.
Hôm đó, trước khi chiếu phim, trên màn hình hiện ra dòng thông báo: “Để đảm bảo sức khỏe cho những người phụ nữ cao tuổi, cho phép được đội mũ xem phim, không cần phải bỏ ra”. Kết quả, tất cả phụ nữ trong rạp đều bỏ mũ ra, bởi không ai chịu thừa nhận là mình đã cao tuổi.
Trong giao tiếp xã hội, nếu trực tiếp từ chối người khác sẽ dễ khiến đối phương nảy sinh tâm lí bất bình. Nếu có thể suy nghĩ vấn đề từ góc độ của người đối diện và thuyết phục họ, họ sẽ dễ dàng chấp nhận bị từ chối.
Ngày còn nhỏ, nhà Trịnh Bản Kiều rất nghèo. Tết đến, phải khó khăn lắm nhà ông mới mua được một cái thủ lợn, khi mang về nhà chuẩn bị cho vào nồi nấu thì bị người bán thịt đòi lại để bán với giá cao hơn. Do đó, ông rất căm giận. Sau này khi đến Sơn Đông nhậm chức quan huyện, ông đã ra quy định là người bán thịt không được phép bán thủ lợn. Vợ của ông sau khi nghe chuyện, cảm thấy làm như vậy là không thỏa đáng, nhưng không thể trực tiếp khuyên can chồng, nên bà đã nghĩ ra một cách. Một ngày, bà bắt mấy con chuột và nhốt vào hộp để trong phòng, đến đêm chuột kêu liên tục khiến Trịnh Bản Kiều không ngủ được, ông bèn trách vợ. Bà bèn giãi bày, khi còn nhỏ nhà bà rất nghèo, khó khăn lắm bà mới được mua cho một chiếc áo mới, nhưng không ngờ lại bị chuột cắn rách. Trịnh Bản Kiều nghe xong cười và nói: “Chuột ở Hưng Hóa cắn rách áo của bà, chứ có phải chuột ở Sơn Đông đâu, sao bà lại làm thế?” Phu nhân nói: “Chẳng phải ông cũng ác cảm với người bán thịt ở Sơn Đông sao?”
Nghe vậy, Trịnh Bản Kiều đã hiểu ra vấn đề.
Nếu vợ của Trịnh Bản Kiều trực tiếp khuyên, chắc chắn ông sẽ khó chấp nhận, nhưng bà đã khéo léo nghĩ ra cách giúp Trịnh Bản Kiều hiểu ra vấn đề và vui vẻ chấp nhận sự góp ý của bà.
Khéo léo nghĩ cách khiến đối phương chấp nhận sự từ chối của bạn là một là một kĩ năng giao tiếp hiệu quả, nó không chỉ thể hiện sự tôn trọng tình cảm với đối phương mà còn giúp bạn đạt được mục
đích.
Cách nói không rõ ràng
Khi từ chối yêu cầu nào đó, hãy sử dụng cách thể hiện thái độ không rõ ràng, cách nói nước đôi hoặc trả lời như không trả lời để khiến đối phương không biết bạn tán thành hay phản đối, có thể dùng những từ như “có vẻ”, “có lẽ”, “có thể”…
Trong buổi họp báo, một phóng viên của “Thời báo New York” đã đặt câu hỏi cho Kissinger về cuộc hội đàm “Vấn đề trật tự” của Mỹ và Liên Xô. Phóng viên hỏi: “Về thỏa thuận đạt được, ông định sẽ công bố từng phần hay công bố công khai tất cả với mọi người?” Kissinger hiểu ý của đối phương, ông mỉm cười và nói: “Tôi hiểu rồi, mọi người xem, phóng viên này cũng giống như tờ báo của anh ta, rất công minh. Anh ta đưa ra hai sự lựa chọn, cho dù tôi chọn cách nào cũng không mang lại kết quả tốt”. Ông ngừng lại một chút rồi chậm rãi nói tiếp: “Tôi dự định sẽ công bố công khai toàn bộ từng phần”. Tất cả mọi người có mặt đều bật cười.
Cách trả lời của Kissinger tưởng như không đúng logic và ngữ pháp, nhưng thực tế là ông đã dùng cách nói không rõ ràng để từ chối trả lời. Khi trả lời câu hỏi của phóng viên, mới nghe tưởng như ông khẳng định quan điểm của phóng viên, nhưng thực chất là từ chối cả hai sự lựa chọn. Đây chính là sức mạnh của cách nói chung chung, không rõ ràng.
Ngoài ra, cách nói không rõ ý có lúc còn phát huy tác dụng giúp bạn cố ý tỏ ra không hiểu vấn đề.
Ly là một cô gái xinh đẹp làm việc tại một nhà hàng. Một ngày, có vài thành niên đến nhà hàng và nói với cô: “Cô là Ly đúng không?
Nghe nói cô rất xinh đẹp nên chúng tôi cố tình đến đây ngắm nhìn cô”
Trước sự thiếu lịch sự của các thanh niên, Ly không hề tức giận, chỉ mỉm cười và hỏi: “Các anh đến đây ăn cơm, đừng chỉ nói những lời hoa mĩ, các anh muốn chọn món gì?” Đám thanh niên lúc đó không biết phải làm sao, đành bối rối ngồi xuống và chọn món ăn.
Trong ví dụ trên, Ly đã giả vờ không hiểu ý, cách ứng xử của cô đã giúp cô hoàn thành vai trò phục vụ và né tránh được sự trêu chọc của
các thanh niên.
Từ chối bằng cách đưa ra câu trả lời không liên quan
Đây cũng là một cách hay để từ chối người khác. Khi một ai đó nêu yêu cầu mà bạn không tiện từ chối trực tiếp, lúc này bạn có thể khéo léo chuyển chủ đề khiến đối phương từ bỏ ý định và không nhắc tới vấn đề đó nữa.
Khi người khác mời bạn làm một việc mà bạn không muốn, bạn có thể dùng cách đưa ra những câu trả lời không liên quan để họ hiểu bạn không có hứng thú với lời mời.
Một cô gái quen với một chàng trai trong bữa tiệc, sau một thời gian thì họ yêu nhau. Tuy nhiên, trải qua thời gian, cô gái phát hiện giữa mình và chàng trai không có nhiều điểm hợp nhau nên muốn kết thúc mối quan hệ. Sau một buổi đi xem phim, chàng trai ngỏ lời mời: “Tuần sau chúng ta đi câu cá nhé!”. “Tuần sau em phải đi làm, không được nghỉ”. “Vậy tuần sau nữa thì sao?”, “Đến lúc đó tính tiếp, hẹn sớm thế này, nếu lúc đó có thay đổi thì sao, hơn nữa nếu cuối tuần ra ngoài chơi, sẽ không được nghỉ ngơi trong khi em đang rất muốn được nghỉ”. Đối phương đã lập tức hiểu ý cô gái và không liên hệ với cô nữa.
Cách từ chối này thường được áp dụng khi đối phương là bạn tốt hoặc có vị trí cao hơn mình. Việc chuyển chủ đề mặc dù có thể khiến đối phương giận, nhưng đó là điều không thể không làm, bạn chỉ cần chủ ý chuyển chủ đề nói chuyện thật tự nhiên, hợp lí là được.
Tìm lí do trì hoãn
Trong công việc, nhiều khi một số nhân viên hay đồng nghiệp sẽ nêu yêu cầu mà bạn không thể chấp nhận, lúc này, bạn có thể tìm lí do trì hoãn.
Một nhân viên văn phòng đã đề nghị người quản lí giảm bớt lượng công việc của mình. Người quản lí hiểu rõ, đây là việc nhân viên này làm tốt nhất, không thể giao cho người khác, nhưng lại không thể nói trực tiếp là không được, người quản lí bèn nói: “Công việc này còn liên quan tới bộ phận khác, tôi không có quyền qyết định giao nó cho người khác. Tôi sẽ báo cáo ý kiến của cô lên cấp trên để
cấp trên để thảo luận rồi mới trả lời cô được.”
Cách trả lời này khiến đối phương hiểu rõ: Điều động công việc không phải chuyện đơn giản cứ muốn là được.
Cách từ chối này hiệu quả hơn nhiều so với việc từ chối trực tiếp.
Đưa ra điều kiện hà khắc
Có những lúc chúng ta muốn tránh việc gì đó hoặc từ chối việc không muốn thấy, có thể đưa ra những điều kiện hà khắc để đạt được hiệu quả từ chối.
Một nhà văn được mời tới diễn thuyết tại một trường đại học vào lúc một giờ chiều. Do là mùa hè, trời rất nóng nên sinh viên có thể sẽ mệt mỏi. Nhà văn bước lên bục và nói lớn: “Trời nóng thế này, nếu mọi người phải nghe tôi nói sẽ rất buồn ngủ. Nhưng không sao, tôi không để ý đâu, các vị có thể yên tâm ngủ. Nhưng tôi có hai yêu cầu mà các vị phải tuân thủ, thứ nhất là không được gục xuống bàn, thứ hai là không được ngáy để tránh làm phiền đến người khác.”
Lời nói của ông đã khiến cả hội trường bật cười, các sinh viên cũng tỉnh cả ngủ. Bề ngoài của lời nói là thể hiện sự đồng ý, nhưng thực chất là một nghệ thuật từ chối khéo léo.
Từ chối là một môn học rất khó trong giao tiếp xã hội, nó yêu cầu con người phải trải nghiệm nhiều trong thực tế. Chỉ có cách học và nắm chắc nghệ thuật từ chối, bạn mới có thể thành công trong giao tiếp xã hội.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ