Hãy xem mỗi trở ngại là một cơ hội.

Tiến sĩ Wayne Dyer

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 41
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1-3: Dùng Giọng Nói Để Tạo Sự Thu Hút Trong Giao Tiếp
iọng nói, ngữ điệu nói chuyện của một người đều mang đến những cảm nhận khác nhau cho người nghe. Khi bạn tức giận, ngạc nhiên, nghi ngờ, xúc động… ngữ điệu mà bạn thể hiện cũng không giống lúc bình thường, cao độ của giọng nói cũng không giống nhau. Người ta thường dựa vào giọng nói, ngữ điệu nói của một người để phán đoán xem người đó có được mọi người yêu mến hay không. Do đó, ngữ điệu, giọng nói và cách sử dụng ngôn ngữ là nhân tố quan trọng trong giao tiếp.
Sử dụng ngữ điệu mềm mại
Có câu: “Một câu nói có thể khiến người ta cười, cũng có thể khiến người ta phiền não”. Những câu nói có thể khiến người khác cười thường rất ngọt ngào và êm ái. Từ cổ chí kim, việc nói năng nhẹ nhàng luôn được coi là một đức tính đẹp. Sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, mềm mại trong giao tiếp được coi là cách thức tuyệt vời nhất.
Cách sử dụng ngôn ngữ êm ái là điều mà mỗi người trẻ tuổi nên học. Trong xã hội mà áp lực cạnh tranh cao như ngày nay, những người trẻ tuổi thường rất nhiệt huyết, nhưng đôi khi lại không biết kiên nhẫn, ngôn ngữ khi nói chuyện thường rất khô cứng, như vậy sẽ khiến người nghe khó chấp nhận, làm giảm tính hiệu quả của giao tiếp. Ngược lại, ngữ điệu mềm mại, ngôn ngữ súc tích, cách nói nhẹ nhàng sẽ khiến đối phương cảm thấy gần gũi, thân thiện, cuộc nói chuyện sẽ diễn ra thuận lợi và có thể mang lại những hiệu quả bất ngờ. Những người trẻ tuổi nên chú ý tới điều này, đặc biệt là những người làm công việc tiếp thị, bán hàng.
Một nhân viên bán hàng điện gia dụng gặp một nữ khách hàng kĩ tính. Người khách hàng này xem xét mọi thứ rất kĩ lưỡng, đã gần một giờ đồng hồ nhưng vẫn chưa chọn được gì. Do có quá nhiều khách hàng nên nhân viên bán hàng buộc phải rời đi để tư vấn cho các khách hàng khác. Vị khách hàng nữ cảm thấy như mình bị bỏ rơi nên đã lên tiếng chỉ trích: “Thái độ phục vụ của các anh kiểu gì vậy?
Không thấy tôi đến trước hay sao? Hãy mau tới và tư vấn giúp tôi, tôi đang vội.”
Sau khi nói chuyện với các khách hàng khác, người nhân viên lên tiếng: “Mong cô tha lỗi, công việc của chúng tôi quá bận rộn nên đã không phục vụ chu đáo, phiền cô phải chờ lâu”. Thái độ nhã nhặn của nhân viên bán hàng và sự mềm mại trong lời nói đã khiến vị khách hàng nữ phải đỏ mặt xấu hổ và thay đổi thái độ: “Tôi nói cũng hơi quá, mong anh bỏ qua.”
Người khách hàng nữ cảm thấy như mình bị bỏ rơi nên rất bức xúc, nếu nhân viên bán hàng đôi co với khách thì hậu quả nhất định sẽ rất tệ. Thực tế, có lí thì không cần phải lên giọng, không cần phải nói ra để phân biệt đúng sai rõ ràng, chỉ cần nói với thái độ tôn trọng, khoan dung và thấu hiểu thì tự bản thân lời nói đã có sức cảm hóa, khiến đối phương thay đổi tâm lí và để sự việc phát triển theo chiều
hướng tốt đẹp hơn. Sử dụng kính ngữ với cách nói lễ độ, sử dụng từ trung tính với ngữ khí nhẹ nhàng chính là một nguyên tắc quan trọng trong giao tiếp.
Học nói vừa đủ nghe
Khi nói chuyện với người khác, bạn nhất định phải chú ý kiểm soát cao độ của giọng nói, bởi nó sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như trên đường đông người qua lại hay trong các công xưởng có máy móc hoạt động, bạn không thể không nói to, nhưng bình thường thì bạn không cần thiết phải nói to. Hãy thử tưởng tượng, trong một quán cà phê yên tĩnh hay trong không gian công viên tĩnh lặng, chắc chắn không nên nói quá to.
Có một số người để thu hút sự chú ý của người khác, khi nói chuyện thường cố ý nâng cao độ giọng nói. Thực tế, tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ hoàn toàn không liên quan tới âm lượng to nhỏ của lời nói. Nói to không có nghĩa bạn sẽ thuyết phục được người khác, mà ngược lại, nó còn khiến người khác ghét giọng nói, thậm chí ghét chính con người bạn. Giọng nói to nhỏ cũng giống như âm điệu cao thấp, cũng có những phạm vi nhất định. Bạn hãy nói thử và tự bản thân xác định xem âm lượng như thế nào sẽ khiến người nghe thấy dễ chịu và dễ chấp nhận nhất.
Ly Ly là Giám đốc của một công ty quảng cáo, cô ấy rất quan tâm tới vấn đề tiếp thị khách hàng và luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác giải quyết rắc rối, thế nhưng giọng nói của Lưu Ly lại rất khó nghe – Giọng mỏng đanh giống như tiếng hét của một bé gái. Ông chủ của Lưu Ly nói: “Tôi rất muốn nâng đỡ cô ấy, nhưng giọng nói của cô ấy thực sự không thể chấp nhận nổi, nó khiến người đối diện cảm thấy cô ấy không chân thành. Tôi bắt buộc phải tìm một người khác có giọng nói hay hơn đảm nhận chức vụ này.”
Rõ ràng Ly Ly đã bị mất đi cơ hội thăng tiến do âm lượng giọng nói không phù hợp của mình. Nếu như khi nói chuyện, Ly Ly có thể kiểm soát cao độ giọng nói cho phù hợp với tình hình thực tế thì cô ấy đã thành công.
Vậy làm thế nào để có được giọng nói dễ nghe? Bạn cần phải
luyện tập.
Bước thứ nhất là luyện hơi. Hơi là động lực để con người phát ra tiếng nói. Hơi mạnh hay yếu có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng phát âm. Do đó, muốn có giọng nói hay, trước tiên cần phải luyện hơi.
Luyện hơi bao gồm hít vào và thở ra.
Hít vào: Khi hít thở, cần phải hít vào thật sâu, hóp bụng và hít khí vào căng lồng ngực. Nhưng cần phải chú ý, khi hít vào không được nâng vai lên.
Thở ra: Thở ra thật chậm, dần dần đẩy khí vừa hít vào cơ thể ra ngoài. Khi thở ra hai hàm răng khép lại, để không khí từ từ thoát ra qua các kẽ răng, phải thở ra thật chậm và lâu mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất.
Khi luyện tập hít thở, phải thật kiên trì để có được kết quả tốt.
Bước thứ hai là luyện thanh. Trước khi luyện thanh, đầu tiên phải thả lỏng thanh đới, khởi động bằng những âm nhỏ nhẹ, êm ái. Lúc mới bắt đầu tập, tuyệt đối không được hét to ngay, bởi như vậy sẽ làm hỏng hoặc khiến dây thanh bị tổn thương. Các ca sĩ hay diễn viên kịch khi luyện thanh thường bắt đầu dần dần từng bước từ thấp đến cao.
Sau khi hoàn thành các bước chuẩn bị cho dây thanh, tiếp theo sẽ chuẩn bị cho miệng. Không thể coi nhẹ tác dụng của miệng, một người có giọng nói hay hay không, phụ thuộc rất nhiều vào miệng.
Sau đây là một số bài tập cơ bản:
1. Hoạt động cơ mặt bằng cách há ngậm miệng, đây là bước chuẩn bị cho hoạt động cơ mặt trong quá trình luyện thanh.
2. Luyện mũi và vòm họng, có thể thực hiện bằng cách bắt chước tiếng vịt kêu. Thế nhưng khi nói chuyện, chúng ta phải chú ý, không nên liên tục sử dụng giọng mũi, bởi nó rất dễ gây phản cảm.
3. Luyện nhả chữ. Mới nghe thì nhả chữ và phát âm có vẻ không liên quan đến nhau, nhưng thực tế chúng có quan hệ rất mật thiết.
Bởi muốn nói tròn vành rõ chữ, thì nhất định phải nhả chữ rõ ràng, tròn trịa.
Những phương pháp trên có thể giúp bạn luyện giọng. Nhưng khi luyện tập cần chú ý, buổi sáng mới ngủ dậy không nên luyện ngoài trời bởi có thể làm tổn thương dây thanh. Đặc biệt là khi nhiệt độ trong nhà và ngoài trời chênh lệch quá cao, không khí lạnh đột ngột sẽ ảnh hưởng không tốt tới dây thanh.
Nói phải có tiết tấu, tốc độ thích hợp
Tiết tấu nói là gì? Chính là sự thay đổi âm lượng mạnh yếu được hình thành trong quá trình nói do cách ngắt nghỉ kết hợp với tốc độ nhanh chậm. Trong cuộc sống, có rất nhiều người khi nói thường không để ý tới tiết tấu và tốc độ, cho dù là nói chuyện gì cũng chỉ dùng một ngữ điệu và tốc độ nói nên rất đơn điệu, nhàm chán. Do đó, nắm được tiết tấu và tốc độ là điều kiện quan trọng để có thể nói chuyện hay.
Tiết tấu của ngôn ngữ không phải luôn nhất quán, mà luôn có sự khác biệt trong từng chủ đề nói. Cũng giống như tiết tấu của thơ ca và văn xuôi, hai điều này rất khác biệt, sự khác nhau đó được tạo nên bởi cách đọc theo quy tắc và không theo quy tắc. Thơ ca luôn có trọng âm, trong khi tiết tấu văn xuôi thay đổi theo cảm xúc. Nói chuyện cũng vậy, nhất định phải điều chỉnh tiết tấu nói sao cho phù hợp với chủ đề và hoàn cảnh, như vậy thì mới có thể thu hút được người nghe.
Tương tự như vậy đối với tốc độ nói. Cho dù là chuyện gì, nếu nói quá nhanh sẽ khiến người nghe có tâm lí căng thẳng và lo lắng. Không chỉ vậy, bạn sẽ không thể nói rõ ràng và người khác sẽ không hiểu bạn muốn truyền đạt nội dung gì. Còn nếu nói quá chậm, người nghe sẽ dễ cảm thấy nhàm chán và không bị thu hút.
Do đó, hãy cố gắng điều chỉnh tiết tấu và tốc độ nói phù hợp, thay đổi theo tình huống cụ thể để giọng nói của bạn có âm điệu thu hút người đối diện.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ