The walls of books around him, dense with the past, formed a kind of insulation against the present world and its disasters.

Ross MacDonald

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 42
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 7-3: Kĩ Năng Trả Lời Câu Hỏi Thường Gặp Trong Phỏng Vấn Xin Việc
ách thức và trình tự phỏng vấn của mỗi công ty là không giống nhau, phong cách của người phỏng vấn cũng đa dạng, câu hỏi phỏng vấn cũng khác nhau. Thế nhưng có một số câu hỏi mà người phỏng vấn thường thích hỏi, do đó các ứng viên nên chuẩn bị trước câu trả lời cho những câu hỏi sau.
(1) Tại sao lại xin ứng tuyển vào công việc này?
“Tôi xin công việc này, bởi tôi tin mình có thể cống hiến cho sự phát triển của công ty, đồng thời, tôi cũng tin quý công ty sẽ cho tôi một vị trí xứng đáng. Tôi có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, hơn nữa năng lực của tôi khiến tôi tin rằng tôi có thể làm tốt công việc này”.
Đương nhiên, tình hình của mỗi công ty là khác nhau, khi gặp câu hỏi kiểu này, phải linh hoạt thay đổi theo tình hình thực tế, nói khéo léo để tạo ấn tượng tốt đẹp với người phỏng vấn.
(2) Anh/chị hiểu biết gì về công ty chúng tôi?
Trước khi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu về công ty nơi mình xin vào, khi gặp câu hỏi này, ít nhất bạn phải trả lời được một số nội dung sau: Công ty hoạt động trong lĩnh vực gì, có công ty con không, có bao nhiêu chi nhánh, có bao nhiêu nhân viên, lợi nhuận hàng năm và địa vị so với các công ty khác cùng ngành. Ngoài ra, bạn còn phải tìm hiểu về một số thành tựu của công ty, điều này sẽ dễ tạo thiện cảm cho người phỏng vấn.
(3) Bạn đã học những môn gì?
Hãy liệt kê một vài môn học, trong đó có môn học liên quan tới vị trí công việc bạn đang xin vào, đồng thời phải nói rõ chuyên môn cơ bản. Ví dụ: máy tính, sử dụng máy tính hiện đại đã trở thành kĩ năng cơ bản của các ứng viên nên bạn phải nhắc tới. Nhưng nếu công việc của bạn không liên quan trực tiếp tới máy tính, thì bạn không cần phải nói rõ khả năng sử dụng máy tính của mình, chỉ cần nói rõ bạn có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng công việc là đủ.
(4) Bạn có muốn có sự nghiệp riêng không?
Đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Nếu bạn trả lời có muốn thì
nhất định phải cẩn thận, câu hỏi tiếp theo sẽ là: “Vậy tại sao bạn không làm?” Bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi liên quan.
(5) Bạn có kinh nghiệm gì về công việc này?
Đây là cơ hội tốt để thể hiện tài năng của bạn. Nhưng trước khi trả lời, phải xác định rõ ràng nói gì là quan trọng nhất. Nếu bạn không biết mình sẽ phải đối mặt với điều gì trong giai đoạn đầu của công việc, bạn nên hỏi. Sự suy nghĩ cẩn thận và năng lực phân tích của bạn sẽ được tôn trọng, thông tin bạn có được sẽ tự nhiên giúp bạn mạnh dạn trả lời câu hỏi. Nhưng khi nói về những thành tựu đã đạt được, bạn nên khiêm tốn, tuyệt đối không khoa trương.
(6) Ngoài tiền lương, loại phúc lợi nào bạn quan tâm nhất?
Hãy thành thật, nếu chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi phỏng vấn, bạn sẽ biết công ty tuyển dụng có những chế độ gì, hãy trả lời với nội dung phù hợp nhất so với những gì họ có thể cho bạn.
(7) Bạn có những sở thích gì?
Câu hỏi này mới nghe có vẻ đơn giản nhưng lại ẩn chứa hàm ý sâu xa, qua câu hỏi này, người phỏng vấn sẽ biết được liệu sở thích của bạn có làm ảnh hưởng tới công việc hay không. Bạn có thể trả lời “Tôi thích đá bóng vào ngày nghỉ, thích xem phim nhưng chưa bao giờ làm ảnh hưởng đến công việc”, hãy trình bày rõ lập trường của mình.
(8) Bạn cho rằng khuyết điểm lớn nhất của mình là gì?
Khi trả lời câu hỏi này, tuyệt đối không nên tỏ ra thông minh mà nói rằng: “Khuyết điểm lớn nhất của tôi là cầu toàn”. Nhiều người cho rằng câu trả lời như vậy sẽ thể hiện mình xuất sắc, nhưng trên thực tế, câu trả lời đó sẽ đẩy bạn vào tình trạng nguy hiểm. Ai cũng có khuyết điểm, điều này chúng ta đều rõ. Khi bị hỏi câu hỏi này, bạn sẽ phải nói ra một vài khuyết điểm của mình, nhưng phải chú ý lựa chọn những khuyết điểm không ảnh hưởng tới công việc trong tương lai.
(9) Bạn sẽ cư xử thế nào với cấp trên?
“Điều tôi coi trọng là hiệu quả công việc. Tôi có khả năng giao tiếp tốt, có thể tạo mối quan hệ với bất cứ ai.” Câu trả lời của bạn phải tập trung khẳng định bạn có khả năng giao tiếp tốt, cởi mở, trong quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, lấy lợi ích của công ty làm nguyên tắc, tuyệt đối không tính toán những vấn đề cá nhân.
(10) Nếu vị trí công việc có sự thay đổi, bạn được sắp xếp làm công việc không như nguyện vọng ban đầu thì bạn có đồng ý không?
“Tôi sẽ cảm thấy tiếc, nhưng tôi sẽ vẫn vui vẻ tuân thủ theo sự sắp xếp của công ty. Tôi hiểu cơ bản về tác phong làm việc và lĩnh vực phát triển của công ty nên mới muốn xin vào, vì thế cho dù làm công việc nào tôi cũng sẽ cố gắng để có thể học thêm nhiều kiến thức.
Đương nhiên, nếu sau này có cơ hội thích hợp được làm công việc như mong đợi, tôi sẽ rất vui.” Không có gì là tuyệt đối, nếu bạn cảm thấy sự sắp xếp công việc không phù hợp với bạn, bạn có thể nhẹ nhàng trình bày ý kiến của mình để đối phương hiểu bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí họ đang tuyển dụng.
(11) Với trình độ hiện tại của bạn, bạn có thể tìm việc ở một công ty tốt hơn?
“Không nhất thiết như vậy. Có thể tôi sẽ tìm được một công ty khác tốt hơn công ty này, nhưng công ty đó lại không chú trọng bồi dưỡng nhân tài, cơ hội cũng không nhiều như công ty mình. Hoặc cũng có thể tôi không tìm được công ty tốt hơn, tôi nghĩ mình nên trân trọng những gì mình đang có.”
Đặc điểm của câu hỏi loại này là người phỏng vấn thường đặt ra các điều kiện giả thiết và yêu cầu ứng viên trả lời. Có lúc, dù trả lời thế nào cũng đều không ổn, khi đó bạn nên trả lời bằng ngôn ngữ chung chung.
(12) Nếu một công ty khác cũng nhận bạn vào làm, bạn sẽ lựa chọn thế nào?
“Đương nhiên tôi hi vọng được làm việc ở công ty mình. Tôi tìm hiểu về công ty đã lâu, nếu có được cơ hội, tôi nhất định sẽ không bỏ qua.”
Khi chưa có lựa chọn cuối cùng, việc trả lời câu hỏi này là tương
đối khó, lúc này bạn tuyệt đối không được tỏ ra do dự, hãy nhấn mạnh sự nhiệt tình và mong muốn được vào làm việc cho công ty mà bạn đang tham gia phỏng vấn.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ