Vẻ hào nhoáng sang trọng là thứ mà mọi người luôn ao ước, nhưng chính sự trưởng thành trong khó khăn mới thực sự làm người ta ngưỡng mộ.

Francis Bacon

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 490 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
au khi thi và trượt gần chục công ty, cuối cùng, Nguyễn Vũ – tác giả bài viết này đã được tuyển vào làm việc ở vị trí Kiểm toán viên tại KPMG – một công ty có tầm vóc toàn cầu về kiểm toán và tư vấn tài chính, với trụ sở trên 140 quốc gia và số lượng nhân viên trên 130 nghìn người. Anh đồng ý chia sẻ với VietnamWorks kinh nghiệm tìm việc của mình.
Theo Nguyễn Vũ, bài viết này được thực hiện với mong muốn mang đến một cái nhìn thực tế về quá trình xin việc làm trong lĩnh vực tài chính ở London. Người viết không có ý đưa ra những tư vấn nghề nghiệp mà chỉ đơn thuần chia sẻ lại những trải nghiệm của bản thân trong hơn ba năm qua. Qua đó, các bạn trẻ đang ấp ủ ước mơ được vào làm việc ở những tập đoàn đa quốc gia có thêm thông tin cũng như động lực để phấn đấu.
Tổng quan
London là một trong ba trung tâm tài chính lớn nhất thế giới cùng với New York và Tokyo. Chính vì vậy, thị trường việc làm ở đây luôn luôn sôi động, và mức độ cạnh tranh cũng thuộc hàng gay gắt nhất. Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng “học gì làm nấy”, đối với các nhà tuyển dụng thì những năm đại học chỉ có ý nghĩa đào tạo cho bạn hướng suy nghĩ, cách làm việc và khả năng giao tiếp. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một người học Lịch sử nhưng đi làm Bảo hiểm, một người học Vật Lý nhưng đi làm Môi giới Chứng khoán hay một người học Ngôn Ngữ nhưng đi làm Kiểm toán. Trong suy nghĩ của nhà tuyển dụng, kiến thức sẵn có của bạn không quan trọng bằng những gì bạn có thể học được trong tương lai.
Xin việc ở London chia làm 2 nhóm: xin làm chính thức (permanent hay còn gọi là graduate job) và xin làm tập sự (internship hay industry placement). Bài viết này sẽ tập trung vào quá trình xin việc chính thức.
Khởi động – CV 1 trang
Ở London, mùa tuyển dụng cho một năm bắt đầu từ đầu tháng 9 năm trước và thường kéo dài đến cuối tháng 2 năm đó. Hằng năm có tới hàng triệu người đến London xin việc, từ sinh viên mới tốt nghiệp cho đến những người đã có kinh nghiệm. Dễ dàng nhận thấy rằng, một bản CV (Lý lịch Cá nhân) được viết tốt sẽ mở những cánh cửa cơ hội đầu tiên cho việc làm tương lai.
Có một qui tắc quan trọng nên ghi nhớ khi soạn CV xin việc ở London: đó là 1 trang và chỉ 1 trang mà thôi. Ngoại trừ những trường hợp cực kì đặc biệt nếu bạn có quá nhiều thành tích trong quá khứ, đối với tuyệt đại đa số chúng ta thì 1 trang CV là quá đủ. Bạn nên nhớ rằng nhà tuyển dụng phải duyệt không dưới một chục ngàn CV xin việc, mỗi CV sẽ được ngó đến trong khoảng 30 giây, vì thế những CV nào dài dòng sẽ bị loại không thương tiếc. Cụ thể và ngắn gọn là hai kĩ năng đầu tiên bạn cần có.
Vì sự chuẩn hóa của CV, nhiều nhà tuyển dụng còn yêu cầu bạn viết Cover Letter (Thư giới thiệu bản thân). Văn bản này chủ yếu để giải thích lí do bạn chọn công ty đó, trình bày rõ hơn những điều bạn chưa thể đề cập trong CV hoặc cung cấp thêm những thông tin bạn cho rằng sẽ có ích cho quá trình xin việc. Cover Letter cũng có chung một nguyên tắc bất di bất dịch như CV: chỉ 1 trang mà thôi!
Vượt chướng ngại vật – Work Permit, Application Form và Online Test
Chướng ngại vật đầu tiên đối với người Việt Nam khi xin việc ở Anh là Work Permit (Giấy phép lao động). Tất cả cá nhân không phải công dân EU đều cần có giấy phép này mới được làm việc ở Anh. Trong tuyệt đại đa số các trường hợp, công ty nhận bạn vào làm cũng chính là đơn vị đứng ra xin và thanh toán chi phí cho Work Permit. Đây là một quá trình tốn kém cả thời gian và tiền bạc nên các công ty phần lớn đều tránh tuyển nhân viên không thuộc EU. Chính vì thế, bạn cần tìm hiểu cho thật chắc chắn công ty mình đang xin vào có hỗ trợ việc Work Permit hay không. Một điều may mắn là đa số các công ty lớn đều có dịch vụ này, nhưng cũng chính vì thế mà sự cạnh tranh càng gay gắt hơn.
Chướng ngại vật tiếp theo là Application Form (Hồ sơ ứng tuyển). Bởi sự hạn chế về nội dung của CV và Cover Letter, đa số các công ty ở London đều yêu cầu bạn điền Application Form theo mẫu của riêng họ và việc này được thực hiện hoàn toàn trực tuyến. Bạn tạo một tài khoản của riêng mình trên trang chủ công ty và sau đó chỉnh sửa Application Form đến khi ưng ý rồi mới nộp. Bạn thường được yêu cầu viết từ một đến ba bài luận, với những chủ đề khá phổ biến như: “Tại sao bạn chọn ngành này”, “Bạn có dự tính gì trong mười năm tới”, hay “Tham vọng của bạn trong nghề nghiệp là gì”...
Nếu bạn vượt qua vòng Application Form, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu bạn làm Online Test (Trắc nghiệm trực tuyến). Đây là những bài kiểm tra giúp nhà tuyển đánh giá khả năng tính toán, phân tích số liệu và ngôn ngữ của bạn. Trong đa số các trường hợp, bạn sẽ phải làm 2 bài: Numerical Test (Số liệu) và Verbal Test (Ngôn ngữ), mối bài có khoảng 20 - 30 câu hỏi theo dạng multiple choice (lựa chọn) và kéo dài trong 20 phút. Thông thường bạn cần khoảng 75% số điểm nếu muốn đi tiếp.
Sau khi đạt yêu cầu về Online Test, bạn sẽ được mời tham dự Interview (Phỏng vấn). Kể từ đây trở đi, bộ phận Human Resources (HR – Quản lí nhân sự) sẽ có rất ít tác động đến kết quả tuyển dụng. Người phỏng vấn bạn sẽ thường là manager (Quản lí) trong bộ phận mà bạn xin làm. Điều họ muốn biết là kiến thức chung của bạn về thị trường và ngành nghề đã chọn, khả năng phân tích giải quyết tình huống và các kĩ năng cá nhân. Một buổi phỏng vấn thường kéo dài một tiếng đồng hồ, và bạn phải trải qua ít nhất hai lần phỏng vấn trước khi được qua vòng kế tiếp.
Hết phần 1.
Bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như thế nào, bạn ứng xử trong cuộc phỏng vấn ra sao, nếu lọt qua buổi phỏng vấn, bạn sẽ đối mặt với những chướng ngại gì phía trước…? Mời các bạn đón theo dõi phần 2 bài “Xin việc ở London” với những kinh nghiệm thực tế lý thú và bổ ích được Nguyễn Vũ tận tình chia sẻ.
Xin việc ở London (phần 1) Xin việc ở London (phần 1) - Sưu Tầm