We are too civil to books. For a few golden sentences we will turn over and actually read a volume of four or five hundred pages.

Ralph Waldo Emerson

 
 
 
 
 
Upload bìa: Trang Be
Số chương: 211 - chưa đầy đủ
Phí download: 13 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2075 / 34
Cập nhật: 2021-06-14 08:26:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Ca Dao Việt Về Tình Yêu Được Người Xưa Nêm Nếm… Đủ Loại Gia Vị Mặn Nồng
Nếu trong tình yêu, các cảm xúc ngọt ngào, cay đắng, chua chát, nhạt nhẽo, mặn nồng…đều được các nhà văn hay những người yêu nhau sử dụng tối đa để mô tả các cung bậc tình cảm, thì trong ca dao Việt Nam, với câu từ duyên dáng, uyển chuyển, đầy ý vị, ông cha ta đã thực sự là những “đầu bếp đại tài” trong việc phối trộn và nêm nếm gia vị vào tình yêu…. Bạn có thấy mình trong đó?
Cách phối hợp và nêm gia vị vào tình yêu của các bậc tiền bối cũng khá kỳ lạ, vì trong các món ăn ta thường không thấy xuất hiện “muối gừng”, nhưng “muối gừng” thực sự làm nên món “nghĩa tình sâu đậm” và “son sắt thủy chung”.
Son sắt thủy chung hay thay lòng, đổi dạ?
“Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.”
“Muối mặn ba năm còn mặn
Gừng cay chín tháng còn cay
Dù ai xuyên tạc lá lay
Sắt son nguyện giữ lòng này thủy chung.”
Việt Nam có lẽ là một dân tộc tiết kiệm, nên ưa mặn (điển hình là nước mắm, các món kho mặn phong phú), thức ăn được ăn dè, mặn sẽ ăn được với nhiều cơm, lâu hết…
Mặn trong tình yêu được dành cho sự ưu ái rất thắm thiết, chính là sự “mặn mà” và “thủy chung” trong tình cảm:
“Tay bưng đĩa muối sàng rau,
Căn duyên Trời định, bỏ nhau sao đành.”
“Có mặt mình, ăn muối cũng vui
Vắng mặt mình một bữa, không vui chút nào.”
Đặc biệt, ai thuộc thế hệ 6X, 7X, chắc biết chuyện bố mẹ ông bà hay có món gọi là muối rang, không có muối vừng, muối lạc, mà chỉ có muối rang thơm lên để ăn với cơm:
“Ở nhà cơm hẩm, muối rang,
Bữa ăn có thiếp, có chàng vẫn vui.”
Người xưa còn lấy hình ảnh nghề nghiệp để nói đến các cung bậc trong tình yêu, muối mặn mà, trứng 2 lòng đỏ, cũng đều được dùng để gửi gắm thông điệp về tình yêu:
“Bấy lâu ăn ở thuyền trên,
Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà.
Xuống thuyền nhịp bảy nhịp ba,
Trách anh hàng trứng ở ra hai lòng.”
Như trên đã nói về vị cay của gừng, luôn là một gia vị được ông cha ta rất quý, bởi nó tượng trưng cho sự nồng ấm:
“Ước gì em biến thành gừng,
Anh biến thành cá, ở chung một nồi.”
Ghen tuông…: Ớt nào mà ớt chẳng cay?
Còn ớt, lại sang một cung bậc khác, cung bậc của ghen tuông:
“Ớt nào mà ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Ớt nào là ớt chẳng nồng,
Gái nào là gái có chồng không ghen.”
“Thân em như ớt chín cây,
Càng tươi trong vỏ, càng cay trong lòng.”
Vậy mà tình yêu, lại có thể thậm chí biến ớt cay thành ngọt, thật phi thường, tình yêu có thể khiến con người vượt qua mọi cay đắng:
“Nhác trông thấy bóng anh đây,
Ăn chín lạng ớt ngọt ngay như đường.”
Vị chua? Tình yêu vốn chẳng dễ dàng…
Còn vị chua? Đó là vị có ma lực quyến rũ người ta chảy nước bọt, nhưng nếm thử thì nhăn mặt:
“Trèo lên cây chanh, ngã áo bọc chanh
Ơi người quân tử tài danh
Chớ thấy chanh chua mà chép miệng
Chớ thấy con gái lành mà yêu…”
Hành, tiêu, tỏi, hẹ có thể được người xưa nêm nếm như thế nào trong tình yêu? Hãy đọc những lời ca dao ý vị sau đây :
“Ăn tiêu nhớ tỏi bùi ngùi,
Ngồi bên đám hẹ, nhớ mùi rau răm.”
Liệu đây có phải là có mới nới cũ, thay lòng đổi dạ hay thực ra là chân chất thủy chung?
“Ăn tiêu lại nhớ mùi hành,
Nem gà, chả vị, chỉ nhớ canh rau thuở nào.”
Nỗi đau bị phụ tình: Đây chưa bỏ đó, đó đành bỏ đây?
Trong các cung bậc của tình yêu, nỗi đau bị phụ tình, là một nỗi đau khó diễn tả chính xác bằng lời, là tổng hợp gia vị chua cay mặn đắng, thể hiện nỗi sốc qua các gia vị đối chọi nhau, cũng thể hiện tâm trí rối bời của người con gái bị phụ tình :
“Em đây không dư giả,
Như lá hẹ bỏ màu thơm tho.
Lá hẹ thơm tho cũng nhờ nước nóng,
Anh ăn ở làm sao cho đằm thắm thủy chung?
Chớ ăn ở bờm xơm như muối lâu năm,
Ra đứng vạt gừng rưng rưng nước mắt,
Ra đứng vạt tỏi, vòi vọi trông hành.
Chim kêu xấu xa xấu vói trên cành,
Đây chưa bỏ đó, đó đành bỏ đây?”
Tình cảm của người xưa mộc mạc mà rất chân thành, sâu đậm như chính cuộc đời bình dị của họ vậy. Vì vậy ta không thấy sự bóng bẩy xa hoa trong câu từ mà những hình ảnh được sử dụng đa phần đều là các thứ quen thuộc gần gũi trong đời sống hàng ngày. Bằng trí tưởng tượng phong phú, óc sáng tạo và một chút dí dỏm trong đó, tình cảm nam nữ được khắc họa tinh tế và không kém phần thú vị phải không nào?
Hà Phương Linh sưu tầm và biên soạn
Quà Tặng Tâm Hồn Quà Tặng Tâm Hồn - Đại Kỷ Nguyên Quà Tặng Tâm Hồn