Số lần đọc/download: 566 / 2
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
T
rước tiên, đánh giá lại bản thân
Mỗi người đều có một khả năng khác nhau, tính cách khác nhau; nói cách khác chúng ta ai cũng có những sở trường, sở đoản khác nhau. Vì vậy, hãy tự kiểm tra, đánh giá lại mình có khả năng làm những gì, đây là bước đầu tiên để bắt đầu tìm kiếm công việc trong mơ cho mình.
Bởi vì, từng công việc đều có những yêu cầu, những tiêu chí khác nhau. Cho dù có muốn làm công việc ấy đến mức nào nhưng nếu bạn không phù hợp với chúng thì coi như vô ích- bởi bạn không thể làm tốt một công việc nào đó chỉ vì bạn rất thích. Hãy xem: với khả năng, trình độ, cùng những sở trường sở đoản hiện có của mình, công việc nào sẽ phù hợp nhất với bạn.
Bằng cách nào: Hãy dùng các câu hỏi, các bài trắc nghiệm để xác định kỹ năng cá nhân của mình; bao gồm cả về tâm lý - tính cách cho đến khả năng chuyên môn. Nên kiểm tra hai, ba lần để có kết quả tốt nhất. Có thể những kết quả này sẽ thay đổi theo thời gian, do đó bạn nên thực hiện việc này một cách có định kỳ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ đến sự tư vấn của bạn bè, thầy cô, những người đi trước hay các trung tâm dịch vụ việc làm để biết được mình có thể làm được (và làm tốt) những công việc nào.
Thứ hai, viết một Resume.
Một Resume (hồ sơ xin việc) sẽ là phương tiện đầu tiên để bạn tiếp cận với nhà tuyển dụng – bước cơ bản nhất để có được công việc trong mơ.
Có nhiều cách để đưa Resume của mình đến với nhà tuyển dụng: đăng trên các trang website tuyển dụng, các trung tâm dịch vụ việc làm hoặc nộp trực tiếp đến công ty có công viêc bạn đang ao ước.
Thứ ba, thực hành kỹ năng phỏng vấn.
Tìm hiểu các kỹ năng phỏng vấn, thực hành những kỹ năng này thật nhuần nhuyễn trước khi vào cuộc chính thức với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo các thông tin này trong các chuyên trang việc làm của các báo, tạp chí, các tài liệu hướng dẫn...
Khi đã có đầy đủ thông tin cần thiết, hãy tự phỏng vấn mình - một mình trước gương hoặc với bạn bè, người thân để họ góp ý cho bạn. Làm sao để bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất khi bước vào “vòng” phỏng vấn.
Thứ tư, bắt đầu “săn” việc
Tìm kiếm công việc trong mơ cho mình là một điều không hề đơn giản. Hãy dành tất cả thời gian để làm việc này: 8 giờ một ngày và 5 ngày một tuần. Nghĩa là, bạn phải dành tất cả tâm huyết của mình để “săn” việc. Ngoài việc đăng Resume bạn có thể nhờ đến bạn bè, đồng nghiệp cũ (nếu có), gửi email thông báo tình trạng (tìm việc) của mình với những người thân, những người bạn quen biết; nhất là theo dõi sát sao thông tin tuyển dụng nhân sự của các công ty mà bạn đang mơ ước được vào làm việc ở đó.
Nếu bạn vẫn chưa nhận được kết quả như mong muốn, hãy lên một kế hoạch tìm kiếm khác, nhưng không được bỏ cuộc. Một công việc trong mơ – sẽ không dễ dàng chút nào nhưng không có nghĩa là bạn không thế. Chỉ cần bạn cố gắng và không bỏ cuộc thì trước sau gì bạn cũng nhận được lời mời đi phỏng vấn (thậm chí là lời mời nhận việc) từ nhà tuyển dụng
Một điểm cần chú ý khác là sau mỗi lần phỏng vấn, bạn hãy điện thoại hoặc gửi email cảm ơn người phỏng vấn mình. Vừa để theo dõi tình hình, vừa ghi điểm thêm cho mình trước nhà tuyển dụng.
Thậm chí ngay cả khi bạn không được tuyển dụng, thì việc duy trì mối quan hệ với nhà tuyển dụng cũng luôn có lợi cho bạn. Vì biết đâu, họ sẽ là những “ông chủ” của bạn trong tương lai – khi mà khả năng của bạn phù hợp với công việc họ đang yêu cầu. Hoặc, họ sẽ giới thiệu cho bạn.những công việc phù hợp khác.
Thứ năm, tiếp tục học tập và phát triển cho mình.
Một khi đã xác định đâu là công việc bạn đang mơ ước, hãy cố gắng để có được nó.Và khi đã có được rồi, hãy làm việc với tất cả khả năng của mình để đạt được thành công.
Không chỉ làm những công việc được giao, những công việc trong chỉ tiêu của mình, bạn nên giúp đỡ người khác, san sẻ công việc với đồng nghiệp, với nhóm (tất nhiên, trong khả năng bạn có thể) để đạt được thành công không chỉ cho mình, mà còn góp phần vào hững thành công của mọi người xung quanh.
Tham gia vào các kỳ huấn luyện, đào tạo của công ty để phát triển chuyên môn cho mình. Nếu có thể, bạn cũng nên theo một khóa học nào đó để nâng cao trình độ và sự hiểu biết cho mình.
Làm việc một cách chuyên nghiệp
Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp, giám sát và “ông chủ” của mình
Tiếp tục tìm kiếm cơ hội (thăng tiến) cho mình, bổ sung những gì mình còn đang thiếu. Điều quan trọng nhất là làm sao để có thể làm công việc trong mơ của bạn với thời gian lâu dài nhất.
Theo HrVietnam