Số lần đọc/download: 3363 / 114
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Hồi 20 - Phù Thủy Thần Thơ
Á
nh lửa từ trong hắt ra, vàng khè. Ngay trước cầu thang nhà sàn, một gã đàn ông lực lưỡng xách súng đi lại canh phòng. Đảo một vòng quanh rộng, Đại Sơn Vương khẽ bảo Vòng Chí Plan:
- Cô nương đứng trấn bên ngoài đề toi đột nhập vào trong xem!
Vừa định băng đi, chợt nghe có tiếng vó câu khua xào xạc trên lá rụng. Phục sát mặt đất, nhìn ngược lên, trong đêm mờ nhạt hai người thấy một kỵ sỹ từ phía bản phóng tới, dừng trước cầu thang, cách chỗ hai người nấp không đầy mười thước.
- Đảng trưởng đâu?
- Bẩm, đang xem sách. Cô nương đã về!
Kỵ sĩ xuống ngựa ném dây cương cho gã đàn ông, và bước vội lên cầu thang. Voòng Chí Plan khẽ thì thầm:
- Nguyệt Tú!
Trong nhà, chàng kỵ sĩ hồi sáng ngồi bên chiếc bàn gỗ tạp sơ sài trên có thắp thoi lửa trám. Đối diện là Nguyệt Tú. Hai người đang nhìn ngọn lửa chập chờn, dáng suy tư. Chợt chàng trai đứng lên đi đi lại lại bên bàn, vùng bảo Nguyệt Tú:
- Phải hành động gấp.
Nấp bên ngoài, Đại Sơn Vương khẽ bảo Voòng Chí Plan:
- Không phải người tình Nguyệt Tú! Chà! Nhưng giấu sao nổi mắt ta! Giờ họ lập mưu đánh tháo Trần Tắc rồi theo sát tìm bảo vật. Cô nương tính sao?
Cô gái biên thùy nhoẻn miệng cười, như đã đoán rõ ý chàng.
- Còn chờ gì nữa! Nếu muốn tháu tay trên, thì đêm nay chắc cũng không lạc dấu họ Trần đâu! Mai lên thẳng Su Phì cũng được.
Ca hai cùng cười lặng lẽ nương bóng tối, theo sát Nguyệt Tú. Ra khỏi khu nhà sàn, cô gái thác Cầu Mây cho ngựa khoan thai bước một, cố ý chờ hai tên thủ hạ tiến trước khá xa. Nguyệt Tú theo lối mòn chạy dọc chân núi, đi chừng vài trăm thước đến một nơi rậm rạp dừng lại ẩn kín. Đại Sơn Vương cùng Voòng Chí Plan vòng nương vượt khỏi chỗ Nguyệt Tú nấp, bám sát hai gã thủ hạ phía trước.
- Thôi! Ta đứng đây chờ chúng giải Trần Tắc tới được rồi!
Quả nhiên lát sau, đã nghe có tiếng vó ngựa bước đều, trông ra thấy hai gã lực lưỡng điệu Trần Tắc tới. Người cha Phượng Kiều bị bịt mắt, trói tay ngồi trên lưng ngựa, hai gã áp kèm trước sau bước một. Mấy cnn ngựa bước chậm qua chỗ Chí Plan, Đại Sơn Vương ẩn.
Voòng Chí Plan lăn vèo sang bên kia lối mòn. Đại Sơn Vương vẫn bước theo Trần Tắc. Chợt bàn tay viên tướng lạc thảo vừa khoa trên đầu, đã thấy từ trong bụi rậm hai bên một cặp thòng lọng cùng lúc bay vút lên, chụp xiết ngay cổ họng hai gã điệu Trần Tắc, giật phăng xuống chân ngựa. Hai gã thình lình bị “trăn gió” cuốn ngã, chưa kịp trở tay, đã thấy hai bóng đen theo dây vọt lên, đánh luôn vào đỉnh đầu gục ngất, êm không. Một cơn gió thoảng rào cành lá, thình lình hai bóng người từ trên cây nhảy vụt xuống chụp lấy Đại Sơn Vương nhanh như hai con báo chụp mồi. Nhưng Đại Sơn Vương đã hụp xuống bên cổ ngựa cho địch thủ mất đà và quài tay bắt ghì phăng kẻ bên yên ngựa trong một thế võ khóa Nhật tuyệt vời, tướt luôn súng cô nàng và bất thần ôm ném nhẹ nữ thủ lãnh Cầu Mây xuống mặt cỏ.
Vừa quài tay quất ngựa Trần Tắc phóng đi, chàng tướng núi cùng Voòng Chí Plan vọt ngựa theo như gió cuốn. Được vài chục bước ngoái lại thấy Nguyệt Tú cùng nữ tùy tướng vừa vùng dậy, chàng bèn ném trả lai khẩu súng và khoa tay chào lia lịa. Nguyệt Tú chạy vụt lên bắt lấy khẩu súng vừa thẹn vừa tức giơ lên chưa kịp lẩy cò, đã thấy mất hút ngựa kẻ lạ sau lối mòn, chỉ còn hắt lại phía sau những tiếng vó câu giòn khua giữa những chuỗi cười khanh khách trêu ngươi. Đại Sơn Vương, Voòng Chí Plan kèm Trần Tắc vào rừng, dùng tiếng Thổ từ tốn bảo:
- Miền này không xa thị trấn Cao Bằng mấy, chắc ông quen rừng có thể về nhà yên ổn. Xin được chia tay!
Dứt lời, chàng cùng Chí Plan ngoắt luôn tay cương về nẻo khác. Nhưng qua khắc sững sờ,họ Trần đã nắm lấy dây cương, giọng cảm động:
- Kìa, sao người đã vội… chẳng hay...
Vừa nói Trần vừa chăm chú ngó hai kẻ lạ mặt, toan gặng hỏi nữa, đã nghe phía bản xa có nhiều tiếng cồng dồn dập rồi ánh hồng bập bùng trong đêm tối cuốn tới đầu thung. Đại Sơn Vương vội giục:
- Chúng sắp sục tới đây, ông nên chạy ngựa về để mặc chúng tôi đánh lạc hướng bọn chúng cho!
Lời vừa dứt, tướng núi đã ngoắt ngựa về phía có ánh lửa chập chờn, phóng thẳng. Trần Tắc cũng vội tế ngựa về căn cứ, thoáng cái đã mất hút giữa đêm rừng hoang dã. Phóng gần đến đầu thung, lập tức Đại Sơn Vương lộn vòng đường núi, đuổi theo Trần Tắc:
- Họ Trần đã mất dạng. Rừng tối thâm u.
Đại sơn vương mỉm cười:
- Không sao Tôi đã dự phòng cả rồi
Miệng nói, tay chiếu đèn bấm, rê nhanh một vòng cỏ rộng, miệng chợt khẽ reo vui:
- Có thế chứ! Đã tìm được lối ngựa Trần Tắc đi rồi.
Voòng Chí Plan trông xuống cỏ thấy một đường thóc vãi lấm tấm tít vào rừng sâu, mới biết chàng tướng núi đã buộc ngầm một bì thóc trên lưng ngựa Trần Tắc từ lúc nào rồi giờ cứ việc lần theo vết thóc vãi chẳng khác Trọng Thủy theo vết lông ngỗng Mỵ Châu xưa. Nhưng được chừng vài dặm, chợt thấy vết thóc chạy ngang chạy dọc rơi vãi lung tung lộn bậy, tới bờ một con suối đọng lại thành một chỗ lớn, rồi... mất dấu. Đại Sơn Vương tần ngần nhìn khắp vùng suối rừng suy nghĩ mấy khắc đoạn gật gù bảo Voòng Chí Plan.
- Trần Tắc tinh khôn lắm, chắc đã đủ thì giờ kiểm soát lại mình ngựa đây! Cho thóc đọng cả chỗ này. Trần Tắc muốn đánh lạc dấu kẻ theo sau. Nhưng che thế nào được mắt ta! Cô nương có nghĩ Trần Tắc noi theo suối nước không?
Voòng Chí Plan lắc đầu:
- Lối nghi binh này chỉ lừa được kẻ thấp trí thôi! Chắc Trần Tắc không đi đường suối đâu!
Đại Sơn Vương điềm nhiên giọng rắn đanh:
- Để dấu thóc bên bờ, tất Trần Tắc phải theo dòng suối. Họ Trần vốn tinh quyệt, tất dư hiểu kẻ theo bám phải tay túc trí, tính cao, sẽ không chui lần theo dòng suối nên Trần đã chọn nước cờ thấp nhất, Trần noi theo đường suối đó.
- Cô nương hãy xuôi dòng dò vết, tôi đi ngược nước. Dòng suối chảy về khu cứ địa của họ Trần đấy. Nếu không thấy dấu nước thì hãy ngóng bên bờ, chắc cô nương thừa rõ chỉ còn ngửi mùi cỏ dập nhầu. Sớm mai, gặp nhau tại trấn Cao Bằng!
Hai người lập tức chia tay theo hai chiều suối đi vào đêm tối.
Voòng Chí Plan xuôi dòng lội ngựa mãi, vừa đi vừa chiếu đèn bấm quan sát kỹ Iưỡng từng tấc cỏ ven bờ, tuyệt không thấy dấu ngựa lên. Trên mặt cỏ, sương đêm vẫn còn đọng đều, chẳng có chỗ nào có vết giẫm nhầu khác lạ. Tới căn cứ của Trần Tắc, thình lình gặp người tuổi trẻ mặt trắng cùng Nguyệt Tú dẫn đám đông thủ hạ về, nàng vội nấp sau bụi chờ cả bọn đi qua, mới biết Nguyệt Tú vừa thẳng tới đất Trần Tắc dò xét, nhưng không thấy Trần Tắc đâu, đành rút quân tìm lối khác. Nữ chúa Hoàng Su Phì đi ngựa loanh quanh cố tìm một lát nữa vẫn không thấy vết khả nghi đành thẳng đường tới thị trấn, vừa lúc sang canh tư.
Nghỉ qua cho đỡ mệt, sớm mai nàng đã thắng ngựa, chậm bước ra khu chợ, theo lời dặn, tới một tửu quán khách trú ngồi chờ Đại Sơn Vương. Chín giờ. Rồi mười giờ, vẫn không thấy bóng viên tướng Thập Vạn Đại Sơn. Nữ chúa Hoàng Su Phì vẫn ngồi im bên bàn trông ngóng, ruột gan đã bắt đầu nóng như lửa đốt. Đúng lúc lo âu, chợt thấy một tốp người mặc quần áo H’mông từ xa đi ngựa tới, đến trước quán, dừng lại, đưa mắt nhìn mấy giây rồi cùng xuống ngựa, bước vào. Voòng Chí Plan nửa mừng nửa ngạc nhiên, nhận ra người con trai cả của vua H mông, Voòng Dắt. Cô cháu gái vua H mông đứng phắt lên, vừa lúc Voòng Dắt cùng thuộc hạ xăm xăm bước lên.
- Kìa Chí Plan eml
- Anh Voòng!
Voòng Dắt cả mừng ngó cô em, mặt tươi hẳn lên:
- Sao em ăn mặt lạ thế này? Không có vòng tai quen với cái miệng hay cười núm đồng tiền anh cũng ngờ ngợ mất!
Chí Plan nhoẻn cười, kéo ghế cho anh họ ngồi:
- Anh đến đây bao giờ thế? Thúc phụ chắc mong em lắm,à anh? Em có gặp anh Voòng Xám bên Tàu đi cùng tướng Roux quân đoàn lưu động.
Người con cả Vua H mông vùng nắm lấy tay con gái, giọng đượm lo âu:
- Thúc phụ mang bệnh, nóng lòng, lại thấy Voòng Xám đi, nên vội sai anh đi tìm em. Nghe tin em bị thương bên Thác Bạc Đầu mà.
Chí Plan vội kể qua mọi chuyện đoạn bâng khuâng nhìn ra đường thị trấn:
- Đại Sơn Vương cùng em thoát khỏi vòng vây quân đoàn biên giới. ông ấy hẹn gặp em nơi này, nhưng sao vẫn không thấy, chắc có chuyện... gì đây?
Hai anh em họ Voòng còn đang bàn luận, chợt một viện tùy tướng khẽ kêu lên:
- Kìa... có ai cỡi con ngựa Hắc Phong tới hình như Đại Sơn Vương.
Chí Plan, Voòng Dắt vội nhìn xuống, quả nhiên thấy một người đi ngựa tới dáng dấp mệt mỏi ủ rủ, quần áo tả tơi thân hình ngồi bất động trên yên, đầu cúi nhìn bờm ngựa, như kẻ bị thương nặng gần kiệt sức.
- Trời! Đúng Đại Sơn Vương rồi. Sao như người mất hồn thế này?...
Voòng Chí Plan biến sắc, bật kêu lên, chạy vội xuống cầu thang đến bên ngựa Đại Sơn Vương. Viên tướng Thập Vạn Đại Sơn vẫn ngồi im như pho tượng đất, đầu vẫn cúi tháp, thấy Chí Plan chạy tới, chàng chậm chạp ngẩng mặt lên, cặp mắt trừng trừng nhìn Nữ Chúa Hoàng Su Phì ngơ ngác như mất hồn.
Càng kinh ngạc, Chí Plan quên cả tỵ hiềm, nắm luôn lấy dây cương, dìu chàng tướng núi xuống yên, hấp tấp lần khắp mình chàng, muốn tìm một vết trọng thương. Nhưng quần áo tuy lấm láp đất cát bụi, ẩm sương đêm nhưng không một dấu đạn xuyên, dao chém.
- Ông... ông làm sao thế này?
Đại Sơn Vương vẫn mở to mắt ngơ ngác ngó Nữ Chúa H mông, cặp môi khô mấp máy không thành tiếng, hai bàn tay tần ngần sờ báng súng bên sườn, rút ra lật nghiêng lật ngửa nhìn như một người cuồng trí. Voòng Dắt cũng vừa xuống tới, vội cùng cô em họ dìu tướng núi lên gác. Đại Sơn Vương ngồi phịch xuống ghế nhìn mọi người, chợt khẽ hỏi:
- Voòng công tử vừa tới?
Không đợi anh đáp lời, Voòng Chí Plan rót vội chén trà đưa chàng, đỡ lời giọng lo lắng:
- Vâng anh em vừa tới tìm chúng ta. Nhưng…ông làm sao thế này? Kìa mà sao tay ông lạnh quá vậy? Để em bảo chúng đưa chút rượu lên ông dùng cho ấm nhé?
Đại Sơn Vương ngồi yên, không nói nửa lời. Tửu bảo mang rượu lên. Voòng Chí Plan đỡ lấy rót cho chàng một ly nhỏ. Uống một hớp cạn, tướng núi liền đặt nhẹ ly rượu, rót luôn mấy ly uống sạch, cạn đến nửa chai, mới đặt xuống bàn mím chặt vành môi, cúi nhìn xuống sàn. Chí Plan đoán chắc có chuyện gì quan hệ xảy ra nên vẫn đứng bên ghế Đại Sơn Vương, ra hiệu cho mọi người im lặng khỏi khuấy động lòng người đàn ông giang hồ bối rối. Mấy phút sau chợt chàng thở dài, ngẩng lên nhìn anh em họ Voòng mắt tối sầm như có mây mờ bao phủ, giọng não nùng vô hạn:
- Đêm qua... tôi bắn chết Trần Tắc rồi...
- Bắn chết Trần Tắc? Trời...
Đại Sơn Vương nhìn chai rượu hồ vơi giọng buồn mênh mông, lẩm bẩm như nói để mình nghe:
- Hai phát liền, trúng tim, Trần nhào từ trên ngọn núi cao xuống vực sâu muôn trượng. Đến sáng mới tìm được xác Tràn giập nát, đầlu vỡ làm mấy mảnh, thân hình, quần áo rách bươm như bị băm vằm vì nhũ đá tai mèo phanh xé...
Giọng run hẳn lên, viên tướng bách chiến quơ bàn tay lạnh ngắt nắm lấy chai rượu, thở mạnh, một tay khoa trước mặt như muốn xua đuổi hình ảnh thảm thê. Rắc. Từ lòng bàn tay tướng núi một tiếng sạo gợn phát ra, chàng gục trán xuống bàn mệt mỏi.
Mọi người đưa mắt nhìn nhau và tình cờ đều nhìn cả xuống mặt bàn. Một giòng máu đỏ thắm từ lòng bàn tay Đại Sơn Vương ứa ra, như chảy tự trái tim rạn nứt. Voòng Chí Plan, Voòng Dắt lật đật nắm lấy tay chàng tướng núi gỡ ra. Nước rượu tràn trề, chai thủy tinh đã bị bóp giập vỡ toang từng mảnh, lòng tay tướng núi đỏ lòm những máu.
- Trời…ông hãy bình tâm!
- Ông Hồng Lĩnh...
Voòng Chí Plan cuống quít rút khăn quấn bàn tay bị mảnh chai xẻ đứt. Viên tướng núi từ từ ngẩng mặt lên, gạt nhẹ tay Chí Plan ra, làm hiệu cho mọi người ngồi xuống, đoạn nén buồn, kể sơ lại mọi việc.
Lúc đó mới rõ sau khi tạm chia tay Chí Plan, Đại Sơn Vương ngược dòng tìm dấu ngựa Trần Tắc, gần hết canh năm mới gặp. Họ Trần vào một vùng núi non hiểm trở nẻo biên giới, tới một căn cứ bí mật có mười lăm thủ hạ trấn giữ. Đại Sơn Vương lọt vào căn cứ, theo lòng hang thông lên một ngọn núi, gặp Trần Tắc giữa lúc Trần Tắc vừa lấy trong hốc đá ra một chiếc hộp nhỏ. Lúc đó Đại Sơn Vương tới cửa hang thông, cách Trần Tắc chỉ chừng hai mươi thước cao, vô tình giẫm phải một nút bấm ngầm, khắp hang đèn thình lình bật rọi thẳng vào mình giữa tiếng chuông reo.
Chàng tướng núi giật mình chưa kịp ẩn tránh, đã thấy hai, ba tên thủ hạ Trần Tắc từ sau xốc tới, và Trần Tắc nghe động quay nhìn xuống cửa hang, vừa thấy bóng người là rút súng luôn, ngay lúc Trần Tắc đứng chênh vênh ngọn núi. Trước nguy cơ, hai bàn tay Thần xạ vụt phản ứng như máy đánh vào báng súng và hai ngọn súng thần xạ đã kịp thời khạc đạn vào tim Trần Tắc trước khi súng Trần nhả đạn. Nhìn thân hình Trần Tắc đổ xuống vực sâu chàng tuổi trẻ hoang mang chạy luôn ra bờ vực quên cả thủ hạ Trần Tắc đang xông ra. Mãi trông xuống vực, quay ra đã thấy chúng vây quanh, quát mấy cũng không chịu lui, tôi phải bắn trọn hai băng đạn mới rảnh
tay tìm lối xuống vực sâu. Chôn xác Trần xong, đi mãi trong rừng... Phượng Kiều! Đang bình tĩnh kể, chợt Đại Sơn Vương vùng bật lên gọi tên người yêu, mặt ngơ ngác như kẻ mất trí. Anh em Voòng Chí Plan phải hết lời an ủi, chàng mới lấy lại bình tĩnh cùng họ Voòng rời Cao Bằng xuyên nẻo Hà Giang, tới gặp Chúa H’mông Hoàng Su Phì.
Suốt mấy ngày đi đường ít nói, cười, hình như luôn luôn bị cái chết của họ Trần ám ảnh, lại thêm Phượng Kiều mất tích phương xa, chàng tướng núi càng trở nên lầm lỳ, như cảnh chiều bặt gió chờ đợi một cơn dông bão phũ phàng. May nhờ có Voòng Chí Plan luôn luôn bên mình săn sóc, an ủi, nên chàng cùng khuây khỏa đôi chút. Tới gần địa đầu Hoàng Su Phì ba người đang cùng bọn tùy tùng rong ruổi trên đường mòn, chợt Đại Sơn Vương vùng thấy xúc động trong lòng, bèn dừng phắt ngựa lại, đảo mắt nhìn khắp vùng cây cỏ hoang sơ.
Voòng Chí Plan, Voòng Dắt vội ghìm cương, ngạc nhiên ngó viên tướng núi:
- Có chuyện gì đó, ông?
Đại Sơn Vương vẫn nhìn nắng chiều le lói đầu thung lẩm bẩm.
- Tự nhiên tôi thấy... bồn chồn lạ… Hình như linh tính báo có triệu chứng bất thường?
Nữ tướng Hoàng Su Phì vội ngoắt luôn ngựa lại, nhìn Đại Sơn Vương. Viên tướng đưa mắt trông khắp miền đồi núi chập chùng đoạn quay phắt ngó Chí Plan:
- Linh tính chưa khi nào hoảng báo. Trước mặt, khéo có phục binh!
Chí Plan nhìn theo tay chàng trỏ, trong nắng quái chiếu thu, dăm cánh chim rừng khoan thai bay ngang nẻo đường mòn xa xa.
- Chim chóc không hề bay loạn, lẽ nào đất Su Phì lại có địch quân?
Chí Plan lẩm bẩm khẽ, dáng phân vân, chợt ngẩng phắt nhìn Đại Sơn Vương, mắt phượng tròn xoe:
- Có phục binh nẻo trước! Bất trắc đã gần kề, phải mau theo đường khác mới xong!
Không chậm nửa giây, Voòng Chí Plan liền ra hiệu cho mọi người bỏ lối mòn, rẽ ngựa luôn vào rừng rậm. Nàng băng ngựa đi luôn, được mấy bước Đại Sơn Vương cũng vọt lên theo. Hai người bay ngựa chếch mấy cánh rừng, rồi mới tiến về nẻo đường mòn lúc nãy, đến cách chừng hơn trăm bộ bèn tiến lên một ngọn đèo cao trông thẳng xuống đường mòn. Vừa chiếu ống nhòm quan sát, Voòng Chí Plan đã giật mình bật khẽ:
- Quả không sai? Có binh phục bên kia hẻm núi thật! Hẻm núi đó, em thuộc từng 1ùm cây bụi cỏ, làm gì có cây xanh đậm mùa này!
Đại Sơn Vương cau mày gật đầu:
- Người ngựa chúng ngụy trang cẩn thận lắm nhưng
không biết quân nào dám ngang nhiên xâm nhập đất Su Phì? Phải đến gần coi.
Hai người bèn buộc ngựa nương bờ bụi bên đèo, lần xuống hẻm núi, nấp nhin ra. Cành lá ngụy trang rung rinh, thỉnh thoảng lại di động. Hai người nấp chỉ cách hẻm hơn bốn mươi thước, phía dưới trống trơn, nên không quan sát được nữa. Đang lúc băn khoăn chợt nghe có tiếng vó ngựa từ nẻo Su Phì phóng tới. Cả hai chiếu viễn kính coi, thoáng cái đã thấy một bóng kỵ sĩ hiện trong ống kính. Một người đàn ông mặc quần áo H’mông dáng lực lưỡng mặt bịt vải kín mít, chỉ hở có cặp mắt, khăn chàm chít nếp sát chân mày. Ky sĩ tới giữa vòng quân phục, lập tức, sau một mô đá một người cưỡi ngựa ngụy trang tiến ra, hai đầu ngựa chụm sát vào nhau, cả hai nói gì không hiểu, chỉ thấy luôn luôn trỏ tay ra phía biên khu, chỗ bọn Đại Sơn Vương vừa đi tới. Không đầy nửa phút kỵ sĩ bịt mặl cùng ky sĩ nguy trang sóng hàng nhau tiến lên trước hẻm, vừa lúc có một người ngụy trang nữa bay ngựa tới, chỉ tro, bàn bạc chi rồi cả ba lập tức cùng ẩn sau mô đá.
Voòng Chí Plan buông viễn kính nhìn Đại Sơn Vương, giọng đượm buồn:
- Ông có nhận ra người bịt mặt cao lớn không?
Chàng tướng núi gật gù:
- Trông quen lắm... Dáng coi giống...
Chí Plan khẽ thở dài:
- Thúc phụ em quả tính không sai. Anh họ em vẫn ngầm liên kết với tên tướng Pháp... Ta đi thôi! Ông...
Hai người lộn ngựa về chỗ Voòng Dắt, đoạn cả bọn xuyên qua vùng quân phục tới sơn đô họ Voòng, lúc hươu nai đã kêu lạc giọng ngoài rừng rậm Anh em Chí Plan đưa Đại Sơn Vương vào thẳng nhà Voòng Dắt, đoạn hai anh em lập tức đến yết kiến Chúa H mông. Tướng núi vừa thay y phục xong thì Voòng Chí Plan trở lại:
- Sớm mai, thúc phụ em muốn được gặp ông. Giờ ông hãy nghỉ cho lại sức. Em còn phải đi bắt anh Voòng Xám đã, maí sẽ tới thăm ông.
Nói xong, cô cháu gái Chúa H’mông thót lên ngựa dẫn một tiểu đội binh cận vệ thủ túc, chạy bay vào đêm tối để lại trong lòng viên tướng Kinh nỗi bâng khuâng thắc mắc lạ lùng về thái độ của họ Voòng biên giới.
Choàng chiếh áo dạ rộng lên mình, tướng Thập Vạn Đại Sơn theo Voòng Dắt xuống sàn. Vùng sơn đô vẫn nằm im lìm trong sương sớm, tiếng gà rừng vọng về, chìm nổi gần xa quyện lấy vài nhịp chày “Loáng” gạo.
Hoàng Su Phì về mùa thu, buổi sáng lạnh như tiết đông thiên. Bên cạnh viên tướng núi, người con cả vua H’mông cúi đầu bước đều, vẻ băn khoăn khó hiểu hiện rõ trên khuôn mặt gân guốc. Chợt từ một căn nhà lớn, một người tuổi trẻ H’mông xăm xăm bước ra nghiêng mình chào và điềm nhiên đì kèm một bên tướng lạc thảo. Nhận ra ngay Vòng Nhì, Đại Sơn Vương cũng nghiêng mình đáp lễ, càng thầm lấy làm lạ vì thái độ của người con thứ vua H’mông, vẻ mặt cũng khó hiểu như anh. Tới
gần tư dinh, Đại Sơn Vương kín đáo đưa mắt một vòng rộng, thấy vệ binh trấn quanh có vẻ khác thường liền dừng lại:
- Công tửl Đêm qua Chí Plan cô nương ra biên khu chưa về?
Hai người con Chúa H’mông nhìn nhau, Voòng Dắt lưỡng lự mấy khắc, trầm giọng:
- Chắc có việc chi, chưa về. Tôi đã sai em Chí Plan đi tìm... Mời tướng quân! Thân phụ chúng tôi đang nóng lòng hội kiến.
Viên tướng núi nhếch miệng cười, bất ngờ buông gịong lạnh khô:
- Tam công tử đang chờ quanh đây bắt tôi trao cho tướng Roux. Chí Plan tìm ngoài biên khu sao gặp!
Hai anh em họ Voòng bất giác ngó quanh và cùng quay nhìn viên tướng núi ngạc nhiên chưa kịp lên tiếng hỏi, thì chàng tướng núi đã khép vạt áo choàng, tiến lên vẻ mặt gan lì như sẵn sàng chờ đợi bất trắc. Cả ba qua cổng dinh, tới thẳng khu nhà khách. Tùy tướng thuộc viên rạp mình chào. Anh em Voòng dẫn Đại Sơn Vương vào gian phòng khách rộng, gần chỗ vua H,mông.
Hồi đại hội biên thùy chàng đã tới đây, gian phòng giờ vẫn như trước, trên vách treo đây gươm súng. Lại vị quan già cùng hai viên tùy tướng, vệ binh bước ra, tướng Thần xạ tháo dây súng ngang sườn đặt lên bàn và theo mọi người vượt qua dãy hành lang thăm thẳm, tới căn phòng cận buồng riêng Chúa H’mông. Ánh sáng bị đẩy lùi ra ngoài, chàng bắt đầu bước vào một thế giớí lung linh hoe vàng, ấm hẳn người lên. Như cái máy, Voòng Dắt nhẹ mở cửa phòng, nghiêng mình làm hiệu.
Đã quen thuộc, Đại Sơn Vương bước vào luôn sau lưng cánh cửa lập tức khép lại. Giữa vùng ánh sáng ảo huyền quyện đầy khói thuốc những chiếc dọc tẩu đang chạy tanh tách trên dây chuyền vàng, hàng mỹ nữ nằm bên năm ngọn đèn dầu như sao sa, chính giữa sập lót da báo gấm, hình dáng quen thuộc của Chúa Tể xứ H’mông nầm bất động, chăn gấm đắp lên tân gáy, khuôn mặt quắc thước tẩm “Moócphin” và ánh đèn dầu, đã trở nên mơ hồ, linh hồn như đã nương cánh khói bay về tận cõi Phù Dung. Viên tướng người Kinh nhẹ nhàng tiến đến bên sập. Mỹ nữ kíinh cẩn cúi chào, không nóiì nửa lời. Như cáit máy tướng núi treo mũ lên mắc, lẳng lặng ngả luôn lưng xuống bên đèn theo đà tay đỡ của mỹ nhân.
Và, thuốc phiện thượng hạng réo trong lọ sành chạm ngọc từng hồi. Giữa vùng không gian mờ mờ sương khói Phù Dung, chợt tiếng “Ông Vua thuốc phiện Đông Dương” nổi lên, mơ hồ như từ dĩ vãng “Hiện” về.
…Đã lâu rồi. Cách đây ngót trăm năm. Một buổi Nam bang trở gió vàng hiu hắt, cbiếm xong Nam Kỳ, Pháp quân đánh kinh thành Huế. Nguyễn Triều tướng mọn binh hèn, vua quan kém cỏi nhân dân chán nản phân ly. Kinh thành thất thủ, phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi ra khỏi kinh thành và... đưa theo cả kho tàng triều Nguyễn theo.
Nhưng rồi thế địch như hùm, bốn phương thất thủ, Vua Hàm Nghi bị bắt, Tôn Thất Thuyết cùng quân gia chạy ra đất Bắc mấy chục xe vàng tẩu quốc cũng theo vó ngựa bôn đào. Khắp nơi quân địch truy tầm. Tôn cùng bọn gia tướng xuyên sơn ngược lên Tây Bắc, tới giang san xứ Thái, Lai Châu. Lối mòn hiểm trở khó đii.Tôn phải cho thồ vàng lên lưng ngựa, suốt ngày đêm, thường xõa tóc cầm gươm trấn áp tải, đề phòng quân tướng sinh lòng phản trắc đoạt vàng. Tôn vốn nghiêm khắc, đa nghi Thất thế, tải vàng theo quá nhiều, càng đa nghi
dữ dội. Hành trình bí mật, nhưng không qua khỏi tai mắt các tay sơn tặc và tù trưởng Tây Bắc. Số vàng mang theo là tất cả kho làng triều Nguyễn tích lũy bao năm nên cả Pháp quân lẫn sơn tặc đều tìm cách chiếm đoạt. Tôn thừa biết nên hết sức giữ kín lộ trình, và bố phòng cẩn mật.
Một đêm, đoàn người tẩu quốc dừng ngựa bên bờ Hắc Giang. Tôn chọn một nơi hiểm trở giữa vùng sông núi đóng trại, cho quân gia nấu cơm nghỉ ngơi lấy sức, mai qua sông và đồng thời cho thám mã tuần sát khắp vùng. Canh hai thám mã về báo thấy nhiều bóng người ngựa khả nghi khắp nẻo. Tôn liền đốc xuất tùy tùng bố trận đề phòng, và xách gươm đi khắp trại quân, kiểm soát “Ngựa vàng”.
Nửa đêm họ Tôn ngồi xõa tóc trong lều, thanh kiếm Long Tuyền để ngang trước mặt. Chợt một trận gió đêm lùa vào thổi rạp thoi nến đỏ. Tôn ngẩng phắt đầu lên, giật mình đánh thót, quơ tay nắm lấy đốc kiếm Long Tuyền. Một ông già quắc thước, râu bạc, áo rộng, mắt sáng, đứng sững trước cửa lều, tay cầm một chiếc bàn tay sét đánh đen xì. Nhanh như cắt họ Tôn nhảy vọt sang bên, tay lăm lăm thanh kiếm báu, quát lớn:
- Ngươi là ai? Bay đâu!
Ông già lạ điềm nhiên tiến vào, khoa nhẹ bàn tay sét đánh trước mặt đại thần triều Nguyễn giọng âm u:
- Tôn tướng công! Lão có lời muốn nói. Xin hãy bình tâm. Chúng quân đã ngủ kỹ rồi!
Lạ thay! Bàn tay đen vừa khoa Tô Thất Thuyết đứng ngây như pho tượng giương mắt ngó ông già kỳ dị, tâm thần nửa tỉnh nửa mê.
- Kho tàng là vận mạng của Nam bang, nay Nguyễn triều suy yếu tướng công bại binh còn định chở kho vàng đi đâu? Nay thiên hạ bao kẻ manh tâm chiếm đoạt sớm mai gươm súng địch sẽ chĩa tới bờ Hắc Giang này, thế như hổ báo tranh mồi, sức quân tàn của tướng công sao chống nổi? Sao không chôn giấu kho tàng, chờ cơ hội, chiêu binh mãi mã?
Tôn đăm đăm nhìn ông già lạ, chống mũi gươm xuống đất.
- Bại quan này định sang Tàu, vốn đã có ý đó từ khi đem kho làng lên đường tẩu quốc. Nhưng chỉ e báu vạt sa tay đạo tặc, còn lấy gì chiêu binh phục hận?
Ông già nghiêm mặt:
- Vật báu Nam bang phải vào tay kẻ có lòng vị quốc. Lão có lời nguyền, có thể giúp tướng công. Mau theo lão.
Như mê, Tôn Thất Thuyết xách gươm theo ông già cầm bàn tay sét đánh, lòng rối loạn không rõ ma quái thần nhân hay đạo tặc nữa. Khỏi lều ông già đưa họ Tôn ra thẳng rừng rậm, dọc theo bờ sông Hắc và mất hút giữa vùng đồi núi điệp trùng.
Cuối canh ba, tự nhiên gió rừng nổi lên đùng đùng, lá cây, cát bụi bay mù, nước sông Hắc đang phẳng lặng, chợt nổi ba đào cuồn cuộn. Trong giông gió ầm ầm, đám quân tướng họ Tôn vùng thức giấc, nghe tiếng ngựa hí vang lừng, kẻ xách gươm, ngườì mang súng chạy tới chỗ buộc “Ngựa vàng”, chỉ thấy đàn ngựa kinh hoảng chồm vó giật dây, trên lưng ngựa… cả kho tàng hàng bao nhiêu xe vàng thoi đã biến mất rồi. Quân tướngkinh sợ nhìn nhau bên tai còn nghe từ xa xôi vọng về một tiếng hú rờn rợn bay lượn vật vờ trong gió lốc, kéo dài lê thê rồi vụt tắt trong đêm. Chớp mắt, gió tạnh, nước yên, trời đất khai quang, Tôn Thất Thuyết xõa tóc, xách gươm trở lại vòng quân, truyền nhổ trại lên đường lập tức. Quân tướng thấy mất kho tàng đều kinh, nhưng sợ phép Tôn, không ai dám hỏi. Vượt Hắc Giang tay không cả bọn lại xuyên sơn ngược mãi lên phía biên thuỳ. Rồi một đêm ông già lạ tới dẫn họ Tôn vào rừng,
gần sáng mới thấy Tôn trở về, hô quân tướng vượt cỏ phân mao, sang đất Tàu, nương ở Long Châu, chờ ngày phục hận.
Chính sử chép: Suốt ngày đêm Tôn Thất Thuyết đem gươm Long Tuyền ra mài ngày càng dữ tợn như điên rồi thác nơi đất khách để lại miền Tây Bắc một kho tàng vô gía, cơ nghiệp cả Nguyễn Triều. Sử chỉ chép sơ lúc Tôn tới bờ sông Hắc nghỉ binh và cất giấu kho tàng. Sớm mai qua sông, không thấy đem vàng theo nên thiên hạ đều cho là Tôn đã chôn cất quanh vùng. Chờ ngày về sẽ lấy.
Từ ngày đó tới nay, các tướng tá, tù trưởng mọi sắc dân, cùng bọn giang hồ thảo khấu luôn luôn sục khắp miền Hắc Giang tìm kho tàng vô giá, không biết bao nhiêu khối vàng nén. Nhưng dấu vết kho tàng vẫn chìm trong hư ảo, đất Tây Bắc đã đầy dấu chân người đua nhau tìm kho tàng vô giá. Cả thiên hạ đều tin chắc họ Tôn đã chôn giấu cạnh bờ sông Hắc. Nhưng đến nay màn bí mật vẫn bao trùm Tây Bắc. Chỉ có mấy dòng họ biết con đường tìm đến kho tàng: Bức họa đồ chỉ lối. Vì sau đêm chôn giấu, ông già kỳ dị kia đã cùng họ Tôn vẽ một bản đồ hình bát quái cắt làm tám mảnh mỗi người giữ bốn chọn mặt trao cho tám dòng họ, phòng khi nào thế sự đổi thay, ông già kỳ lạ cùng họ Tôn hi vọng còn có người sử dụng kho tàng bảo quốc. Quả nhiên cả hai người đều không trở lại và họa đồ tám mảnh phân tán tám phương, ngót trăm năm, đã mấy lần đổi chủ. Thiên hạ đổ máu tìm họa đồ ráp lại, ai cũng chỉ đoán đó là mảnh họa đồ ghi nơi chôn bảo vật vô song. Và suốt trăm năm, chưa kẻ nào cầm nổi lấy nửa phần, chìa khóa bí mật trong tay. Cho mãi tới ngày Thần Xạ Đại Sơn Vương từ miền Thập Vạn Đại Sơn vượt cỏ phân mao về đất Việt...
...Đang nhắm nghiền mắt, nằm bất động, kể trầm trầm trong ảo mộng chợt Chúa H’mông Voòng Chí Sinh tung phắt chăn gấm, ngồi nhổm dậy, cặp mắt sáng quắc nhìn viên tướng non cao:
- Không đầy mấy tháng một mình một ngựa dọc ngang, đã đoạt được nửa hình bát quái, Voòng này có lời khen phục. Và... từ lâu, Voòng muốn nhìn tận mắt cho rõ hình bát quái ra sao?
Giọng Chúa H’mông cất lên cao, sang sảng chợt đổ chìm, một tay chống thẳng xuống tấm nệm da báo gấm, mắt vẫn nhìn như xói vào tận tâm can người tướng khách. Nãy giờ, Đại Sơn Vương vẫn nằm, bình thản nghe câu chuyện cổ, thình lình bị dụ đến tình thế thậm khó xử, viên tướng trẻ tuổi, chậm chạp chống tay ngồi lên, đỡ lấy chén sâm trên tay mỹ nữ, uống khoan khoái lạ lùng theo thót quen cố hữu mỗi khi... nổi sóng trong lòng. Uống xong. chàng nhẹ nhàng đặt chén, nhìn Chúa H’mông nhếch miệng cười tươi và ung dung lấy trong mình ra một chiếc hộp nhỏ, hơi nhào mình đặt nhẹ trước mặt Chúa H’mông.
Voòng Chí Sinh liếc nhìn chiếc hộp và quay lên ngay, nhìn chàng tướng núi, tay vuốt chòm ria mép mặt thoáng vẻ khó hiểu. Đoạn cúi xuống mở hộp, cầm mấy mảnh giấy bản soi lên, ánh đèn dầu lạc, lật nghiêng ngửa coi, khuôn mặt quắc thước rạng rỡ dưới ánh vàng chập chờn. Đại Sơn Vương vẫn ngồi im, đăm đăm ngó Chúa H’mông theo dõi từng cử chỉ. Voòng đặt mấy mảnh giấy theo hình dải quạt, chợt ngẩng nhìn lên, hỏi chàng:
- Tướng quân cũng tin là họa đồ bát quái chỉ nơi chôn giấu kho vàng?
Tướng núi lắc đầu:
- Hồng Lĩnh này chỉ biết họa đồ dẫn tới một báu vật giấu nơi Tây Bắc cũng chưa nghĩ hẳn là một kho tàng.
Chúa H’mông gật đầu, đoạn bâng khuâng trông ngọn đèn dầu lạc:
- Bản đồ không dẫn tới kho tàng. Màn bí mật vẫn bao trùm đã ngót trăm năm. Chỉ có ông già kỳ lạ, cùng họ Tôn là biết rõ. Và hiện nay, chỉ có Voòng này! Bản đô chỉ dẫn tới thần thơ phù thủy, và thần thơ sẽ đưa tới kho tàng. Cho nên, cả thế kỷ, chân thiên hạ đã giẫm đầy Tây Bắc, có khi đã bước tới kho tàng, nhưng lời nguyền ghê gớm của thầy phù thủy đã bảo vệ kho tàng, che mờ báu vật, để chờ kẻ nào có Phù Thủy Thần Thơ. Vì ông già kỳ dị chính là một thầy phù thuỷ cao tay đêm xưa đã dùng âm binh che giấu kho tàng và chìa khóa mở cửa kho vàng, đã dặn cả trong cuốn thần thơ. Và còn điều quan hệ vô cùng, là cuốn thần thơ đó trong có dạy nhiều thuật gớm ghê, thuật bí truyền của riêng dòng Việt tộc mà chài, ngãi, gồng, bắt ârn binh của ít thầy miền núi còn sót lại, chỉ là thuật thường nhất trong Phù Thủy Thần Thơ. Điều bí ẩn chỉ riêng Voòng biết và cũng do tình cờ run rủi, định mệnh xui nên.
Nói đến đó Chúa H’mông Hoàng Su Phì quài tay sau vách lấy ra một chiếc hộp nhỏ, đặt trước mặt Đại Sơn Vương. Chiếc hộp giống hệt hộp của chàng, không sai mảy may. Chàng còn đang thầm lấy làm lạ, thì chúa H’mông đã nhẹ tay mở ra. Bên trong đặt một mảnh giấy, cầm coi, hệt mấy mảnh kia không sai ly tấc. Chỉ khác là ngoài mặt vẽ hình thể núi sông, còn một mặt vẽ chi chít những hình quái gở giữa những dòng chữ Hán li ti.
- Đây chính là một bản trong tám bản, nhưng là bản số một. Và chỉ riêng bản này mới ghi rõ nơi dẫn tới Phù Thuỷ Thần Thơ, cùng lời nguyền khi cho âm binh đi chôn giấu kho tàng. Tướng quân hãy coi qua!
Đại Sơn Vương cúi đọc khẽ những hàng chữ Hán nhỏ như chân kiến, và chợt ngẩng lên, nhìn Chúa H’mông.
- Lão phù thủy quả là tay trọng nghĩa! Cứ như lời nguyền ghi trông này cả họ Tôn lẫn lão, không ai độc dụng kho tàng. Phải cả hai cùng tới và phải dùng vào đại nghĩa mới xong.
- Còn hậu thế, kẻ nào nắm cuốn thần thơ sẽ làm chủ kho tàng vô giá. Nhưng theo Voòng, làm chủ cuốn thần thơ mới là điều tối hệ và kẻ làm chủ nếu là kẻ bất nhân, thiếu đức thì cả xứ H’mông của Voòng nguyền lấy máu đối đầu mới nghe!
Chí Sinh ngừng lại. Giọng lão Chúa H’mông đanh thép, vang âm khắp một phòng, chập chờn trên ngọn đèn dầu vàng sệt và như xoáy vào tận trí óc viên tướng biên thùy. Chợt có tiếng gõ cửa gấp gáp. Đại Sơn Vương nhìn Chúa H’mông, Voòng Chí Sinh hơi cau mày, trong ra phía cửa hất hàm một cái. Cô gái hầu thuốc tiến ra. Và như cơn gió, Voòng Chí Plan bước vào, cặp mắt phương sáng quắc còn đượm đầy sắc giận:
- Bẩm thúc phụ, ra tới biên khu, vô tình con bị lọt vào quân phục của anh Voòng Xám, bị cầm chân, mãi mới thoát về đây. Hiện khắp ngả, đều có quân anh chực sẵn, xem ý anh quyết lòng không chịu lệnh thúc phụ!
Chúa tể non cao nheo mắt, hơi nhếch miệng cười khan:
- Những đứa nào đã theo thằng Xám? Và... phải nó dám làm loạn đất Hoàng Su Phì chăng?
Chí Plan hơi nhìn Đại Sơn Vương, đoạn khẽ nói:
- Bẩm, xem anh đầy ngạo nghễ, tự cho đủ tài đối phó với mọi nguy nan. Nhưng chỉ riêng việc này thôi, việc thúc phụ đã định. Còn quân gla là quân bản bộ của anh, chúng chỉ theo thượng lệnh~ Chính con cũng không ngờ anh quyết cưỡng đến thế nên đêm qua chỉ đem ít quân theo. Xin thúc phụ cho con tùy nghi hành động, phải tìm bắt gĩư anh lại cho đến khi mọi việc xong xuôi!
Chúa H’mông ngồi ngẫm nghĩ, đầu gật gật:
- Chắc nó lẩn mặt từ hôm qua rồi. Được, để ta sẽ liệu cho nó. Thằng bất tài ngu dốt! Nó đương nổi sao đại sự, đám tham lam! Thằng Dắt, thằng Nhì đâu! Bảo chúng cùng đi bắt nó về đây!
Voòng Chí Plan được lệnh, vừa toan quay ra, thình lình, bên ngoài, có tiếng gõ cửa gấp. Chúa H’mông cau mày giận dữ:
- Đứa nào dám tới làm rộn? Bay đau!Ra xem có chuyện gì?
Lời vừa dứt bên ngoài, tiếng gõ càng mạnh, xen lẫn tiếng quát tháo, giằng co như vật lộn. Ngạc nhiên, Voòng Chí Plan chạy bay ra, tay mở cửa, miệng hỏi lớn:
- Tùy tướng đâu cả! Sao...
Tiếng nàng vụt im bặt, bất ngờ. Cả Chúa H’mông lẫn Đại Sơn Vương đều ngạc nhiên ngó ra, thấy Chí Pan đứng sững bên cửa, phía ngoài tiếng động mạng cũng vừa im. Voòng Dắt lách vào, vội vã. Tới gần chỗ Chúa H’mông, người con cả họ Voòng đứng phắt lại, đưa mắt nhìn Đại Sơn Vương và tiến đến bên sập, mặt đầy sắc giận.
- Bẩm phụ thân! Chú Xám xông vàn vòng dinh, tùy tướng ngăn thế nào cũng không nổi. Hai tay hai súng, Xám hiện đứng ngoài cửa, nhất định vào đây!
Chúa H’mông liếc ra phía ngoài, quắc mắt:
- Giờ này nó vào đây làm gì? Ta đã có lệnh nghiêm cấm mà.
Voòng Dắt ngó Đại Sơn Vương đoạn nhìn cha mấy khắc, khẽ nói:
- Không hiểu sao đột nhiên nó sinh hung hãn, hình như muốn vào... gặp quý khách đây!
- Chà thằng này giỏi!
Chúa H’mông nheo mắt, ngó chàng tướng khách, và liếc trông mấy mảnh họa đồ bát quái ngẫm nghĩ chuyện chi. Chợt ngẩng lên phất tay bảo Voòng Dắt:
- Đuổi nó ra khỏi vùng dinh. Chờ đó! Còn kháng lệnh ta bắn chết không dung!
Nãy giờ, tướng núi vẫn ngồi im, chợt giơ tay cản Voòng Dắt lại, từ tốn bảo Chúa H’mông:
- Tam công tử muốn vào, tưởng đại nhân cũng nên mở lượng, chắc công tử có điều chi muốn dạy Hồng Lĩnh đây!
Bên ngoài, lại có tiếng giằng co va chạm rồi có tiếng Voòng Xám nói lớn:
- Đại Sơn Vương khát máu, tài đức chi dám đương việc họ Voòng! Cứ buông ra cho Xám này vào gặp phụ thân.
Voòng Chí Plan vội đóng ập cửa lại, bước vào chỗ Chúa H’mông. Chúa Su Phì đanh giọng
- Ra truyền thằng Xám vào đây. Bảo nó đủ sức đương việc lớn, hãy soát lại cối đạn trước khi bước vào!
Cả Voòng Dắt lẫn Voòng Chí Plan dều mở to mắt kinh ngạc vì quyết định của Chúa H’mông và đều đưa mắt ngó Đại Sơn Vương không võ khí bên mình. Chàng tướng núi vẫn ngồi bất động. Nhưng với vẻ mặt khó hiểu, Chúa H’mông đã điềm nhiên phất nhẹ tay, lạnh lùng:
- Ra bảo nó vào đây!
Voòng Chí Plan đăm đăm nhìn Đại Sơn Vương tay cô gái thốt nhiên sờ bao súng, băn khoăn. Voòng Dắt bước ra, chậm chạp hé mở cánh cửa tư phòng và lách mình ra. Bọn mỹ nữ hầu thuốc định đứng lên, thì Chúa H’mông đã thản nhiên truyền lệnh:
- Chúng bây đâu cứ nằm yên đó, làm thuốc cho ta! Voòng Xám! Quý khách ngồi trên sập đợi mày đấy. Hãy cho tao thấy tài mày được bao nhiêu!
Lệnh truyền vừa dứt, tư phòng vụt chìm trong im lặng mênh mông. Thời gian như ngừng đọng. Cánh cửa từ từ mở rộng. Mọi người đổ dồn mắt cả vào Đại Sơn vương. Viên tướng giang hồ đảo mắt một vòng và chầm chậm xoay mặt về phía cửa ra vào, vẫn ngồi xếp chân vòng tròn. Voòng Chí Plan đã đứng lùi sát tường, cách chàng chừng bốn, năm thước. Thấy chàng vẫn ngồi nghiễm nhiên, nàng càng kinh hoảng, giương mắt ngó không chớp.
Sau lưng chàng tướng núi Chúa H’mông cũng đã cúi dựa vào mỹ nữ, quan sát từng cử động của người đàn ông giang hồ tay không trước họng súng địch. Thấy chàng vẫn không nhúc nhích, Chúa H’mông bất giác giơ tay vuốt râu, đưa mắt về phía cô cháu gái.
- Đại Sơn Vương!
Thình lình ngoài cửa có tiếng Voòng Xám bật lên oang oang, kéo dài giữa cảnh lặng sâu. Dư âm còn vang vọng trong căn phòng kín, bất nhân đã thấy một bóng xanh chàm lao vụt vào phòng. Rồi liền hai, ba cái nữa loang loáng giữa khung cửa trống. Nhưng chàng tướng núi vẫn ngồi nghiễm nhiên như không. Chàng tướng giang hồ nhận ra những chiếc áo chàm loạn mắt. Voòng Chí Plan liếc thấy chàng bất động càng kinh hoảng, ngó vội ra cửa giữa lúc một bóng chàm xanh theo bóng áo lao vào, nhảy như một trái cầu. Không chậm trễ, thiếu nữ đánh phắt tay xuống sườn, rút luôn khẩu súng ném phăng lại trước mặt Đại Sơn Vương. Đoành... Đoành...
Mọi người ngó cả vào, chỉ thấy tay chàng tướng núi quài bắt súng như tay vượn, đã nghe tiếng nổ giòn tan nổi lên, trông ra, cách cửa chừng vài bộ, người con thứ ba của Chúa H’mông cò quỵ một chân hai tay giơ trước mặt bắn, nhưng cặp súng bay đâu mất rồi. Còn Đại Sơn Vương đang quay ngọn súng trên ngón tay, và giữa lúc mọi người còn xúc động, chàng tướng Thần xạ đã ném nhẹ khẩu súng về phía Chí Plan, từ tốn:
- Cám ơn cô nương
Chúa H’mông lập tức ngồi nghiêm, trỏ Voòng Xám quát:
- Mày đã thấy chưa? Nếu tướng quân không rộng tình dung tội, mạng mày đã dứt còn đâu Biết điều lui mau cho khuất mắt!
Voòng Xám tái mặt như chàm đổ trừng trừng nhìn Đại Sơn Vương đoạn lừ lừ bước khỏi tư phòng. Voòng Dắt, Chí Plan cũng đính lui ra, nhưng Chúa H’mông đã giơ tay lưu lại, đoạn nghiêm mặt bảo Đại Sơn Vương:
- Cảm ơn tướng quân đã rộng tình tha mạng thằng con ngu dại, Voòng xin tướng quân tha cho nó tội hỗn xược buông lời ngạo mạn!
Nói xong Chúa H’mông thu tất cả mảnh họa đồ bỏ vào hộp, trao tay chàng.
Tướng quân đủ tài trí tìm lấy Phù Thủy Thần Thơ cùng kho vàng vô gía. Bấy lâu Voòng phải giữ mảnh họa đồ số một này, vì chưa tìm được mặt trao tay, nay xin gửi cả tướng quân!
Đại Sơn Vương đăm đăm ngó lại Voòng:
- Hồng Lĩnh này vì lời nguyền của tổ phụ nên phải kiếm tìm bảo vật, dám đâu tự nhiên nhận báu vật của đại nhân.
Voòng Chí Sinh mỉm cười:
- Không, nhân ngày nay, tất có buổi tướng quân phải tới đất Su Phì, vì ý muốn của cha ông. Voòng cùng tướng quân phải thành địch thủ Voòng không tham vọng, chỉ muốn cùng dân riêng sống “Tri hòa ». Nếu kho tàng về người Nam như tướng quân, chắc xứ H’mông cũng được vinh lây.
Miêng nói, tay Voòng ấn hộp vào tay tướng núi:
- A Voòng Dắt! Truyền chúng dọn tiệc tiễn hành tướng quân!Tướng Roux đang đợi ngoài biên!
Voòng Dắt, Chí Plan cúi chào lui ra. Chúa H’mông mời chàng tướng núi nằm xuống. Dọc tẩu lại chạy tanh tách trên dây chuyền vàng. Tướng Thập Vạn Đại Sơn cùng Voòng Chí Sinh thay nhau kéo hết điếu nọ đến điếu kia. Giữa vùng ánh sáng dầu vàng vọt chập chờn, hai người bắt đầu nói chuyện nhỏ to, tới trưa bữa thuốc mới dứt.
Theo Chúa H’mông bước ra khỏi tư phòng, Đại Sơn Vương bước lửng lơ như đi trong mộng.