What's meant to be will always find a way.

Trisha Yearwood

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Văn Sang
Thể loại: Giáo Dục
Biên tập: Vũ Văn Sang
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 779 / 0
Cập nhật: 2015-07-15 11:23:16 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ài viết này rồi cũng trôi vào hư vô, như giọt nước nhỏ bị chìm xuống trước hàng ngàn con sóng. Con sóng của dư luận, của những đám kền kền chỉ thích rỉa vào những lỗi lầm của người khác. Thấy vết thương của đồng loại như miếng thịt thối để càng khoét sâu. Dù chỉ là giọt nước giữa biển khơi, nhưng nó vẫn muốn cất lên tiếng nói của nó.
Gần đây youtube có đăng một đoạn clip ngắn của chương trình thời sự VTV, phỏng vấn ngẫu nhiên một số em học sinh về mối quan hệ giữa “Quang Trung và Nguyễn Huệ”. Sau những câu trả lời của một số em học sinh, cho rằng đó là hai anh em, là bạn cùng chiến đấu, Nguyễn Du là Ông…dư luận đã có rất nhiều ý kiến. Có những ý kiến bênh vực, nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều khác…
Nếu nhìn từ một chiều hướng nào đó, bài viết này cũng có thể được cho là bênh vực và cũng có thể được cho là trách móc. Cái đó còn tùy vào góc nhìn quan sát, hay nói cách khác, chúng ta đặt tâm vào đâu?
Tôi nhớ có câu nói “Ta đặt tâm mình vào tâm nhau. Để niềm thương cảm thật đậm sâu”. Trước hết, tôi tập nhìn nhận các em học sinh đó như con em mình, tập nhìn như tất cả chúng ta đêu có chung từ một nguồn gốc Cha Lạc Long, Mẹ Âu Cơ. Nếu đứng ở góc nhìn ấy, với cương vị là cha mẹ, liệu chúng ta có cảm giác sao? Tất nhiên đó là cảm giác bị bôi nhọ, đi đâu người ta cũng cười khúc khích, xì xào. Sau đó tâm chúng ta sẽ có cảm giác xấu hổ, giận dữ, mắng mỏ, trách móc con cái, “Tao cho chúng mày tiền đi học mà thế à” “Cô giáo dạy mày như thế nào?” v.v..Còn nếu đứng ở cương vị Thầy Cô của học sinh đó, chắc chắn thầy cô cũng có cảm xúc tương tự như thế..
Nhưng còn quan trọng hơn cả…chúng ta thử đặt mình là học sinh đó. Bị các bài báo giật tít như “Sốc nặng” “Choáng…” “Học sinh…gây xôn xao”..”Câu trả lời bá đạo”…, bị thầy cô trách mắng, bị bạn bàn tán, bị bố mẹ la rầy. Với một tâm hồn như búp non trên cành, liệu các em có vượt qua được cơn sóng đó? Và dư âm của nó liệu có xóa được trong ký ức cac em?. Hết vụ hoa hậu Kỳ Duyên, được một đám kền kền rỉa tơi tả. Giờ lại đến các em học sinh như trái cây non trên cành. Và tiếp theo đây, là vụ gì nữa?...buồn ghê.
Bản thân tôi kiến thức lịch sử cũng khác gì các em? Không phải vì là người học dốt lịch sử, mà tôi viết lên những dòng bênh vực này. Tôi có tham gia một số nhóm cong tác xã hội và cũng học được bài học, món quà ta cho quý giá thật đấy, họ cũng đang cần thật đấy. Nhưng nếu cách cho của chúng ta không phù hợp, họ có thể sẽ không lấy. Chính vì thế “Của cho không bằng cách cho”. Huống hồ, chúng ta có thể chưa giúp được nhiều cho ai mà lại lên tiếng chê trách họ. Liệu đó có phải là cách mà chúng ta có cảm giác được hơn người khác, thay vì phải nỗ lực phấn đâu?
Điểm lại những người xung quanh chúng ta, kiến thức lịch sử của họ như nào? Nó chẳng khác gì với môn tiếng anh được học từ lớp 4, rồi suốt 4 năm học đại học, để khi ra trường rồi lại trung tâm này đến trung tâm khác, chúng ta đã giao tiếp được với người nước ngoài? Nhưng các bạn có thấy điều đó đáng cười. Chẳng có gì đáng cười khi mà chúng ta có ít môi trường sử dụng ngoại ngữ.
Cũng như con dao, nếu được sử dụng ở nhà bếp, nó là công cụ rất có ích nhưng nếu nó được dùng để sát thương thì trở thành công cụ rất nguy hiểm. Nhìn cho kĩ thì con dao đó không có lỗi gì mà chính là dụng tâm của người sử dụng nó. Ở đây, tôi không muốn chứng minh hay bình luận để ra được vấn đề này là lỗi của ai. Nếu có chẳng thì VTV đã chưa làm mờ ảnh khi truyền tải vấn đề của họ hoặc đã chưa xin phép bố mẹ của các em khi các em chưa ý thức đủ quyền công dân. Đây cũng không hẳn là lỗi của truyền thông. Ở một chừng mực nào đó truyền thông, đài báo,FB rất có ích. Trong vấn đề này chúng ta nên tập có cái nhìn đấy cũng là con em mình và mình cũng có trách nhiệm trong đó. Dù đúng hay sai, điều đó chưa quan trọng bằng, cái lối hành xử của chúng ta với vấn đề đó như thế nào, có gây phương hại gì về sau không? Có thể chúng ta chưa thấy nhưng rồi chúng ta sẽ thấy điều ấy trở lại với chính con em mình trong nay mai.
Sống trong một tập thể, sống trong một xóm làng mà còn có sự chê bai nhau thì tập thể ấy không lớn mạnh được, xóm làng ấy không phát triển được. Nếu là gia đình thì gia đình ấy không có hạnh phúc.
Một lần nữa, xin gửi tới các bạn câu thơ, mà tôi rất yêu thích.
"Ta đặt tâm mình vào tâm nhau
Để niềm thương cảm rất đậm sâu
Ai cũng cần nhau điều tử tế
Đường đời chưa biết sẽ về đâu"
Thời Sự Vtv "quang Trung - Nguyễn Huệ" Thời Sự Vtv "quang Trung - Nguyễn Huệ" - Vũ Văn Sang