Đôi khi cố gắng hết sức cũng chưa đủ, mà còn phải làm những gì cần làm.

Sir Winston Churchill

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 3-1: Tự Giới Thiệu Về Mình Rất Quan Trọng
hi gặp người lạ, việc đầu tiên phải làm là giới thiệu về bản thân mình. Chúng ta thường xuyên phải làm điều này cho dù là trong các hoạt động xã giao hay khi đi phỏng vấn, trong cuộc sống và trong công việc, nó là chìa khóa mở cánh cổng giao lưu giữa con người với con người.
Nếu biết cách sử dụng đúng chiếc chìa khóa mang tên tự giới thiệu, bạn sẽ luôn thành công trong công việc cũng như trong giao tiếp xã hội. Ngược lại, nếu không biết cách giới thiệu, bạn sẽ không thể để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người khác và sẽ không thể giao tiếp có hiệu quả. Khi nói chuyện với mọi người, cho dù bạn tự chủ động giới thiệu hay người khác giới thiệu hộ, đều không nên thể hiện thái độ lạnh nhạt hoặc tùy tiện, bởi việc để lại ấn tượng tốt đẹp là bước quan trọng nhất đưa bạn đến cuộc nói chuyện chính thức.
Tự giới thiệu là một nghệ thuật ngôn ngữ kéo hai bên xích lại gần
nhau hơn, môn nghệ thuật này đòi hỏi sự chân thành, nhiệt tình và lễ độ. Khi giới thiệu, bạn phải nói sao cho để người khác cảm thấy gần gũi, có thể để lại ấn tượng sâu sắc. Đồng thời, việc nắm giữ các cơ hội tự giới thiệu về mình cũng rất quan trọng.
Rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi, khi tự giới thiệu về mình trong lần gặp mặt đầu tiên với người lạ thường hay có tâm lí căng thẳng, rụt rè, có lúc còn giới thiệu qua loa. Ví dụ: “Xin chào, tôi là Dương Quang, tôi mới tốt nghiệp năm nay, rất vui được làm quen”. “Tổng Giám đốc, ông có biết Lệ Lan - bạn của tôi không, cô ấy là một nhân viên quảng cáo”.
Cách giới thiệu như trên quá thông thường, ở lần gặp mặt sau, đối phương sẽ rất khó nhớ được tên của bạn, cũng không thể biết chi tiết bạn làm công việc gì. Do đó, khi tự giới thiệu về bản thân, cần phải nắm vững các kĩ năng sau, như vậy thì người khác mới có thể nhớ đến bạn.
Khắc phục tâm lí nhút nhát
Các chuyên gia tâm lí cho rằng, khi hai người xa lạ lần đầu tiên gặp nhau, đương nhiên sẽ có sự tò mò và muốn hiểu thêm về đối phương.
Khi có hẹn với một người bạn chưa gặp mặt bao giờ, khi bạn vừa bước vào, người đó nhìn thấy bạn thì trong đầu lập tức đã xuất hiện hàng loạt câu hỏi: Người này là ai? Đến để làm gì? Người ấy sẽ ngay lập tức cảm thấy hứng thú, muốn hiểu thêm về bạn. Nếu như trong lúc này, bạn tự giới thiệu về bản thân mình, đáp ứng sự tò mò của đối phương, thì người đó cũng sẽ tự giới thiệu mình với bạn. Như vậy, hai bên đã có sự khởi đầu tốt đẹp, thuận lợi, những chuyện về sau chắc chắn sẽ dễ nói.
Ngược lại, khi gặp người khác, nếu bạn tỏ ra căng thẳng, nhút nhát, không biết phải mở lời thế nào, không nói được điều gì thì sẽ khiến cho người đối diện cảm thấy thất vọng. Đặc biệt khi đối phương đã đoán ra bạn là ai, đến để làm gì, nếu bạn không kịp thời tự giới thiệu về bản thân mình, mọi việc sẽ càng trở nên tệ hơn.
Để có thể tự tin giới thiệu chi tiết về bản thân mình khi gặp người lạ, khắc phục tâm lí nhút nhát, rụt rè thì yêu cầu lí trí phải chiến thắng
cảm xúc.
Nắm chắc thời cơ, thái độ chân thành
Tự giới thiệu không chỉ khiến người khác nhớ đến bạn mà còn là cơ hội để bạn thể hiện hình ảnh của mình, do đó, khi tự giới thiệu, nhất định phải chú ý tới cách nói, điều này không chỉ yêu cầu kĩ năng ngôn ngữ tốt, mà còn phải chú ý tới thời điểm, thái độ và hành động.
Phải nắm chắc thời cơ, tự giới thiệu về bản thân trong hoàn cảnh hợp lí. Ví dụ, chỉ giới thiệu khi đối phương có thời gian rảnh rỗi, tâm trạng tốt và có hứng thú, như vậy thì người nghe mới không có cảm giác bị làm phiền.
Trong một lần hội chợ, Giám đốc Dương của một công ty nọ nghe nói có Tổng Giám đốc của tập đoàn A sẽ ghé thăm nên muốn nhân cơ hội này để tiếp xúc và làm quen với ông.
Trong bữa trưa, Giám đốc Dương đã bước lên phía trước và nói: “Xin chào ngài Tổng Giám đốc, tôi là Lê Dương, Giám đốc của công ty XX, đây là danh thiếp của tôi”. Vừa nói, Giám đốc Dương vừa lấy danh thiếp ra đưa cho vị Tổng Giám đốc. Thế nhưng lúc này, Tổng Giám đốc đang bận nói chuyện với những người khác nên không để ý tới mọi chuyện xung quanh. Ông nhận lấy danh thiếp của Giám đốc Dương rồi để ngay xuống chiếc bàn bên cạnh.
Trong tình huống này, Giám đốc Dương đã tự giới thiệu mình không đúng lúc, nên vị Tổng Giám đốc đã không có hứng thú để tiếp tục tìm hiểu về ông.
Phải chú ý đến thái độ: Khi tự giới thiệu, nhất định phải tự nhiên, thân thiện, lễ độ, không nên tỏ ra tự kiêu, khoa trương, phải thể hiện tình cảm chân thành, mong muốn được làm quen với người đối diện. Khi tự giới thiệu, nếu giữ được bình tĩnh, tỏ ra cởi mở sẽ tạo được thiện cảm với người khác. Ngược lại, nếu người giới thiệu tỏ ra rụt rè, căng thẳng, thậm chí không dám nhìn thẳng, sẽ gây ra trở ngại cho cuộc giao tiếp giữa hai bên.
Chú ý về thời gian: Khi tự giới thiệu phải nói ngắn gọn súc tích, thời gian trong khoảng 30 giây là hợp lí nhất. Nếu nói nhiều sẽ khiến người đối diện không thể nhớ được hết. Khi giới thiệu có thể đưa
danh thiếp để đối phương có thêm nhiều thông tin hơn.
Chú ý nội dung: Khi tự giới thiệu về bản thân, nên nói rõ tên tuổi, đơn vị cơ quan công tác và chức vụ, như vậy người nghe sẽ có ấn tượng hoàn chỉnh, người nói cũng không cần phải quá dài dòng, tiết kiệm thời gian. Khi tự giới thiệu phải có thái độ chân thành, cầu thị, không nên dùng lời lẽ khoa trương, đánh bóng bản thân.
“Tôi là Đào Văn Phấn, Giám đốc Marketing của Tập đoàn Vạn Phương, xin được giúp đỡ”.
Một câu nói rất đơn giản, nhưng lại cho người nghe chủ đề để tiếp tục cuộc trò chuyện: “Anh là người của công ty Vạn Phương ư? Tôi đã xem thông tin về công ty của anh. Công ty của anh rất ổn, anh làm công việc tiếp thị à? Tôi cũng rất có hững thú với công việc này, tôi nghĩ chắc anh rất có kinh nghiệm, anh có thể truyền đạt cho tôi kinh nghiệm trong lĩnh vực này không?” Như vậy là hai bên đã bắt đầu cuộc trò chuyện một cách tự nhiên với không khí sôi nổi.
Chú ý cách nói: Khi tự giới thiệu, đầu tiên phải cúi đầu chào, khi người đối diện có phản ứng mới bắt đầu nói. Phải dùng cả ánh mắt để thể hiện sự gần gũi, thể hiện mong muốn được quan tâm. Nếu như có người giới thiệu ở đó, việc tự giới thiệu sẽ được coi là không lễ độ, tốt nhất nên để cho bên thứ ba (người giới thiệu) mở lời.
Tìm hiểu thông tin: Nếu như bạn muốn làm quen với một ai đó, trước khi gặp mặt tốt nhất nên tìm hiểu thông tin về người đó, như tính cách, sở trường, sở thích... Như vậy khi tự giới thiệu về mình, bạn có thể nói về những điểm chung giữa hai người, cuộc trò chuyện vì thế sẽ trở nên gần gũi hơn.
Nếu như bạn tìm hiểu thông tin thấy đối phương là một người yêu thích thể thao, khi tự giới thiệu, bạn có thể nói bạn là một người yêu thích các hoạt động ngoài trời. Chắc chắn người đó sẽ rất hào hứng mà hỏi bạn: “Thật không? Tôi cũng rất thích, vậy bạn thích môn thể thao nào?” Chỉ cần bạn tiếp tục trả lời: “Tôi thích bóng chuyền và chạy bộ, còn bạn?” Cứ như vậy, hai bên sẽ có thể bắt đầu cuộc giao tiếp trong không khí vui vẻ, cởi mở.
Nói rõ về tên của mình
Trong một số trường hợp, nhất định phải nói rõ ràng họ tên khi giới thiệu bản thân với người khác. Cái tên của mỗi người đều có những ý nghĩa riêng, khi tự giới thiệu, nếu nói rõ ý nghĩa họ tên thì cuộc giao tiếp sẽ rất có hiệu quả.
Một cô gái tên là Ngô Mỹ Kim, mỗi lần tự giới thiệu về mình cô đều nói: “Tôi họ Ngô, tên Mỹ Kim, có ý nghĩa chỉ một người giàu có. Tôi và mọi người đều hi vọng có thể kiếm được nhiều tiền”.
Câu nói này thường khiến người nghe bật cười, mọi người cũng có ấn tượng rất sâu sắc với tên của Mỹ Kim. Chính vì thế, khi giới thiệu tên của mình, bạn cũng nên thêm vào đó một chút dí dỏm, nêu rõ ý nghĩa để người đối diện có thể dễ dàng nhớ bạn.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ