Thất bại lớn nhất là thất bại trong việc cố gắng.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Tác giả: Kiết Dữ 2
Thể loại: Lịch Sử
Số chương: 998 - chưa đầy đủ
Phí download: 25 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 689 / 5
Cập nhật: 2017-09-25 00:43:01 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Quyển 11 - Chương 65: Chuyện Ở Đông Kinh (3)
hục phi ôm chặt lấy Triệu Húc: - Đúng là con ngoan của mẹ, nhưng chúng ta không thể làm thế, phụ hoàng sẽ không vui, mẹ cũng sẽ thất vọng, văn võ đại thần cho rằng con là người kế thừa lỗ mãng, không hề có lợi cho con.
- Húc Nhi là đứa bé thông minh, nhất định sẽ nghĩ ra cách, vừa gặp được mẹ, lại không khiến phụ hoàng nổi giận, càng làm các đại thần kinh ngạc vì trí tuệ của con mới là tốt nhất.
Triệu Húc nghiêm túc gật đầu: - Tiên sinh dạy, không biết phải hỏi, vạn vạn lần không thể giả vờ hiểu, con sẽ đi hỏi quần thần.
Thục phi hài lòng véo mũi con: - Thông minh, hỏi quần thần cũng là cách tốt, vì mỗi người có một loại bản lĩnh riêng, dù là người năm xưa tìm được cách đi qua cửa kia cũng là thần tử của con, trí tuệ của họ là trí tuệ của con. Giờ mẹ kể cho con biết người kia đi vào bằng cách nào...
Triệu Húc nghe xong ôm bụng cười ngoặt ngoẽo, kích động vô cùng: - Mẹ, con muốn Văn Tín hầu làm tiên sinh của con, vì sao trong số tiên sinh của con lại không có Văn Tín hầu?
- Mẹ không biết, sao con không hỏi phụ hoàng xem.
Triệu Húc gật đầu, chuẩn bị ngài mai gặp phụ hoàng sẽ hỏi.
Chuông báo đã gõ ba tiếng, Thục phi kéo chăn trên giường, cởi áo ngoài của nhi tử, thực ra hôm nay thực ra ngủ hơi muộn, ngủ trưa là thói quen của nàng từ khi ở Vân gia, cái cuộc sống lười nhác lòng vô tạp niệm đó bất tri bất giác ăn sâu vào tận xương tủy mình.
Hạt giống một khi chôn xuống đất, chỉ cần có điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm chui ra, Thục phi muốn gieo hạt giống vào lòng nhi tử, mong hạt giống đó sẽ thành đại thụ lấp đầy trái tim.
Có điều trước mặt cách giáo dục biến thái của hoàng gia, nàng không hi vọng quá nhiều, Triệu Trinh cực kỳ coi trọng giáo dục nhi tử, dù thời gian bỏ mặc phong vân trong chiếu, vẫn cứ muốn nhi tử hàng ngày tới nghe đám Bàng Tịch báo cáo cho mình đại sự quốc gia.
Hôm nay cũng không phải ngoại lệ, hắn nằm trên giường mềm lặng lẽ đợi nhi tử tới.
Xuyên qua ô cửa sổ nhìn thấy nhi tử nhảy chân sáo đi tới, thằng bé này khi qua ao sen được hoạn quan giúp đỡ hái một cái sen ôm vào lòng.
Khuôn mặt vô cảm của Triệu Trinh hiện lên nụ cười, thằng bé này rất ngoan, rất hiếu huận, bất kể là xuân hoa hay cỏ thu, nó luôn chọn thứ tốt nhất tới tặng.
Có lần không biết nghe ái nói rằng chỉ cần gom đủ sương sớm là có thể trị bệnh cho mình, thế là lần đầu tiên ra uy trong cung, dẫn hết đám thị tòng, nô tỳ của đông cung đi hứng sương sớm.
Lấy được rất nhiều sương, ngự y lại nói sương sớm thuộc tính hàn, không tốt cho bệnh hoàng đế, Triệu Trinh nhìn nhi tử mắt ướt nhòe, lệnh ngự y lấy sương pha thuốc, hắn không cho rằng lòng hiếu thảo của nhi tử lại khiến mình mất mạng.
Nhìn đài sen được nhi tử hiếu thuận đặt trên ngực, Triệu Trinh rất muốn đưa tay xoa đầu con, đáng hận thay tay không nghe lệnh, chỉ có thể cười thật tươi, nghe nhi tử kể chuyện thư sinh nghịch ngợm đi vào cửa thư viện ra sao.
Trâu Đồng Minh cười hi hi góp lời: - Điện hạ đây là điển cố về Vân hầu, có điều cách này chỉ dùng một lần, lần thứ hai không linh nữa.
Triệu Húc bĩu môi: - Tên nô tài ngu xuẩn, mẫu phi nói Văn Tín hầu dùng cách này vô số lần, lần nào cũng thành công.
Triệu Trinh buồn cười lắm, Thục phi nói không sai, chiêu lấy lui làm tiến này Vân Tranh dùng vô số lần rồi, đúng là chưa bao giờ thất thủ, chẳng qua là phương pháp khác nhau mà thôi.
Trâu Đồng Minh tự vả bôm bốp, miệng cười không giảm: - Nô tài ngu xuẩn, nô tài ngu xuẩn.
Triệu Húc lại tiếp tục nói với hoàng đế: - Phụ hoàng, mẫu phi nói, nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, nhưng hài nhi thì khác, con muốn toàn bộ trí tuệ thiên hạ nắm trong tay mình.
Triệu Trinh cao hứng muốn nhảy lên vỗ tay, lúc mình còn nhỏ đâu có hào khí này, chỉ biết nấp ở đông cung giương tai lên nghe ngóng động tĩnh bên ngoài, đến khi tin Lưu Nga chết thì tảng đá lớn trên ngực mới được bỏ đi, thanh kiếm treo trên đầu biến mất. Tiếng rằng bao năm sống dưới uy áp của người ta, hào khí quân vương cũng biến mất.
- Nhân năng chánh tĩnh giả. Cân nhi cốt cường; năng đái đại viên giả, thể hồ đại phương. Kính đại thanh giả. Thị hồ đại minh. Chánh tĩnh bất thất, nhật tân kỳ đức, chiêu tri thiên hạ, thông vu tứ cực. Kim tâm tại trung bất khả nặc, ngoại kiến vu hình dung, khả tri vu nhan sắc...
Triệu Trinh lắng nghe nhi tử đọc bộ ( Quản tử, tâm thuật hạ), đoạn này có ý nghĩa là dạy mọi người nói chuyện với người ta bằng ngôn ngữ ôn hòa, trong lòng người ta sẽ ấm áp như huynh đệ. Buông lời độc ác, trong lòng người ta tổn thương còn hơn đao kiếm. Hành động thực tế mà không cần nói, giống như đánh trống chấn động lòng người.
Những lời này Bành Lễ tiên sinh cũng dạy mình, còn yêu cầu mình học thuộc, Triệu Trinh chưa bao giờ quên, nó trở thành phong cách chấp chính của mình, cho dù dưới tình hình tệ nhất cũng không buông lời độc ác với ai, thế nên cho dù rõ ràng nhiều lúc mình vô cùng ác độc, người thiên hạ vẫn gắn chữ "nhân" lên đầu mình.
Đợi Triệu Húc đọc xong, Triệu Trinh được Trâu Đồng Minh giúp đỡ nói ra hai chữ "nhớ kỹ", Triệu Húc gật đầu.
Thời gian hoan lạc của Triệu Trinh luôn ngắn ngủi, hắn nhìn thấy Bàng Tịch đứng đợi ở cửa, dùng ánh mắt ra hiệu cho Triệu Húc yên tĩnh ngồi sau bàn nhỏ.
Triệu Húc đi được mấy bước, đột nhiên nói: - Phụ hoàng, nếu được thì có thể để Văn Tín hầu dạy con không, nhi thần nghe nói kiêm thính tắc minh thiên tín tắc ám.
Trâu Đồng Minh nhìn ý hoàng đế, sau đó nói: - Điện hạ, Văn Tín hầu nay đang giúp hoàng dạy bảo thân vệ hoàng gia, đợi chuyện này kết thúc, ngài ấy sẽ vào kinh làm thái tử thái phó, bệ hạ đã sớm an bài.
Triệu Húc có được câu trả lời, ngồi sau bàn nghe đại thần tấu đối.
- Lão thần cho rằng nay Đại Tống ta quan trọng nhất vẫn là nghỉ ngơi dưỡng sức, hôm qua lão thần và Địch soái trao đổi ý kiến, cho rằng ba năm tới đảo bảo biên cảnh hòa bình là quan trọng nhất. Có ba năm bình tĩnh hiếm có này, nhìn nhận lại biên cương, nên vỗ về thì vỗ về, nên tiễu trừ thì tiễu từ, đảm bảo cho ngày sau bắc tiến sẽ không bị hai mặt thụ địch.
Bàng Tịch nói xong đứng lên đợi hoàng đế lên tiếng.
Trâu Đồng Minh theo ý của hoàng đế, viết chữ "chuẩn" thật lớn.
Tam ti sứ Văn Ngạn Bác tiến lên một bước nói: - Khởi tấu bệ hạ, nay lương thực phương nam chuyển lên phía bắc đã thành chuyện bình thường của Đại Tống, năm ngoái Biện Hà gặp lũ, nước Hoàng Hà đổ vào Biện Hà, tuy không gây ra đổi dòng, nhưng phù sa đã lấp một phần lòng song, vi thần tấu xin tụ tập dân phu ở Sơn Đông, thừa lúc mùa đông cạn nước xây dựng đê Lăng Xuyên, thuận tiện thanh trừ bùn ứ.
Lễ bộ thượng thư Tống Thụ phản đối: - Không được, năm nay đã huy động một vạn sáu nghìn dân phu vì bệ hạ khai phát sơn lăng, vùng Sơn Đông đã không còn dân phu để dùng nữa.
Hiện Tằng Công Lượng đang ngày đêm xây dựng lăng tẩm cho hoàng đế, chuyện này không cách nào trì hoãn hay thương lượng, Văn Ngạn Bác lại nói: - Vậy thì vi thần xin chuyển sang dùng Phục An quân.
Bàng Tịch xua tay: - Phục An quân không đủ lực, một dải Lăng Xuyên địa thế hiểm yếu, bên là núi cao, bên là đầm lấy, xây dựng đoạn đê liên tiếp đâu có dễ, huống hồ còn phải nạo vét lòng sông.
- Lão phu cho rằng tạm thời nên bỏ việc này, chuyển gánh nặng vận lương sang hải vận, cái lợi của hải vận là tiêu hao ít, trọng tải lớn, tuy không phải kế lâu dài, nhưng hai năm là đủ.
Văn Ngạn Bác nhíu mày: - Hải vận có nhiều cái lợi, nhưng khi làm thì phức tạp vô cùng, ai có thể đảm nhận trọng trách này.
- Vương An Thạch đủ gánh trọng trách.
Triệu Trinh thấy Bàng Tịch vòng vèo một hồi té ra muốn đưa Vương An Thạch về, trước kia hắn điều Vương An Thạch đi cũng là do bình hành quyền lực trong kinh thôi, nếu giờ đám Bàng Tịch thấy cần, triệu hồi về không sao.
Trâu Đồng Minh liền viết chữ "chuẩn", sau đó viết thêm "hoàng môn thị lang tham tri chính sự", chức vị này thay cho Hàn Kỳ, thấy hoàng đế vẫn nhìn chữ trên Thuyết văn giải tự, sau khi viết xong, nhìn hoàng đế lần nữa, tức thì rụng rời rời chân tay khóc to: - Bệ hạ, ngàn vạn lần đừng như thế …
HẾT!
Trí Tuệ Đại Tống Trí Tuệ Đại Tống - Kiết Dữ 2