Think of all the beauty still left around you and be happy.

Anne Frank, Diary of a Young Girl, 1952

 
 
 
 
 
Tác giả: Khuyết Danh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: nguyen trieu
Upload bìa: hieu ngoc
Số chương: 99 - chưa đầy đủ
Phí download: 9 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1197 / 51
Cập nhật: 2020-08-24 14:06:11 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Đại Vũ Trị Thủy
oàng Hà là dòng sông mẹ của dân tộc Trung Hoa, đã thai nghén lịch sử và văn hóa hơn 5000 năm và là cái nôi của nền văn minh cổ đại TQ. Nhưng do nguyên nhân địa lý, nên nó còn là dòng sông đã gây ra nhiều tác hại lớn, nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra, đã tạo thành một mối nguy hại lớn đối với tính mạng và tài sản của con người.
Tương truyền, khi Nghiêu còn làm đại tù trưởng, lưu vực sông Hoàng Hà đã xảy ra nạn lũ lụt lớn, cuốn trôi đi rất nhiều người, cùng nhiều gia cầm gia súc, dân chúng khổ cực hết chỗ nói.
Nghiêu nhìn những cảnh tượng này vô cùng đau lòng, liền triệu tập cuộc họp liên minh bộ lạc để bàn cách trị thủy. Mọi người đều nhất trí tiến cử Cổn đảm đương công việc này.
Cổn đã phí mất 9 năm trời vào việc trị thủy, nhưng ông ta chỉ biết mỗi việc đắp đất ngăn dòng, sửa đê điều vây lũ, rút cuộc nước lũ không thoát ra được, mực nước cứ dâng cao thì đê điều cũng đắp cao lên, nước lũ bị vây hãm khác nào một con mãnh thú đang lồng lộn trong chuồng, đến lúc vỡ đê thì hậu quả càng thêm nghiêm trọng.
Đến thời Thuấn làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc, ông đã thân hành đi thị sát hiện trường, thấy Cổn không thạo việc trị thủy liền xử phạt ông, rồi trao việc trị thủy cho Vũ con trai ông.
Vũ là một người thông minh tài giỏi, chàng ta đã đúc rút bài học thất bại của cha, trước tiên đi khảo sát các vùng bị lũ lụt. Sau đó mới đặt ra nhiều biện pháp để dẫn nước lũ ra biển. Nhưng muốn dẫn nước lũ ra biển, thì tất phải tìm ra đầu nguồn sông và nơi thoát lũ. Tức thì, ông liền cùng người giúp việc vượt suối băng ngàn, trải qua muôn vàn khó khăn, tìm hiểu rõ về dòng sông, rồi mới thiết kế quy hoạch trị thủy.
Vũ đầu đội nón, mình mặc áo vải thô, tay cầm mai dẫn đầu các sĩ tốt cùng lao động với dân chúng, nào gánh đất khuân đá, đào mương xẻ lũ, nạo vét lòng sông, dẫn nước chảy về xuôi. Ông bôn ba trên công trường trị thủy trong 13 năm, quanh năm suốt tháng ngâm mình trong bùn nước, đến nỗi móng chân và lông chân bị long rụng, nhưng ông vẫn mặc. Trong 13 năm trời, có ba lần ông đi qua trước cửa nhà mình, mà vẫn chẳng lần nào ghé thăm nhà, đã trở thành một giai thoại trong suốt mấy nghìn năm nay.
Vợ của Vũ là Đồ Sơn Thị, hai vợ chồng lấy nhau mới được bốn ngày thì Vũ đã phải ra đi trị thủy. Trước khi ra đi Vũ đã dặn vợ rằng: "Nếu sau này mình sinh được con trai thì hãy đặt tên con là Khởi, để kỷ niệm ngày tôi khởi hành đi trị thủy".Về sau, cũng chính vào lúc Vũ đi qua trước cửa nhà mình thì người vợ sinh được một mụn con trai, Vũ nghe tiếng con khóc trong nhà rất muốn vào xem, nhưng lại nghĩ đến việc trị lũ còn chưa xong, biết bao nạn dân đang phải lánh nạn trên đồi cao, nên đành dằn lòng quay gót vội vã đi ngay.
Lao động không phụ lòng người, trải qua 13 năm lặn lội vất vả, lòng sông đã được khơi thông, dòng lũ ngoan ngoãn chảy ra biển, dân chúng vui vẻ trở về xây dựng cơ ngơi và cầy cấy trên đồng ruộng của mình, cuộc sống lại yên lành như xưa. Nhằm kỷ niệm công lao trị thủy của Vũ, người đời sau đã tôn xưng ông là "Đại Vũ".
Khi tuổi về già, Thuấn cũng như Nghiêu muốn tìm người nối ngôi mình. Vì Vũ có công trong việc trị thủy, nên mọi người đều nhất trí tiến cử ông. Bấy giờ, sức sản xuất xã hội đã phát triển mạnh, từ đó đã nảy sinh từng lớp thị tộc quý tộc, thêm vào đó Vũ lại có công trong việc trị thủy, nên trong thực tế Vũ đã từ ngôi vị thủ lĩnh liên minh bộ lạc trở thành một quốc vương.
Khi tuổi về già, Vũ cũng triệu các thủ lĩnh bộ lạc đến để bầu người kế vị, mọi người đều nhất trí đề cử Bá Ích. Sau khi Vũ mất, Khởi người con trai của Vũ đã dựa vào thế lực của bộ lạc người Hạ, xua đuổi Bá Ích đi, rồi tự mình tuyên bố kế vị xưng vương và lập nên chính quyền nhà nước, bức các bộ lạc phải chịu sự lãnh đạo của mình. Từ đó về sau, chế độ cha truyền con nối đã thay thế cho chế độ nhường ngôi, triều nhà Hạ - một vương triều chế độ nô lệ đầu tiên của TQ ra đời.
Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc - Khuyết Danh Truyện Kể Danh Nhân Lịch Sử Trung Quốc