Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 42
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 20-1:
ống trong xã hội, chúng ta có bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, còn có cả những mối quan hệ khác nữa. Chia sẻ niềm vui của mình hoặc cùng vui với người khác khiến cả hai bên đều cảm thấy vui vẻ.
Ngược lại, khi gặp phải chuyện buồn cũng vậy. Sau khi chia sẻ với người khác, nỗi buồn của bạn sẽ vơi đi một nửa. Vì vậy, khi bạn của bạn gặp chuyện không vui, bạn nhất định phải chủ động an ủi, khiến đối phương được giải tỏa và cảm thấy ấm áp trong lòng.
An ủi là sợi dây liên kết trong giao tiếp. Lời an ủi có thể khiến con người có sức mạnh tinh thần, dũng cảm đối mặt với khó khăn.
John đến tuổi nhập ngũ, anh được phân vào lực lượng hải quân lục chiến - nơi gian khổ nhất. John rất lo lắng.
Ông ngoại thấy John không vui nên an ủi anh. Ông nói: “Cháu không nên lo lắng nhiều, mặc dù ở trong lực lượng hải quân lục chiến sẽ khó khăn và nguy hiểm hơn, nhưng nếu được phân vào vị trí tốt thì cũng không có vấn đề gì cả”.
John hỏi: “Vậy nếu không được phân vào vị trí tốt thì sao?”
Ông ngoại trả lời: “Trong vị trí không tốt đó, lại có những sự lựa chọn tốt, chỉ cần cháu có thể bình an trở về thì sẽ không có gì phải lo lắng cả”.
“Thế nếu cháu không thể bình an trở về thì sao?”
“Nếu như vậy thì cháu không còn nữa, cháu không phải lo lắng, ngược lại người đau khổ sẽ là ông, kẻ tóc bạc đưa tiễn kẻ tóc xanh, đó là chuyện chẳng vui vẻ gì”.
John nghe lời an ủi của ông, trong lòng cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng, không còn sợ điều gì nữa.
Ông ngoại John là người rất giỏi an ủi người khác, mặc dù ông không trực tiếp dùng từ “cháu không cần lo lắng”, “cháu đừng sợ”, nhưng lời phân tích của ông đã giúp John thấy rằng vấn đề không đáng sợ như tưởng tượng. Từng bước, John đã được an ủi và có thêm hi vọng.
An ủi cần kĩ năng ngôn ngữ, muốn thành công, bạn phải nắm được các kĩ năng an ủi này.
(1) Tìm hiểu nguyên nhân khiến đối phương buồn phiền
Khi an ủi người khác, trước tiên phải hiểu rõ nguyên nhân khiến họ buồn phiền. Trước khi làm rõ nguyên nhân, an ủi chỉ là phép lịch sự giao tiếp, lời nói hầu hết là lời khách sáo. Muốn an ủi đúng cách và có hiệu quả thì phải hiểu nguyên nhân.
(2) Lắng nghe để an ủi
Hầu hết mọi người khi gặp khó khăn đều có hai cách phản ứng: Cách thứ nhất là giữ mọi chuyện trong lòng, tự mình tìm cách giải quyết, đây không phải cách làm hay. Cách thứ hai là thổ lộ với người khác, là một người bạn, bạn phải chọn địa điểm và thời gian thích hợp, tạo cơ hội để họ nói ra nỗi lòng.
Muốn an ủi thành công, trước tiên bạn phải là một người biết lắng nghe. Chỉ có lắng nghe, bạn mới hiểu rõ căn nguyên nguồn gốc
sự việc. Việc bạn lắng nghe sẽ khiến tâm trạng căng thẳng của đối phương trở nên nhẹ nhõm, được an ủi.
Trong quá trình lắng nghe, bạn phải tỏ thái độ chân thành, người được an ủi sẽ cảm thấy tin tưởng bạn và cảm nhận được sự ấm áp.
Trong quá trình lắng nghe, nếu đối phương chủ động hỏi ý kiến, bạn có thể trả lời, nhưng nhất định phải đơn giản, đúng nội dung.
(3) An ủi bằng lời nói có sức thuyết phục nhất
Chuyện gì cũng có lúc thất bại. Khi người khác buồn phiền vì thất bại, bạn có thể an ủi từ chính chuyện khiến người đó buồn phiền.
Một ngày, khi Socrates đang đi bộ trên cầu thì nhìn thấy một thanh niên định nhảy xuống sông, ông bèn ngăn lại và hỏi: “Cháu có thể nói cho ta biết chuyện gì đã xảy ra không?”
“Cháu thất tình.”
“Vậy cháu nên cảm ơn Thượng Đế.” “Tại sao?”
Socrates an ủi: “Cô ấy đã mất đi một người rất yêu thương mình, còn cháu chỉ mất đi một người không yêu cháu.”
Người thanh niên nghe vậy mỉm cười và quay trở về nhà. Socrates đã khiến người thanh niên hiểu cô gái đó không yêu anh,
dù có mất đi cũng không đáng buồn. Cách an ủi này đã nhanh chóng gỡ bỏ áp lực tâm lí cho người thanh niên.
Khi an ủi người khác, chúng ta nhất định phải nói lời tích cực, khích lệ đối phương nghĩ tới một phương án tốt hơn, tuyệt đối không nên nói lời tiêu cực, như vậy sẽ khiến đối phương càng buồn phiền.
Vương làm bài thi đại học không tốt, cả nhà đều rất lo lắng. Bản thân anh cũng rất buồn.
Một bạn học an ủi Vương: “Cậu đừng lo nữa, xã hội bây giờ xem
trọng năng lực, thi trượt đại học không có nghĩa là cậu kém cỏi. Như anh hàng xóm nhà tớ, mặc dù không học đại học nhưng có sự nghiệp riêng rất tốt.” Vương nghe vậy trong lòng càng bấn loạn, thậm chí còn to tiếng với bạn mình.
Lúc này, một người bạn học khác của Vương là Mai tới thăm và khuyên anh: “Cậu đừng quá buồn. Lần này thi không tốt có thể do cậu chưa phát huy hết mình. Nếu cậu không đỗ, có thể ôn thi thêm một năm, sang năm thi lại nhất định không vấn đề gì, đừng buồn vì chuyện này nữa”. Vương nghe xong cảm thấy học ôn thêm một năm cũng không phải ý kiến tồi, vì vậy anh đã vui vẻ hơn.
Hai cách an ủi trên, cách nào khiến người khác dễ chấp nhận hơn? Người bạn thứ nhất dùng cách an ủi tiêu cực trong khi người bạn thứ hai dùng cách an ủi tích cực, tìm cách giải quyết vấn đề. Từ phản ứng của Vương có thể thấy rằng cách an ủi tích cực tốt hơn nhiều so với cách tiêu cực.
Khi người khác gặp khó khăn, chúng ta không chỉ an ủi, khích lệ họ về mặt tinh thần mà còn nên có hành động giúp đỡ đối phương.
Một người mẹ đơn thân gặp tai nạn và bị thương, hàng xóm của cô đều tới bệnh viện thăm, có nhiều người còn tình nguyện giúp đỡ cô đưa đón con đi học và cho con ăn. Có người thì tình nguyện lái xe đưa cô đi bệnh viện kiểm tra. Người mẹ rất xúc động nói: “Chân của tôi bị gãy, không biết cuộc sống trong thời gian tới phải làm thế nào. May mà có sự giúp đỡ của mọi người, tôi mới có thể yên tâm dưỡng bệnh.”
Khi người khác gặp khó khăn, bạn nên giúp đỡ họ, như vậy bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và xây dựng được tình cảm tốt đẹp với mọi người xung quanh.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ