In order to heal others, we first need to heal ourselves. And to heal ourselves, we need to know how to deal with ourselves.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Pavel Xudoplatov
Thể loại: Tùy Bút
Nguyên tác: Những Chiến Dịch Đặc Biệt
Dịch giả: Nguyễn Văn Thảo
Biên tập: sach123
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 73 - chưa đầy đủ
Phí download: 8 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1895 / 18
Cập nhật: 2016-02-08 22:14:58 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
3. Những Trò Chơi Chính Trị Xung Quanh Sự Đấu Tranh Để Minh Oan
ăm 1960 bất ngờ tôi được gọi đến văn phòng giám đốc nhà tù. Trong cửa tôi đụng với Eitingon. Trong văn phòng thay vào chỗ giám đốc tôi thấy một người đàn ông cao, chững chạc ăn mặc đúng mốt, tự giới thiệu là điều tra viên các vụ án đặc biệt quan trọng của Ủy ban kiểm tra đảng German Klimov (Klimov G.x. - bố của đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Elem Klimov). Ông nói rằng BCHTƯ đảng giao cho ông nghiên cứu hồ sơ công tác và điều tra từ Lưu trữ đặc biệt của KGB Liên Xô. BCHTƯ, Klimov tuyên bố, quan tâm các số liệu về sự tham gia của Molotov trong các chiến dịch tình báo bí mật của Beria ở nước ngoài, cũng như, điều đặc biệt quan trọng, tên của những người mà việc bắt cóc và thủ tiêu do Beria tổ chức ở trong nước.
Klimov đưa cho tôi danh mục gửi uỷ ban kiểm tra đảng do Xalin, phó của Rudenko ký. Đó là danh mục các vụ sát hại và bắt cóc bí mật được thực hiện theo lệnh Beria. Và thế, điều tra vụ án Beria, Viện công tố xác định rằng ông vào những năm 1940-1941 ra lệnh thủ tiêu cựu đại sứ ở Trung Quốc Luganets và vợ ông ta, cũng như Ximonich-Kulik, vợ của nguyên soái pháo binh Kulik bị bắn năm 1950 theo lệnh Stalin.
Trong báo cáo nói, Viện công tố có những tin tức đáng tin cậy về những vụ giết người bí mật khác theo lệnh Beria cả trong nước lẫn ở nước ngoài, nhưng không phục hồi được tên tuổi các nạn nhân, vì tôi và Eitingon xoá sạch mọi dấu vết. Báo cáo cũng chỉ ra, vì trạng thái sức khỏe của tôi và Eitingon trong một thời gian dài không cho phép viện công tố tiến hành điều tra đầy đủ các vụ án này. Thay mặt BCHTƯ đảng, Klimov yêu cầu kể sự thật về các chiến dịch trong đó tôi tham gia, vì ở viện công tố không có các tài liệu văn bản khẳng định những lời buộc tội miệng trong việc tôi tổ chức ám hại Mikhoels, - điều đó, rõ ràng, làm Klimov khó xử. Ông khá kinh ngạc khi tôi nói rằng hoàn toàn không dính líu đến vụ sát hại Mikhoels, và chứng minh điều đó. Ông cần làm sáng tỏ những trang tối của lịch sử gần đây đến trước bắt đầu đại hội đảng kế tiếp sẽ tiến hành năm 1961, nhưng tôi có cảm giác rằng ông thể hiện mối quan tâm hoàn toàn tình người và có thái độ cảm thông với vụ án của tôi.
Chúng tôi nói chuyện hơn hai giờ, lật lại từng trang hồ sơ điều tra của tôi. Tôi không phủ nhận sự tham gia trong các hoạt động đặc biệt, nhưng lưu ý rằng chúng được chính phủ xem như các chiến dịch chiến đấu bí mật đặc biệt chống lại những kẻ thù nổi tiếng của nhà nước Xô viết và được thực hiện theo lệnh của các nhà lãnh đạo mà hiện giờ vẫn nắm quyền lực. Vì thế công tố từ chối ghi chép hoàn cảnh từng vụ án. Klimov kiên quyết cố làm rõ từng chi tiết - tuyên bố của tôi gây ấn tượng mạnh đối với ông, rằng trong Bộ Nội vụ có hệ thống tổng kết công việc của từng cán bộ có liên quan với phòng thí nghiệm chất độc.
Klimov thừa nhận rằng tôi không thể ra lệnh cho Mairanovxky hay nhận thuốc độc từ ông. Nội quy về phòng thí nghiệm được chính phủ và lãnh đạo NKVD-MGB Beria, Merkulov, Abakumov và Ignatiev phê chuẩn, cấm những hành động tương tự. Tài liệu này, Klimov nói, tự động chứng minh sự vô tội của tôi. Nếu nó có trong vụ án, tôi và Eitingon hẳn không bị buộc tội như thế, nhưng nó lại ở dưới đáy hồ sơ lưu trữ của BCHTƯ đảng, KGB và chịu sự kiểm soát đặc biệt của viện công tố.
Trong khi chúng tôi uống trà với bánh cặp thịt, Klimov chăm chú nghe tôi và ghi vào sổ tay.
Klimov ở lại mấy ngày trong nhà tù Vladimir. Theo chỉ thị của ông, người ta đưa vào xà lim cho tôi máy chữ để tôi đánh máy các câu trả lời cho câu hỏi của ông. Chúng bao trùm lịch sử các chiến dịch tình báo, những chi tiết các chỉ thị của Beria, Abakumov, Ignatiev, Kruglov, Malenkov và Molotov, cũng như sự tham gia của tôi trong việc tiến hành các hoạt động bí mật và phá hoại chống bọn Đức và thu thập thông tin về bom nguyên tử. Cuối cùng, theo đề nghị của Klimov tôi đánh thêm một bản tuyên bố về sự giải phóng và minh oan. Lưu ý lời khuyên của ông, tôi không nhắc đến tên Khrusev, thế nhưng chỉ ra rằng tất cả các mệnh lệnh được ra cho tôi, xuất phát từ BCHTƯ đảng. Klimov cam đoan với tôi rằng, tôi chắc chắn được tha, cũng như được phục hồi đảng tịch, ông cũng cho những lời như thế với Eitingon.
Muộn hơn tôi biết được, mối quan tâm đến vụ án của tôi có tính chất nước đôi. Một mặt, chính quyền muốn bằng cách ấy ngó sâu hơn vào những tội ác của Stalin và những bí mật quây bọc ông. Mặt khác - sự giải phóng Ramon Merkader khỏi nhà tù Mexico và chuyến đi của anh đến Moskva thúc đẩy Dolores Ibarruri và các nhà lãnh đạo ĐCS Pháp và Áo tìm cách giải phóng cho Eitingon và tôi khỏi nhà tù.
Chuyến đi của Klimov đến Vladimir giúp hoàn cảnh của vợ tôi tốt lên về nhiều mặt. Chủ tịch KGB mới được cất nhắc chưa lâu, Satalin gửi lên Ủy ban kiểm tra đảng báo cáo đánh giá tốt hoạt động của tôi và của Eitingon; trong nó ghi nhận rằng ủy ban an ninh “không có bất cứ tài liệu bôi nhọ thanh danh nào chống lại Xudoplatov và Eitingon, chứng tỏ rằng họ liên quan đến các tội ác do bè lũ Beria gây ra”. Tài liệu này khác biệt gay gắt với báo cáo do Xerov, Paniuskin, Xakharovxky và Korotkov chuẩn bị năm 1954 rằng không thể phát hiện được trong lưu trữ các hồ sơ công vụ của Xudoplatov, Eitingon và Xerebrianxky, vì thế không thể xác định được công tác hoạt động phá hoại và tình báo dưới sự lãnh đạo của Xudoplatov đối với nhà nước Xô viết.
Từ bấy đến giờ những kẻ căm thù tôi trong số sử gia ngành tình báo đối ngoại Xô viết vẫn viện dẫn báo cáo này, nói riêng, V. Tsikov, đã sử dụng một loạt tài liệu lưu trữ ngụy tạo.
Một đánh giá như thế lập tức cho những người kinh nghiệm hiểu ngay rằng, sự minh oan của chúng tôi không còn xa xôi lắm. Theo thời gian điều đó trùng những cố gắng của KGB muốn tiếp xúc với một gia đình Do Thái ở Mỹ. Đó chính là gia đình mà vợ tôi giúp đi sang Mỹ từ Tây Ucraina, nơi họ ở sau khi Đức chiếm Varsava năm 1939. Năm 1960 một người nhà của họ đến Moskva tìm cách gặp mặt vợ tôi ở “Tin tức”, bởi vào thời đó cô nói với họ là làm việc ở đấy. Biết về điều đó KGB liên lạc với cô, hi vọng lôi kéo được người này để làm việc cho tình báo Xô viết ở Mỹ. Người ta mời vợ tôi đến Lubianka, nơi cô mấy lần bàn bạc khả năng sử dụng căn hộ của chúng tôi để gặp gỡ với người du lịch đến từ Mỹ. Từ ý đồ tuyển mộ anh ta, thực ra, không được gì, nhưng căn hộ bắt đầu được dùng như điểm hẹn. Giờ đây có vẻ mối đe dọa mất nhà ở trung tâm không còn treo lơ lửng nữa.
Cục tư tưởng và thiếu tướng tình báo KGB Agaianets quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của vợ tôi với giới trí thức những năm 30.
Những thính giả của trường NKVD mà cô dạy, và trung tá Riabov tư vấn cho cô, cần lợi dụng thế nào sự nổi tiếng, các liên hệ và sự quen biết của Evgeni Evtusenko trong mục đích tác chiến và tuyên truyền đường lối đối ngoại. Vợ tôi đề nghị thiết lập với ông tiếp xúc thân tình bí mật, và không trong trường hợp nào tuyển mộ ông như một người cung cấp tin, mà phái đi cùng Riabov đến Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Phần Lan. Sau chuyến đi Evtusenko trở thành người tích cực theo “những tư tưởng cộng sản mới” mà Khrusev thực hiện.
Agaianets cũng liên hệ với vợ tôi với mục đích làm rõ một loạt hoàn cảnh làm tình báo quan tâm liên quan với chuyến đi ngắn hạn sang Liên Xô đầu những năm 1960 của M. Budberg-Benkendorf, người chuyển lưu trữ của Gorky từ nước ngoài cho chính quyền Xô viết những năm 1930. Cuộc gặp gỡ của Emma và Agaianets diễn ra trong văn phòng bí thư tổ chức nhà văn Moskva của thiếu tướng KGB lúc này đã về hưu Ilin. Với sự có mặt của Ilin vợ tôi “lấp chỗ trống” và chỉ ra các tài liệu lưu trữ mật mã việc Budberg cộng tác với GPU-NKVD. Bà ta gặp may là đã rời khỏi tuyến làm việc này vào đầu năm 1936, khi Gorky còn sống. Vợ tôi cũng giúp con trai của một trong những bạn bè của chúng tôi - Borix Jutovxky, một hoạ sĩ đồ họa tài năng, người công khai phê phán đường lối của Khrusev trong lĩnh vực văn hoá. Cô bố trí cuộc gặp của hoạ sĩ với các cán bộ KGB để tránh cho anh ta sự săn đuổi. Anh ta tuyên bố rằng những phát biểu của anh bị hiểu không đúng, và viết thư ăn năn, nói rằng ủng hộ đường lối của ĐCS.
Thế nhưng “tình yêu” của vợ tôi với KGB nhanh chóng kết thúc. Điều tra viên Rudenko tìm mọi cách cản trở việc minh oan của tôi. Toà nhà nơi chúng tôi sống trong một căn hộ lớn trên phố Markhlev, bị chuyển cho Bộ Ngoại giao, chúng tôi nhận được một căn hộ không tồi, nhưng nhỏ hơn nhiều ở khu vực Triển lãm Kinh tế Quốc dân, lúc ấy còn là ngoại ô Moskva.
Năm 1961 vợ và các con tôi hoàn toàn hết ảo tưởng, rằng cuối cùng chính quyền sẽ thừa nhận sai lầm tố tụng trong vụ của tôi. Sau khi Klimov tiếp vợ tôi ở BCHTƯ và nói rằng tôi và Eitingon cả hai vô tội trong vụ Beria và ông đang tìm cánh đạt tới việc xem xét lại các tuyên án ở cấp độ cao nhất, họ hiểu rằng số phận của tôi nằm trong tay Khrusev. Vụ án bị ném vào trận đồ bát quái quan liêu - quyết định giữ tôi trong tù được phê chuẩn ở tận chóp bu.
Dù Klimov nói toàn ẩn ý, thế nhưng vẫn nhấn mạnh rằng cần tiếp tục cầu xin sự minh oan. ông nói với vợ tôi về những mâu thuẫn trong bản luận tội chứng tỏ sự ngụy tạo.
Trong lần thăm thường lệ vợ tôi kể về lần gặp với Klimov. Vào thời điểm này Eitingon đã ở chung xà lim với tôi, và chúng tôi đã nhiều giờ suy ngẫm làm sao thúc đẩy tiến trình giải phóng của mình. Nhưng thời gian trôi đi, và vợ tôi, do suy nghĩ thực tế hơn, khuyên tôi bắt đầu chuẩn bị sau khi được tự do bắt tay vào công việc mới - nghề dịch thuật. Zoia Zarubina chuyển cho tôi và Eitingon cả chồng sách bằng tiếng Pháp, Đức, Ba Lan và Ucraina. Đó là những tiểu thuyết và sách về lịch sử. Tóm lại, chúng tôi chẳng phải buồn chán, khi dịch suốt ngày. Vào giai đoạn này phó giám đốc nhà tù Khatsikian giúp đỡ chúng tôi đặc biệt về mặt tinh thần. Chính ông chuyển ra ngoài hàng loạt bản sao đề nghị của chúng tôi với BCHTƯ về việc minh oan, mà các cựu binh tình báo và phong trào du kích sử dụng trong các phát biểu tại đại hội đảng lần thứ XXIII để bảo vệ chúng tôi. Năm 1961 điều kiện giam giữ xấu đi nhiều, việc gửi đồ ăn cho tù nhân bị hạn chế. Điều này liên quan với tình hình kinh tế sa sút và nạn tội phạm tăng.
Nhằm gây chú ý đến những cầu xin minh oan, chúng tôi viết thư cho Khrusev, trong đó có những đề nghị tác chiến nhằm vào các đơn vị đặc nhiệm “mũ nồi xanh” mà tổng thống Kennedy vừa tổ chức. Bức thư của chúng tôi được Selepin, bí thư BCHTƯ ĐCS Liên Xô, phụ trách an ninh và hoạt động tình báo, đánh giá tốt. Tướng Fadeikin, người thừa nhiệm chức vụ tôi chỉ huy các chiến dịch phá hoại ở nước ngoài ở Tổng cục 1 KGB đọc bức thư. Ông phái thiếu tá Vaxiliev đến Vladimir thảo luận với chúng tôi các chi tiết tổ chức, và anh ta đem hai cân đường làm quà cho chúng tôi. Thế là sáng kiến của chúng tôi dẫn tới sự thành lập đơn vị đặc nhiệm tại KGB.
Được khích lệ bởi thành công của bức thư và sự ủng hộ tinh thần của KGB, tôi và Eitingon đã gửi cho Khrusev đề nghị mới về phục hồi các tiếp xúc với Bazari, thủ lĩnh người Kurd, để lợi dụng ông ta chống lại tên độc tài Iraq, tướng Kaxem, kẻ bắt đầu thoát ra khỏi ảnh hưởng của Liên Xô. Sau điều này, đại tá Sevtsenko, giám đốc sở KGB tỉnh Vladimir đến thăm chúng tôi và thông báo rằng ban lãnh đạo đang sử dụng đề nghị của chúng tôi. Lần này phần thưởng chúng tôi nhận được là ba tháng nhận quà một lần, thay cho sáu tháng một lần.
Sevtsenko cho phép chúng tôi, lần đầu tiên gặp luật sư Evgeni Zorin người quen cũ của vợ tôi cùng hoạt động ở GPU Ôđécxa vào những năm 20. Theo ý kiến Zorin, vụ của tôi là vô vọng, nếu nó không được xem xét lại từ cấp cao nhất. Nhưng ông thấy có khả năng phần nào thay đổi được cáo trạng của Eitingon, bởi Eitingon ở trong tù thời Stalin một năm rưỡi. Zorin đâm đơn lên toà án quân sự về vấn đề này, nhưng bị từ chối. Cuối cùng do sự can thiệp của Zoia Zarubina mà đạt được quyết định tích cực về vụ Eitingon ở chủ tịch toà án quân sự, trung tướng Borixoglebxky.
Tháng 12-1963 Eitigon được quyết định giảm một năm rưỡi tù vì được tính cả thời gian ngồi tù trước kia. Trong khi đó Eitingon suýt chết vì khối u trong ruột. Sử dụng quan hệ của mình, Zoia và em gái Eitingon, một bác sĩ tim mạch nổi tiếng, đã xin phép cho Minets, bác sĩ phẫu thuật khối u hàng đầu, vào bệnh viện nhà tù. Và chính ông đã làm phẫu thuật cho Eitingon, cứu ông thoát chết.
Trước cuộc giải phẫu, Eitingon viết thư cho Khrusev, đó là bức thư vĩnh biệt của ông đối với đảng. Đến thời gian này Mercader đã nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì vụ thủ tiêu Trotsky. (Ba chục năm sau, theo lời của tôi, tướng Volkogonov xem lưu trữ đã phát hiện được bức thư này).
“Với bức thư này tôi hướng về Đảng sau khi đã ngồi tù hơn 10 năm, và rất có thể đây là bức thư cuối tôi gửi BCHTƯ ĐCS Liên Xô. Việc ở trong tù đã huỷ hoại trọn vẹn sức khỏe của tôi, và vào những ngày gần tới một cuộc giải phẫu nặng nề nhất đang chờ tôi liên quan với sự phát hiện khối u trong ruột. Dù các bác sĩ cố động viên tôi, nhưng đối với tôi hoàn toàn rõ rằng nếu khối u không phải là ác tính đi nữa, thì lưu ý đến thời gian trong tù lâu, cơ thể yếu đi, sức kháng cự yếu của nó và tuổi cao tôi đã 64 tuổi, chắc gì kết cục giải phẫu là thuận lợi. Nhân thế hoàn toàn là tự nhiên mong muốn của tôi gửi BCHTƯ đảng, đảng mà tôi đã gia nhập từ những ngày tuổi trẻ năm 1919, đảng đã dạy dỗ tôi, mà vì lý tưởng của nó tôi đã đấu tranh suốt cuộc đời, mà với nó tôi sẽ vẫn trung thành đến hơi thở cuối cùng. Mười năm cuối người ta tách tôi khỏi đảng và một bất hạnh lớn nhất đối với một người cộng sản đổ xuống đầu tôi, trong việc đó tôi không có lỗi. Người ta xử tôi vì cái gì? Tôi không có lỗi gì trước đảng và chính quyền Xô viết. Suốt cuộc đời có ý thức của mình tôi trải qua trong cuộc đấu tranh tích cực nhất với các kẻ thù của đảng chúng ta và nhà nước Xô viết…
Sau khi tốt nghiệp Học viện quân sự, năm 1925, tôi được cử sang tình báo làm việc. Và từ bấy đến đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã ở bên ngoài phạm vi đất nước trong công tác nhóm trưởng tình báo bí mật ở Trung Quốc, Hi Lạp, Pháp, Iran, Mỹ. Năm 1938-1939 lãnh đạo mạng điệp viên ở Tây Ban Nha. BCHTƯ bằng lòng với công việc đó. Sau sự thủ tiêu Trotsky tôi được cấp trên hài lòng, được tuyên bố chính thức rằng tôi sẽ không bao giờ bị quên lãng, cũng như những người tham gia trong vụ này. Lúc ấy tôi được tặng huân chương Lenin, còn “Andrei” - huân chương Cờ đỏ... Nhưng đó chỉ là một phần công việc được làm theo chỉ thị của đảng, trong cuộc đấu tranh vối những kẻ thù của cách mạng...
Và từ vụ án giả tạo này đến vụ án giả tạo khác, từ nhà tù này sang nhà tù khác, trong suốt hơn 10 năm tôi tồn tại vô giá trị, mất đi sức lực và sức khỏe cuối cùng. Tôi hoàn toàn không hiểu, ai cần và vì cái gì đẩy tôi đến tình trạng này. Lẽ ra tôi còn có thể làm việc cả chục năm trời và đem lại lợi ích cho đảng và đất nước, nếu không trong cơ quan an ninh, thì ở lãnh vực khác của công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản, vì tôi tích cóp được một kinh nghiệm khổng lồ đấu tranh với đủ loại kẻ thù của đảng...”
Đại tá Ivatsenko, phó ban điều tra KGB đến nhân vụ ân xá nhà toán học tài năng Pimenov, đã vào nhà tù thăm tôi. Ivasenko, người tôi biết do công việc trước kia, kể rằng dù các cơ hội xem xét lại các vụ án của chúng tôi là không có, nhưng có thể khẳng định: hết hạn tù theo phán quyết của toà án là chúng tôi được thả ngay. Khả năng của Stalin giam giữ các nhân chứng quan trọng trọng tù suốt đời hoặc thủ tiêu, có vẻ đã hết thời.
Khẳng định đầu tiên của điều này là sự giải phóng viện sĩ Saria - thời hạn của ông hết vào ngày 26-6-1963. Ông bị bắt đúng vào ngày Beria bị bắt, mười năm trước. Chúng tôi thoả thuận rằng ông, nếu được tha, sẽ liên lạc với gia đình của tôi hoặc của Eitingon và nói rằng: “Tôi chuẩn bị bắt đầu cuộc đời mới”.
Chúng tôi nôn nao chờ tín hiệu của ông. Bất chấp mọi sự hứa hẹn, chúng tôi vẫn nghi ngờ rằng người ta sẽ thả và cho ông về nhà, về Tbilixi. Sau hai tuần vợ tôi khẳng định - giáo sư Saria đã đến thăm cô một thoáng. Cô nhớ ông từ thời ở trường học NKVD, lúc ấy còn là một giáo sư triết học đường bệ, tự tin. Giờ đây cô thấy ông là một ông cụ già nua. Thế nhưng Saria cho đến cuối đời vẫn là người tỉnh táo với trí nhớ vững chắc và nghiên cứu triết học tại Viện hàn lâm khoa học Gruzia. Ông mất năm 1983.
Năm 1964 người ta thả Eitingon, và ông bắt đầu làm biên tập viên trong nhà xuất bản văn học nước ngoài. Sau khi Khrusev về vườn, Liudvigov được tha. Ông ta thu xếp vào làm việc ở ban thanh tra Cục thống kê Trung ương. Vợ tôi hi vọng là cả tôi cũng được tha trước thời hạn, nhưng yêu cầu của cô lập tức bị khước từ.
Người ta chuyển Mamulov vào xà lim của tôi. Trước khi chúng tôi bị bắt, chúng tôi cùng sống trong một tòa nhà và con cái chúng tôi chơi cùng nhau, nên chúng tôi có chuyện để nói. Trong khi đó Eitingon lại trở thành nhân chứng không mong muốn - lần này là đối với Brejnev, kẻ không muốn nhớ lại những chuyện cũ. Ông ta rõ ràng không thích khi vào thời gian kỷ niệm 20 năm ngày chiến thắng phát xít Đức ông ta nhận được đơn khẩn cầu tập thể có 24 chữ ký của các cựu binh NKVD-KGB, trong đó có Rudolf-Abel (5 người trong số họ là Anh hùng Liên Xô) với yêu cầu xem xét lại vụ án của tôi và của Eitingon. Những người mới quây quanh Brejnev, dựa vào báo cáo của Tổng công tố Rudenko về vụ án của tôi. Tất cả những người ký bản khẩn cầu đã phản đối, tuyên bố rằng họ cũng là thành viên của Nhóm đặc biệt, nhưng không một lý nào lại thuộc vào số những người tin cậy của Beria. Họ đòi hỏi phải đưa ra chứng cứ cụ thể. Cuộc trò chuyện của các cựu binh tại BCHTƯ kết thúc không kết quả, nhưng ngay trước đại hội đảng lần thứ XXIII họ gửi tuyên bố mới và buộc tội thẳng công tố viên Rudenko trong sự nguy tạo hồ sơ vụ án của tôi và Eitingon. Liên kết với họ là những chiến sĩ quốc tế cộng sản và những người cộng sản nước ngoài vào thời chiến tranh vệ quốc ở trong đội ngũ du kích.
Áp lực lên “bề trên” là dữ dội. Cựu bộ trưởng quốc phòng Bungari, phục vụ dưới trướng Eitingon ở Trung Quốc vào những năm 20, thay mặt chúng tôi đề nghị với Xuxlov, nhưng ông kia nổi cơn thịnh nộ.
- Những vụ này đã được quyết bởi BCHTƯ. Đó là công việc nội bộ của chúng tôi, - Xuxlov chịu trách nhiệm đường lối đối ngoại và cán bộ an ninh và tình báo trong Bộ Chính trị, đáp lại ông. Trong Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao đã chuẩn bị đề án giải phóng tôi trước thời hạn sau khi tôi đã trải qua cơn đột qụy thứ hai và bị mù mắt trái, nhưng ngày 19-12-1966 Podgornưi, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao đã loại bỏ đề nghị này. Tôi ở trong tù một năm rưỡi nữa.
Con trai út của tôi Anatoli, nghiên cứu sinh khoa kinh tế chính trị học, như đảng viên đã vào BCHTƯ ĐCS Liên Xô và Xô viết Tối cao chạy vạy về vụ án của tôi. Thoạt đầu những quan chức nhỏ từ chối nhìn nhận cháu một cách nghiêm túc, nhưng cháu cho họ xem thông báo của Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô do phụ trách ban thư ký của Podgornưi ký, và yêu cầu ai đó từ số quan chức có trách nhiệm tiếp cháu.
Anatoli vốn cứng rắn, nhưng thông minh. Cháu viện ra hồ sơ của tôi trong ủy ban kiểm tra đảng và ý kiến của Klimov, giờ đã là phụ trách ban thư ký uỷ ban này, người khẳng định sự vô tội của tôi và cho phép cháu viện dẫn tới ông. Cán bộ BCHTƯ đảng chuyển Anatoli sang Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, nơi Xkliarov phụ trách phòng tiếp tân đã tiếp cháu. Anatoli giải thích với con người tóc bạc trầm tĩnh, giàu kinh nghiệm công tác đảng này bản chất vụ án của tôi. Anatoli mới 23 tuổi và cháu vừa nhận thẻ đảng.
- Như một đảng viên, - cháu nói với Xkliarov, - tôi yêu cầu ông trả lời rõ ràng và chân thật: sao ban lãnh đạo cao nhất có thể coi thường các chứng cứ vô tội của một người đã hiến cả cuộc đời mình cho đảng và nhà nước. Sao Đoàn chủ tịch có thể coi thường lời yêu cầu của các Anh hùng Liên Xô về sự minh oan cho cha tôi?
Xkliarov chăm chú nhìn Anatoli và nói:
- Tôi biết bố cháu là người trung thực. Tôi còn nhớ ông ấy từ thời công tác đoàn ở Kharkov. Nhưng quyết định về vụ của ông ấy được phê chuẩn từ “trên cao”. Nó là cuối cùng. Không ai xem xét lại nó đâu. Còn gì liên quan đến cậu, thì cậu biết quá nhiều về những chuyện mà nói chung tốt nhất là cậu không nên biết gì cả. Tôi đoán chắc rằng sẽ không có ai can thiệp vào sự nghiệp khoa học của cậu, nếu cậu xử sự một cách thông minh. Cha cậu sẽ ra tù sau một năm rưỡi, khi hết hạn. Hãy suy nghĩ cậu có thể giúp gia đình như thế nào. Chúc cậu thành công trong việc đó.
Anatoli nuốt nghẹn, hiểu rằng cháu và gia đình phải che giấu thái độ của mình đối với Brejnev và giới thân cận của ông ta. Ra viện, vợ tôi rất lo về chuyện con trai đi tới các cấp trên sẽ gây những điểu khó chịu nghiêm trọng. Vì thế cô bắt đầu huấn luyện con trai những thủ pháp sơ đẳng để giữ bí mật. Điều đó rất có lợi cho cháu để không tham dự vào những tranh cãi chính trị và tách khỏi những nhóm có tinh thần phê phán đối với chế độ.
Vợ tôi khuyên Anatoli đừng bao giờ gặp gỡ với người nước ngoài khi không có ai chứng kiến, và chỉ với tư cách là nhân vật chính thức.
Ngày 21-8-1968, vào ngày quân đội Hiệp ước Varsava đổ vào Tiệp Khắc, tôi được trả tự do. Em đồng hao chở tôi về Moskva. Người ta trả tôi đồng hồ Thụy Sĩ (vẫn chạy) và 80 nghìn rúp tín phiếu nhà nước. Năm 1975 tôi nhận tiền theo tín phiếu, số tiền đáng kể - tám nghìn rúp.
Khi tôi trở về, nhà tôi đầy ngập họ hàng. Tôi vẫn ngờ đang mơ. Tự do - đó là một nỗi vui sướng, nhưng tôi khó lắm mới có thể ngủ - đã quen suốt đêm sáng đèn. Đi lại trong phòng hai tay quặt sau lưng theo thói quen trong tù. Qua đường mới là vấn đề - vì sau 15 năm trong tù chật hẹp, khoảng không mở rộng có vẻ quá bao la và nguy hiểm. Nhanh chóng bạn bè cũ đến thăm - Zoia Rưbkina, Raixa Xobol, người trở thành nữ văn sĩ nổi tiếng Irina Guro, Eitingon. Đến tỏ lòng quý trọng còn có cả những người thậm chí không gần gũi lắm với tôi: Ilin, Vaxilevxky, Xemenov và Fitin. Họ lập tức đề nghị tôi làm phiên dịch tiếng Đức, Ba Lan và Ucraina. Tôi ký hai hợp đồng với nhà xuất bản “Văn học thiếu nhi” dịch các truyện từ tiếng Đức và Ucraina. Sau khi xuất bản các bản dịch và ba cuốn sách, tôi nhận được tiền hưu như một nhà văn - 130 rúp mỗi tháng. Đó là lương hưu dân sự cao nhất.
Sau một tháng tự do, tôi chịu thêm một cơn đột qụy, nhưng hồi phục sau hai tháng chữa bệnh tại Viện tim mạch. Vợ tôi phản đối chống những đơn xin minh oan, cho rằng không đáng để gây sự chú ý. Tôi bí mật đánh máy các đơn xin khi cô đi mua hàng, và gửi chúng cho Andropov, người đứng đầu KGB, và Ủy ban kiểm tra đảng. Từ KGB người ta gọi điện thoại cho tôi và khuyên tìm tài liệu ở đâu để thúc đẩy việc xem xét lại vụ án, nhưng vụ này không thuộc quyền hạn của họ. KGB về phần mình, hứa bảo đảm rằng tôi không bị trục xuất khỏi Moskva, bất chấp về hình thức tôi là một tên tội phạm nguy hiểm và có đăng ký hộ khẩu hạn chế. Nếu không có sự giúp đỡ của KGB, hẳn tôi đã bị theo dõi và bị trục xuất khỏi Moskva. Anh chàng cảnh sát khu vực đến kiểm tra đã trợn tròn mắt khi tôi trình hộ chiếu mới của Tổng cục công an Bộ Nội vụ Liên Xô.
Vào một ngày mùa xuân năm 1970 hay 1971 gì đó, một giọng nói nhã nhặn qua điện thoại mời tôi đên gặp trưởng Cục “V” - cơ quan tình báo- phá hoại tình báo đối ngoại của KGB, thiếu tướng Vladimirov. Chúng tôi gặp nhau tại căn hộ bí mật ở trung tâm Moskva. Vladimirov là một người khá đáng mến, chào tôi, nói rằng tiếp tôi theo ủy nhiệm của ban lãnh đạo. Ông ta muốn làm rõ các tên mật của một loạt hồ sơ trong lưu trữ của KGB. Ông muốn ý kiến của tôi, thứ nhất, về cái chết của Vallenberg, và thứ hai, về những nguyên nhân các phản ứng gay gắt của nhà cầm quyền Thuỵ Điển đối với việc thiết lập lại đối thoại bí mật giữa hai nước.
Tôi trình bày ý kiến của tôi về số phận Raul Vallenberg khi đã làm quen với bản sao báo cáo về cái chết của ông ta trong nhà tù, và nói rằng trong số các nhà tình báo chỉ có Zoia Rưbkina là tiếp xúc trực tiếp với Vallenberg. Sau lần gặp này người ta đã để cho tôi yên.
Vào những năm 70 tôi chuyên tâm vào công việc văn chương. Nhuận bút dịch sách cho tôi sống tạm ổn. Toàn bộ tôi đã dịch, viết và biên tập 14 cuốn sách. Trong số đó có bốn cuốn tuyển tập các hồi ức của những du kích đã chiến đấu trong những năm chiến tranh dưới sự chỉ huy của tôi. Công việc văn chương giúp tôi quen dần với xã hội.
Bạn, bè và người quen ra đi dần: Gexelberg, Fitin, Xtudnikov, Zarubin và Vaxilevxki. Năm 1976 tôi và Eitingon đề nghị Mercader và Dolores Ibarruri ủng hộ sự cầu khẩn của chúng tôi về việc minh oan trước Andropov và Ủy ban kiểm tra đảng, chỉ ra trách nhiệm đạo đức của đảng về sự bất công đối với chúng tôi. Andropov và Pelse, người lúc đó đứng đầu Ban kiểm tra đảng, năm 1977 cho kết luận vụ án chúng tôi, trong đó chỉ ra rằng không có chứng cứ về sự liên đới của chúng tôi đối với các tội ác của Beria. Đến thời gian này, sau khi chết trong tù 15 năm, Xerbriaxky được minh oan. Các hồ sơ của chúng tôi với kết luận của Andropov và Pelse và báo cáo của Klimov, phó tổng công tố quân sự Baturin và phụ trách ban điều tra KGB Volkov phải được báo cáo lên Bộ Chính trị. Thế nhưng Xuxlov cực lực phản đối, còn trong ban kiểm tra đảng và KGB không có ai muốn vì chúng tôi mà gây đụng độ với ông ta cùng Rudenko.
Theo chỉ thị của Pelse, chỉ để an ủi, tôi và Eitingon được sử dụng phòng khám và bệnh viện Kremli, cũng như quân y viện của KGB.
Tháng 8-1977 theo uỷ nhiệm của Pelse, phó thứ nhất của ông, Guxtov đã tiếp chúng tôi. Ông ta nói rằng vui mừng được chào đón những sĩ quan tình báo anh hùng nhưng rất tiếc, hiện tại các vụ án của chúng tôi không thể được giải quyết xứng đáng. Chúng tôi đành chờ đợi, sẽ đến lúc xem xét lại chúng.
Năm 1978 Ramon Mercader mất tại Cu Ba, khi đang làm cố vấn cho Bộ Nội vụ theo lời mời của Fidel Castro. Thi thể ông được bí mật đưa về Moskva. Vào lúc đó tôi và vợ đang ở viện điều dưỡng. Eitingon cũng không được báo về tin này, nhưng vợ của Mercader, Rokelia Mendos, đã báo cho ông biết về tang lễ mà KGB hèn nhát cố tiến hành không có mặt của chúng tôi. Thế nhưng bà vợ góa đã gây ầm ĩ, gọi điện thoại cho Eitingon, và ông đến tiễn Mercader đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Năm 1981 sau đại hội đảng thường kỳ, chúng tôi đã gửi thư, nhưng không nhận được lời đáp. Eitingon mất trong phòng khám đa khoa của điện Kremli vì bệnh loét dạ dày. Tất cả những năm 80, đặc biệt trước khi Brejnev chết, tôi tiếp tục dội bom BCHTƯ bằng những khiếu nại. Những nhân chứng cuối cùng đến lúc này còn sống, đã ủng hộ nỗ lực của tôi xin minh oan vào những năm 1984, 1985 và 1988 gửi Tsernenko, còn sau đó là Gorbachov và A. Iakovlev.
Special Tasks Special Tasks - Pavel Xudoplatov Special Tasks