We read to know we are not alone.

C.S. Lewis

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 902 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
enny, một chuyên gia về quan hệ cộng đồng nhớ lại kinh nghiệm đau buồn nhất của mình “ Công việc của tôi là thuyết phục các nhà báo tại tòa soạn địa phương viết nên câu chuyện về sự kiện từ thiện của một khách hàng. Tôi gọi điện thoại cho người phóng viên đầu tiên trong danh sách và thật sự bị sốc”
"Nhìn này," anh ta hét lên và cắt ngang lời tôi “Có biết bao sự kiện từ thiện khốn kiếp diễn ra trong thành phố này hàng tuần. Tại sao cô lại làm phiền tôi hả?”
Tôi bắy đầu cảm thấy mình như một kẻ ngốc và nói lắp “Tuy nhiên, sự kiện từ thiện này nhằm mục đích gây quỹ cho những bệnh nhân ung thư phổi”.
"Rảnh hơi," anh ta nói và gác máy.
"Tôi biết anh ta chỉ là một kẻ ngu ngốc, tuy nhiên tôi không thể gọi cho bất kỳ ai vào buổi chiều hôm ấy. Tôi cảm thấy hoàn toàn tê liệt.”
Dù bạn đang muốn có một buổi giới thiệu sản phẩm hiệu quả hay tìm kiếm cuộc phỏng vấn thành công cho công việc mới, trường hợp như Penny không phải là điều hiếm xảy ra.
Điều gì làm chúng ta xuống tinh thần?
Cảm giá xuống tinh thần bắt đầu như một con ruồi trong dạ dày nhưng sau đó lại hoá thành một quả đấm trước mặt. Như một quả bóng bì xì hơi, trạng thái tinh thần của chúng ta chùng xuống trong vài giây. Chúng ta trở nên nhút nhát và đánh mất khả năng cảm soát các sức mạnh bên trong.
Chúng ta thường xuống tinh thần khi bị ai đó chỉ trích hay nhìn nhận sai về mình. Tuy nhiên, sự biểu hiện lại rất khác nhau giữa mọi người.
Điều gì làm cho hầu hết chúng ta xuống tinh thần? Thường, nó là sự kết hợp của các yếu tố sau:
Nỗi sợ bị từ chối
Carole, 38 tuổi, thừa nhận, "Tôi là người ưa hoà thuận, tôi không thích làm cho bất kỳ ai thất vọng.” Carole không nhận rằng nhiều người “dễ dàng thất vọng” đã tận dụng điểm này để kiểm soát cô ta. Cô ta đã hiểu sai về cơn giận dữ của người khác và xem đây là sự xúc phạm đến mình. Nếu bạn tin rằng bạn không đòi quyền lợi bản thân chỉ vì điều này có thể khiến một ai đó không vui vẻ, bạn đang tránh sự đối đầu và làm giảm đi sức mạnh cá nhân.
Ý thức trách nhiệm quá nhiều
Một vài người lại rất quan tâm đến cảm xúc của người khác: “tôi cược là cô ta sẽ vô cùng thất vọng, tôi tự hỏi chắc là vì tôi không gọi lại cho cô ta“ hay ”Anh ta dường như đang buồn bã, có lẽ tôi nên quên đi việc hỏi về chương trình phần mềm mới.”
Khi bạn để ý đến cảm xúc của người khác quá nhiều, bạn sẽ xao lãng các mục tiêu. Việc chú tâm làm hài lòng mọi người xung quang sẽ khiến bạn xuống tinh thần.
Nỗi sợ phải độc lập trong tình cảm
Một người đã từng là nạn nhân của hội chứng này cho biết “Mọi người trong gia đình tôi đều cảm thấy thật vọng về một điều gì đó. Nếu bạn hành động như thể bạn tin vào chính mình, mọi người sẽ nghĩ bạn đang dối trá và cách bạn lôi cuốn sự chú ý là giả vờ tỏ ra buồn bã. Nếu bạn tin rằng sẽ có được điều mình mong muốn bằng cách thể hiện rằng mọi người đã làm tổn thương đến bạn, bạn sẽ bị ngăn cản ngay lập tức ngay cả khi chưa mở lời”
Nỗi sợ bị mất đi các mối quan hệ
Bạn có tin rằng nếu bạn bộc lộ thẳng thắn các cảm giác và ước muốn của mình, không một ai có thể chấp nhận bạn sao? Bạn càng che giấu bản thân, mọi người càng xa lánh bạn. Bạn sẽ không bao giờ có được sức mạnh trong các mối quan hệ nếu nỗi sợ này luôn giữ bạn ở tư thế tự vệ.
Nỗi sợ thay đổi
Khi bạn cảm thấy bất lực vì không thể dụng sức mạnh cá nhân của mình, những phản hồi mà bạn nhận được từ người khác- thường là những ai lợi dụng yếu điểm này- là hoàn toàn toàn tiêu cực. Để xoá đi điều này, bạn cần phải học cách làm việc tập thể. Bạn càng nâng cao được lòng tự trọng, nỗi sợ thay đổi sẽ càng ít đi.
Nếu bạn cảm thấy dễ bị xuống tinh thần bởi người khác, những lời khuyên sau sẽ vô cùng hữu ích:
Liệt kê các mặt tích cực và tiêu cực
Bạn nghĩ điều gì mình sẽ đạtt được khi từ bỏ sức mạnh đối với người khác? “Nếu tôi không đối đầu với anh ta, anh ta sẽ thích tôi; nếu tôi kể cho cô ta nghe về suy nghĩ của mình, mọi thứ sẽ tệ hại hơn; nếu tôi quá tự cao, mọi người sẽ ghét tôi.”
Hãy tự hỏi liệu bạn có thể đạt được các mục tiêu qua cách ứng xử hiện tại không. Một nữ nhân viên đã thực hiện bài tập này cho biết rằng mục đích đè nén các cảm xúc của cô ta là nhằm xây dựng lòng tin nơi cấp trên. Sau đó, cô ta nhìn vào những người thăng tiến gần đây trong công ty và phát hiện phẩm chất của họ hoàn toàn khác hẳn mình. Họ đã phạm sai lầm. Họ đã tranh cãi với ông chủ vài lần. Họ luôn là chính mình và vì thế họ đã thành công.
Hình dung
Công cụ tốt nhất để xây dựng sức mạnh các nhân là tận dụng các kinh nghiệm hữu ích trong quá khứ. Hãy lưu các thành công của bạn trong một quyển sổ nào đó. Không cần phải là những điều to lớn, chúng chỉ đơn giản là những giây phút bạn cảm thấy hài lòng về chính mình. Viễn cảnh cho các thành công trong tương lai sẽ được vẽ nên từ chính những cảm giác này.
Tìm thấy các sợi dây liên kết tình cảm
Những người dễ dàng xuống tinh thần thường có một điểm chung: họ không cảm thấy được ủng hộ, cho rằng các suy nghĩ và hành động của bản thân là không quan trọng và bị tác động bởi gai đình, thầy cô và những người chủ ban đầu. Vì thế, họ liên kết các sức mạnh các nhân với sự xấu hổ và nỗi sợ hãi. Nếu bạn mỉm cười hay đỏ mặt khi đối điện với ai đó làm bạn giận dữ, nỗi xấu hổ đang xâm chiếm bạn.
Hãy xoá đi nỗi xấu hỗ ấy hay đặt nó vào chính người đối đầu với bạn. Bạn không cần phải viết thư hay gửi mail. Bộc lộ tất cả các cảm xúc là cách tốt nhất để không còn ai dám đùa cợt với sức mạnh cá nhân của bạn nữa.
Có thể bạn đã trưởng thành trong một môi trường có tác động xấu đối với lòng tự trọng. Tuy nhiên, sức mạnh cá nhân là tố chất có thể được phát triển. Hãy nhớ rằng khi không làm chủ được chính mình, bạn đang trao sức mạnh cho người khác. “Không ai có thể khiến bạn cảm thấy thấp hèn nếu bạn không cho phép.”
Eleanor Roosevelt
Xây dựng sức mạnh cá nhân Xây dựng sức mạnh cá nhân - Cẩm Nang Nghề Nghiệp