Khi học trò đã sẵn sàng, thầy giáo sẽ xuất hiện.

Ngạn ngữ cổ Trung Hoa

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 42
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 8-4:
rong công việc, mắc lỗi là điều khó tránh khỏi, cũng không thể tránh khỏi việc bị lãnh đạo phê bình. Khi bị phê bình, chúng ta nên vui vẻ, bình thản tiếp nhận, như vậy mới thể hiện thái độ trách nhiệm với công việc. Ngoài ra, khi bị phê bình, chúng ta nhất định phải tuân thủ một số nguyên tắc sau.
Nghiêm túc tiếp nhận lời phê bình
Các lãnh đạo thường không lấy việc phê bình người khác làm niềm vui cho mình. Khi phê bình, góp ý đều rất thận trọng, không ai muốn gây rắc rối với người khác.
Thông thường, khi lãnh đạo không hài lòng hoặc trách mắng nhân viên cấp dưới đều do một số nguyên nhân, điều này chứng tỏ lãnh đạo không vừa ý về một việc nào đó có liên quan đến bạn. Vì vậy, khi bị trách mắng, bạn nên nghiêm túc tiếp nhận. Bạn phải chuẩn bị tâm lí để lắng nghe lời phê bình. Nói một cách khác, khi lãnh đạo phê bình, nếu bạn không nghiêm túc tiếp nhận, không lắng nghe và không sửa đổi thì hậu quả có thể sẽ rất tồi tệ. Bởi vì sự không tiếp nhận sẽ khiến lãnh đạo cảm thấy họ không có vị trí nào trong mắt bạn.
Một nhân viên khi bị lãnh đạo trách mắng, nên cố gắng giữ tâm trạng bình tĩnh, ánh mắt nhìn thẳng vào đối phương để thể hiện sự tập trung chú ý. Nếu không sẽ khiến lãnh đạo nghĩ rằng bạn không nghiêm túc, không chú ý lắng nghe. Sau khi bị phê bình, nếu bạn hiểu ra lỗi sai của mình, tốt nhất nên lập tức nghĩ cách sửa sai, chân thành xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo. Nếu có cơ hội, sau đó hãy thể hiện lòng biết ơn với lãnh đạo.
Nếu nhân viên cấp dưới biết lắng nghe và tiếp thu, tích cực sửa sai thì đó là chuyện vui với lãnh đạo. Mặc dù bạn sai, nhưng nếu biết sửa, lãnh đạo sẽ thấy rằng có thể tha thứ cho bạn.
Không tranh luận, cãi lại khi bị phê bình
Có khi lãnh đạo sẽ công khai chỉ trích, phê bình cấp dưới trước mặt nhiều người, lúc này, cấp dưới sẽ khó tránh khỏi cảm giác khó chịu. Đặc biệt là khi bạn cảm thấy lời chỉ trích đó vô lí, bị các đồng nghiệp chứng kiến, bạn có thể sẽ mất bình tĩnh và tranh luận, cãi lại
lời phê bình của lãnh đạo. Làm vậy, thứ bạn đổi lại được có thể chỉ là sự đồng tình của đồng nghiệp, nhưng bạn sẽ để lại ấn tượng xấu gấp nhiều lần trong lãnh đạo, cuối cùng người chịu thiệt vẫn chỉ là bạn mà thôi.
Có câu nói: “Nhịn một giờ sóng yên gió lặng, lui một bước biển rộng trời cao”. Hãy coi sự trách mắng của lãnh đạo là một cơn bão, sau khi giông bão đi qua sẽ là sự bình lặng, bạn không bị thiệt hại gì, vậy thì tại sao không chịu nhịn một chút để tránh gây mâu thuẫn?
Một nhân viên phải học cách tự kiềm chế bản thân, giải quyết mọi việc bằng lí trí, nhất là khi ở trước mặt lãnh đạo. Trong tình huống đó, cho dù bạn cảm thấy rất bực bội, nhưng hãy thử nghĩ lại xem, nếu bạn cãi lại lãnh đạo, người lãnh đạo đó cũng sẽ rơi vào tình trạng bực bội tương tự. Nếu bạn có thể giữ bình tĩnh khi bị lãnh đạo phê bình hay trách mắng, có thể nói bạn là người rất lí trí. Chỉ cần vị lãnh đạo không có ý làm khó bạn, khi bình tĩnh nhất định sẽ suy nghĩ lại, và trong lòng sẽ cảm thấy áy náy.
Không nên để bụng khi bị phê bình
Nếu bạn cảm thấy bất mãn hoặc khó chịu vì bị phê bình, điều đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa bạn và lãnh đạo. Thực tế, lời trách mắng của lãnh đạo bao hàm ý nghĩa cảnh cáo, chỉ thị và cả khuyến khích, lời trách mắng của cấp trên có thể được xem là sự cổ vũ và xem trọng bạn. Khi cấp dưới bị cấp trên chê trách, nếu thể hiện thái độ không phục hoặc ấm ức để bụng thì không những không hiểu được tấm chân tình của lãnh đạo mà còn làm xấu mối quan hệ hai bên. Hãy nghĩ đơn giản, việc lãnh đạo phê bình bạn không có gì đáng ngại, chỉ là góp ý đơn giản, bạn cũng có thể nhờ vào lời phê bình đó mà sửa đổi và hoàn thiện mình, đi theo đúng đường lối của cấp trên. Nếu làm được điều này, mối quan hệ giữa bạn và lãnh đạo sẽ tốt hơn nhiều.
Không nên giải thích nhiều
Khi bị lãnh đạo phê bình, tranh luận là điều không cần thiết. Nếu mục đích của bạn chỉ là để không bị phê bình nữa thì hãy lắng nghe và tiếp thu. Là một nhân viên tốt, khi bị cấp trên chê trách, nhất định phải hiểu rõ điểm này: Lãnh đạo chỉ nhìn thấy kết quả, không muốn nghe bạn nói về quá trình đạt được kết quả đó.
Đối với nhân viên cấp dưới, không viện lí do chính là chấp hành. Cho dù làm việc gì đều phải nhớ trách nhiệm của mình. Cho dù ở vị trí nào, cũng phải có trách nhiệm với công việc. Công việc là thứ phải chấp hành vô điều kiện.
Đương nhiên, cũng có trường hợp bạn thật sự bị “oan”. Lúc này bạn nên xử sự thế nào? Nếu bạn cho rằng bản thân thực sự không cần thiết phải tiếp nhận phê bình, có thể thể hiện thái độ lấy làm tiếc, nhưng điều này hoàn toàn không giống nhận lỗi, mà chỉ là phép lịch sự cho thấy bạn là người có văn hóa và biết cảm thông, tha thứ cho người khác. Ngoài ra, bạn có thể tìm cơ hội bày tỏ, nhưng phải nói đến nơi đến chốn. Thời gian có thể chứng minh tất cả, cố gắng có thể mang lại sự thay đổi. Người nhân viên thông minh sẽ không rối trí khi bị cấp trên phê bình, mà sẽ giữ được bình tĩnh. Khi bị phê bình, chỉ cần khéo léo giải quyết bằng lí trí, đó có thể sẽ chính là cơ hội cho bạn tiến bộ.
Tỏ thái độ thành khẩn khi bị phê bình
Khi bị phê bình hoặc bị lãnh đạo chỉ ra lỗi sai, rất ít người cho rằng 100% là lỗi của mình. Ví dụ, khi lãnh đạo yêu cầu bạn làm một bảng giá, xuất hiện lỗi tính toán sai, đây rõ ràng là lỗi của bạn, nhưng hầu hết mọi người đều tìm lí do biện minh, như “Do bị giục gấp quá nên tính toán bị sai”, “Tôi đã định kiểm tra rồi nhưng quản lí lại mang đi mất”, “Lẽ ra không nên để tôi làm công việc này”... Lỗi sai thuộc về bản thân, nhưng con người luôn đổ lỗi cho lí do khách quan, điều này chỉ khiến bạn bị mất lòng tin và chứng tỏ bạn thiếu trách nhiệm trong công việc. Kể cả đối phương nêu ý kiến không đúng, nhưng đó là thiện ý muốn tốt cho bạn thì cũng nên nhẫn nhịn, thành khẩn chấp nhận. Sẽ không có gì bất lợi cho một người biết nhẫn nhịn.
Nhẫn nhịn ngoài mặt nhưng trong lòng phản đối, điều này cũng không đúng. Hãy khống chế tâm lí muốn phản bác, thể hiện thái độ thành khẩn và nói: “Tôi rất xin lỗi” hoặc “Tôi sẽ chú ý hơn”, điều này sẽ quyết định mối quan hệ của bạn với mọi người sau này có tốt đẹp hay không. Nếu bạn có thể thành thật xin lỗi, đối phương sẽ bỏ qua cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn tỏ thái độ không vui hoặc phản ứng tiêu cực trước lời nhắc nhở hoặc phê bình, quan hệ giữa hai bên sẽ gặp chướng ngại. Thái độ đó sẽ không mang lại điều gì tốt đẹp cho việc phát triển sự nghiệp của bạn.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ