Nếu bạn cứ chằm chằm nhìn vào mặt xấu của một ai đó sẽ làm anh ta càng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu khuyến khích anh ta vươn tới những điều hay mà anh ta có thể, chắc chắn anh ta sẽ làm được.

Johann Goethe

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 42
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 9-6: Nghệ Thuật Nói Chuyện Trực Tiếp Ở Chốn Công Sở Nhiều Phức Tạp
ại nơi làm việc, mọi người khó tránh khỏi xảy ra va chạm với đồng nghiệp và cấp trên, từ đó hình thành mâu thuẫn và hiểu nhầm về một số vấn đề. Nếu mọi chuyện không được giải quyết thỏa đáng thì tâm trạng của bạn sẽ bị ảnh hưởng và dễ khiến các mối quan hệ công sở trở nên tồi tệ.
Vậy phải làm thế nào để giải quyết xung đột và có mối quan hệ tốt với mọi người? Điều này yêu cầu chúng ta phải nắm vững nghệ thuật giao tiếp.
Nhẹ nhàng xóa bỏ hiểu nhầm
Trong công việc, chúng ta khó tránh khỏi việc bị người khác hiểu nhầm. Khi bạn bị chỉ trích hoặc bị hiểu nhầm ở nơi làm việc, bạn thường cảm thấy chán nản, bực bội, thậm chí còn thấy áp lực rất lớn, không biết phải đối diện thế nào. Điều này không có lợi cho công việc và cho chính bản thân bạn, chúng ta có thể giải quyết, xóa bỏ hiểu nhầm bằng nghệ thuật ngôn ngữ.
Vĩ là nhân viên của một công ty liên doanh, một lần, vì việc công nên anh đã bỏ lỡ một hội nghị quan trọng của công ty, kết quả là bị
lãnh đạo hiểu nhầm. Nhưng trước mặt đông người, anh không thể tranh luận bởi điều đó sẽ khiến lãnh đạo bối rối. Vào bữa trưa, đồng nghiệp rủ anh ra ngoài giải tỏa tâm lí, lúc này, anh bỗng nhìn thấy lãnh đạo đang đi về phía mình,
Vĩ đã cố ý nói về tác phẩm đã từng được đọc – “Câu chuyện Trần Y Linh”, anh nói, nữ nhân vật chính vì giúp đỡ người khác mà làm hỏng việc của mình, kết quả không được nhận vào trường âm nhạc. Lãnh đạo của Vĩ nghe thấy vậy liền hỏi: “Anh đang nói mình à?” Vĩ nhanh miệng đáp: “Đúng vậy – mượn chuyện người khác để nói về mình”.
Sau đó anh đã giải thích lí do bỏ lỡ hội nghị là do phải kéo dài thời gian đàm phán với khách hàng công ty. Lúc này, lãnh đạo và các đồng nghiệp đã hiểu rõ lí do của Vĩ và không trách nhầm anh nữa.
Tự vệ bằng sự hài hước
Tại nơi làm việc không tồn tại sự cạnh tranh công khai mà thường có những kẻ tiểu nhân đâm sau lưng, sự tồn tại của những người này sẽ gây nhiều sóng gió.
Một khi bạn mắc lỗi, những kẻ tiểu nhân sẽ nhân cơ hội chuyện bé xé ra to, lúc này chúng ta phải bình tĩnh, lựa chọn cách thức hợp lí để nhắc nhở hoặc cảnh cáo những người xấu bụng đó.
Điền là nhân viên thuộc bộ phận quảng cáo của một công ty, một lần, lãnh đạo yêu cầu anh lên phương án kế hoạch quảng cáo, nhưng rất lâu sau không thấy nhắc đến nữa, anh cho rằng lãnh đạo không cần nên không giữ bản báo cáo cẩn thận. Không ngờ đến một ngày, lãnh đạo đột nhiên yêu cầu Điền nộp bản kế hoạch, anh không thể nhớ đã để ở đâu, bèn nói đại là để ở nhà, sau đó tranh thủ thời gian làm bản báo cáo khác ứng phó. Trong công ty có Trường, do đố kị với tài năng của Điền, nên sau khi biết được bí mật này đã lập tức mách với cấp trên, khiến cấp trên phê bình Điền: “Tại sao anh lại giấu chuyện không tìm thấy bản báo cáo?” May mà Điền giữ được bình tĩnh, khéo léo thừa nhận lỗi sai với lãnh đạo. Sau chuyện này, anh biết chính Trường là người đã chơi xấu mình, anh hài hước nói: “Xem ra tốc độ làm báo cáo mới của tôi vẫn không nhanh bằng đôi tai của lãnh đạo”.
“Đôi tai của lãnh đạo” chính là ám chỉ Trường, thực tế cũng ám chỉ anh biết ai là người đã tiết lộ bí mật, đây chính là một lời cảnh báo dành cho đối phương.
Trong công việc, khi chúng ta có xung đột lợi ích hoặc xung đột về các vấn đề khác với đồng nghiệp, hãy cố gắng không tranh cãi để tránh khiến tình hình thêm căng thẳng. Còn khi gặp tình huống có người chơi xấu sau lưng, càng phải chú ý sử dụng kĩ năng ngôn ngữ hài hước để nhắc nhở đối phương, điều này có hiệu quả hơn việc nói trực tiếp, ít nhất là tránh không để mọi việc thêm căng thẳng, và tránh gây ảnh hưởng không tốt tới các mối quan hệ.
Xin lỗi khi vô ý mạo phạm
Trong công việc, sau khi chúng ta vô ý mạo phạm ai đó, để tháo gỡ mâu thuẫn và dẹp bỏ không khí căng thẳng, không gây ảnh hưởng tới các mối quan hệ tại nơi làm việc, tốt nhất nên lựa chọn cách chủ động, chân thành nhận lỗi. Nếu không sẽ chỉ khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Đại do không chú ý trong lời nói nên đã vô tình mạo phạm đến đồng nghiệp là chị Lê khiến đối phương rất bực tức, vì việc đó mà Đại cũng rất bối rối. Lúc này, anh ý thức được, nếu chỉ thuận miệng xin lỗi bình thường sẽ không thể hiện được thành ý, vì thế, Đại đã chân thành nói: “Xin lỗi chị, là tại tôi đã không chú ý nên nói bừa. Tôi thực sự rất xin lỗi, tôi đảm bảo từ giờ sẽ không xảy ra chuyện tương tự nữa, mong chị giơ cao đánh khẽ, không chấp kẻ tiểu nhân”.
Những lời xin lỗi thật lòng này đã khiến chị Lê bình tĩnh lại và tha thứ cho Đại. Sở dĩ lời xin lỗi của Đại phát huy tác dụng tốt là do anh đã biết cách điều chỉnh ngôn ngữ. Thiết nghĩ, nếu anh chỉ thuận miệng nói một tiếng xin lỗi thông thường, chắc chắc sẽ không mang lại hiệu quả, đối phương sẽ không dễ thông cảm cho anh và quan hệ giữa hai người chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
Tự trách để cứu vãn các mối quan hệ
Có câu nói: “Hãy tha thứ cho người xứng đáng”, nếu chúng ta bị tổn hại vì lỗi của đồng nghiệp, chỉ cần điều này không vi phạm nguyên tắc lợi ích, thì cách tốt nhất là giải quyết bằng thái độ “Chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ coi như không”.
Trong một lần viết báo cáo thống kê, Vũ đã nghe nhầm số liệu của đồng nghiệp Mây. Mặc dù khi đó cô có chút chột dạ, nhưng do có mâu thuẫn nhỏ với Mây trước đó nên cô đã không hỏi kĩ lại. Khi cấp trên phát hiện ra điều này và hỏi lại, Vũ đã khẳng định đó chính là số liệu do Mây báo cáo, trong khi đó, Mây đương nhiên không nhận mình sai. Sau sự việc, Vũ bình tĩnh lại và suy nghĩ, ý thức được mình đã mang tình cảm cá nhân vào công việc, chẳng trách lãnh đạo đã phê bình cô.
Ngày hôm sau, cô bèn tìm cấp trên và giải thích về nguyên nhân lỗi sai, đồng thời chủ động chịu trách nhiệm. Kết quả không những được cấp trên lượng thứ mà mối quan hệ giữa cô và Mây cũng được cải thiện.
Im lặng thể hiện sự bất mãn
Mặc dù công ty không phải một vùng đất rộng lớn gì cho cam, nhưng chuyện rắc rối thì không ít. Có lúc, bản thân rõ ràng làm việc tốt nhưng lại không được người khác thừa nhận, nhất là khi muốn thể hiện bản thân không được đối xử công bằng, vậy phải làm sao để nói ra điều đó? Sự lựa chọn tốt nhất lúc này là nhẹ nhàng, bình tĩnh chứ không nên làm to chuyện.
Bình là công chức của một cơ quan, để thể hiện mình khi mới đến, anh luôn tới văn phòng sớm hơn 20 phút, làm công việc quét dọn vệ sinh, trong khi hai người khác cũng là người mới thì lại không làm như vậy. Thời gian trôi qua, mọi người đã quen với điều này và coi đó là chuyện thường, thậm chí còn cố ý dùng những lời nói không tốt đẹp, cho rằng Bình muốn thể hiện mình, muốn lấy lòng lãnh đạo. Cứ như vậy, dần dần Bình cảm thấy không công bằng. Vậy anh phải làm sao để thể hiện sự bất mãn? Vài ngày sau đó, Bình cố ý không đến sớm nữa, đúng 8 rưỡi anh mới tới cơ quan, lúc đầu mọi người cũng không để ý. Sau ba ngày, tất cả mới nhận ra phòng làm việc rất bẩn, đến ngày thứ 5, cuối cùng cũng có người đề nghị phân lịch trực nhật.
Rõ ràng, sự im lặng của Bình đã có tác dụng, anh không cần phải nói gì nhưng vẫn tự giải thoát cho mình, cũng không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong cơ quan.
Tóm lại, để tồn tại trong môi trường phức tạp của chốn công sở nhiều thị phi, muốn không bị thất bại trong môi trường cạnh tranh
khốc liệt, chúng ta phải nắm vững các kĩ năng ứng xử. Những kĩ năng này yêu cầu mỗi người phải không ngừng tích lũy để nâng cao bản thân.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ