We are too civil to books. For a few golden sentences we will turn over and actually read a volume of four or five hundred pages.

Ralph Waldo Emerson

 
 
 
 
 
Tác giả: Duyên Anh
Thể loại: Truyện Ngắn
Biên tập: Bach Ly Bang
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 1108 / 27
Cập nhật: 2015-01-24 12:40:34 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
... "Tấm tuởng đầu bẩn, lặn xuống nước gội đầu. Trên bờ, con Cám gian dối liền đổ hết cá trong giỏ của Tấm vào giỏ của nó rồi chuồn mất. Gội đầu xong, Tấm mò lên toan xách giỏ về thì thấy giỏ nhẹ bẵng đi. Tấm mở nắp giỏ ra xem, nó tức phát run rẩy vì cá của nó bị ăn cắp hết, còn sót lại mỗi chú cá bống. Đau khổ, Tấm ôm giỏ ngồi khóc nức nở. Lúc bấy giờ có ông Bụt hiện ra trước mắt Tấm. Bụt xoa đầu Tấm và hỏi:
- Tại sao con khóc?
- Cá của con mất hết rồi.
Bụt mỉm cười, an ủi:
- Thôi chả cần con ạ! Con đem chú bống về mà nuôi.
Tấm được kkuyên bảo, bớt buồn. Nó định hỏi Bụt là ai thì Bụt đã biến mất..."
Dì Thơ ngừng kể. Dì cho thêm củi vào bếp. Ngọn lửa hừng hừng liếm đáy nồi. Tiếng kêu lách tách nghe rõ mồn một. Bé Tâm chăm chăm nhìn dì nó. Hơi nóng làm má dì Thơ phơn phớt hồng. Chả bù khi mới nhóm lửa, môi dì tái xám, rét run cầm cập. Bé Tâm đợi dì Thơ cời than xong là bắt dì kể nốt chuyện Tấm, Cám. Nhưng dì Thơ không kể nữa. Dì nhìn đứa cháu gái bằng con mắt ăm ắp yêu đương. Dì Thơ có một mắt thôi, mắt bên phải của dì bị chột. Bởi thế, hễ dì âu yếm nhìn Tâm hay dì khóc, Tâm cứ tưởng nước mắt trào ra gấp hai lần. Dì Thơ dục cháu:
- Đi ngủ đi chứ. Ngủ đi kẻo mai dậy muộn. Mồng một Tết mà ngủ trưa thì rông cả năm cháu ạ!
Bẻ Tâm lắc đầu:
- Cháu không buồn ngủ, cháu thức với dì.
- Thức với dì sao đưực. Mắt cháu nhíp lại rồi kia kìa. Dì bảo phải nghe. Ngoan rồi dì mừng tuổi nhiều tiền. À, có tiền cháu mua gì nào?
- Cháu mua gà.
- Ừ, vậy đi ngủ đi.
- Dì kể hết chuyện Tấm, Cám cháu mới ngủ.
Di Thơ chiều cháu. Dì ôm bé Tâm, đặt đầu nó vào lòng mình. Tiếng dì êm êm cơ hồ tiếng mùa xuân đang rón rén ngoài trời.... "Sau hữa ăn, Tấm đem cơm ném xuống ao, gọi bống: 'Bống, bống, bống ơi! Bốnq vàng, bống bạc nhà ta, Đừng ăn cơm hẩm cháo hoa, nhà người! Bống, bống, bống...' Con bống lừ đừ nổi lên. Tấm sung sướng thủ thỉ với cá. Đứa bé mất mẹ và con cá bống lạc loài xem chừng quyến luyến nhau lắm..."
Dì Thơ lại ngừng kể. Trong sự vắng lặng của đêm trừ tịch, dì chỉ còn nghe thấy hơi thơ đều đều của Tâm. Khẽ vuốt ve tóc cháu, dì rơm rớm nước mắt. Thế là hai cái Tết, đứa cháu côi cút sống nhờ bên ngoại. Dì Thơ thương cháu. Thương bao nhiêu, dì càng buồn tủi số phận hẩm hiu của dì bấy nhiêu. Dì nghèo, xấu xí, ế chồng! Đầu tắt mặt tối cũng chỉ đủ nuôi mẹ già, cháu dại. Dì luôn luôn sống bằng ước ao. Song sự ao ước dường như vô vọng. Và dì sợ bé Tâm khôn lớn sẽ chịu chung kiếp sống tối tăm này.
Dì cúi thấp gần má cháu. Mắt dì mờ đi. Con bé thiêm thiếp ngủ. Miệng nó tươi như hoa.
°
° °
Ăn Tết xong, bé Tâm có hai đôi gà. Dì Thơ xuống tận chợ Mễ mua, dì phải bù thêm mấy đồng. Mấy hôm đầu bốn chú gà nhiếp bị úp trong cái nơm. Bé Tâm cả ngày quấn quýt bên gà. Bé bốc gạo rắc cho gà mổ. Con nào con ấy ăn căng cả diều. Bé chỉ muốn thả gà. Dì Thơ không cho, dì bảo nhốt vài hôm cho nó quen đã, kẻo tối nó quên về chuồng.
Bé Tâm sợ mất gà nên nghe lời dì. Bé nóng lòng trông thấy bốn chú gà trụi lang thang ngoài vườn sau. Đêm bé ngủ, bé nằm mê gọi "chích, chích, chích, bập, bập..." làm bà ngoại hết hồn. Thức đậy, việc đầu tiên của bé là nhích cái nơm xa ra chỗ khác, lấy chỗi quét dọn sạch sẽ. Đoạn bé rắc gạo rồi ngồi nhìn gà mổ lục cục trên nền đất rắn một cách say sưa.
Như thế, ba hôm ròng rã, bốn con gà trụi của bé mới được thoát khỏi nơm. Trời đầu mùa xuân nhưng vẫn còn rét. Bọn gà của bé Tâm lơ thơ mấy chiếc lông cánh để trơ da thịt đỏ tái. Bé thương gà ghê đi ấy. Lạnh thế này mà không "mặc áo" thì chịu sao nổi. Gà chịu nổi, chúng nó "cơi trần" giỏi thật, cứ luẩn quẩn sân trước mãi rồi mới rủ nhau ra vườn sau bới đất tìm sâu bọ.
Bé Tâm theo sát gà. Bé không muốn gà của bé bị con Mực đuổi chạy tán loạn hay bọn diều hâu sà xuống cuỗm đi. Bé đã thấy diều hâu bắt gà. Con gà nhỏ bị coắp vào chân diều hâu, rên la trên trời nghe thảm thiết làm sao! Bé thù diều hâu, diều hâu ác tệ. Có bận bà ngoại xoa đầu bé ru câu: "Diều hâu mày lượn cho tròn, Sáng mai tao gả gà con cho mày", bẻ đã hỏi:
- Sao phải gả gà con cho diều hâu hở bà?
- Nói dối nó ấy mà.
- Sao lại nói dối hở bà?
- Cho nó lượn. Nịnh nó mà.
- Thế nó cỏ biết nịnh nó không hở bà?
- Biết chứ, nó lượn năm bẩy vòng rồi sà xuống định bắt gà con thì người chạy ra đuổi mắng nó: "Gà con tao để tao nuôi, Tao gả con chó cụt đuôi cho mày."
- Nó có bằng lòng lấy con chó cụt đuôi không hở bà?
- Lấy sao được, tới gần chó nó cắn chết.
- Chắc mắc lừa, diều hâu nó tức bà nhỉ?
- Ừ, tức nó mới hay bắt trộm gà.
Chuyện của bà ngoại kể khiến bé Tâm cười nhe cả răng sún lúc nghe. Bây giờ có gà con, bé không dám cười bọn diều hâu khờ khạo nữa. Diều hâu tồi quá. Ai bảo người ta nói dối nó, bắt tội bé phải canh chừng diều hâu.
Nhưng diều hâu chẳng dám bén mảng, gà của bé Tâm lớn mau như thổi. Qua tháng hai, bốn chú gà trụi đã mọc đầy lồng, chân dài ra, tiếng kêu bới nhiêm nhiếp. Chiều đến, trước khi về chuồng, bọn gà thay phiên chọi "giao hữu" rất vui vẻ. Thỉnh thoảng, chúng nó đánh nhau thật sự, hăng ra trò, rúc vào cánh nhau mà mổ, những nước đá cũng điệu y hệt gà nòi. Đánh nhau mệt lả vẫn không chịu thôi, bé Tâm thương hại chúng đau đớn, nhẫy ra can: "Thôi mà, cho tôi xin đi mấy bác."
Gà chạy chỗ khác, hảy còn hăng máu, lại xông tới ăn thua. Đánh nhau chán, chúng hòa ngay. Anh em một mẹ mà.
Đến tháng ba, hai chú gà lên tí mào đỏ, ra cái điều ta đây là gà trống. Hai chú này tập tễnh vỗ cảnh, vươn cổ cao, cao hoài mà chưa kêu thành tiếng gáy. Bé Tâm muốn đặt tên cho bốn con gà của mình. Bé hỏi dì Thơ:
- Cháu đặt tên cho gà, dì nhé!
Di Thơ cười:
- Ai đặt tên cho gà bao giờ?
Bé Tâm giơ tay phân trần:
- Thế chó thì sao hở dì? Chó có tên Cún, Mực, Vàng...
Dì Thơ vỗ vai Tâm:
- Dì chịu cháu rồi. Vậy cháu đặt tên gà đi.
Bé Tâm nghĩ mấy ngày mới kiếm nổi bốn cái tên. Bé sắp theo thứ tự: Con Nhớn, con Nhỡ con Nhỏ, và con Út. Tuy thế, mỗi lần gọi gà về bé vẫn phải "chích, chích, chích, bập bập..."
°
° °
"Nắng tháng ba bà già chết rét", trời tự nhiên lạnh kinh khủng, lạnh đến nỗi cá rô chết nổi lềnh bềnh trên mặt ao. Đàn gà của bé Tâm ủ rũ, kém hoạt động.
Thoạt đầu, con Nhỡ ăn ít, tìm một xó, lười biếng bới mồi. Hai hôm sau, cổ nó rụt lại, đôi mắt đỏ ngầu, cánh trệ xuống như người khoác áo tơi. Nó bị cúm, sắp chết. Bé Tâm cuống quýt hỏi đì Thơ cách cứu chữa. Dì dã tỏi đồ vào mồm gà. Vô ích, mào con Nhỡ xám đen và chết thật nhanh chóng. Bé Tâm rớt nước mắt. Bé đào cái lỗ sau vườn, lấy lá chuối khô bỏ con Nhỡ cẩn thận rồi đem chôn. Bé thắp cây hương lên mộ con Nhỡ, khấn nó phù hộ cho đàn gà của bé đừng cúm.
Nhưng mồ con Nhỡ chưa kịp mọc cỏ, nó chưa kịp phù hộ cho anh chị em nó thì dịch gà tới lan tràn khắp xóm. Con Nhớn, con Nhỏ theo chân con Nhỡ chết luôn, còn trơ trọi con Út. Con út là gà mái. Bé Tâm tiếc gà khóc ròng hai ngày. Vừa khóc, bé vừa mong Bụt hiện ra y như Bụt đã hiện ra trong chuyện Tấm, Cám.
Hình như Bụt đã hiện. Bé Tâm nín khóc. Bụt vuốt mớ tóc rối của bé và hỏi:
- Tại sao con khóc?
- Gà của con chết hết rồi.
- Thôi chả cần con ạ! Con chăm sóc con Út đi, rồi nó đẻ nhiều trứng, nó ấp, rồi con có nhiều gà con...
Tiếng Bụt nghe quen quen. Bé thấm khô nước mắt để nhìn Bụt cho rõ thì Bụt đã biến mất. Nhớ lời Bụt dặn, bé bớt buồn, săn sóc con Út. Hồi trời hết rét. Sang hạ, đất trời đổi thay, cỏ mọc dài, cây đầy lá và hoa nở nhiều. Con Út đẹp hẳn lên. Lông nó mượt, ỏng ả, mào nó đỏ tươi. Gà mái tơ có khác. Nó gại mỏ từng hơi dài và chạy tung tăng theo con trống hàng xóm. Tiếng nó nghe thích thú biết mấy! Giá ba anh em nó không chết thì giờ đây, bé Tâm có bốn chú gà lớn biết gáy, biết gại mỏ...
Chẳng mấy đỗi, con gà sống-sót nhẫy ổ đẻ.
Dì Thơ lấy rổ rách, nhồi rơm, bắc ổ cho nó ở chuồng lợn. Gà nhẫy rối rít. Bé Tâm hồi hộp chờ mong. Rồi nó đẻ, nó kêu "cục ta cục tác" om sòm. Mầm hy vọng mọc dần trong lòng đứa bé mồ côi nơi quê ngoại. Bé Tâm cầm chiếc trứng, nâng niu, ngắm nghía. Ý nghĩa cuộc đời của bé ở đây. Trẻ thơ mơ ước giản dị lắm. Bé mơ có đàn gà con.
°
° °
Gà đẻ được mười tám trứng thì ấp. Nó nằm suốt ngày đêm trên ổ, chỉ xuống sân cỏ một lần vào buổi trưa để ăn uống. Ấp được năm ngày, vào buổi sáng, bé Tâm thức dậy sớm thăm gà như thường lệ. Bé hốt hoảng kêu: ổ bị lật xuống chuồng lợn và hai con lợn nhỏ đang rau ráu nhai trứng vỡ. Tưởng cháu bị rắn cắn, dì Thơ chạy mải tới. Bé ngơ ngẩn chỉ vào chuồng lợn, uất nghẹn nói chẳng nên lời. Dì Thơ thấy có vệt máu và một dúm lông. Dì hiểu rằng hồi đêm cáo đã cắn chết gà tha đi. Tội nghiệp.
Bé Tâm lăn ra sân khóc thảm thiết, khóc xưng cả mắt, khóc bỏ ăn, khóc không ai khuyên được. Khóc chán, bé lần mò theo vết lông ra vườn sau, ra bờ cừ kiếm xác con Út yêu quý. Bé chả thấy gì ngoài mấy giọt máu đọng trên đất khô và từng chiếc lông cánh của gà dẫy dụa rơi rớt. Bé đau khổ nhặt nhạnh những chiếc lông gà rồi về ngồi dưới cầu ao khóc nức nở.
Tiếng bé than thở xé nái tấm lòng u uẩn của dì Thơ. Bé ước ao Bụt hiện lên nữa, Bụt sẽ hóa phép cho mấy cái lông gà hóa thành con Út nằm trên ổ đẻ như Bụt đã hóa phép mấy cái xương con bống của Tấm thành áo quần lộng lẫy. Bé không thích áo quần đẹp, bé chỉ thích con Út sống lại.
Bé Tâm khóc xưng cả mắt, khóc luôn ba bốn ngày, khóc chờ Bụt hiện. Bé úp mặt vào tay sợ mở mắt ra Bụt sẽ biến mất. Rồi Bụt hiện... Tiếng Bụt mơ hồ như từ đâu vọng tới tai bé:
- Tại sao con khóc?
- Cáo nó cắn chết con Út của con rồi.
- Thương hại quá nhỉ! Giờ con muốn gì?
- Con muốn con Út sống lại,
- Nó đã chết rồi sống sao được nữa.
Bé Tâm oà lên khốc nức nở:
- Thế làm sao con có gà được?
- Ta cho con tiền mua gà khác.
Bé vuốt nước mắt, hỏi:
- Bụt làm gì có tiền?
- Ta có, ta để đằng sau lưng con.
Bé Tâm mở bừng mắt ngoảnh lại. Bụt biến đâu mất rồi. Còn gói tiền giấy buộc gọn bằng giấy chuối khô. Ngỡ ngàng giây lát, bé ngước nhìn lên, dì Thơ đang đứng nhìn bé. Bé lạ lùng thấy di Thơ không chột nữa.
Qua màng lệ mờ, bé đã trông rõ Bụt: Bụt nằm trong con mắt bên trái của dì.
Trẽ Thơ Và Bụt Trẽ Thơ Và Bụt - Duyên Anh