If you only read the books that everyone else is reading, you can only think what everyone else is thinking.

Haruki Murakami, Norwegian Wood

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Văn Sang
Biên tập: Vũ Văn Sang
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 756 / 5
Cập nhật: 2015-06-26 12:31:23 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ố ơi, hôm nay đi học bố con mình quên gõ chuông”, cô con gái ngồi sau xe nhắc bố. Bố tủm tỉm cười, lấy tay bấm vào cái còi xe máy, “Con nghe thấy tiếng chuông chưa?”. “Con thấy rồi bố ạ”
Bố vòng một tay ra sau, vỗ nhẹ vào lưng con, “con gái, từ một tiếng chuông đơn giản con thức vào mỗi buổi sáng đi học. Con sẽ thấy tiếng còi xe ồn ào là một tiếng chuông. Đấy cả cái đèn đỏ đằng kia nữa, chỗ mọi người đang đứng lại vội vã đi làm cũng là một tiếng chuông nữa”. Con gái hỏi bố: “Thế mọi thứ đều có thể là tiếng chuông hả bố”? “Đúng thế con ạ!”
Nhà tôi không chật lắm, nhưng chưa có điều kiện xây dựng một căn phòng tĩnh tâm. Ý tưởng về căn phòng này tôi thấy rất hay mà nếu có dịp sửa lại nhà, nhất định sẽ xây dựng một căn phòng như thế. Căn phòng này nằm ở vị trí cao nhất, không cần rộng quá, chỉ khoảng đủ số người trong nhà có thể ngồi để có thể tĩnh tâm là được. Nếu tìm được một bức tượng Phật thật đẹp đẽ, dáng vẻ từ ái cùng với nụ cười thảnh thơi thì tôi sẽ đặt lên một cái bàn thật trang nghiêm. Còn nếu không tìm được, tôi sẽ thay bằng một lọ hoa. Trông lọ hoa tươi còn đẹp hơn một bức tượng mà bác thợ làm vội vã để bán hay có ít tay nghề.
Trong phòng tĩnh tâm này, một cái chuông nhỏ là vật không thể thiếu. Mỗi khi thỉnh “gõ” một tiếng chuông, ta làm một động tác, giập nhẹ cái dùi vào vành chuông, kêu một tiêng kêu khẽ, gọi là “thức chuông”. Sau đó “thỉnh” ba tiếng. Khi mỗi tiếng chuông cất lên, cả nhà sẽ có quy định, dù ai đang làm gì cũng dừng lại tập trung quan sát hơi thở ra vào trong ba hơi. Mỗi lần thở vào, thở ra được tính là một hơi. Ứng dụng thực tiễn là ai đó đang nóng giận, người còn lại sẽ “thỉnh” một tiếng chuông và tất cả thành viên trong nhà đều trở về quan sát hơi thở. Nhờ thực tập như vậy, người đang có cơn nóng giận sẽ lắng nghe hơi thở tiếng chuông, nhờ đó thấy tâm nóng giận, khi ý thức được cơn giận thì tự khắc nó sẽ giảm bớt, chuyển hóa và một nụ cười sẽ trở lại trên môi các thành viên trong nhà.
Đây là một phương pháp tập chánh niệm bằng việc nghe chuông rất hay mà tôi may mắn tìm hiểu được. Điều tuyệt vời là một em bé ba tuổi cùng tập được một cách dễ dàng. Đọc đến đây, các bạn sẽ hỏi tại sao phải tập nghe chuông phải không?
“Thân tâm vốn là một”. Vì thế khi tâm tĩnh, sáng và yên không loạn động thì chúng ta sẽ có một cơ thể mạnh khỏe, tràn đầy sức sống. Nhưng hầu hết chúng ta đều không thể kiểm soát được tâm mình. Khi đi đường thì tâm nghĩ lan man việc gia đình. Khi ăn thì nghĩ công việc chỗ làm. Khi đến công sở thì lại kê hoạch khác.
Chánh niệm là năng lượng đưa tâm ta lang thang trở về với thân này. Để khi ta ăn một miếng dưa hấu, ta cảm nhận được cái mát, cái lạnh cái ngon của miếng dưa hấu. Khi ta đi đường, ta điều khiển xe được an toàn hơn, khi ta làm việc được chú tâm hơn, giấc ngủ đén dễ dàng hơn và…khi ta nhìn tia nắng đầy chánh niệm sẽ có cảm giác hạnh phúc hơn….
Khi đọc một bài viết, chúng ta đều cần năng lượng chánh niệm. Vì nếu thiếu nó, bạn không đủ sức đọc hết một bài viết. Nhưng để có được năng lượng chánh niệm, thì ngoài cách gieo trồng những hạt giống thiện lành, thì tất cả chúng ta đều phải tập thì mới có được. Và tiếng chuông, hay hơi thở, bước chân là những bài tập hết sức đơn giản và nhiệm màu.
Khi tâm đang miên man “vọng tưởng” ta đưa tâm về hơi thở, thì ta có chánh niệm hơi thở. Nếu đưa tâm về bước chân, thì ta có chánh niệm bước chân. Hoặc ta có thể lồng bước chân vào hơi thở thì ta có chánh niệm bước chân hơi thở. Chánh niệm luôn là chánh niệm với một đối tượng nào đó. Và tiếng chuông cũng vậy, nếu ta không tập nghe, thì tiêng chuông cũng sẽ chỉ là tiếng chuông, tâm ta cứ mải miết miên man.
Khi ta dừng tâm được bằng việc nghe chuông, thì những tiếng còi xe trên đường phố cũng đưa ta về với hiện tại. Một tiếng karaoke hay một tiếng chẻ củi của bác hàng xóm giữa trưa cũng không đủ sức làm ta khó chịu. Một câu nói khó nghe cũng sẽ trở thành một tiếng chuông mà khi ta nghe sẽ cảm nhận được “một tâm hồn đang bị tổn thương cần sự lắng nghe và giúp đỡ”…
Từ việc thực tập nghe chuông đơn giản như thế, đem lại cho ta biết bao nhiêu niềm vui nhiệm màu trong cuộc sống. Nếu như vậy tại sao chúng ta không lắng lòng tập nghe chuông phải không?
Tiếng Chuông Màu Nhiệm Tiếng Chuông Màu Nhiệm - Vũ Văn Sang