Ancient lovers believed a kiss would literally unite their souls, because the spirit was said to be carried in one’s breath.

Eve Glicksman

 
 
 
 
 
Tác giả: Tú Gàn
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: NGUY MIN GIA
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 2
Cập nhật: 2022-09-27 21:42:15 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ụ Tướng Nguyễn Bình
Tú Gàn
Nhật báo Nhân Dân ở Hà Nội số 347 ra ngày 7.3.2000 có đăng một bản tin dưới đầu đề “Tìm thấy hài cốt Tướng Nguyễn Bình” nguyên văn như sau: “Ðảng ủy Quân sự Trung ương - Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Thành ủy, UBND TP Hồ Chí Minh và gia đình báo tin:
Liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình, nguyên Chỉ huy Chiến khu Ðông Triều, Khu trưởng Khu 7, Tư lệnh chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Nam Bộ (Tư lệnh Nam Bộ); sinh năm 1908; quê quán xã Tịnh Tiến, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên; tham gia cách mạng năm 1925; Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông đã hy sinh ngày 29.9.1951, tại tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Cambodiạ Ðược sự quan tâm của Ðảng, Chính phủ và sự giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ Hoàng gia Cambodia, Ðội công tác của Bộ Quốc phòng đã tìm được hài cốt Trung tướng Nguyễn Bình và đưa về nước ngày 29.2.2000.
“Lễ truy điệu và mai táng hài cốt liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình tổ chức trọng thể theo nghi thức quân đội tại Hội trường Quân khu 7, vào hồi 8 giờ ngày 11.3.2000 và tổ chức an táng cùng ngày tại Nghĩa trang liệt sĩ TP Hồ Chí Minh.”
Các hoạt động Tướng Nguyễn Bình và cái chết của ông đã gây nhiều tranh luận gần 50 năm qua. Tướng Nguyễn Bình là ai và đã đóng vai trò gì trong các cuộc chính biến tại Việt Nam? Tại sao có nhiều tranh luận chung quanh các hoạt động và cái chết của ông? Tướng Nguyễn Bình đã chết ngày 29.9.1951 tại Cambodia. Việt Cộng biết rất rõ nơi ông bị bắn, tại sao đến lúc này Hà Nội mới cho đi tìm xác ông đem về, truy tặng huân chương và tôn vinh như một anh hùng? Khi dùng mấy chữ “Tư lệnh chỉ huy Quân Ðội Quốc Gia” (viết hoa), nhà cầm quyền Hà Nội muốn gì? Ðây là những bí mật cần được khai phá để làm sáng tỏ hơn những trang sử cận đại của chúng ta.
1.- Những tài liệu liên quan đến Tướng Nguyễn Bình Trong bộ “Những Bí Ẩn Lịch Sử Ðàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam”, Quyển I, chúng tôi đã đề cập đến Tướng Nguyễn Bình trong các biến cố xẩy ra từ 1945 đến 1947. Phần tiếp theo sẽ được đề cập trong Quyển II sắp xuất bản. Ngoài ra, chúng ta có thể tham khảo các tài liệu sau đây để tìm hiểu về Tướng Nguyễn Bình:
• Hồ sơ của Mật Thám Pháp.
• Hai tập nhật ký của Tướng Nguyễn Bình và Vũ Bắc Nhạc do Mật Thám Pháp tịch thu được sau khi Tướng Nguyễn Bình bị bắn chết ở Cambodia
• “Ai giết Nguyễn Bình?”, Cồ Việt Tử, xuất bản tại Saigon vào thập niên 1950.
• “Tôi giết Nguyễn Bình”, Trần Kim Trúc, nhà xuất bản Ðồng Nai, Saigon năm 1972.
• “The Quicksand War: Prelude to Vietnam” của sử gia Lucien Bodard, 1965.
• “Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật”, Nguyễn Hùng, xuất bản tại Saigon năm 1995.
Năm 1992, Nguyễn Hùng đã viết bài “Chuyến đi cuối cùng của Trung tướng Nguyễn Bình” đăng trên báo Tuổi Trẻ số 29. Nhưng nội dung của bài này chỉ nhắm mục đích biện minh cho Ðảng Cộng Sản Ðông Dương về những dư luận không tốt chung quanh cái chết của Tướng Nguyễn Bình nên không có giá trị bao nhiêu. Mới đây, ngày 8.3.2000 tác giả Huy Toàn đã phóng lên diễn đàn social.culture.vietnamese trên Internet một bài dưới nhan đề “Ai giết Tướng Nguyễn Bình” với một số tài liệu có giá trị, nhưng vì bài viết thiên về tuyên truyền chính trị nên tính cách khách quan có phần giảm đi. Có lẽ tác giả phải viết như vậy để tránh bị chụp mũ. Ðây là một khó khăn lớn của người Việt hải ngoại khi muốn viết những bài nghiên cứu lịch sử. Chúng tôi mong tác giả sẽ có những bài nghiên cứu khác về Tướng Nguyễn Bình.
2.- Con người và những hoạt động của Nguyễn Bình. Dưới đầu đế “Tiểu sử Trung tướng Nguyễn Bình”, nhật báo Nhân Dân số nói trên đã viết về tiểu sử của Tướng Nguyễn Bình như sau:
“Trung tướng Nguyễn Bình, tức Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1908 tại xã Tịnh Tiến, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1925 đến năm 1927, tham gia hoạt động trong phong trào học sinh. Năm 1928 gia nhập Quốc dân Ðảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Năm 1929 bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Ðảọ Trong nhà tù đế quốc, được những người cộng sản giác ngộ, ông đã kiên quyết từ bỏ Quốc dân Ðảng, đi theo đường lối Ðảng Cộng sản. Năm 1935 ra tù, tiếp tục hoạt động cách mạng trong phong trào bình dân, bị địch bắt ở Thái Nguyên (năm 1936) và Hưng Yên (năm 1938). Năm 1942, hoạt động ở Lai Châu. Năm 1943, được Trung ương giao phụ trách binh vận, mua sắm vũ khí cho cách mạng ở Hà Nội, Hải Phòng. Tháng 3-1945, ông tổ chức đánh địch ở Hải Phòng, Ðông Triều, Uông Bí, tham gia tổ chức và chỉ huy Chiến khu Ðông Triều. Tháng 7-1945, ông chỉ huy đánh chiếm giải phóng thị xã Quảng Yên; trong Cách mạng Tháng Tám, tham gia chỉ huy giành chính quyền ở Hải Phòng, Kiến An, Hải Dương; sau đó được Trung ương chỉ định làm Khu trưởng Khu Duyên hải Bắc Bộ (nay thuộc Quân khu 3).
“Tháng 10-1945, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp giao nhiệm vụ vào Nam Bộ. Tháng 11-1945, ông là Khu trưởng Khu 7. Năm 1946, được kết nạp Ðảng Cộng sản Ðông Dương. Năm 1948 được bổ nhiệm làm Tư lệnh chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Nam Bộ (Tư lệnh Nam Bộ.) Ngày 25.1.1948, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh phong quân hàm Trung tướng.
Năm 1951, Trung tướng Nguyễn Bình được Trung ương triệu tập ra Bắc báo cáo, trên đường thi hành nhiệm vụ, ông bị địch phục kích và hy sinh ngày 29.9.1951 tại tỉnh Ra-ta-na-ki-ri, Cambodia.
Do công lao đối với sự nghiệp cách mạng, ông liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình đã được Ðảng, Nhà nước truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất.”
Bản tiểu sử được công bố này không hoàn toàn đúng sự thật và có nhiều sự kiện đã bị bóp méo một cách nghiêm trọng.
Căn cứ vào những tài liệu nói trên, chúng ta được biết lúc nhỏ Nguyễn Bình học tại Hưng Yên. Năm 1926, tức lúc 18 tuổi, ông tham gia lễ truy điệu Phan Chu Trinh nên bị đuổi học. Ông được một nhóm hoạt động cách mạng đưa xuống làm các công việc lặt vặt ở dưới tàu để trốn qua Trung Quốc. Tại đây, ông đã gia nhập Việt Nam Quốc Dân Ðảng và trở về Việt Nam hoạt động. Năm 1929, sau khi vụ khởi nghĩa Yên Báy thất bại, ông bị Pháp bắt và giam ở Hỏa Lò, bị tuyên án 5 năm tù ở và bị đày ra Côn Ðảo cùng một lần với Nhượng Tống, Nghiêm Toản... Hết hạn tù, năm 1935 Nguyễn Bình trở về và đi theo nhóm Ðệ Tứ Quốc Tế. Trong thời gian đó, hai nhóm Ðệ Tam Quốc Tế và Ðệ Tứ Quốc Tế tại Việt Nam đang hoạt động chung với nhau. Ðến khi xẩy ra sự xung đột giữa Staline và Trotsky ở Nga, nhóm Ðệ Tam và Ðệ Tứ ở Pháp cũng chống đối nhau, Mặt Trận Bình Dân tan rả. Ngày 19.5.1937 Ðảng Cộng Sản Pháp ra lệnh cho Ðệ Tam Quốc Tế ở Việt Nam chấm dứt hợp tác với nhóm Ðệ Tứ. Nguyễn Bình nhảy qua hoạt động với nhóm Ðệ Tam Quốc Tế, tức nhóm Ðảng Cộng Sản Ðông Dương. Là một người nhanh nhẹn, tháo vát, can đảm và có nhiều mưu lược, Nguyễn Bình được giao cho phụ trách Chiến Khu Ðông Triều. Sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, Nguyễn Bình được Việt Minh cử làm Khu Trưởng Khu Duyên Hải Bắc Bộ, rồi Tư Lệnh Ðệ Tứ Quân Khu gồm Mông Cái, Cẩm Phả và Hòn Gai. Tài liệu của Pháp cho biết Nguyễn Bình đã gia nhập đảng Ðảng Cộng Sản vào năm 1940, nhưng theo tài liệu của Ðảng Cộng Sản Việt Nam vừa công bố, Nguyễn Bình vào Ðảng năm 1946(?).
Ngày 7.7.1945, Vũ Kim Thành thuộc Việt Nam Cách Mạng Ðồng Minh Hội (Việt Cách) từ Trung Hoa trở về, đã đánh đuổi quân Nhật ra khỏi thành Mông Cái, nhưng ngày 21.7.1945 Nhật phản công trở lại, Việt Cách yếu thế phải rút về huyện Phong Thành, cách Mông Cái khoảng 60 cây số. Khi Nhật đầu hàng Ðồng Minh, Vũ Kim Thành trở về chiếm Mông Cái, cử Vệ An Quốc (tức Vi Văn Lưu) làm Ðệ Nhất Sư Trưởng. Vệ An Quốc đã từng được Nhật cử giữ chức Giám Ðốc Bảo An Binh tại Mông Cái. Tổng số quân của Vệ Quốc An lúc đó chỉ mới khoảng 400 người, được chia ra đóng ở các đồn Hà Hồi, Ðầm Hà, Tiên Yên, Cửa Ông và Cẩm Phả. Ngày 9.9.1945, Vũ Kim Thành ra lệnh tập trung quân tại Quảng Yên để đánh quân Pháp. Khi Vệ An Quốc mới đem quân tới Hòn Gai thì Nguyễn Bình đến đề nghị hợp tác chống xâm lăng. Sau khi hai bên đồng ý hợp tác, Nguyễn Bình ra lệnh phân tán lực lượng của Vệ An Quốc đi mỗi nơi một ít. Biết bị lừa, Vệ An Quốc không tuân lệnh thì Nguyễn Bình ra lệnh bắt Vệ Quốc An và đưa về giam ở trại giam Hải An, Hải Phòng. Ít ngày sau, Vệ An Quốc trốn được và quay trở về Hòn Gai. Tháng 9 năm 1945, Nguyễn Bình đánh nhau với quân Trung Hoa ở Quảng Yên và Hải Phòng. Bị Tướng Lư Hán khiếu nại, Hồ Chí Minh phải cất chức Nguyễn Bình và giả cho bắt giam ông. Tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh cử Nguyễn Bình vào miền Nam thay thế Trần Văn Giàu. Tại đây, Nguyễn Bình được phong làm Khu Trưởng Khu 7, gồm các tỉnh miền Ðông Nam Bộ. Mới nhận chức, Nguyễn Bình thấy ngay các bộ đội Việt Minh do Huỳnh Tấn Chùa, Ðào Sơn Tây và Huỳnh Văn Nghệ chỉ huy quá nhỏ bé về quân số cũng như võ khí, trong khi đó, các tổ chức chống Pháp khác như các lực lượng của hai giáo phái Cao Ðài và Hòa Hảo, Bộ Ðội An Ðiền của Ðại Việt Quốc Dân Ðảng và Ðệ Tam Sư Ðoàn của Việt Quốc... khá lớn mạnh, nên Nguyễn Bình tìm cách kết hợp để xử dụng các lực lượng này.
Sau khi Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến được thành lập tại Hà Nội, ngày 2.4.1946 Nguyễn Bình đã triệu tập một phiên họp tại xã Mỹ Lộc, Tân Uyên, nơi Nguyễn Bình đang đặt Tổng Hành Dinh của Khu 7, để thành lập Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ (gọi tắt là Ủy Ban Hành Kháng Nam Bộ) và mời các giáo phái và đảng phái đến tham dự. Ủy Ban bầu Luật sư Phạm Ngọc Thuần làm Chủ Tịch với một số Ủy Viên là Phạm Thiều, Ðặng Ngọc Tốt, Nguyễn Thành Vĩnh và Kha Vạn Cân. Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ có tham dự cuộc họp nàỵ
Nhận thấy chỉ liên hiệp về quân sự thôi không đủ để liên kết các tổ chức tranh đấu tại miền Nam lại và tạo sức mạnh để chống Pháp, Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ đã quyết định thành lập một mặt trận rộng lớn hơn. Công việc này được giao phó cho ông Vũ Tam Anh (tức Nguyễn Ngọc Nhan). Vũ Tam Anh triệu tập một hội nghị vào ngày 20.4.1946 gồm hầu hết các đoàn thể đấu tranh tại miền Nam. Việt Minh đã gởi bốn đại diện tới tham dự, đó là Mai Thọ Trân, Phạm Thiều, Phan Ðịnh Công và Huỳnh Tấn Chùạ Hội nghị quyết định lập Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp do Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ làm Chủ Tịch, dưới bí danh Hoàng Anh. Vũ Tam Anh làm Phó Chủ Tịch, Mai Thọ Trân (Việt Minh) làm Thư Ký, Huỳnh Văn Trí (tức Mười Trí) làm Ủy Viên Quân Sự. Sau đó, các lực lượng kháng chiến ngoài Việt Minh đã được tái phối trí lại như sau:
Huỳnh Văn Trí (tức Mười Trí), Tư Lệnh Trung Ðoàn 4 Bình Xuyên; Phạm Hữu Ðức, Tư Lệnh Trung Ðoàn 5 (tức Ðệ Tam Sư Ðoàn cũ); Bùi Hữu Phiệt, Tư Lệnh Trung Ðoàn 25 (tức Bộ Ðội An Ðiềm cũ của Ðại Việt) và Trịnh Minh Thế, Chỉ Huy Trưởng Cao Ðài kháng chiến.
Ngày 27.5.1946, Hồ Chí Minh cho thành lập Hội Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam, gọi tắt là Mặt Trận Liên Việt, Nguyễn Bình và Phạm Thiều tuyên bố rút khỏi Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp của Ðức Thầy Huỳnh Phú Sổ và yêu cầu các tổ chức gia nhập Mặt Trận Liên Việt, nhưng không ai đồng ý. Ngày 20.8.1946, Nguyễn Bình ra lệnh giải tán Mặt Trận Quốc Gia Liên Hiệp. Mặt Trận này quyết định rút về hoạt động tại Hậu Giang, lập Chiến Khu 8 ở Ðồng Tháp và Chiến Khu 9 ở U Minh. Nguyễn Bình đi tới quyết định một mất một còn với Mặt Trận nàỵ
Trước hết, Nguyễn Bình chỉ định Tư Tỵ làm Tư Lệnh Phó Trung Ðoàn 25 để kiềm chế Bùi Hữu Phiệt. Huỳnh Văn Trí và Bùi Hữu Phiệt biết được âm mưu này, nhưng chưa biết phải đối phó cách nàọ Một hôm, có cuộc họp tại Khu 7, Huỳnh Văn Trí, Tư Lệnh Trong Ðoàn 4, không đi được, đã phái Sáu Xếch Xong, Tư Lệnh Phó đị Sở dĩ gọi là Sáu Xếch Xong vì trước đây anh ta là “chef de section”, tức tiểu đội trưởng của Pháp. Sau khi đi họp về, Sáu Xếch Xong tiết lộ rằng trong kỳ họp trước Nguyễn Bình đã biệt đãi anh và giữ anh lạị Sau đó Nguyễn Bình đề nghị anh bắt trọn Bộ Tham Mưu Trung Ðoàn 25, và hứa nếu việc này thành công sẽ thưởng 20.000 đồng và phong cho làm Tư Lệnh Trung Ðoàn 25. Nguyễn Bình trao cho anh một khẩu súng “ngựa bay” và 5.000 đồng tiền cọc trước. Hôm nào trả lời dứt khoát sẽ đưa số tiền còn lạị Trong kỳ họp vừa qua, anh đã trả lời dứt khoát nên Nguyễn Bình đã trao hết số tiền còn lại cho anh. Nghe tin này, Huỳnh Văn Trí đi báo tin cho Bùi Hữu Phiệt biết và cùng lập kế thanh toán Nguyễn Bình. Cuộc bố trí hạ sát Nguyễn Bình đã diễn ra tại một ngôi miễu, gần Lò Ðường, bên Vàm Cỏ Ðông. Nguyễn Bình bị thương rất nặng, được cận vệ khiêng đi, nhưng không chết. Sau đó Nguyễn Bình tìm cách trả đũa, cho lực lượng Việt Minh phục kích, hạ sát Bùi Hữu Phiệt và Bộ Tư Lệnh Trung Ðoàn 25 rồi biếnTrung Ðoàn này thành lực lượng của Việt Minh. Với những công trạng trên, ngày 25.1.1948, Hồ Chí Minh phong cho Nguyễn Bình lên Trung Tướng và cử làm Tư Lệnh Nam Bộ.
3.- Tướng Nguyễn Bình bị loại
Năm 1949, quân Mao Trạch Ðông chiếm được Trung Quốc, quân Tưởng Giới Thạch chạy qua Ðài Loan. Ngày 1.10.1949, Mao Trạch Ðông tuyên bố thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc. Kể từ đây, cuộc chiến Việt Nam bắt đầu xoay chiềụ Lịch sử kháng chiến của Việt Minh từ tháng 12 năm 1946 đến giữa năm 1949 chỉ là những cuộc tháo chạỵ Sau khi Mao Trạch Ðông chiếm Trung Hoa, Việt Minh bắt đầu nhận sự viện trợ của Ðảng Cộng Sản Trung Quốc và phục hồi lại. Nhiều cấp chỉ huy của quân đội Việt Minh được đưa qua Trung Quốc huấn luyện về chính trị và quân sự, nhất là du kích chiến. Kèm theo sự viện trợ, Mao Trạch Ðông khuyến cáo Ðảng Cộng Sản Ðông Dương phải “chỉnh Ðảng”, loại trừ các thành phần tư sản và các thành phần trước đây đã ở trong phe địch hay đã từng làm phản gián cho địch. Chính trong đợt “chỉnh Ðảng” này, Hoàng Hữu Nam (Thứ Trưởng Nội Vụ), Lê Giản (Giám Ðốc Công An), Chu Ðình Xương, Nguyễn Văn Ngọc... là các đảng viên được tình báo Mỹ giải thoát và đưa về giúp Việt Minh, đã bị loại và bị thanh toán. Các thành phần Việt Nam Quốc Dân Ðảng rút theo Việt Minh năm 1946 và 1947 bị cho giải ngũ, bị đấu tố hay bị giết. Hai tướng nổi danh nhất đã giúp Việt Minh kháng cự lại với Pháp trong những ngày khó khă nhất là Tướng Nguyễn Sơn ở Liên Khu IV và Tướng Nguyễn Bình, Tư Lệnh Nam Bộ, cũng bị loại. Tướng Nguyễn Sơn bị trả về Trung Quốc, còn Tướng Nguyễn Bình bị triệu tập ra Bắc báo cáo. Vào tháng 5 năm 1951, Lê Duẩn đã đưa cho Tướng Nguyễn Bình một lá thư của Võ Nguyên Giáp, trong đó có đoạn như sau:
“Ðồng chí thân mến,
“Ðồng chí sẽ được một toán hộ tống gồm 30 nhân viên tùy tùng. Tôi tin rằng đồng chí sẽ hoàn thành được sứ mạng giao phó. Ðiều đó rất quan trọng cho chúng ta. Ðồng chí sẽ đi dò dẫm một con đường trong rừng, băng qua các tỉnh Cam Bốt như Kompong Cham, Kratié, Stung Streng.”
Mặc dầu đang bị sốt rét nặng, ngày 26.7.1951 Nguyễn Bình vẫn phải lên đường ra Bắc đi theo ngã Cambodia với 30 quân hộ vệ. Ngày 28.7.1951 Nguyễn Bình lên cơn sốt dữ dội, phải dừng lại ở Bến Re. Ngày 10.8.1952 Nguyễn Bình bắt đầu vượt biên giới bằng đường bộ qua Cambodia. Ngày 29.9.1951, toán quân của Nguyễn Bình Bình bất thần chạm súng với một tiểu đội tuần thám của Tiểu đoàn 4 Miên tại một làng trong núi Romphé, thuộc thung lũng sông Srépok. Tiểu đội này do Trung sĩ nhứt Sang Saroun chỉ huy. Trong cuộc chạm súng này, Nguyễn Bình đã bị tử thương. Lính Miên đuổi theo những người bỏ chạy, bắt được một sĩ quan. Tên sĩ quan bị bắt cho biết người bị chết chính là Tướng Nguyễn Bình. Khi được báo tin, Pháp liền ra lệnh cho toán tuần thám chặt hai tay của người chết gởi về Saigon để giảo nghiệm. Sau khi lấy dấu tay, ngày hôm sau Pháp công bố người bị giết là Tướng Nguyễn Bình. Ngoài ra, trong ngày 30.10.51, quân Pháp còn thu được một tập nhật ký của Nguyễn Bình viết trên giấy vở học trò từ ngày từ 26.7.1951 đến 29.9.1951, và một tập nhật ký của Vũ Bắc Nhạc, chỉ huy phó của toán quân hộ tống Nguyễn Bình. Chính nhờ hai cuốn nhật ký này, người ta đã khám phá ra việc Tướng Nguyễn Bình bị loại. Lucien Bodard đã ghi lại trong cuốn “The Quicksand War: Prelude to Vietnam” như sau:
“Ðó là một nười đàn ông vóc dáng trung bình, mặc áo may-ô thể thao, quần gabardine màu xanh, đã chết. Trên cổ tay của ông ta có đeo một đồng hồ hiệu Movado. Gương mặt ông ta ẩn sau cặp kính mát to lớn của Mỹ. Trên bao da đựng cây súng colt có viết chữ “Binh”. Toán tuần tiễu truy kích đám quân Việt Minh bắt được một người sĩ quan của họ. Người nầy ban đầu còn chối, cho biết là họ là dân ở gần đi lạc. Nhưng sau cùng đã khai thật: tử thi của người đàn ông mặc quần gabardine chính là Nguyễn Bình, Trung tướng Tư lịnh Lực lượng Kháng chiến ở Nam Bộ... Người sĩ quan trên còn nêu ra những chi tiết lạ lùng: Trong khi hai bên giao tranh, Nguyễn Bình chỉ bị thương nhẹ, nhưng tên chính ủy đã ra lịnh kết liễu ông ta bằng 2 phát súng bắn vào đầụ Một người đã bắn vào sọ ông ta bằng súng lục, rồi tất cả tẩu thoát mất dạng.”
4.- Một vài nhận xét
Nhận xét thứ nhất là về con người của Nguyễn Bình. Ai cũng nhìn nhận rằng Nguyễn Bình là một người có lòng yêu nước rất cao và sẵn sàng chấp nhận mọi gian khó khi đấu tranh. Ông lại là người rất thông minh và mưu lược. Tuy không tốt nghiệp trường quân sự nào, ông đã điều binh khiển tướng không thua gì các danh tướng. Tướng Salan của Pháp đã từng nhìn nhận rằng tài quân sự của Nguyễn Bình còn hơn cả Võ Nguyên Giáp. Tuy nhiên, sau khi sống và làm việc chung với những người cộng sản, ông cũng lưu manh không kém gì những người này. Kế hoạch thanh toán các đơn vị Việt Quốc và Việt Cách ở miền Bắc hay các đơn vị giáo phái ở miền Nam của Nguyễn Bình cũng vô cùng thâm độc và kinh hoàng. Nhận xét thứ hai là Trung Cộng đã đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến Việt Nam. Không có chiến thắng của Mao Trạch Ðông ở Trung Quốc sẽ không bao giờ có chiến thắng của Việt Cộng ở Việt Nam. Nhận viện trợ của Trung Cộng, Việt Cộng phải rập theo phần nào khuôn mẫu cách mạng của Trung Cộng gây nên những thảm khốc và điêu tàn trên đất nước.
Nhận xét thứ ba về cái chết của Tướng Nguyễn Bình. Ða số các sách báo của người Việt hải ngoại thường quyết đoán rằng Việt Minh đã báo tin cho Pháp phục kích và giết Tướng Nguyễn Bình, nhưng chưa tìm thấy tài liệu nào cho thấy mật thám Pháp có nhận được sự báo tin đó từ bất cứ đâu đến. Về việc tên chính ủy ra lệnh cho một thuộc cấp giết Nguyễn Bình khi ông bị thương không nặng lắm, đa số quyết đoán rằng bộ chỉ huy Việt Minh đã ra lệnh cho tên chính ủy này hạ sát Nguyễn Bình khi có cơ hội. Cũng chưa có tài liệu nào chứng minh có lệnh đó. Giả thiết thứ hai cũng cần phải lưu ý: Hồ Chí Minh không muốn giết Nguyễn Bình mà chỉ muốn đưa ông ra Bắc để theo dõi hay kiểm soát mà thôi. Nếu muốn giết ông, Việt Minh có thể cho ông tử trận tại miền Nam một cách dễ dàng, không cần phải giả gọi ra Bắc rồi giết. Tuy nhiên, bộ chỉ huy Việt Minh đã ra lệnh cho toán hộ vệ đừng để Nguyễn Bình rơi vào tay Pháp, vì sợ nếu Pháp bắt được ông sẽ xử dụng ông để chống lại Việt Minh. Do đó, khi gặp quân Pháp phục kích, nếu thấy Nguyễn Bình khó thoát được thì phải giết đi để trừ hậu họa. Ðây là lý do khiến tên chính ủy đã ra lệnh bắn Nguyễn Bình khi bị truy đuổi, mặc dầu ông bị thương không nặng lắm.
Nhận xét sau cùng là việc Hà Nội bổng nhiên ra lệnh đi tìm hài cốt của Tướng Nguyễn Bình đưa về an táng và truy tặng huy chương. Ðây là một việc làm có hậu ý. Trong suốt 50 năm qua, kể từ 1945, Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã cho viết nhiều tài liệu thóa mạ nặng nề Nhà Nguyễn, các tổ chức và các nhà lãnh đạo chống Pháp không theo Cộng Sản. Nhưng trong những năm gần đây, bổng nhiên Hà Nội cho xuất bản vô số sách báo ca tụng công trình của nhà Nguyễn và các nhà cách mạng Việt Nam không cộng sản như Pham Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học... và ngay cả nhóm Tự Lực Văn Ðoàn, một nhóm đã bị kết án là phản động. Ðây là một nỗ lực chứng minh đang có chính sách hòa giải giữa các thành phần dân tộc khi bước vào giai đoạn lịch sử mớị Hòa giải thật hay chỉ là chiến thuật thì chưa biết được. Vụ đưa hài cốt của Nguyễn Bình về tuyên dương cũng nằm trong nỗ lực nói trên. Những sự nghiên cứu lịch sử cận đại một cách khách quan sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn những diễn biết phức tạp trên đất nước trong hơn nữa thế kỷ qua. Chúng tôi mong có nhiều người tham gia vào công trình nàỵ
Vị Tướng Nguyễn Bình Vị Tướng Nguyễn Bình - Tú Gàn