Reading - the best state yet to keep absolute loneliness at bay.

William Styron

 
 
 
 
 
Tác giả: Phá Đầu
Thể loại: Tiểu Thuyết
Số chương: 45 - chưa đầy đủ
Phí download: 6 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 465 / 3
Cập nhật: 2017-09-24 23:02:26 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15B
hi diễn tấu tạm dừng mười phút, Tần Thiệu hỏi tôi có đói không, tôi lắc đầu.
Tần Thiệu lo lắng nhìn tôi, nói: “Cô không ăn gì sao được? Cả ngày cô chỉ dựa vào một lọ dinh dưỡng ở bệnh viện để chống đỡ được, không chịu nổi đâu.”
Anh ta lại lộ ra ánh mắt nâng niu bình thủy tinh.
Tôi thở dài nói: “Anh đói à?”
Tần Thiệu lắc đầu, lại gật đầu.
Nay tôi cảm thấy hai chúng tôi có chút giống vợ chồng nhiều năm. Hơn nữa Tần Thiệu biểu hiện rất bình tĩnh, vô hại, khiến tôi hoài nghi trước kia anh ta chỉ đang giả vờ.
Tôi nói: “Tôi không biết nấu cơm, hiện giờ tôi cũng không có khả năng nấu cơm cho anh. Vậy đi, anh ra ngoài, đi theo hướng Bắc khoảng hai trăm mét, rẽ phải có một con đường đặc biệt nhỏ, đi vào đó vài bước, rẽ phải vào một ngõ nhỏ, ở đó có một quán tạp hóa rất khó nhận ra. Khi mua nhớ chú ý hạn sử dụng, cẩn thận mua phải đồ uống nhái.”
Có lẽ cả đời Tần Thiệu chưa từng bị người ta sai thành chân chạy, cũng có lẽ anh ta chưa từng biết tới một tiệm tạp hóa tại vị trí phức tạp như vậy mua đồ là khái niệm thế nào, khi đứng lên còn có chút chần chờ. Nhưng rất nhanh anh ta đã bước ra ngoài.
Tần Thiệu rất có khí thế, anh ta vừa bước đi, ngoài cửa đã giãn ra một con đường. Tần Thiệu cúi đầu, đi về bên trái vài bước, ngừng lại, nhận ra mình đi sai hướng, lại cúi đầu tiếp tục đi về hướng ngược lại.
Đến khi màn diễn tấu thứ hai kết thúc, Tần Thiệu vẫn chưa trở về. Tôi nhìn bầu trời tối đen bên ngoài, không khỏi có chút lo lắng. Tôi không lo lắng có người giật tiền cướp sắc, dân phong chỗ chúng tôi chưa đến mức xuống cấp như thế, tôi chỉ lo Tần Thiệu không cẩn thận bước hụt xuống rãnh. Tôi không muốn con tôi từ con riêng biến thành mồ côi cha. Rốt cuộc Tần Thiệu đã trở về. Anh ta xách một chiếc túi đen lớn, khi anh ta bước vào đám người tôi bỗng có chút buồn cười. Dáng vẻ anh ta chật vật hiếm có, giống như trải qua một cuộc hành trình mạo hiểm.
Khi nhìn thấy tôi, anh ta có chút an tâm, sau đó mở túi lấy ra một đống đồ ăn lung tung không phải chính hãng. Tôi nghĩ đại khái anh ta nhặt ra tất cả hàng hóa trong cửa tiệm như ở Bắc Triều Tiên kia. Tất cả đồ ăn được bày trước mặt để tôi chọn.
Sau khi cầm lên một cái bánh xốp, tôi hỏi anh ta: “Sao lại lâu như vậy? Lạc đường à?”
Tần Thiệu nhẹ nhàng nói: “Ừ, quá tối.”
Tôi nói: “Vòng trở về thế nào? Không thẳng hướng Bắc về tới thành phố A luôn à?”
Tần Thiệu nói: “Có kim chỉ nam là cô đấy thôi.”
Bánh xốp mắc kẹt trong họng, tôi ra sức ho khan. Tần Thiệu vội vàng mở một chai nước đưa tới bên miệng tôi. Tôi uống mấy ngụm mới thoáng bình tĩnh lại.
Tần Thiệu nói: “Đã biết cô không nghe được những lời thế này mà. Nói thật là chỗ cô có một con chó luôn không nhanh không chậm theo sau tôi. Tôi đi theo tiếng nhạc ở đây, càng đi càng gần, cuối cùng đột nhiên đi tới cửa nhà cô. Hài lòng chưa?”
Tôi liên tưởng tới dáng vẻ thảm hại vừa rồi của Tần Thiệu, quả thật vô cùng hài lòng.
Chờ sư thầy, phường bát âm đã đi, đám người ở cửa cũng tan theo. Trong căn phòng vắng vẻ chỉ còn tôi và Tần Thiệu, cùng di thể bố mẹ tôi.
Tôi hỏi Tần Thiệu: “Anh đói không?”
Tần Thiệu nói: “Không.”
Tôi cười cười chỉ lên lầu: “Nếu buồn ngủ thì lên lầu ngủ đi. Trên đó có phòng tôi. Tôi phải ở đây gác đêm.”
Tần Thiệu lại dùng ánh mắt nhìn bình thủy tinh để nhìn tôi: “Như vậy sao được, sức khỏe hiện giờ của cô sao có thể thức đêm?”
Tôi nói: “Tôi trước phải là con gái của bố mẹ sau mới là mẹ của đứa bé.”
Tần Thiệu hiểu được ý của tôi, nói: “Tôi ở đây trò chuyện với cô một chút.”
Tôi nhìn anh ta nói: “Vô duyên vô cớ có gì mà nói?”
“Ví dụ như đặt tên gì cho con?”
“Đi đi, đi đi, lượn ra kia đi.”
Tần Thiệu lại ngồi thừ sang một bên, vẻ mặt có chút uất ức. Tôi nhìn bóng lưng anh ta, nghĩ người thích sạch sẽ như anh ta mà vì tôi hôm nay chưa được tắm, còn bị chó đuổi, thật đúng với câu hổ lạc đồng bằng bị chó khinh.
Tôi bỗng nghĩ tới một chuyện, nói với anh ta: “Anh chờ một chút, tôi lên lầu lấy vài thứ.” Sau đó tôi lên lầu, lục lọi trong phòng bố mẹ tôi lấy ra một quyển sách dày cũ kỹ rồi lại chạy xuống lầu.
Hai chúng tôi lại ngồi chụm đầu dưới bóng đèn đen xì, lật từng trang giấy mỏng. Trong đó có tấm ảnh cưới đen trắng của bố mẹ tôi. Ảnh bố tôi thời đi lính, ảnh mẹ tôi làm ruộng, nhưng phần lớn là ảnh của tôi. Ảnh của tôi từ nhỏ đến lớn được bố mẹ tôi bảo tồn rất cẩn thận. Tấm ảnh đen trắng khi một trăm ngày của tôi được phóng lớn, chiếm trọn một trang. Tôi chỉ vào tấm ảnh nói: “Tấm này chụp lúc tôi tròn trăm ngày.”
Tần Thiệu vuốt ve gương mặt trẻ con trong tấm ảnh, trong mắt lộ ra vẻ không thể tin: “Liệu con của chúng ta sau này có giống thế này không?”
Tôi nghe vậy gập quyển album lại, nói: “Anh còn nói tôi sẽ không cho anh xem nữa.”
Tần Thiệu vội vàng nói: “Được, được, được, tôi không nhắc tới nữa là được.”
Tôi nghe anh ta đảm bảo xong mới mở quyển sách ra lần nữa, chậm rãi lật từng trang. Tôi chỉ vào tấm ảnh tôi đang ngồi trên ngựa gỗ nói: “Tấm này chụp hồi ba tuổi, anh biết không, con ngựa gỗ này là bố tôi tự tay làm đấy. Ông nhặt mấy miếng gỗ cạnh giường làm cho tôi một con ngựa gỗ có thể lắc lư, thế nào? Bố tôi lợi hại không?”
Tần Thiệu gật đầu, nói: “Ừ, cười thật ngọt ngào. Thì ra khi đó đã có má lúm rồi.”
Tôi lại chỉ vào một tấm ảnh khác: “Tấm này tôi và mẹ chụp ở bờ ruộng. Khi đó tôi năm tuổi. Có điều mẹ tôi nói khi đó tôi rất hay khóc nhè, trên mặt còn nguyên hai vệt nước mặt. Thật xấu đúng không? Còn đeo một cái găng tay, cái còn lại có lẽ tôi làm mất rồi. Ha ha.”
Tần Thiệu nói: “Cũng tạm, không xấu như bây giờ.”
Tôi lườm anh ta nói: “Đúng rồi, anh xem tấm này đi, chụp lúc tôi được kết nạp vào đội thiếu niên tiền phong. Cái áo len tôi đang mặc là do mẹ tôi tháo áo của mẹ ra để đan cho tôi. Tạo hình cánh dơi, cả trường có tôi mốt nhất. Khi đó tôi rất phấn khích, nghĩ đến chuyện mình là người nối nghiệp chủ nghĩa cộng sản là hưng phấn không để đâu cho hết. Mỗi ngày đi học về là phải gấp khăn quàng đỏ cẩn thận trước tiên, nếu bẩn lập tức bắt mẹ giặt sạch phơi khô.”
“Tấm này chụp khi tôi được giải nhất thư pháp toàn tỉnh. Hình như là lớp sáu. Tôi đang mặc vải bông Mã Hải, ngày đó đặc biệt lưu hành loại vải này. Khi về tôi muốn bố tôi thưởng một chiếc đàn điện tử. Anh biết không, khi đó đàn điện tử đối với nhà tôi xa xỉ như Lamborghini với anh, không, với những nhà bình thường khác. Ngày nào tôi cũng ôm đàn bấm lung tung, hận không thể mang tới trường biểu diễn ọi người lác mắt. Sau rồi để khoe khoang, tôi còn mời bạn về nhà chơi. Tiếc rằng sau này cái đàn này cũng không biết bị tôi ném đi đâu.”
Cứ như thế, từng tấm từng tấm ảnh một, tôi trong ảnh ngày một lớn, ngày một giống tôi lúc này; còn bố mẹ tôi chậm rãi biến chuyển từ thời thanh niên bồng bột năng nổ tới trung niên vững vàng, cuối cùng thành đôi người già mặt đầy phong sương. Tóc mai không biết đã bạc từ lức nào, lưng không biết đã cong từ lúc nào, nếp nhăn không biết đã khắc sâu từ lúc nào. Cứ như vậy, cho tới sáng ngày hôm qua, thời gian hoàn toàn ngừng lại trên người bọn họ. Từ nay về sau, trong ảnh chỉ còn một mình tôi, vĩnh viễn chỉ còn một mình tôi.
Nước mặt tôi rơi xuống. Từng giọt nhỏ vào trên quyển album. Từ sau khi rời bệnh viện, không biết vì sao tôi không thể khóc được, giống như đường ống bị tắc. Nhưng nay đường ống này cuối cùng cũng thông. Tất cả đau đớn trong lòng tôi bắt đầu tan chảy, liên tiếp tràn mi. Tôi ôm Tần Thiệu lớn tiếng khóc.
Tôi vừa khóc vừa nói: “Tôi không muốn bọn họ rời khỏi tôi. Tôi không muốn còn một mình. Tôi không muốn thành trẻ mồ côi. Tôi muốn bố mẹ tôi còn sống khỏe mạnh, nhìn tôi kết hôn sinh con, bọn họ làm ông bà ngoại, dẫn cháu ra ngoài đi dạo. Tôi còn rất nhiều chuyện chưa hoàn thành cùng họ. Tôi còn chưa kịp làm gì cả, sao họ có thể bỏ đi đơn giản như vậy? Sao bọn họ có thể nhẫn tâm bỏ mặc tôi?”
Tần Thiệu nhẹ nhàng vỗ lưng tôi, không nói một lời. Anh ta là một người biết lắng nghe biết thấu hiểu, hiện giờ tôi chỉ cần một bờ vai như vậy, không cần bất cứ lời nào khác. Tôi không muốn những lời như “cố nén bi thương”, “chăm sóc bản thân”, “tất cả rồi sẽ qua”, tôi chỉ muốn một nơi để tôi khóc, để tôi kể, vậy là đủ rồi.
Chờ khóc mệt, tôi lại co mình trên ghế trúc bình tĩnh suy ngẫm. Tần Thiệu lấy một tấm chăn bông từ trên lầu xuống từ lúc nào tôi cũng không biết. Phòng khách sau nửa đêm lạnh đến đáng sợ. Tần Thiệu quấn chặt chăn bông quanh người tôi, lại kéo băng ghế tới để tôi gác chân lên. Tôi cứ thế nằm dài trên chiếc ghế kết hợp này.
Một lát sau Tần Thiệu lại chạy lên lầu, thật lâu không thấy động tĩnh gì, tôi cho rằng anh ta đã đi ngủ bù, liền một mình run run trong bọc chăn.
Tần Thiệu đi xuống, trong tay bưng một cái khay đặt trước mặt tôi. Anh ta chỉ một bát gì đó vàng vàng nói: “Tôi nấu ít mì, dù thế nào cũng phải làm dùng chút đồ nóng làm ấm người. Nếu không tay cô lại nứt da.”
Tôi cầm đũa trộn đều một chút, phát hiện mì trong bát sắp vón thành cục, nhưng không nói gì, chỉ hỏi anh ta: “Vậy còn anh? Anh cũng ăn chút gì đi chứ.”
Tần Thiệu chỉ một cái bát bên cạnh nói: “Tôi ăn cái này.”
Tôi nói: “Đó là cái gì?”
Tần Thiệu nói: “Đây là bản thử nghiệm, của cô là bản cải tiến. Mì nhà cô bị tôi nấu hết rồi. Tôi cũng không lấy đâu ra bản cao cấp hơn được nữa.”
Tôi gật đầu, ăn một miếng mì bản cải tiến, gần như không có bất cứ vị mặn và béo nào, có lẽ chưa có gia vị, tôi cũng coi như bản thân là người bệnh tiểu đường, ăn từng miếng một.
Tần Thiệu thấy tôi ăn cũng ăn vài miếng mì bản thử nghiệm của mình. Đối với tác phẩm của mình anh ta cũng đã đoán trước nên không lộ ra vẻ kinh ngạc, chỉ chậm rãi ăn hết.
Tôi nói: “Có phải còn ngon hơn mỳ Ý trong nhà hàng cao cấp không?”
Tần Thiệu cười cười, thành thật nói: “Nếu mỳ Ý nghe cô nói vậy sẽ lấy nước mắt rửa mặt.”
Tôi nói: “Anh không thừa cơ khoe khoang một chút thật không giống phong cách của anh. Có điều nếu mỳ Ý lấy nước mắt rửa mặt sẽ thành mì nước rồi.”
Nói xong, ngay cả tôi cũng rùng mình vì câu chuyện cười thiếu muối này.
Tối nay, tôi đã nghĩ cẩn thận một việc. Tôi muốn sinh đứa bé này. Chờ đứa bé trưởng thành, tôi cũng có thể thêm vào từng trang của quyển album dày; khi tôi chết, còn có đứa bé lật từng tấm ảnh mà tưởng nhớ tôi. Mặt khác, tôi biết được chuyện mình mang thai trong khoảng thời gian bố mẹ qua đời có lẽ cũng là điềm báo bố mẹ muốn tôi có thể truyền thừa sinh mệnh này.
Tôi biết bà mẹ độc thân trong nước không thể nào dễ dàng như TV hay diễn. Không có đăng ký kết hôn sẽ không thể làm giấy khai sinh, không có giấy khai sinh đứa trẻ sẽ không có hộ khẩu, sẽ liên quan đến một loạt vấn đề trường lớp. Vì vậy, mặc kệ thế nào tôi cũng sẽ vì đứa bé mà tạo một gia đình, tìm một người đàn ông lớn tuổi trung thực chưa kết hôn, hoặc một người chất phác không vợ không con hay đã ly dị, tôi muốn đứa bé lớn lên như bao đứa trẻ khác, yên bình, mạnh khỏe. Mà cuộc sống như vậy hẳn không bao gồm Tần Thiệu.
Ngày hôm sau, thân thích lục tục trình diện. Có người khóc rống lên với di thể, cũng có người vẻ mặt bình tĩnh đứng một bên. Cháu trai, cháu gái của tôi cũng tới, xa lạ nhìn chằm chằm hai người nằm trên giường. Tôi chia đồ ăn mua từ tiệm tạp hóa cho bọn chúng. Trẻ con vừa nhìn thấy ăn đã quên ngay mọi chuyện, tự đi chơi.
Vóc người Tần Thiệu cao lớn, khí thế anh tài hiển hiện, 360 độ không có góc nào là góc chết, toàn thân từ trên xuống dưới tỏa ra ánh sáng “ta là kẻ có tiền, từ nhỏ đến lớn ta chưa bao giờ buồn phiền chuyện tiền nong”. Nhóm thân thích lén quan sát Tần Thiệu một lúc rồi đi tới bắt tay với Tần Thiệu làm quen. Lúc này Tần Thiệu mới thể hiện vẻ gia giáo tốt, lễ phép lại không khiến người ta cảm thấy quá thân thiết, trả lời từng vấn đề một. Tôi đã quen gây sự, mồm mép ác độc mỗi khi tranh đấu với anh ta, nay nhìn cách anh ta giao tiếp với mọi người như vậy thật sự không quen.
Chú tôi là người đầu tiên tắt máy khi nghe tin bố tôi phá sản. Tôi còn nhớ mình từng chắn trước cửa nhà ông ấy, muốn đòi lại pho tượng phật bằng vàng mà bố tôi tiện tay tặng. Khi đó là tháng mười hai, gió lùa qua hàng hiên khiến tôi run rẩy như một cụ già chín mươi tuổi. Tôi ở đó đợi hai ngày, bọn họ cũng không dám ra ngoài, cuối cùng, ngày thứ ba, bọn họ xách hành lý vội vàng chạy về phía chiếc Satana 2000 – quà tặng sinh nhật năm mươi tuổi mà bố tôi mua cho ông ấy.
Khi nhìn thấy Tần Thiệu, ông ấy đặc biệt thân thiết nắm tay Tần Thiệu hỏi: “Lần đầu gặp mặt, tôi là chú của Tiểu Nhiên. Cậu thanh niên tên gì?” Nghiễm nhiên khoác vẻ bề trên. Tôi nghĩ chưa từng có ai gọi anh ta là “cậu thanh niên”, anh ta hẳn sẽ khó chịu.
Thuần dưỡng Thuần dưỡng - Phá Đầu