Books let us into their souls and lay open to us the secrets of our own.

William Hazlitt

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8.5:
ành tặng lời khen cho lãnh đạo là một nghệ thuật đặc biệt. Thích được khen là điểm yếu lớn nhất của con người, đối với những người làm lãnh đạo cũng vậy. Nếu bạn nắm vững nghệ thuật này và có thể dành tặng cấp trên những lời khen tế nhị không lộ liễu, thì bạn có thể rút ngắn khoảng cách và tạo cảm tình với cấp trên của mình.
Ai cũng muốn nhận được sự công nhận của mọi người, những người làm lãnh đạo cũng không ngoại lệ, chỉ có điều các lãnh đạo với tính cách khác nhau sẽ thích những cách được công nhận khác nhau. Thực tế, khen ngợi lãnh đạo chính là thể hiện sự công nhận, ủng hộ đối với người đó. Đây cũng chính là phương pháp hay nhất xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cấp dưới và cấp trên. Nhưng khen ngợi lãnh đạo phải có kĩ năng và phương pháp. Nếu lời khen không hợp lí có thể để lại ấn tượng xấu, gây ảnh hưởng không tốt tới mối quan hệ giữa hai bên. Khen ngợi một người, đương nhiên vì biểu hiện xuất sắc của người đó, nhưng sự xuất sắc của mỗi người là không giống nhau. Có người có trình độ chuyên nghành, thành tích công việc ưu tú, có người lại giỏi về giao tiếp xã hội, có khả năng tạo dựng mối quan hệ tốt. Vì thế khi dành tặng lời khen cho lãnh đạo phải căn cứ vào tình huống thực tế để sử dụng cách khen hợp lí, điều này yêu cầu bạn phải nắm vững kĩ năng khen lãnh đạo.
Khen có mức độ
Lãnh đạo cũng là con người, cũng có cảm xúc, vui khi thành công và buồn khi thất bại. Vì vậy, một lời khen hợp lí, đứng mức có thể làm tăng sự tự tin của vị lãnh đạo đó. Tuy nhiên không thể khen quá lời một cách vô nguyên tắc. Lời khen không hợp lí có thể gây phản cảm, biến “đúng đắn” thành “sai lầm”. Bạn cũng có thể đánh mất thiện cảm ban đầu mà cấp trên dành cho bạn, thậm chí còn bị gọi là “tiểu nhân” nếu khen ngợi quá khoa trương, không đúng mực.
Ngôn ngữ phải chính xác
Khi dành tặng lời khen cho lãnh đạo, tốt nhất nên dẫn lời của mọi người xung quanh rồi khéo léo đưa lời khen cá nhân của mình vào.
Bài phát biểu của chủ biên một tờ báo được đăng tải, Lí - thành
viên của ban biên tập đã không bỏ lỡ cơ hội dành tặng lời khen: “Chủ biên, mọi người đều học tập theo bài viết của anh, chúng tôi cho rằng bài viết đó rất độc đáo, tất cả đều muốn nhờ anh chỉ dẫn thêm”. Chủ biên nghe vậy cảm thấy rất vui.
Khi khen ngợi lãnh đạo phải cố gắng sử dụng từ ngữ trung tính, không nên lạm dụng phó từ và tính từ. Thái độ phải chân thành, thật lòng. Nếu thường xuyên sử dụng những từ như “nhất”, “rất”, thì sẽ khiến lãnh đạo cảm thấy bạn khen quá lời, từ đó cho rằng bạn không thật lòng.
Tổng Giám đốc của một công ty thường tự mình viết diễn văn, khi cần thư kí chuẩn bị tài liệu, trước tiên ông sẽ đưa bản thảo cho thư kí xem trước để tham khảo. Do đó, người thư kí thường nói với ông: “Lãnh đạo nào cũng như ngài thì chúng tôi thất nghiệp hết”, “Mọi người đều nói viết diễn văn là việc khó, nhưng với ngài thì chuyện đó thật đơn giản.”
Do lời khen luôn đứng mực nên lần nào Giám đốc cũng vui vẻ tiếp nhận. Nếu thư kí nói: “Ngài rất tài giỏi”, “Những vị lãnh đạo khác không thể bằng ngài”, lời khen thái quá này rất khó chấp nhận, cũng có thể mang lại hiệu quả không như ý.
Khen đúng cách
Cần chú ý cách khen lãnh đạo, có thể khen trực tiếp, cũng có thể khen gián tiếp. Khen trực tiếp, chủ yếu là chỉ ra điểm mạnh cá nhân của lãnh đạo và khen ngay trước mặt. Ví dụ, lãnh đạo vừa làm xong báo cáo và chủ động hỏi xem bạn có ấn tượng gì về báo cáo đó, khi đó bạn có thể sử dụng ngôn ngữ thích hợp khen trực tiếp với tinh thần xây dựng, nhưng phải nhớ không dùng các từ như “cũng được”, “tạm được” để nói về sự việc.
Một thành phố nọ tổ chức hội thảo du lịch, vị lãnh đạo phụ trách ngành du lịch của thành phố đã từng có kinh nghiệm lâu năm trong công tác văn hóa - giáo dục. Ông đã có bài diễn thuyết rất thu hút với ngôn ngữ hài hước, mọi người đều công nhận vị lãnh đạo có trình độ cao, đã phản ánh đúng tình hình thực tế du lịch của thành phố. Sau khi kết thúc hội thảo, vị lãnh đạo hỏi một phóng viên: “Anh thấy hôm nay tôi phát biểu thế nào? Người nghe có phản ứng gì không?” Người phóng viên trả lời: “Hôm nay ông phát biểu rất đúng, không chỉ giới
thiệu được thành phố chúng ta tới du khách, mà còn nêu được xu hướng phát triển trong tương lai, chúng tôi đều có ấn tượng rất sâu sắc”. Lời khen thỏa đáng của người phóng viên khiến vị lãnh đạo rất vui, cách khen này dễ chấp nhận hơn so với việc nói: “Ông rất có khả năng diễn thuyết” hoặc “Ông nói rất hay”.
Còn khen gián tiếp là sử dụng phương pháp lấy dẫn chứng để khen. Bạn có thể lấy ví dụ trong báo cáo của lãnh đạo, nêu lên phản ứng của mọi người sau khi nghe báo cáo để gián tiếp khen ngợi.
Chọn nội dung chính xác
Khi khen lãnh đạo cần nhắm vào điều người đó tâm đắc nhất.
Nếu bạn ca ngợi những việc lãnh đạo không tâm đắc thì sẽ khó tránh khỏi sự phản cảm. Ví dụ, bạn có thể khen chính sách của lãnh đạo đã được thực tế chứng minh là hoàn toàn chính xác hoặc một thành công của lãnh đạo trong thời gian gần đây… Đây chắc chắn là việc mà cấp trên của bạn rất tâm đắc, rất thích hợp để bạn dành tặng lời khen.
Một vị Cục trưởng nọ rất thích lái xe nên thường tự lái xe và thích nói về chuyện xe cộ. Một lần, Phong - lái xe của ông bị thương nên không thể lái được, Cục trưởng đã để Phong ngồi cạnh và tự mình lái. Lúc đó đúng vào giờ cao điểm, đường đông, nhưng Cục trưởng vẫn lái xe rất chuẩn, Phong nói: “Cục trưởng, thật không ngờ ông lái xe tốt như vậy, đường đông mà ông lái rất khéo, còn chuyên nghiệp hơn cả cánh lái xe.”
Lời khen này khiến Cục trưởng rất vui và càng quý Phong hơn.
Lời khen rõ ràng là có nhiều tác dụng, nhưng nếu khen không đúng cách thì rất dễ lại hậu quả khôn lường.
Tổng Giám đốc của một công ty nọ đã sử dụng nghiệp vụ và kinh nghiệm công việc của mình để viết nên cuốn sách Con đường kinh doanh. Một Giám đốc đã khen: “Anh đi làm ở công ty đúng là một sự lựa chọn sai lầm. Nếu anh làm công việc nghiên cứu quản lí kinh tế, tôi tin anh nhất định sẽ trở thành một chuyên gia, sẽ đạt được những thành quả đột phá.”
Tổng Giám đốc nghe lời khen của Giám đốc thì không hài lòng, nói: “Ý của anh muốn nói tôi không thích hợp làm Tổng Giám đốc
công ty?” Thấy Tổng Giám đốc hiểu nhầm, vị Giám đốc nọ toát mồ hôi và liên tục giải thích: “Không, không không, tôi không có ý như vậy, tôi muốn nói…”
Lúc này, người thư kí bèn đỡ lời cho Giám đốc: “Ý Giám đốc muốn nói là ông rất người đa tài, không chỉ có nghiệp vụ tốt trong công việc, mà các lĩnh vực khác cũng rất xuất sắc.”
Tóm lại, khen ngợi cấp trên phải đúng mực. Lời khen thỏa đáng có thể khiến cấp trên cảm thấy mình rất ưu tú, như vậy không chỉ có thể làm cho người đó vui vẻ chấp nhận lời khen, mà còn khiến người đó nhớ tới bạn.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ