A good book on your shelf is a friend that turns its back on you and remains a friend.

Author Unknown

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9-5: Khéo Léo Nói Về Những Vấn Đề Thường Gặp Tại Chốn Công Sở
ại nơi làm việc, ngoài việc phải đặc biệt chú ý những điều vừa nêu ở trên, chúng ta cũng phải học và chú ý cách ứng xử đối với những đề tài mang tính đột xuất khi nói chuyện với lãnh đạo. Nếu bạn không chú ý mà nói sai sẽ tạo ra ảnh hưởng không tốt, thậm chí còn để lại ấn tượng xấu với lãnh đạo. Mặc dù những đề tài này đều có liên quan đến công việc, nhưng làm thế nào để diễn đạt nó cho tốt cũng cần kĩ năng. Chỉ có nắm chắc kĩ năng, bạn mới có thể thể hiện mình tốt trước mặt lãnh đạo.
Lời nói thể hiện tinh thần tập thể
Thời đại chúng ta đang sống là thời đại thông tin, xã hội rất phát
triển, không cần chủ nghĩa anh hùng cá nhân nữa. Vì vậy, các công ty ngày nay rất coi trọng tinh thần hợp tác tập thể, vị lãnh đạo nào cũng hi vọng cấp dưới của họ thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp tác vui vẻ.
Đồng nghiệp của Mơ là Huệ đã đưa ra một kế hoạch phát triển rất hay trong hội nghị của công ty. Mơ rất ngưỡng mộ nhưng trong lòng cũng không tránh khỏi có chút đố kị. Tuy nhiên, cô đã ngay lập tức thay đổi suy nghĩ, cho rằng thay vì ghen tị, chi bằng hãy nhân cơ hội này thể hiện mình. Nhân lúc cấp trên đang khen ngợi Huệ, cô không bỏ lỡ thời cơ, bèn nói thêm một câu: “Ý kiến của Huệ rất hay”.
Câu nói ấy đã khiến cấp trên cảm thấy Mơ là người đáng tin, do đó đã để cô và Huệ cùng phụ trách thực hiện kế hoạch ấy. Trong xã hội này, ai cũng muốn là người nổi trội, một cấp dưới không đố kị với đồng nghiệp sẽ khiến cấp trên cảm thấy người đó rất tốt bụng, có tinh thần đoàn kết tập thể và sẽ nhìn người đó với ánh mắt coi trọng.
Nhẹ nhàng khi thông báo tin xấu
Trong công việc, khi phát hiện công ty xảy ra vấn đề, nếu bạn lập tức đến phòng làm việc của cấp trên và thông báo tin xấu, cho dù việc này không có liên quan trực tiếp đến bạn thì cũng sẽ khiến cấp trên cảm thấy bạn đang làm quá lên và nghi ngờ năng lực giải quyết vấn đề của bạn, nếu làm không tốt còn có thể bị trách mắng, phê bình.
Khi gặp tình huống này, bạn có thể dùng giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng nói: “Giám đốc, có vẻ chúng ta gặp khó khăn…”. Tuyệt đối không nên tỏ ra hoang mang, không sử dụng các từ như “vấn đề”, “rắc rối”. Hãy khiến cấp trên cảm thấy sự việc không phải đã hết cách giải quyết, hơn nữa cách dùng từ “chúng ta” mang lại cảm giác như khẳng định bạn sẽ ủng hộ và hỗ trợ cấp trên giải quyết vấn đề.
Thuyết phục đồng nghiệp giúp đỡ
Trong công việc, cho dù học vấn của bạn cao đến đâu hay thành tích của bạn tốt thế nào thì cũng không thể không cần đến sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Thời đại hiện nay coi trọng tinh thần hợp tác tập thể, có một số việc mà chỉ mình cá nhân bạn không thể hoàn thành được, chúng ta thường gặp nhiều vấn đề và cần sự giúp đỡ của người khác, do đó khi tìm kiếm sự giúp đỡ, nhất định phải biết cách nói khéo léo mới có thể khiến người khác vui vẻ giúp bạn.
Vương nhận được một nhiệm vụ từ cấp trên, nhưng anh không thể hoàn thành một mình mà cần sự giúp đỡ của người khác. Vì thế anh muốn nhờ Lâm giúp, bởi Lâm là một cao thủ trong lĩnh vực này, nhưng phải làm sao để mở lời?
(Cách thứ nhất) Vương nói với Lâm: “Lâm ơi, tôi phải làm một việc, nhưng không thể thực hiện một mình, hãy giúp tôi nhé!” Lâm tỏ ra khó xử và nói: “Thời gian này tôi đang rất bận, anh xem người khác có rỗi không, thử hỏi anh Chương xem sao”.
(Cách thứ hai) Vương nói: “Anh Lâm, anh rất giỏi trong lĩnh vực này, công việc này cần sự giúp đỡ của anh, tôi không thể hoàn thành nó một mình”. Lâm thấy thái độ chân thành của Vương nên đã đồng ý giúp đồng nghiệp hoàn thành công việc.
Các cách nói khác nhau mang về những kết quả hoàn toàn không giống nhau, vì thế khi nhờ người khác giúp đỡ, nhất định phải chú ý thái độ và ngôn ngữ, đồng thời, sau khi người khác giúp đỡ xong, tuyện đối không được quên cảm ơn họ, nếu không cảm ơn sẽ khiến người đó cảm thấy bạn đã qua cầu rút ván và lần sau không muốn giúp đỡ bạn nữa.
Khéo léo nhận sai
Trong công việc, những người trẻ tuổi mới đi làm, dù ít dù nhiều cũng sẽ mắc lỗi sai, mắc lỗi đương nhiên phải nhận lỗi, nhưng phải chú ý cách nhận lỗi, bởi nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới suy nghĩ của cấp trên về bạn.
Phải dũng cảm thừa nhận lỗi sai của mình, điều này rất quan trọng. Bởi việc trốn tránh chỉ khiến bạn trở thành một người vô trách nhiệm, không có khả năng và không đáng được trọng dụng. Tuy nhiên, nhận lỗi không có nghĩa bạn phải xin lỗi tất cả mọi người. Hãy học cách bình thản thừa nhận lỗi sai và hướng sự chú ý của mọi người xung quanh sang vấn đề khác.
Giảm bớt khối lượng công việc
Do sự cạnh tranh trong xã hội ngày càng khốc liệt nên mỗi người đều phải chịu áp lực công việc rất lớn, có lúc chúng ta không thể không đảm nhận khối lượng công việc khổng lồ, nhưng năng lực và
thể lực có hạn, bạn cần phải nêu ý kiến với lãnh đạo, đề nghị giảm bớt khối lượng công việc. Làm thế nào để nói với lãnh đạo giảm bớt lượng việc mà không khiến lãnh đạo cảm thấy bạn đang thoái thác trách nhiệm?
Đầu tiên, khi lãnh đạo giao cho bạn một nhiệm vụ mới trong khi bạn vẫn chưa hoàn thành việc đang làm dở, bạn phải nhấn mạnh bạn hiểu tầm quan trọng của nhiệm vụ này, sau đó xin chỉ thị của cấp trên, đề ra trật tự ưu tiên cho công việc, hãy khéo léo để lãnh đạo biết tầm quan trọng của việc bạn đang làm. Một số việc có thể gác lại giải quyết sau hoặc giao cho người khác.
Bạn có thể nói như sau: “Tôi hiểu những việc này rất quan trọng, chúng ta có thể xem xét và ưu tiên cho những việc quan trọng nhất.”
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ