Having your book turned into a movie is like seeing your oxen turned into bouillon cubes.

John LeCarre

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 486 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ạn đã quyết định bước vào công cuộc tìm kiếm việc làm cho mình – với tất cả sự quyết tâm và một kế hoạch cụ thể. Sẽ chẳng bao giờ là vô ích khi bạn biết mình đang tìm kiếm những gì, tìm ở đâu, và làm thế nào để đạt được điều mình muốn…. Nhưng sau đó, khi bạn bắt đầu nộp hồ sơ và gặp phải rào cản nào đó thì sao? Có thể bạn có hiểu rõ quá trình làm việc của mình, về nơi mà bạn đã từng làm việc, bản chất của công việc mình đang làm nhưng có thể bạn vẫn chưa biết cách để chứng minh được vì sao bạn phù hợp với công việc của mình.
Sau đây là một số cách giúp bạn xác định những kỹ năng nghề nghiệp cho mình, để các ông chủ có thể chú ý tới bạn
Nghĩ về những kỹ năng trước đây của mình.
Khi bắt đầu tìm một công việc mới, bạn sẽ rất dễ tìm một việc có “họ hàng” với công việc gần đây nhất của mình, những yêu cầu, những kỹ năng của công việc mới sẽ gần như nhau. Nhưng, để có được nhiều kinh nghiệm nhất từ công việc của mình, bạn cần có sự phân tích, xem xét từng kỹ năng cụ thể mà bạn đã từng sử dụng trong công việc của mình trước đây. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt khi nhớ lại những kỹ năng này, nhưng điều này sẽ có nhiều tác dụng hơn bạn tưởng khi bắt đầu làm một công việc mới.
Xác nhận những kỹ năng bạn đang có.
Điều quan trọng không chỉ là là xem xét đến những kỹ năng liên quan đến công việc, mà còn là khả năng tự quản lý và sự linh hoạt trong công việc. Bạn cũng sẽ muốn mở rộng phạm vi những kỹ năng mà mình thông thạo, vì vậy những kinh nghiệm sống của bạn cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tích lũy những kỹ năng của mình, nói cách khác: kỹ năng nghề nghiệp mà bạn có được phần lớn bắt đầu từ kinh nghiệm sống của chính bạn. Ví dụ như đi du lịch, lập kế hoạch cho đám cưới của mình, nuôi dạy con cái, … tất cả những kinh nghiệm này đều có thể ứng dụng trong quá trình tìm kiếm việc làm.
Xem xét đến những tính cách cá nhân của bạn.
Sau khi bạn đã xác định một loạt các kỹ năng, hãy suy nghĩ đến những tích cách của bản thân mà bạn chưa nhận thức rõ. Ví dụ, bạn chưa nhạy cảm trước những thay đổi, bạn còn bị động trong việc ứng phó với các tình huống, bạn chưa biết được mình muốn gì … và một số ưu điểm khác như: có thể nói chuyện tự tin trước đám đông, hay bạn có năng khiếu ngoại ngữ …. Hãy thể hiện cho những “ông chủ” tương lai của mình thấy được điều đó, để họ thấy được: Bạn là một ứng viên đầy tiềm năng.
Thường xuyên cập nhật xu hướng nghề nghiệp.
Trừ phi bạn đang làm việc trong lĩnh vực nhân sự: có nhiều cơ hội để tiếp xúc với các thông tin tuyển dụng, cũng như những kiến thức về tư vấn nghề nghiệp. Còn không, bạn sẽ phải tự tìm hiểu nghiên cứu về những việc này. Hãy liên hệ với các trung tâm tuyển dụng, tận dụng những mối quan hệ mà bạn có và nhất là nguồn tin không lồ từ mạng Internet để cập nhật các thông tin về nghề nghiệp.
Xác định điểm nổi bật nhất của bạn.
Sẽ rất khó để nhận ra bạn, khả năng của bạn giữa rất nhiều ứng viên đầy tiềm năng khác. Làm thế nào để nhà tuyển dụng nhận ngay ra bạn? Hãy lên danh sách những kỹ năng tốt nhất của mình, chọn ra một điều đặc biệt nhất và bạn cũng tự tin với nó nhất, cố gắng chọn một kỹ năng khác với mọi người nhất trong danh sách ấy. Việc này không chỉ làm cho bạn hiểu rõ giá trị của bản thân mình hơn mà còn rất có ích để bạn cạnh tranh với các đối thủ khác.
Chọn mục tiêu phù hợp với kỹ năng nổi bật của mình.
Khi bạn đã tập hợp được một danh sách ngắn gọn, rõ ràng những kỹ năng nghề nghiệp của mình, bước tiếp theo là phải tạo sự liên kết giữa kỹ năng này và các yêu cầu của nhà tuyển dụng bằng cách hãy cho họ thấy được danh sách ấy. Biết được những gì nhà tuyển dụng tìm kiếm và cung cấp (đáp ứng) cho họ là sự lựa chọn thông minh của bạn và bạn cũng sẽ có một khởi điểm tốt cho sự nghiệp của mình
Tạo một “bản đồ” kinh nghiệm.
Để có được những hình ảnh sống động về những kỹ năng nghề nghiệp của bạn, hãy tạo cho mình một bản đồ sắp xếp các kinh nghiệm mà bạn đã có. “Bản đồ” này sẽ hiển thị tất cả những kỹ năng chuyên môn, những thông tin ghi chú bổ sung, công việc cụ thể bạn đã từng trải qua … Tất cả các thông tin này cần được thể hiện rõ ràng và đẹp mắt để nhà tuyển dụng có thể thấy ngay được bạn đang có những kỹ năng gì, để họ thấy được bạn thực sự là một ứng viên tiềm năng mà họ đang tìm kiếm.
Theo HrVietnam
Xác định kỹ năng nghề nghiệp như thế nào? Xác định kỹ năng nghề nghiệp như thế nào? - Cẩm Nang Nghề Nghiệp