My test of a good novel is dreading to begin the last chapter.

Thomas Helm

 
 
 
 
 
Tác giả: Trác Nhã
Biên tập: Vô Tranh
Upload bìa: Vô Tranh
Số chương: 125 - chưa đầy đủ
Phí download: 10 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 42
Cập nhật: 2021-09-03 20:50:39 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 1-4: Hãy Nói Để Người Khác Hiểu
rong giao tiếp và trong cuộc sống hằng ngày, việc lỡ lời là điều khó tránh khỏi. Có rất nhiều nguyên nhân gây lỡ lời, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do mục đích thiếu rõ ràng, lời nói ra khiến người khác không thể hiểu.
Nói chuyện không chỉ là một nhu cầu xã giao, cũng không chỉ để mọi người quen biết và hiểu nhau, mà còn là cách để chúng ta truyền đạt ý thức và tư tưởng. Vì vậy, khi nói chuyện, đầu tiên phải xác định rõ mục đích, nói rõ ràng để người đối diện nghe và hiểu.
Tại sao cần phải nói chuyện?
Truyền đạt thông tin hoặc tri thức. Ví dụ như dạy học, đưa tin, giới thiệu sản phẩm…
Thu hút sự chú ý và hứng thú của người khác. Trò chuyện phần nhiều đều xuất phát từ mục đích xã giao, hoặc để tiếp xúc và giao tiếp với mọi người, để khẳng định sự tồn tại của bản thân hoặc để làm hài lòng người khác. Ví dụ như chào hỏi, chúc mừng, đặt câu hỏi, hướng dẫn du lịch, thuyết trình, dẫn chương trình…
Khuyến khích hoặc cổ vũ, củng cố niềm tin, động viên tinh thần, đôi lúc còn yêu cầu cả hành động phản ứng. Ví dụ như tán dương, tuyên truyền quảng cáo, đàm phán, yêu cầu, phỏng vấn xin việc, diễn thuyết trong các buổi lễ tốt nghiệp hay lễ kỉ niệm, phát biểu trong hoạt động chúc mừng.
Giành được niềm tin và sự thấu hiểu. Ví dụ như tâm sự, tìm kiếm sự ủng hộ, trò chuyện tình yêu… Chủ yếu nhằm mục đích giao lưu tình cảm, tăng cường hữu nghị và làm bền chặt các mối quan hệ.
Thuyết phục hoặc khuyên nhủ như đàm phán, phê bình, biện hộ, diễn thuyết tranh cử hoặc đưa ra ý kiến. Nhằm mục đích thay đổi quan niệm của người đối diện hoặc ngăn cản họ làm điều gì đó.
Tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp, hiểu rõ mục đích giao tiếp là điều kiện đầu tiên để đạt được thành công. Có mục đích rõ ràng, việc nói chuyện, xã giao sẽ đạt được hiệu quả tốt đẹp, thậm chí còn có thể giúp người nói vượt qua mọi khó khăn, rắc rối.
Chỉ có hiểu rõ mục đích thì chúng ta mới biết được phải chuẩn bị
tư liệu và đề tài gì, phải dùng cách nói thế nào với những kĩ năng gì trong cuộc trò chuyện. Còn nếu không xác định rõ mục đích thì cho dù có nói năng lưu loát, người đối diện cũng sẽ không thể hiểu bạn muốn truyền tải nội dung gì.
Do đó, trước mỗi lần mở lời, mọi người nên tự hỏi mình: Tại sao lại phải nói như vậy? Mình muốn diễn đạt điều gì? Tại sao lại phải nói? Hãy đoán trước những kết quả tốt đẹp, lấy đó làm mục tiêu để cố gắng.
Ngôn ngữ diễn đạt phải rõ ràng
Xã hội ngày nay phát triển rất nhanh, có nhiều điều tốt đẹp để những người trẻ tuổi theo đuổi, đặc biệt trong lĩnh vực ngôn ngữ. Thời đại phổ cập internet, đó là nơi ra đời của rất nhiều từ lóng mới thông dụng trong giới trẻ, thậm chí cả những từ và chữ mới. Khi trò chuyện trên mạng, mọi người thường dùng những từ này, tuy nhiên, chúng lại không phải ngôn ngữ được sử dụng trong sách vở nên không thể dùng bừa. Trong một số sự kiện quan trọng, hoặc khi phải nói chuyện với lãnh đạo hay người lớn tuổi thì không nên sử dụng từ lóng để tránh khiến người đối diện không hiểu bạn đang nói gì và dễ gây hiểu nhầm.
Cũng không thể không nhắc đến từ địa phương. Mặc dù thanh niên ngày nay đều biết nói tiếng phổ thông và ít dùng ngôn ngữ địa phương, nhưng vẫn có những bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người mới từ nông thôn ra thành phố lập nghiệp còn sử dụng nhiều từ địa phương. Nhất định phải sớm học tiếng phổ thông để tránh bị hiểu nhầm.
Ông bố vợ người Quảng vào thăm con gái lấy chồng ở Sài Gòn.
Một hôm ông nói với chàng rể:
-Ngày mai con đưa ba đi Sở Thú chơi nhé! Người con rể bận công chuyện nên trả lời:
-Mai ạ? Con kẹt, ba bảo vợ con đưa đi. Tức thì người bố vợ hùng hổ:
-Tổ cha mày, mày không đưa tao đi thì thôi, tại sao lại chửi tao?
-!!!!!
Thì ra từ “con kẹt” của người miền Nam lại là tiếng chửi thề của người Quảng. Như vậy, khi nói chuyện, nhất định phải nói rõ, chính xác, học nói tiếng phổ thông, dùng từ rõ ràng để người đối diện có thể hiểu lời bạn nói.
Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ - Trác Nhã Khéo Ăn Nói Sẽ Có Được Thiên Hạ