What holy cities are to nomadic tribes - a symbol of race and a bond of union - great books are to the wandering souls of men: they are the Meccas of the mind.

G.E. Woodberry

 
 
 
 
 
Tác giả: Sơn Nam
Thể loại: Lịch Sử
Biên tập: Nguyen Thanh Binh
Upload bìa: Hải Trần
Số chương: 13
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 2847 / 113
Cập nhật: 2016-02-27 10:42:41 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Phụ Lục
Á VÀ LẠY
Đây là những góp nhặt của người biên soạn, để tham khảo.
Xá, theo Huỳnh Tịnh Của, là chắp hai tay đưa xuống, làm dấu cung kính.
Khấu, cũng theo học giả trên, là cúi, khấu đầu, cúi đầu. Khấu bái, là lạy.
Như vậy, ta suy luận: "Xá", chỉ đơn thuần động tác của hai tay, còn "khấu", là động tác của đầu. Nhưng trong thực tế, khi chắp hai tay xá thì mặc nhiên, theo quán tính, phải cúi đầu, không sâu cho lắm.
"Vái" đồng nghĩa với Xá, trong ngôn ngữ phía Nam. Vái van là cầu khẩn với thái độ khiêm tốn.
Lạy (Bái) là kiểu lạy thông thường nhưng đi sâu vào chi tiết, thì rắc rối, nhất là kiểu giải thích theo Bát Quái, Aâm Dương. Có người gọi đó là qui tắc "Ngũ thể đầu địa" tức là hai tay, hai chân và cái đầu phải đụng mặt đất. Các nhà sư Phật giáo lạy theo kiểu riêng, ngồi xếp bằng, hoặc quì nhưng đầu không nhất thiết phải đụng đất; cũng khơng đứng dậy thẳng lưng sau mỗi lạy. Người Trung Hoa ở miếu thường qùi rồi lạy luôn, khơng đứng dậy sau mỗi lạy; lạy cúi đầu sát đất nhưng hai tay buông xuôi, không chấp lại.
Về động tác, thật khó nói. Mỗi người, mỗi địa phương, do ảnh hưởng cha mẹ, hoặc chòm xóm thì cũng "Ngũ thể đầu địa" nhưng người thì lạy với những động tác gãy gọn, có người lại thong dong, yểu điệu, đại khái.
Đàn bà Việt Nam thời trước mặc quần lá nem, ngồi co hai chân qua một bên mà lạy, gọi là "Tọa cốt đầu địa", ngồi trên xương mông rồi cúi đầu sát đất; không đứng dậy sau mỗi lạy như nam giới. Ngày nay, lắm khi mặc quần Tây, vải cứng, khó ngồi như xưa. Cứ quì rồi lạy liên tục, không đứng dậy sau mỗi lạy.
Khi lạy Phật, đàn ông quì rồi lạy luôn, dứt lạy mới đứng dậy. Khi lạy Thần ở Đình Miếu, người trong ban tế lễ tuân thủ nguyên tắc:
- Qùi thẳng lưng, gọi "qùi Xuân", trong tư thế mạnh khỏe, tự tin (không quì lom khom như quì trước bàn Phật, hoặc trước quan tài của thân nhân, kiểu quì Ai, trông bi thảm dịp cầu an)
- Hai tay nắm chặt, như quả đấm, biểu lộ quyết tâm lớn.
Phải chăng đó là nguyên tắc dành riêng cho người trong ban tế lễ, còn bá tánh thì lạy kiểu nào cũng được, tùy thói quen, khơng nên chê khen người này lạy đúng, người kia lạy sai (vì khác với mình).
Lạy Thần, thông thường, gồm bốn lạy, mỗi lạy kèm theo một xá, xá theo kiểu nắm hai tay, ngón tay co lại.
Về số lạy, quá nhiều ý kiến, theo tôi, tùy tập quán của gia đình, địa phương mình, đừng làm điều gì lập dị. Ở đình làng, khi lạy Thần thánh, kiểu lạy chuẩn mực nhất là của Thầy Lễ, người điều khiển nhóm học trò lễ. Tiến tới ba bước dài, đứng xá rồi lui lại một bước. Qùi xuống lạy. Thẳng lưng, đưa hai tay lên đầu gối, lấy thế, rồi đưa hai tay vào ngực, (hai tay vẫn nắm lại), đưa qua phải, đưa qua trái rồi vịn vào đầu gối, đứng dậy, lập tức lui ba bước. Xong một lạy.
Rồi bắt đầu lạy thứ nhì, bước trới ba bước dài, lụi một bước như trước. Dứt cái lạy thứ tư, xá một xá, lui một vước, xá lần thứ nhì thật sâu, là dứt.
Ở đám tang, hoặcđám cưới, kiểu lạy nên bình dị hơn, bớt động tác. Đám tang, đám giỗ là ở gia đình, nội tâm và bối cảnh khác, có thể lạy mà không cần bước tới nếu mặt bằng quá chật. Hai bàn tay chắp lại, ngón tay thẳng ra, như van vái khiêm tốn.
Trong dịp phúng điếu đám tang, khách lạy thông thường hai lạy, hiểu ngầm rằng mình sẽ trở lại lúc di quan. Nếu lạy bốn lạy, hiểu rằng lúc di quan sẽ không trở lại tiễn đưa. Lắm khi lạy ba lạy, hiểu là bốn, một lạy chừa cho cha mẹ còn sống.
Tùy nơi, số lạy nói trên có thể thay đổi.
LỄ TỈNH SANH Ở GIA LỘC
(Trảng Bàng - Tây Ninh)
- Viên chức, chức sắc tựu vi.
Nghệ quán tẩy sở - Quán tẩy - Thuế Cân - Phần hương - Niệm hương - Thượng hương - Nghinh thần cúc cung bái (4 lạy) - Hưng bình thân.
Thiểu thối.
Chánh bái, Bồi bái tựu vị - Nghệ quán tẩy sở.. Phần hương, niệm hương, thượng hương...Tham thần cúc cung bái (4 lạy), hưng bình thân - Qùi - Châm tửu - Phủ phục hưng (2 lạy), hưng bình thân - Giai qùy (Chấp sự nội nghi qùi xuống - Chấp sự ngoại nghi xướng): chúc cáo từ (chấp sự nội nghị quì rồi cung tay xuống năm câu)
Kỳ Yên túc yết
Quyên vĩ tĩnh sanh
Ngưỡng lại thần ân
Mặc thùy chiếu giám
Phục vị cẩn cáo
Bài chúc thỉnh sanh - Cùng xã Gia Lộc.
Chúc cáo từ có hai phần: phần lễ Túc Yết và lễ Đàn Cả.
Phần lễ Túc Yết thì xướng Kỳ Yên Yết Túc.
Phần lễ Đàn cả thì xướng KỲ Yến chánh tế.
Đổi lại có một câu đầu thôi, đoàn sau y vậy.
Ngoài nghi xướng: phủ phục hưng bình thân. Cúc cung bái (4 lạy) =- Hưng bình thân - Thiểu thối.
Nghệ thỉnh sanh vu án tiền.
Tể sanh tựu vị - nghệ quán tẩy sở - pầhn hương - niệm hương - thượng hương - cúc cung bái (4 lạy) - hưng bình thân - nghệ thỉnh sanh sở. (Chấp sự nội nghi cầm một cây đèn sáp, hai cái chén chung để đựng mao huyết và vàng bạc, và ông chánh bái bưng khay hộp lễ với ông tể sanh cầm đao cùng đi đến con vật). Chấp sự xướng: Tỉnh sanh (chấp sư ïviên đốt vàng bạc rọi con vật). Ông Chánh bái vỗ con vật ba cái rồi ông tể sanh hươi dao cắt lông gáy, bỏ vô chén chung hay là rthọc huyết, hoặc đem ra nhà trù phòng thọc huyết tùy theo địa phương. Còn chén chung đưng huyết, hai chung mao và huyết, lấy giấy vàng bạc bịt lại đem để trên bàn thần).
Chấp sự xướng: Sát sanh, tỉnh sanh tất, phụng trư sanh xuất vu trừ ngoại.
Chấp sự ngoại nhi xứơng: phục vị.
(Chấp sự và ông chánh bái cùng đi trở lại y như cũ) giai qùy, châm tửu, phủ phục hưng bái (2 lạy), hưng bình thân.
Điểm trà: Cúc cung bái (4 lạy), hưng bình thân, thiểu thối, lễ thành.
(Đỗ Văn Rỡ sựu tầm)
LỄ ĐẦU XUÂN 1991
Niệm hương: ngày 07 tháng Giêng năm Tân Mùi (1991)
Hương tạ Thiên tạ Địa
Tạ Đức tối cao lãnh đạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tạ Đức Thượng Công, tạ Chư vị Thánh Thần.
Nhất niệm đạo Hương, Thượng thấu Thiên Quan.
Nguyện Vĩnh Bảo San Hà Xã Tắc.
Nhì niệm Đức Hương, Trung Đại Địa Quan, nguyện quốc Thới Dân An, Vật phụ.
Tam niệm Thanh Tịnh Hương, Hạ Triệt Thủy Quan, nguyện tự Hải Phong Điều Võ Thuận.
Hôm nay mùng 7 tháng Giêng năm Tân Mùi ngày Hạ Nêu, Khai Ấn mở cửa Công Sở, ngày khai sơn, khai hạ, để trở lại Lao Động bình thường, kẻ ra đồng áng, xuống ruộng nương, lên rừng núi, người xuống sông ra biển theo kế sanh nhai thường nhật, sau bảy ngày Dựng Nêu, mừng tuổi nghỉ ngơi, vui chơi ăn Tết.
Tưởng nhớ ngày trở lại Lao Động theo truyền thống lâu đời.
Tưởng niệm Công Đức cá vị Anh hùng Liệt sĩ từ khi Lập quốc đã dày công mở mang bờ cõi, dựng nước, giữ nước đặt nền móng cho Đạo Lý, Kỷ cương, tranh đấu cho Việt Nam được rạng rỡ trên Năm Châu Bốn Biển, nhờ sức tự lực tự cường, theo đà văn minh tiến bộ.
Chúng tôi kính dân
Một nén tâm hương
Cúi đầu đãnh lễ
Nguyện giữ Truyền thống
Cầu an cho bá tánh
Cầu Thạnh cho Quốc gia
Thạnh nước thạnh nhà
Đắc Nhân, đắc Lợi
Hòa bình thế giới
Nhân loại tương thân
Ngưỡng vọng Anh linh Đức Thượng Công, cùng Anh linh các bậc Anh hùng dân tộc.
Nương theo mấy khói
Cảm ứng lòng thành
Hộ trì chúng sanh
Xuân cầu Thu hưởng
Niên niên hưng vượng
Nhật nhật thời tân
15/2/1991
Thay mặt Ban Quí Tế Lăng Ông Bà Chiểu
Trưởng ban
Đỗ Văn Rỡ.
LỄ GIỖ ĐỨC THƯỢNG CÔNG 1992
Niệm Hương
Hương tạ Thiên tạ Địa
Tạ Đức tối cao lãnh đạo Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tạ Đức Thượng Công Tả Quân
Tạ Đức Kinh Lược
Tạ Đức Thiếu Phó Quận Công
Tạ Chư vị Thánh Thần và anh hùng dân tộc.
- Nhất niệm Đạo Hương, Thượng thấu Thiên Quan, nguyện Vĩnh bảo San Hà Xã Tắc.
- Nhì niệm Đức Hương, Trung Đạt Địa Quan, nguyện Quốc thới dân an, vật phụ.
- Tam niệm Thanh Tịnh hương, Hạ Triệt Thủy quan.
Nguyện Tứ Hải điều Võ Thuận.
Hôm nay hai mươi chín tháng 7 thiếu, Tân Mùi, ngày Tiên thường lễ giỗ Đức Thượng Công, tức là ngày Túc Yết, cũng là ngày Cầu An thường niên cho nhân dân và đất nước.
Chúng tôi:
Một dạ chí thành - cung trần lễ vật
Tưởng nhớ ngày quy tiên cỡi hạc.
Đồng thời Cầu an cho Bá tánh.
Cầu Thạnh cho Quốc gia
Thạnh nước thạnh nhà - Đắc Nhân, Đắc Lợi.
Cầu hỏa bình thế giới - Cầu Nhân loại tương thân.
Thành khẩn kính dâng - Một nén tâm hương.
Cúi đầu đãnh lễ - Nguyện giữ truyền thống.
Khói nhang nghi ngút - Chiêng trống lệ thường.
Ấm cúng MIếu đường - Mộ lặng tĩnh túc.
Ngưỡng vọng anh linh Đức Thượng Công Đức Kinh lược, cùng Anh linh các vị Thánh thần anh hùng dân tộc.
Nương theo làn mây khói - cảm ứng tấm lòng thành.
Hộ trì cho chúng sanh - quốc nội như Quốc ngoại.
Niên niên hưng thạnh - Nhật nhật thới tân.
Đỗ Văn Rỡ (Niệm hương Viên)
Ngày 27 tháng 1 thiếu Tân mùi và ngày mùng 1 tháng 8 Tân Mùi.
(Tiên thường và Chánh Giỗ Túc Yết và Đàn Cả) 20 tháng 8 năm 1992. (Từ năm 1991 đến 1992 - Lễ Giỗ có sửa thêm chút ít).
BẢN BÀI CHÈO DÙNG ĐỂ HÁT TRONG KHI TẾ ÔNG NAM HẢI
Các vai: Tổng Thương
Tổng Lái
Bá Trạo
TỔNG THƯƠNG TRUYẾN - Nhất nhân nhân nhất trạo, đăng chúc huy hoàng, phân tả hữu lưỡng ban, tựu án tiền hậu lễ.
TỔNG THƯƠNG NÓI LỐI: Kim trung thiên chánh tiết, lễ hầu yết bàng quan, truyền trạo phu giang khẩu khai thuyển, thỉnh chư vị lễ lai yết kiến.
(Hát nam): Chư vị lễ lai yết kiến, nguyện lạch làng đại tiểu bình an.
TỔNG LÁI TRUYỀN: - Sao mai đà ló mọc, truyền Bá Trạo gạy chèo, trước mũi khá kéo neo, sau Tổng ta luôn bánh.
TỔNG THƯƠNG TRUYỀN: - Buồn cột đã sẵn sang, nghe sanh ba mơn mơn tới.
(Nhưng bắc): Kể từ trời đất định phận, quốc vương thủy thổ, thánh thần hiển linh. Đêm nay các thợ kinh thành, sửa sang lăng miễu giữ gìn đèn hương.
TỔNG THƯƠNG TRUYỀN: - Đệ nhất khứ hành thuyền, đệ nhất hồi tấn trạo.
BÁ TRẠO ĐÁP: Thừa mạng (hát bắc): Phiêu phiêu nhất trạo ba, khinh khinh trục lang ba, thừa luôn hành phất phất, quơi trạo nhập miễu môn, quơi trạo nhập miễu môn.
TỐNG THƯƠNG HÁT NAM: - Miễu môn phăng phăng lướt tới, cất mái chèo phơi phới thuyền lan. (Chuyển sang hát bắc): Án tiền làm lễ cúc cung, chèo hầu một độ tửu châm tam tuần. Tiêu thiều nhạc vũ xướng ca, hiền lương lễ rước ông bà về dinh. (Lại nói lối): Nay rước Bà về chốn miễu môn, truyền bá trạo chèo hầu cho cẩn thận. (Lại hát nam): Cẩn thận rước Bà tới trước, chốn ba đào nhờ đức thần linh. (Lại hát bắc): Rước Bà xe giá hồi dinh, lạch làng trông đợi dân tình vẻ vang. Đức Bà như núi Thái san, bổn lạch bổn xã cung tam phụng thờ.
TỔNG THƯƠNG TRUYỀN: - đệ nhất khứ hành thuyền, đệ nhị hồi tấn trạo.
BÁ TRẠO ĐỒNG THANH: - Thừa mạng. (Hát Bắc): Thăng thăng bình hởi dương dương (?), Giang lộ hướng thương thương, bài khai thuyền linh thỉnh, quơi trạo nhập âu ca, quơi trạo nhập âu ca.
TỔNG THƯƠNG HÁT NAM: - Âu ca rước Bà về an tọa, bổn lạch làng đại tiểu đồng tâm (Nói lối): Án nội thu sương thống niệm, thanh hương hường chức nhứt tiên, thương hạ các cùng kiền, truyền bá trạc chèo hầu cho cẩn thận. nước một màu biển phụng, ba năm vẻ non sông, hội thái bình trăng rạng gió trong, ơn tế độ vàng ghi đá tạc, mảnh cơm bọc đua tình đạm bạc, lời trân châu phụng đức cao thâm, các thợ rày hoàn nguyệt nhất tâm, dâng một lễ cầu ngư hoàn nguyện.
Tổng thương hát nam: Hoàn nguyện tấm lòng hà hải, cúng tế rồi mãn tải ngư đa, lòng thành các thợ bôn ba, sửa sang lăng miễu chèo ca cho Hội đồng.
ĐỒNG HÁT BẮC: - Sơ canh tách dặm binh linh đằng vân quá vũ phỉ tình phong ba. (Nhưng hát lối): Thấy phong ba lòng đà bát ngát, dặn Tổng tàu kiểm soát thuyền lan.
TỔNG THƯƠNG NÓI: -Dạ dạ nghe, nhưng trước dặn tôi rằng kiểm soát, vâng lệnh truyền dời gót quang huy, âu là ta nổi đăng chúc một khi, đặng ra đi kiểm soát (Hát nam): Kiểm soát dò lòng quân lính, cho hết tình biển vịnh hầu nghinh, trải qua bể rộng mênh mông, thuyền lan phới nhẹ qua gành nghỉ ngơi. (Nhưng bắc); tiểu thiều nhạc vũ xướng ca, hiền lương lễ rước Ông Bà về dinh. Chúc cho chủ tế lạch ta, giàu sang muôn hộ để phòng hương yên. Giữa trời nổi tiếng sấm vang, bỗnng cơn mưa gió chẳng yên đến đài. Bấy lâu dựa chốn tiên đài, này mừng kiến tạo rước Bà về dinh.
TỔNG THƯƠNG HÁT NAM: - Về dinh tam tinh cộng chiếu, nguyện lạch làng đại tiểu bình an.
TỔNG THƯƠNG NÓI LỐI: - Nay lập thành làng mới, thỉnh trạo phu làm lễ ca ngâm, nguyện cùng giáng hưởng lai lâm, ngưỡng lại nhất khương nhất htới. (Hát nam): Ngưỡng lại nhất khương nhất thới, bổn lạch làng đại nguyện đa ngư.
ĐỒNG HÁT BẮC: - Nhị canh Bà mới sang chơi, sông ngân cầu nguyện rước Bà về dinh. (Hát nam): Về dinh phụng điếu, nguyện lạch làng đại tiểu an khương.
TỔNG THƯƠNG TRUYỀN: - Đệ nhất khứ hành thuyền, đệ tam hồi tấn trạo.
BÁ TRẠO NÓI: - Thừa mạng: (Hát Bắc): Thiên thời đổi thanh vân, nhật nguyệt chiếu tinh thần, ngưỡng mong ơn thánh trước, thần dân tại âu ca, thân tại âu ca (Hát nam): Rước Bà về an tọa, lạch làng đại nguyện cầu ngư (Nhưng): Bà bay khắp hết bốn phương, coi trong bổn trạch đầm trì ấm no. Ai bay giống dạng bà bay, quần hồng áo trắng hướng Tây bay về. Ai đi giống dạng Ông đi, bọt bèo trôi nổi một khi giữa vời.
ĐỒNG BẮC: - Tam canh sao nhảy tưng bừng, thuyền lan phới nhẹ tách chừng nhanh không.
TỔNG THƯƠNG NAM: - Thấy thanh không nước trong dàn dạn, ráng mà chèo bãi Rạng tìm Ông, (Bà trạo ơi), ngó qua biển cả phía Đông, thấy Ông lên vọi tấm lòng xôn xao.
TỔNG LÁI HÁT THÁN: -Bá trạo ơi, Ông nằm vịnh bắc Ông trừng, tai nghe sóng gió đùng đùng ra đi, cứu người dương thế một khi, ngày sau ta sẽ hồi qui lâm đền. (Nhưng bắc): Làu làu bóng chói trăng thanh, trăm năm bia tạc chín chủ danh đề. Ơn ông phù hộ đem ngư, lạch làng sung sướng vui cười ấm no.
TỔNG LÁI HÁT NAM: - Linh tiêu cho xiêu lễ tế, chứng tấm lòng dương thế mới ưng. Cầu xin chư Thánh chư Thần, trầm hương dâng lễ đầm trì ngư đa.
TỔNG LÁI NÓI LỐI: - Ngó xuống nước dạ đà khoan khoái, nhớ Lịnh Ông biết thuở nào nguôi. Nước mắt tuôn lụy ứa sụt sùi, cơn đoạn thảm đưa sầu miếu võ. (Hát nam): Đoạn thảm đưa sầu miếu võ, cúi lạy Ngài phù hộ thôn thường. (NHưng Bắc): Ai vui chài lão ra chài, ra chài lại gặp đem về cất lên. Cất lên an táng mộ tiền, giữa trời sương sương tuyết chịu miền nắng mưa. Lập đăng lập miễu ra thờ, ngàn năm quý tế phụng thờ đèn hương.
TỔNG LÁI HÁT THÁN: - Cúi lạy đưa Ông một lạy, trở lộn về phụng thủ đèn hương. Nhờ Ông rộngl ượng đoái thương, lạch làng bình phục nhân dân an lành. (Nhưng bắc): Sắc phong trợ hiểm gian nguy, nguyền cơn diệu dụng hộ ngay lạch làng. Ông xưa linh hiển đời đời. Ông nay linh hiển suốt đời như xưa. Ơn Trời ơn Phật ơn Ông, ơn Ông dưới nước lại đùa người vô.
TỔNG LÁI HÁT NAM: - Ra đi con khóc cháu than, bấy giờ thiêm thiếp trong quan một mình. (Nhưng bắc): diêu diêu dãi yến hà thanh, trên non hoa nở dưới gành sóng xao. Trong gành sóng bổ lao xao, dưới sông cá nhảy trên trời nhạn sa. Ngậm vòi phun nước biển Đông, cảm thông hài cốt tạc phong miễu thờ.
ĐÔNG BẮC: - Canh năm trời đã sáng ra, hào quang rạng chói lưỡng biện hội hàm. (Hát nam): Hội hàm người phàm nào thấy, cúng tế rồi Thần lại qui thiên.
TỔNG THƯƠNG TRUYỀN: Đình thuyền tạm nghỉ xông (?) thiên, lặng gió sẽ chèo qua bể ải.
TỔNG LÁI KÊU: Bớ Tổng thương, Tổng thương, Phú Tổng thương, gìn giữ nội thuyền, coi săn sóc nước non mà tát.
TỔNG THƯƠNG: Dạ dạ, chú Tổng dặn tôi rằng tát nước, phải lo bề gìn giữ thuyền thuyền lan. Âu ta kịp gàu nọ tay sang, đặng dỡ khoang ra tát nước.
TỔNG THƯƠNG HÁT NAM XUÂN: - Tát nước giữa miền giống gió, gẫm sự đời có khó mới nên. (hát bắc): Ta cầm gàu nước tát ra, chờ khi giông gió phong ba bất kỳ. (Hát nam): Thấy phong ba lòng đà thảm thiết, khổ cực này mới biết mình nên (Bắc bài): Một mình tay lái: Bắc, Nôm, đã xem sao tạc lại giòm sao cơ. (Hát nam): Lên yên thì phải lâm nguy, ắt là khổ trước ắt thì sướng sau. (Bắt bài): Bóng trăng vừa xế qua đầu, bóng trăng dọi trước nắng lâu mấy hồi.
TỔNG THƯƠNG BẮC: - Cả kêu cùng bớ Thiên hoàng, giúp cho biển lặng phong đông im cùng.
TỔNG THƯƠNG BẮC: - Chú Tổng, chú Tổng, trời đà mịt mịt, mấy ấp Tân gia, nay trở lại thưa qua chú Tổng.
TỔNG LÁI NGỦ
TỔNG THƯƠNG NÓI: - Tôi nghĩ lại cũng phải, e chú Tổng tôi, nhiều ngày mỏi mệt, nên việc thuyền lan bị gió không hay. Thôi, tôi trở lại thưa ngay chú Tổng. (Thưa lại lần nữa).
TỔNG LÁI NÓI: - Bớ chú Tổng, chú Tổng, trước mũi kia có chú, sau lái nọ có tôi, giữ thuyền lan đừng có sụt sùi, lặng gió sẽ lần qua bể ải.
TỐNG THƯƠNG HÁT: - Làm người quân tử lao tâm, tiểu nhơn lao lực trong lòng vô lo. Bây giờ trời đã im rồi, chúng ta cất bước nhổ thời neo lên.
(Kéo neo và hết).
Nguyễn Đình Tư sưu tầm
Non nước Khánh Hòa, 1969)
(Hoàn tất Nói về Miền Nam - Cá Tính Miền Nam - Thuần phong Mỹ Tục Việt Nam do Sơn Nam biên soạn)
Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam - Sơn Nam Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam