Nguyên tác: Những Chiến Dịch Đặc Biệt
Số lần đọc/download: 1895 / 18
Cập nhật: 2016-02-08 22:14:58 +0700
Chương 11 : Giai Đoạn Cầm Quyền Cuối Cùng Của Stalin
1
. Thay đổi trong ban lãnh đạo chính trị của đất nước sau chiến tranh
Năm 1946 Stalin cử Abakumov làm bộ trưởng Bộ An Ninh, và điều đó làm thay đổi tương quan lực lượng trong vây cánh của ông. Thời ấy ông kín đáo che giấu những mục đích thực sự của mình, và chúng tôi nghĩ rằng những đề cử mới trong giới chóp bu Kremli (Jdanov chuyển từ Leningrad về Moskva, Kuznetsov được đưa vào ban bí thư TƯ, Rodionov trở thành chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Bang Nga) chỉ là những sắp xếp lại thông thường không đáng kể. Những đâu có thế. Lại một lần nữa Stalin đưa những người mới vào ban lãnh đạo để nhấn mạnh ưu thế của mình so với các tập đoàn cạnh tranh trong Kremli. Những năm 1946 - 1948 đứng thứ hai sau Stalin trong phê chuẩn các quyết định của đảng và chính phủ là Jdanov.
Có hai tình tiết rọi ánh sáng mới lên cuộc đấu tranh vì quyền lực. Thứ nhất, vụ việc che giấu các thành phẩm kém chất lượng trong công nghiệp hàng không, thứ hai, liên quan với việc thứ nhất, cách chức nguyên soái Jukov và những anh hùng chiến tranh khác. Bắt đầu mọi thứ từ việc buộc nguyên soái không quân Novikov và bộ trưởng Công nghiệp hàng không Sakhurin tội che giấu kém chất lượng, nguyên nhân của các vụ tai nạn.
Stalin nổi giận khi con trai ông Vaxili, tướng không quân, và Abakumov báo tin rằng các quan chức cao cấp của công nghiệp hàng không cố tình che giấu các thiết bị phế phẩm để nhận thưởng và huân chương. Theo địa vị ở Bộ Chính Trị, Malenkov chịu trách nhiệm về công nghiệp và nhận huy chương vàng và danh hiệu Anh Hùng Lao Động xã hội chủ nghĩa vì công việc xuất sắc trong sản xuất công nghiệp.
Sự điều tra cho thấy rằng số lượng các vụ tai nạn hàng không với những hậu quả bi kịch bị bóp méo. Phần lớn người ta quy cho phi công, chứ không phải các khiếm khuyết của máy bay. Năm 1938 khi Valeri Tskalov qua Bắc Cực sang Mỹ, hy sinh trong tai nạn máy bay, kỹ thuật viên của Tskalov bị bắt và bị xử bắn.
Tại cuộc họp các quân chức cao cấp của MGB vào tháng 7 - 1946 Stalin hỏi Abakumov: “Tội của Novikov và Sakhurin đã được chứng minh. Anh đề nghị mức trừng phạt gì?”, ông kia đáp ngay: “Xử bắn”.
- Bắn thì dễ, bắt làm việc mới phức tạp hơn. Chúng ta phải bắt họ làm việc, Stalin bất ngờ nói.
Novikov và Sakhurin bị bắt, và Stalin đòi họ sự thú nhận để chống giới lãnh đạo quân đội. Những lời khai của họ được ghép vào hồ sơ của nguyên soái Jukov và các vị tướng khác và là mối đe dọa nghiêm trọng đối với Malenkov. Stalin dùng sự thú nhận này để hạ nguyên soái Jukov khỏi chức vụ phó của mình và Tổng tư lệnh các lực lượng bộ binh năm 1946. Jukov bị hạ chức và được cử làm tư lệnh quân khu Ôđecxa. sắc lệnh cũng nói rằng, “nguyên soái Jukov, do tức giận, đã quvết định tập hợp quanh mình những kẻ bất tài, các tư lệnh bị cách chức, và bằng cách đó trở thành phe đối lập với chính phủ và bộ chỉ huy tối cao”.
Việc cách chức Jukov có những hậu quả kéo dài. Nó bắt đầu chiến dịch hạ bệ một loạt tướng lĩnh, các anh hùng cuộc Chiến tranh Vệ Quốc vĩ đại. Như thế Stalin muốn thoát khỏi những kẻ thù tiềm năng. Nhanh chóng Thuỷ sư đô đốc tư lệnh Hạm đội hải quân bị gạt bỏ, và kết quả của sự sắp xếp lại là Bulganin trở thành bộ trưởng Bộ Quốc Phòng. Ông ta không đủ sức xử lý với các vấn đề nghiêm túc của việc tổng động viên và những thay đổi trong cơ cấu các lực lượng vũ trang.
Bulganin tìm đủ cách tránh né trách nhiệm. Những bức thư, cứ nằm hàng tháng trời không được ký. Toàn ban thư ký Hội đồng bộ trưởng kinh sợ vì phong cách làm việc như thế, đặc biệt là khi Stalin đi nghỉ ở Kavkaz đã giao việc trách nhiệm chủ tịch hội đồng bộ trưởng cho Bulganin. Beria trực tiếp xin Stalin thúc đẩy nhanh việc thông qua tài liệu về nguyên tử nằm ở văn phòng Bulganin. Stalin cho phép các phó của mình ký những nghị quyết quan trọng nhất không qua Bulganin.
Bề ngoài của Bulganin dễ đánh lừa. Khác với Khrusev và Beria, Bulganin bao giờ cũng ăn mặc chải chuốt và có vẻ ngoài nhân từ. Muộn hơn tôi biết ông ta là kẻ nghiện rượu và đánh giá cao các vũ nữ balê và ca sĩ ở Nhà Hát Lớn. Con người này không hề có các nguyên tắc chính trị nhỏ nhất, một nô lệ ngoan ngoãn của bất cứ thủ lĩnh nào. Vì sự trung thành Stalin cử ông ta làm phó chủ tịch thứ nhất hội đồng bộ trưởng, còn Khrusev cũng vì điều đó làm ông ta thành chủ tịch hội đồng bộ trưởng thay Malenkov, năm 1957, khi Bulganin cùng với Malenkov.
Molotov, Kaganovich và Vorosilov định hạ bệ Khrusev, Khrusev tại cuộc họp cốt cán đảng đã đưa ra lời buộc tội hiếm có đối với ông ta: Y là thằng mõ của Stalin. Vì điều đó Stalin cho y làm nguyên soái Liên Xô, Khrusev tuyên bố. Tất nhiên, sau khi chúng ta khám phá ra hành động phản đảng của y, chúng ta sẽ loại bỏ danh hiệu và phế truất y”. (cựu phó của tôi, đại tá Xtudnikov có mặt trong cuộc họp đó, đã kể điều này với tôi).
Tháng 3-1958 Bulganin được cử làm chủ tịch hội đồng quản trị Ngân Hàng Nhà Nước, ba tháng sau, bị phái đi làm việc tại nông trường quốc doanh ở Xtavropol, ở cái tỉnh mà lúc ấy Gorbachov chưa ai biết tới đang bắt đầu con đường công danh của mình. Cuối cùng Bulganin về hưu, và tôi gặp ông ta ở trung tâm Moskva vào đầu những năm 70 trong hàng người mua dưa hấu.
Việc cử Bulganin kẻ bị các quân nhân không tôn trọng làm bộ trưởng các lực lượng vũ trang, Stalin đạt được mục đích và trở thành người phán xử số phận của cả những tướng lĩnh chân chính, Vaxilevxky, Jukov, Stemenko, Konev, Rokoxxovxky và Bagramian, và của chính Bulganin. Với Bulganin, các hoạt động quân sự trở nên phụ thuộc lẫn nhau, và điều đó khuyến khích sự thù địch và cạnh tranh giữa các quân nhân.
Abakumov bắt các vị tướng gần gũi với Jukov ở Đức theo cáo buộc mà thoạt đầu có vẻ không dính líu đến chính trị: tiêu phí quỹ và chiếm dụng đồ quý hiếm, đồ gỗ, tranh ảnh ở Đức và Áo. Từ họ người ta nặn ra lời khai về những phát biểu chống Stalin của Jukov. Năm 1944 trong thời gian chiến tranh, Stalin lệnh cho Bogdan Kobulov, phó của Beria, đặt thiết bị nghe trộm trong căn hộ ở Moskva của Jukov. Việc nghe trộm trong nhà Jukov và thuỷ sư đô đốc Kuznetsov không cho kết quả vốn được người ta rất hi vọng. Thế nhưng một số nguyên soái và tướng lĩnh nổi tiếng bị bắt giam và một số bị xử bắn vì những phát biểu chống Stalin được ghi lại bởi thiết bị nghe trộm.
Jukov và Kuznetsov, vẫn giữ được nhân phẩm, đã thừa nhận công khai những lỗi lầm, Jukov “hối hận” là đã tặng huân chương Cờ Đỏ cho nữ ca sĩ danh tiếng Ruxlanova. Trong chiến tranh ông có quyền đó, trong thời bình chỉ Xô Viết tối cao mới có quyền đó.
Nguyên soái Kulik và tướng Rưbaltsenko bị xử bắn năm 1959. Những người còn lại ngồi tù, sau khi Stalin chết, họ được tha. Novikov và thuỷ sư đô đốc Kuznetsov được phục chức năm 1951 - 1952, và sau cái chết của Stalin họ được gỡ hết tội. Jukov được phục chức tư lệnh quân khu, năm 1952 Stalin đưa ông vào thành phần BCHTƯ. Chỉ sau tháng 3 - 1953 ông mới được gọi trở lại Moskva và được cử làm thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng.
Jukov, dễ hiểu thôi, có tinh thần thù địch với toàn bộ bộ máy an ninh. Ông bất chấp ai ra lệnh theo dõi ông, Beria, Abakumov hay Bogdan Kobulov, tất cả bọn họ đều len vào đời tư của ông. Việc nghe trộm căn hộ ông được ngừng năm 1953 sau khi Stalin chết, nhưng Khrusev phục hồi lại năm 1957, còn Brejnev tiếp tục việc nghe trộm đến tận lúc Jukov chết vào năm 1974. Thậm chí khi về hưu Jukov vẫn là mối đe dọa tiềm năng đối vối Khrusev và Brejnev, là anh hùng quân sự có thể đứng đầu phái quân đội đối lập, nếu các quân nhân đề bạt ông.
Abakumov sinh năm 1908. ông giữ chức bộ trưởng an ninh quốc gia từ 1946 đến 1951. Đó là một người đàn ông cao to với mái tóc đen và khuôn mặt đầy nghị lực. Bất kể ông không có học vấn, nhưng nhờ trí thông minh bẩm sinh và tính cách cứng rắn, ông đã leo lên đỉnh cao nhất.
Trong thời kỳ thanh lọc những năm 30 ông đã làm mình có tên tuổi dưới trướng của Bogdan Kobulov, phó của Beria. Không lâu trước chiến tranh Abakumov được thăng chức: ông trở thành thứ trưởng bộ nội vụ. Khi Mkheev, tổng cục trưởng tình báo quân đội tự vẫn trong vòng vây kẻ thù gần Kiev, Stalin thay Abakumov vào chức vụ đó khi ông mới 34 tuổi, ở cương vị mới Abakumov chịu trách nhiệm về độ tin cậy chính trị của quân đội và đấu tranh với gián điệp Đức trong lực lượng vũ trang, cùng với điều đó ông thu thập dần kinh nghiệm trong các vấn đề tình báo và phản gián. Ông ta không thể so sánh với Beria về khả năng nghiệp vụ, nhưng khả năng nắm bắt công việc làm ông nổi bật hẳn so với những quan chức văn phòng khác.