The greatest thing you'll ever learn is just to love and be loved in return.

Eden Ahbez, "Nature Boy" (1948)

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 5-2: Nên Đưa Ra Lời Khen Cụ Thể, Tránh Nói Chung Chung, Sáo Rỗng
hi chúng ta khen ngợi người khác, nhất định phải nhấn mạnh vào một điểm nào đó, tránh nói chung chung, ngôn ngữ phải cụ thể, khen ngợi đối phương về những ưu điểm mà chưa ai phát hiện ra, như vậy mới khiến người được khen cảm thấy người nói có thành ý, khen thật lòng.
Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta thường nghe thấy những lời khen như thế này: “Anh đúng là một người tốt”, “Chị viết bài này rất hay”… Vậy tốt ở điều gì? Hay đến mức độ nào, tại sao lại hay? Những lời khen như vậy nghe rất sáo rỗng, người khác sẽ cho rằng bạn khen lấy lệ, khách sáo.
Vì thế, khi khen ngợi ai đó phải chân thành, có thiện ý, khen ngợi những ưu điểm mà họ chưa phát hiện ra. Ví dụ, một cô gái xinh là thực tế đã được công nhận, bạn phải phát hiện cô ấy có một chiếc răng khểnh rất đáng yêu và khen cô ấy, như vậy chắc chắn cô gái đó sẽ rất vui.
Hãy cố gắng phát hiện ưu điểm của đối phương và đừng bỏ lỡ dịp dành tặng họ những lời khen, làm như vậy sẽ khiến họ cảm động. Bởi điều đó chứng tỏ bạn quan tâm tới đối phương, luôn theo sát và biết được thành tích của họ, người đó cũng sẽ có thể cảm nhận được tấm lòng, sự thân thiết và niềm tin từ bạn, khoảng cách giữa hai bên sẽ ngày càng được rút ngắn. Do đó, khi chúng ta khen ngợi người khác, nhất định phải tránh nói những lời chung chung không rõ ý.
Nên tránh việc sử dụng những lời khen như sau:
(1) Công thức hóa lời khen
Những người trẻ tuổi mới bước chân vào xã hội rất dễ mắc phải lỗi này, bản thân không có nhiều kinh nghiệm giao tiếp, khi vừa gặp mặt ai đó đã sử dụng những lời khen “công thức” như: Nghe danh đã lâu, trăm nghe không bằng một thấy, làm ăn thịnh vượng… Những lời khen công thức hóa này sẽ để lại ấn tượng mờ nhạt, khiến người khác cảm thấy bạn thiếu thành ý, thậm chí còn có suy nghĩ cho rằng bạn không đáng để kết giao.
Một thanh niên tới nhà bạn mình chơi, khi gặp anh trai của bạn,
để thể hiện sự thân thiết, anh ta đã nói: “Chào anh, em rất vui được gặp anh, nghe danh anh đã lâu nhưng đúng là trăm nghe không bằng một thấy”. Thật không ngờ đối phương đỏ bừng mặt. Thì ra, người anh trai đó vừa bị tạm giam 15 ngày do gây rối trật tự và mới được thả.
Cậu thanh niên không hiểu chuyện đã dùng cụm từ “nghe danh anh đã lâu” để tỏ ý ngưỡng mộ đối phương, nhưng không ngờ lại chạm vào “nỗi đau khổ” của người đó.
(2) Nói như vẹt
Một số người khi công khai khen ngợi ai đó, bản thân không biết phải khen như thế nào, chỉ biết bắt chước theo lời khen của người khác, những người như vậy không bao giờ được mọi người coi trọng.
Thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Hoa, có một lần Chu Ôn và một số thuộc hạ của ông đi dạo dưới vườn cây, Chu Ôn có nói một câu: “Cây liễu to quá!” Để lấy lòng Chu Ôn, các thuộc hạ cũng hùa theo: “Câu liễu to quá!” Chu Ôn thấy vậy rất buồn cười, lại nói: “Cây liễu to quá, có thể làm đầu xe”. Trên thực tế, gỗ liễu không thể dùng làm đầu xe được, thế nhưng một vài thuộc hạ vẫn tỏ ý tán thành: “Có thể làm đầu xe”. Chu Ôn đã nhìn rõ bản chất của những người nói như vẹt đó, ông nói to: “Gỗ liễu không thể làm đầu xe! Ta nghe nói, thời Tần có chuyện lấy la làm ngựa, thật không ngờ các ngươi lại là loại người như vậy”. Cuối cùng những người nói “Có thể làm đầu xe” đều bị bắt và bị xử tội chết.
Trong tình huống có sự góp mặt của đông người, nếu tất cả mọi người đều dùng cùng một cách nói để khen ngợi ai đó sẽ khiến cho người đó cảm thấy bối rối. Càng là người khen cuối cùng thì càng dễ bị mất cảm tình.
(3) Chỉ biết khen điểm mạnh của người khác
Khi chúng ta khen ai đó, trước tiên phải phát hiện ra điểm mạnh của đối phương, sau đó dành tặng họ lời khen. Thời gian trôi qua, người được khen nghe nhiều đã thấy nhàm nên cũng không còn cảm thấy vui khi được khen nữa.
Khen lấy lệ hay khen quá lời chỉ khiến cho người được khen cảm
thấy mất cảm tình. Do mục đích trực tiếp của lời khen là khiến cho người được khen vui vẻ, do đó, từ ngữ khen ngợi nhất định phải hợp lí và có ý mới mẻ.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ