Love is the hardest habit to break, and the most difficult to satisfy.

Drew Marrymore

 
 
 
 
 
Thể loại: Kiếm Hiệp
Số chương: 19
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 3363 / 114
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Hồi 16 - Lão Già Quái Dị
ới Lào Cai, Phượng Kiều đánh điện về Cao Bằng cho Hai Cao, và đưa cha xuôi tàu về thẳng về Hà Nội. Muốn để cha nằm tại biệt thự riêng gần ga Hàng Cỏ, lại e tai mắt kẻ thù dòm ngó, suy tính mãi, nàng bèn đưa cha về thẳng bệnh viện Đặng Vũ Lạc, chọn buồng khuất mái cuối dãy để cha nằm tĩnh dưỡng.
Hai hôm sau đã thấy Hai Cao cùng năm, sáu tay súng từ Cao Bằng xuống. Hai Cao nói với cô chủ:
– Bắt được điện tín, mừng quá định xuôi ngay, nhưng phải cắt đặt mọi việc cho xong mới đi được. Trời! Mấy hôm cô Ba bị bắt, bọn tôi lo quá, chia nhau tìm kiếm khắp nơi không thấy tung tích. Cụ đâu?
Phượng Kiều đưa Hai Cao vào phòng khẽ giơ tay làm hiệu.
– Cụ đang lên cơn sốt vừa ngủ được một lát đó! Các chú ngồi đây, để tôi đi điều đình lấy mấy buồng chung quanh, làm chỗ canh gác kín mới được.
Hai Cao rón rén lại gần nhìn chủ nhân, vừa thấy mặt đã giật mình bước theo Phượng Kiều:
– Cô Ba! Trời sao cụ gầy quá thế? Hay vì...
Phượng Kiều liếc nhìn cha, khẽ thở dài:
– Thì bao nhiêu hôm bị chúng hành hạ còn gì? Nếu không được Đại Sơn Vương cứu thoát, tính mạng khéo nguy mất rồi!
– Đại Sơn Vương?
Tiếng Hai Cao ngạc nhiên bật lên hơi to khiến Trần Tắc giật mình, mở choàng mắt ra:
– Ai như Hai Cao đó hả?
Bọn Hai Cao cùng tiến lại cúi chào kính cẩn:
– Bọn tôi vừa tới. Bẩm... Cụ thấy dễ chịu chưa?
Cặp mắt lờ đờ của họ Trần vụt long lên, Trần định chống tay ngồi dậy, thở hổn hển:
– Hai Cao, các chú xuống... hay lắm. Ta mong mãi. Sửa soạn đưa ta về Cao Bằng, dẫn quân đi đánh thằng giặc họ Cầm...
Trần Tắc thở mạnh, máu uất bốc lên muốn nghẹn họng. Mọi người phải xúm vào kiếm lời an ủi mãi mới chịu nằm, nhưng cơn sốt lại lên, họ Trần lảm nhảm mê sảng, luôn miệng mắng lão tặc Si Pan.
Phượng Kiều căn dặn Hai Cao ở lại trông nom, đoạn ra điều đình lấy mấy căn buồng xung quanh cho bọn Hai Cao.
Suốt mấy ngày đêm, Phượng Kiều vừa lo cha yếu nặng, vừa nhớ Đại Sơn Vương tưởng tới dây oan hai nhà không đường gỡ, lòng nàng vò xé xót xa, biếng ăn, biếng ngủ, đêm ngày bối rối không yên. Đại Sơn Vương tuy nặng lòng quân tử, nhưng vốn người giàu tâm huyết khi nào quên được thù nhà. Trăm ngàn ý nghĩ giằng co trái ngược đảo lộn trong đầu. Phượng Kiều dồn hết tâm trí vào việc săn sóc cha già mới khuây khỏa được đôi chút. Có khi nhiều ngày liền, nàng không bước chân ra phố, chỉ ở liền trong bệnh viện. Một tối. Phượng Kiều ra phố, tình cờ qua bờ Hồ Hoàn Kiếm, sực nhớ lới ngày bị quân thù theo hại, được Đại sơn Vương cứu thoát, nỗi buồn nhớ chàng lại nổi lên, nàng liền lái xe lên Hàng Buồm, tới ngã ba Hàng Đào, Hàng Bông, chợt thấy một bóng dáng quen quen ngồi trên xe vượt qua.
Ngạc nhiên, nàng lao vọt xe theo, thấy chiết xe dừng trước một tiệm ăn, người trên xe bước xuống có vẻ vội vàng, vào ngay tiệm, lên lầu.
Phượng Kiều cũng vội dừng xe vào theo luôn. Lên gác, gặp, mới hay chính Nguyệt Tú.
– Trời tưởng ai hoá chị! Chị xuống đây bao giờ?
Phượng Kiều nắm tay cô em gái thủ lĩnh thác Cầu Mây, mừng rỡ tươi hẳn nét mặt nhưng nàng kinh ngạc khi thấy mặt cô gái phờ phạc, u buồn khác hẳn trước, vội giật nhẹ tay khẽ hỏi luôn.
– Kìạ.. Chị sao thế?...
Nguyệt Tú đăm đăm nhìn Phượng Kiều, đoạn buồn rầu trỏ vào mình, cười xót xa:
– Chị chưa hay tin gì sao? Anh em ngộ nạn bất ngờ...
Phượng Kiều giật nẩy mình, trố mắt coi, lúc đó mới nhận ra người bạn gái có mang băng tang.
– Trời! Chị bảo sao? Anh Khách Giang Hồ...
Nguyệt Tú gật đầu, đau đớn, khẽ thở dài, trầm giọng:
– Anh ấy ngã từ lưng chừng núi Tây Phàn xuống vực, mất xác!
Em vừa từ miền ngược về hồm qua, được biết chị đã về Hà Nộị..
Phượng Kiều thở mạnh, bàng hoàng, mãi mới lẩm bẩm:
– Thật không ngờ! Nhưng lúc đó, chị có ở đó không?
– Chính em đã nhìn tận mắt. Nếu không có người giữ lại, em đã nhảy xuống theo. Đêm đó hình như có cả Đại Sơn Vương chứng kiến.
Thật không ngờ...
Nguyệt Tú kéo Phượng Kiều vào một phòng ăn nhỏ, kể lại việc qua, Phượng Kiều suy nghĩ giây lát. khẽ hỏi:
– Chuyện mất xác khả nghi lắm. Dầu sao chị cũng đừng vội phát tang, hãy chờ it lâu đã. À, chị đã gặp... Đại Sơn Vương chưa?
Nguyệt Tú lắc đầu:
– Em cũng muốn gặp anh ấy, nhưng không thấy. Sau đêm đó, hình như anh ấy có vào ruột núi kiếm lão động chủ nhưng hắn đã đi đâu mất rồi, chỉ còn tên động chủ giả. Em có việc cần xuôi gấp, không nán ở vùng Sa Pa được!
Đang nói, nàng chợt ngừng lại, vì có tiếng gõ cửa. Rồi mấy người vừa đàn ông, đàn bà đẩy cửa phòng ăn bước vào, cúi đầu chào.
Nguyệt Tú khẽ hất hàm:
– Sao? Cứ nói! Đây chính cô nương Phượng Kiều.
– Thưa, đã báo cho các căn cứ miền xuôi rồi. Nhưng...ngoài đường có nhiều tên lạ mặt khả nghi lắm! Tôi đã cử anh em canh chừng.
Nguyệt Tú hơi cau mày liễu:
– Mật thám à?
– Chưa rõ hẳn. Trong bọn hình như có đứa miền núi mới về.
Giầy còn bám cả đất đỏ.
Ngẫm nghĩ mấy khắc, Nguyệt Tú phất nhẹ tay bảo tùy tướng:
– Anh chị em xuống cả phòng dưới! Cứ dùng bữa như thường. Có gì lạ báo lên đây!
Cả bọn cúi chào lui xuống, ăn uống xong, Nguyệt Tú cùng Phượng Kiều dắt tay nhau xuống lầu, ung đung vẫy thuộc hạ ra thẳng ngoài.
Vừa thoáng thấy mặt bọn lạ, Phượng Kiều đã bảo Nguyệt Tú:
– Bọn giặc trên Si Pan! Chắc chúng theo em!
Nguyệt Tú dừng lại đưa mắt nhìn mấy tên lạ mặt mỉm cười:
– Chị tính sao? Hạ thủ chứ?
– Mấy tên đầu mục... Được để chúng cho em liệu. Chắc thế nào cũng có tên trùm còn ẩn mặt. Không khéo lại còn nữ tặc họ Cầm!
– Chị có cần đi đâu không, lại em chơi!
– Em có chút việc, xong, tối em sẽ lại. Nhưng chị nên cẩn thận.
Chúng có thể chặn giữa đường!
Phượng Kiều mỉm cười, chia tay Nguyệt Tú, đoạn khoan thai bước lên xe, rồ máy đi thẳng. Quả nhiên, phía sau có xe rượt theo liền.
Nhìn kính chiếu hậu thấy thấp thoáng bốn tên, Phượng Kiều bèn cho xe cháy thật nhanh vòng thẳng ra mạn bờ sông. Nếu về nhà riêng chúng sẽ biết chỗ ở ngay. Nàng muốn đánh lạc hướng nhưng không nổi, nên cứ lao thẳng lối cầu Dốc Gạch. Được một quãng, quay lại, không thay xe theo nữa, còn đang ngạc nhiên đã nghe tiếng còi inh ỏi, rồi một chiếc xe xả hết tốc lực vọt lên, nhìn sang chính Nguyện Tú giơ tay vẫy.
– Thôi! Chị cứ quay về chỗ ở! Em cho chận lối chúng rồị..
Phượng Kiều vừa giơ tay, chưa kịp nói thì Nguyệt Tú đã rẽ đường nganh đi mất. Nàng liền rẽ theo, về thẳng nhà riêng. Nhìn lại sau, không thấy kẻ nào khả nghi, nàng liền cho xe vào thẳng Ga ra. Bà quản gia vừa thấy bóng nàng, đã chạy ra khẽ bảo:
– Cô Ba! Chú Hai Cao vừa cho người đến muốn thưa gì với cô, còn ngồi đợi trên phòng khách đấy!
Phượng Kiều hơi nhíu mày:
– Quái! Việc gì nhỉ! Tôi vừa ở bệnh viện mà!
Nàng nhanh nhẹn bước vào, vừa thấy bóng gia nhân đả hỏi ngay:
– Có chuyện gì đó, chú?
Gã gia nhân đứng vội lên:
– May quá! Tưởng cô ba đi lâu mới về. Bác Hai sai tôi về dặn cô nên lưu ý đề phòng, có nhiều kẻ lạ mặt lảng vảng ngoài cửa bệnnh viện lắm. Và xin cô Ba cho lệnh đối phó với chúng.
Phượng Kiều nhìn ra ngoài cửa, lẩm lầm:
– Quái! Bọn chúng vừa theo ta trên Hàng Buồm mà! Chẳng lẽ chúng về đây đông thế?
Quay phắt lại thiếu nữ buông gọn:
– Tới bảo Hai Cao lựa thế bắt ngay một hai kẻ lạ mặt cho ta xét xem. Nhớ đừng làm náo động phố xá đấy!
– Dạ.
Gia nhân cúi chào, đi ngay. Phượng Kiều lên gác, vào buồng riêng, hé cửa sổ nhìn ra đường. Gã gia nhân đi được mấy phút thì nàng thấy bên kia đường có mấy kẻ lạ mặt lảng vảng qua lại, nếu sơ ý có thể tưởng là khách bộ hành. Ngay lúc đó, chợt có một lão hành khất áo quần rách rưới chống gậy đi tới, dừng lại ngay trước cửa nhà nàng. Mấy con chó lớn từ trong xồ ra sủa, nhưng lão hành khất như nặng tai không thấy gì cứ đứng ngoài cổng kêu xin. Bà quản gia nghe tiếng chó sủa, chạy ra thấy ông già hành khất, liền vào lấy một đồng xu ra cho. Nhưng lão lắc đầu từ chối, trỏ tay vào miệng. Bà quản gia vốn thương người, vội vào lấy gạo cho. Nhưng lão vẫn lắc đầu, để tay lên miệng, ngửa cổ làm hiệu xin rượu uống. Bà quản gia phát bực, liền đặt cả gạo lẫn tiền cạnh lão, quay vào. Lão hành khất liền tiến đến sát cổng, cổng khóa, nhưng loay hoay thế nào mà lão mở ngay ra được, tập tễnh chống gậy vào thẳng trong.
Đứng trên gác, Phượng Kiều lấy làm lạ vì thái độ của lão hành khất, nhưng nàng cứ đứng xem lão ta làm gì. Vào được mấy thước, lão đứng lại lật nón, ngồi phệt xuống gốc cây, ngó vào trong. Đàn chó lại xồ ra sủa quanh. Lão vẫn thản nhiên như không thèm lưu ý tới, thò tay vào bị lấy ra một nậm rượu dốc uống. Nhưng rượu chỉ còn dính be, lão cau mày, giơ cao nậm, ú ớ gọi. Lúc đó mới thiết lão ta câm. Phượng Kiều càng sinh nghi, suy nghĩ mấy giây, đoạn bướcxuống nhà dưới, ra phòng khách, coi xem. Vừa trông rõ lão ăn mày, nàng đã chột dạ vì vẻ cổ quái khác thường trên mặt lão. Mặt sần sùi như hủi, có từng nhũ thịt nổi lên, da đen đen đỏ đỏ nham nhở, lông mày sâu róm, đặc biệt cặp mắt sáng như điện.
Tinh ý Phượng Kiều biết ngay đó chỉ là một lão ăn mày giả hiệu.
Đàn chó sủa mãi vẫn thấy lão ngồi điềm nhiên như không, một con nổi xung chồm luôn vào mặt lão cắn. Phượng Kiều đứng trong nhìn ra, chỉ kịp chớp mắt một cái, đã thấy lão ăn mày quái dị nắm cổ con chó lớn giơ lên, như giơ một con chó giấy. Con chó kêu ăng ẳng, chân vùng vẫy chới với được mấy cái, chợt mềm nhũn ra, bất động. Lão ăn mày liền đặt con chó xuống, nhìn đàn chó, cười khanh khách. Đàn chó thấy bạn nằm thẳng cẳng cả sợ, vừa lùi vừa sủa ran. Lão giơ tay vỗ nhẹ vào mình con vật mềm nhũn một cái, tự nhiên con vật ngồi ngay dậy, nhớn nhác nhìn lão, rồi cúp đuôi chạy mất. Phượng Kiều giật mình muốn toát mồ hôi, ngay lúc đó, lão từ từ ngửa mặt lên, “phù” một cái, chai rượu lập tức bay bổng lên sát cành cây, cổ chai dốc ngược xuống, vừa lúc lão ta hé miệng ra. Từ trên chai rượu một vòi rượu chảy dòng xuống miệng lão, cho tới lúc cổ chai lao dính vào hai hàm răng lão. Cứ thế mấy lần bay lên rơi xuống, lão đã nốc cạn sạch rượu. Phượng Kiều kinh ngạc trố mắt coi trò uống rượu kỳ dị, thình lình thấy lão liếc mắt nhìn vào chỗ nàng đứng, miệng “phù” một cái. Chai rượu bay vụt ào như bị một sức đẩy thật mạnh. Lão ăn mày chợt cất tiếng cười kỳ dị, rồi lấy gậy chống, tập tễnh tiến vào chỗ Phượng Kiều. Không do dự, nàng vội chĩa súng, nghiêm giọng quát:
– Đứng lại! Bước nữa ta hạ liền! Lão muốn điều chi?
Lão hành khất thấy mũi súng từ khe cửa chĩa ra, vẫn điềm nhiên lướt tới, hấp háy mắt ngó vào, bất ngờ, bật giọng:
– Con gái họ Trần đấy ư?
Vẫn chĩa súng, Phượng Kiều xẵng giọng:
– Lão là ai? Tới đây có việc gì?
– Hà hà! Mở cửa ra chứ? Sợ một lão ăn mày rách rưới sao?
Dứt lời, lão liền tập tễnh bước lên bậc thềm.
– Đứng lại! Tiến nữa chớ trách.
Mặc. Lão ăn mày quái dị cứ bước lên. Đoành... đoành... Liền hai phát đạn bắn ra trúng giữa ngực lão ăn mày kỳ dị. Lạ thay, lão vẫn tiến tới, bất thình lình vung mạnh chiếc gậy trúc nhanh như chớp, hất tung mũi súng, lão đã lách vụt vào, đứng sừng sững trước mặt Phượng Kiều. Cô gái lui lại, tay không khí giới, quắc mắt ngó con người ghê gớm. Nhưng lạ thay, lão vẫn không nhúc nhích, vừa trông thấy Phượng Kiều, lão thoáng cau mày chăm chú nhìn nàng từ đầu tới chân, mấy khắc sau, mới lẩm bẩm như nói một mình:
– Nhan sắc trên đời hiếm có... trách nào thằng Đại Sơn Vương chẳng sanh lòng quyến luyến. Khó thay bên tình bên hiếu.
Phượng Kiều nhíu mày chưa kịp nói, chợt nghe phía ngoài có nhiều tiếng chân người rầm rập, lẫn tiếng gọi nhau ồn ào, lão ăn mày giở đầu gậy gạt mở cánh cửa nhìn ra, đoạn quay ngó Phượng Kiều nói như truyền lệnh:
– Cô bé hãy sửa soạn hành trang cho mau. Đêm nay lão lại đón đó!
Dứt lời, không chờ nàng kịp nói, lão ăn mày bước ra, tay khép vụt cánh cửa lại. Phượng Kiều cúi nhặt vội khẩu súng, trông theo, đã thấy lão tập tễnh ra gần cổng trước, vừa lúc có bóng mấy người lính cảnh sát từ ngoài hấp tấp chạy vào. Thấy lão, mấy người lúm luôn lấy, chưa kịp hỏi, đã lăn quay mỗi người một góc. Trong khi lão già cứ tập tễnh chống gậy thẳng ra khỏi cổng. Phượng Kiều chạy vụt ra, đã thấy lão đứng bên kia đường, đảo mắt nhìn quanh. Mấy tên lạ mặt vẫn lảng vảng dưới bóng cây, thấy bóng Phượng Kiều trước cổng, liền nhất loạt xông cả tới. Lúc đó mấy người lính cảnh sát đã chạy ra, định cất tiếng hỏi thì nàng đã gạt về sau, nhanh giọng:
– Nằm cả xuống!
Miệng nói, chân lùi nấp sau trụ cổng, chĩa súng ra quát lớn.
– Đứng lại, không ta bọn nát óc!
Bọn lạ đã nấp sau thân cây. Bỗng có một cô gá xông tới, quát:
– Tiến cả lên!
Phượng Kiều đã nhận ra cô gái lạ chính là nữ tặc họ Cầm. Ngọn súng chĩa ra sắp lảy cò, chợt nàng chột dạ ngoảnh lại sau, thấy ngay mấy bóng lạ nhô trên mặt tường sắp ùa tới, nàng liền đóng ập cổng vào, một tay vẫy ngọn súng về phía sau, Nhưng mấy tên đã tụt vội xuống lẩn nhanh vào bóng tối. Trước sau thụ địch, Phượng Kiều vẫn không nao núng. Nàng khẽ bảo mấy tay cảnh sát:
– Các ông trấn mặt sau! Liệu thế rút vào đi! Quân gian này thạo súng lắm đó!
Giữa lúc đó, một cánh tay vung lên phía sau, và một ngọn dao phóng trúng vai một tay cảnh sát. Phượng Kiều vừa vẩy ngọn súng về phía đó, ngoái lại đã thấy bóng lạ phía trước lố nhố định xông vào, nàng liền nhả đạn tiếp.
– Nhào cả tới chân dậu!
Tiếng nữ tặc họ Cầm vừa dứt đã thấy bọn gian lăn veo veo ập tới, khuất dạng. Vút, từ ngoài, một sợi thòng lọng quăng qua dậu chụp lấy nàng. Phượng Kiều nhanh mắt né kịp, biết còn đứng sau trụ cổng sẽ nguy, liền nhào luôn tới thềm, bắn yểm trợ cho toán cảnh sát rút vào theo. Ngoài cổng, dân phố kinh sợ chạy tán loạn. Chợt nghe có mấy tiếng rú bật lên, rồi có tiếng ngườí xa xa kêu vọng lại:
– Kìa! Kìa! Chúng chạy cả rồi!
– Chà! Lão ăn mày giỏi quá! Đứa nào cũng què rồi.
Ngạc nhiên, Phượng Kiều liền bảo toán cảnh sát trấn phía sau, còn mình mở cửa chạy ra cổng. Để cảnh sát làm biên bản về xong, Phượng Kíều Kiền cùng mấy gia nhân thủ túc, tới bệnh viện. Nàng căn dặn Hai Cao lo việc canh phòng cẩn trọng xong cùng mấy tay súng trở lại biệt thự, suy nghĩ miên man về lão ăn mày quái dị, không sao đoán được manh mối. Rồ ràng lão không cùng bọn giặc Si Pan, nhưng xem tài nghệ quả là gớm ghê trên đời hiếm có tay địch thủ.
Nửa đêm trời tự nhiên đổ mưa lớn, Phượng Kiều có đặt mấy tay súng phục trong bóng tối trên cây rậm, đoạn yên trí đôi chút, liền lên phòng riêng đóng cửa nằm chờ. Thời gian khắc khoải, nặng nề quay. Nóng ruột, nàng liền lấy sách ra xem. Bên ngoài, lẫn tiếng gió rào cành, vài quả bàng rụng lộp bộp xuống nền nhựa ướt át, tiếng rao hàng buồn tênh lùi dần về nẻo xa xôi. Mi mắt cô gái khép lại từ lúc nào không biết. Bất thần, Phượng Kiều mở choàng mắt ra, quơ tay định nắm lấy khẩu súng để ở đầu giường. Vì một bóng người đã đứng bên giường tử lúc nào rồi giơ tay vội cản nàng. Chớp vội hàng mi, Phượng Kiều cả mừng nhận ra chính Nguyệt Tú. Thiếu nữ Cầu Mây mỉm cười:
– Chị ngủ mệt thế? Em đã định gọi nhưng lại thôi! Sao chưa thấy tăm hơi sơn tặc?
Phượng Kiều sửa lại mái tóc, cười hỏi:
– Chị vào bao giờ đấy? Sao người nhà không báo thức em?
– Cũng mới mấy phút thôi! Nhưng em vào ngầm, gia nhân đâu có biết. Lối ban công!
Phượng Kiều giật mình mở to mắt:
– Chết thật! Canh phòng đến thế thì nguy rồi! Chúng nấp cả trên cây, góc tường. Chị cũng vào êm được huống chi lão tặc!
Thấy mặt nàng có vẻ lo lắng, Nguyệt Tú vội hỏi:
– Lão nào? Phải thằng giặc Si Pan?
Phượng Kiều lắc đầu, kể lại mọi việc vừa qua cho Nguyệt Tú nghe, đoạn chậm rãi:
– Xem tài nghệ lão này ghê gớm khác thường. Vài tay súng thật không đủ tin cậy. Với bọn Si Pan còn chưa đáng ngại bằng lão đó.
Nguyệt Tú long lanh mắt có vẻ thích thú:
– Hay lắm! Vậy em đến chị cũng không thừa. Hiện bên ngoài em đã cho mấy viên tùy tướng phục sẵn rồi. Có gì em ở lại cả đêm với chị để xem lão ta có đủ ba đầu sáu tay không?
Đêm cũng khuya. Ngoài đường đã có tiếng rao hàng ơi ới. Nguyệt Tú cười bảo Phượng Kiều:
– Chúng không tới rồi! Sắp sáng còn gì.
Vẫn chưa yên tâm, Phượng Kiều tần ngần nhìn lên chiếc đồng hồ quả lắc lẩm bẩm:
– Quái lạ! Lão ta bản lãnh chẳng thường, lẽ nào không dám tới?
Chị mệt nên ngả lưng một chút!
Nguyệt Tú mỉm cười:
– Mấy đêm nay em đã ngủ nhiều rồi. Chị mải săn sóc cụ nhà, nên nghỉ đi. Để mình em thức là được.
Mỉệng nói, tay kéo Phượng Kiều đến bên giường, ép nằm xuống, đoạn tắt đèn sáng, chỉ để lại ngọn đèn đêm nhỏ. Phượng Kiều nằm, yên trí có bạn rồi, mấy phút sau mệt quá, thiếp ngủ lúc nào không biết. Còn mình Nguyệt Tú, cô gái Cầu Mây ngồi khuất sau ngọn đèn đêm, nhìn ra phía cửa ban công. Nguyệt Tú ngồi buồn với quyển sách xem dở, tự nhiên trên tường tiếng đồng hồ thánh thót ngân nga nhịp đỉệu “đàn chai” trong vắt rồi dõng dạc buông ba tiếng vang âm. Hơi gió lùa qua khe cửa mang theo một mùi hương kỳ dị. Cô gái ngẩng phắt lên, quắc mắt trông phía cửa. Dưới vùng ánh sáng đèn đêm xanh lơ, nàng thấy rõ một luồng trắng xóa như sương khói chảy qu khe cửa chập chờn uốn éo.
– Mê hồn hương!
Nguyệt Tú nín thở, nàng nhón gót quay lại phía cửa sổ sau, mở vội cửa kính. Vừa toan mở nốt cửa chớp, chợt nàng lại ngửi thấy mùi hương kỳ dị từ ngoài bay vào và một làn khói trắng tuôn qua khe chớp, chờn vờn. Biết nấn ná sẽ nguy, Nguyệt Tú rút phắt súng ra, tiến đến bên giường lay mạnh Phượng Kiều.
Nhưng cô gái họ Trần ú ớ mấy tiếng rồi lại nằm ngủ vùi luôn.
Còn đang lưỡng lự, đã ngửi thấy mùi hương từ phòng bên thốc sang.
Tứ chi muốn rũ liệt, Nguyệt Tú vội vận hết gân cốt, lách vụt sang căn bên, dựa lưng vào tường, nín thở, định thần trông về phía cầu thang. Đột nhiên nàng dừng phắt lại, lăn tròn mấy vòng, nhả luôn mấy phát súng. Tiếng nổ xé rách không gian. Nguyệt Tú lần tới một góc phòng, thủ thế. Cô gái đã thấy tức thở, cố chớp hàng mi. Rõ ràng có vật gì lù lù đen hơn bóng tối đang tiến lại phía nàng Không do dự, cô gái nhả luôn hai phát nữa. Trong bóng tối, chợt nổi lên mấy tiếng cười khanh khách, rồi có giọng nói vang âm:
– Con bé này gớm thật! Định chống cự lại cả ta! Ha Ha!
Ánh đèn bấm lóe lên mấy giấy rồi tắt phụt. Rồi có tiếng càu nhàu:
– Con em gái thằng Khách Giang Hồ! Hừ!
Tiếp theo, có tiếng gậy chống lốp cốp mặt sàn. Phượng Kiều choàng thức giấc, gọi khẽ:
– Chị Nguyệt Tú!
Thình lình, có tiếng nói nổi lên đâu đây, rờn rợn.
– Cô bé đã tỉnh hẳn chưa? Đi lấy hành lý theo ta mau! Gần sáng rồi!
Phượng Kiều đứng phắt lên, đưa mắt nhìn quanh gian phòng tối, lớn tiếng:
– Ngươi là ai? Phải chăng...
Giọng nói ngừng nơi cổ nàng, vì từ trong xó tối bất tận, một đốm lửa đỏ rực nổi bật lên, rồi hai đốm lửa, chớp mắt đã từ từ tiến đến trước mặt nàng, rõ ràng là đôi mắt lửa giữa bóng tối, trừng trừng nhìn nàng, tia mắt nóng bỏng như muốn đốt thịt da. Cặp mắt lửa sáng quắc tiến đến cách nàng chừng hai thước, dừng lại. Vừa sực nhớ tới phép thôi miên ghê gớm, Phượng Kiều toan nhún mình nhảy tới đánh nhầụ.. Chợt cặp mắt rực sáng hẳn lên, và có tiếng quát khẽ, vô cùng oai nghiêm như tiếng lệnh truyền:
– Con gái họ Trần! Đứng im! Sửa soạn theo ta. Thu xếp hành trang mau! Ta đợi!
Như đứa bé, Phượng Kiều ngoan ngoãn làm theo lời lão, thoáng cái, hành lý đã cầm tay. Lão gật gù có vẻ bằng lòng:
– Được lắm. Thôi, đi ra!
Miệng nói, tay ném dây súng cho nàng. Như mất hồn, Phượng Kiều theo lão xuống thang. Xuống dưới, lão dẫn nàng ra lối cổng tiền.
– Cô chủ chúng mày theo ta có việc! Hãy lên đánh thức cô gái Cầu Mây dậy.
Như cái máy, Phượng Kiều phất tay cho mấy tay súng lui ra.
Đám gia tướng ngơ ngác nhìn nhau, chưa biết xử trí ra cao. Có tiếng quát lanh lảnh từ trên lầu hắt xuống:
– Chớ để hắn dùng tà thuật đưa nữ cbủ các chú đi. Tướng lĩnh Cầu Mây đâu? Bắt lấy! Chớ để hắn thoát!
Nguyệt Tú đã kịp trấn tĩnh tinh thần, đu mình xuống sân nhặt súng cùng thủ hạ chia nhau chạy vòng các ngả bổ vây. Ngay lúc đó, từ nẻo ga Hàng Cỏ, một chiếc xe hơi mui trần lao vụt tới. Đang chạy giữa đường, bất ngờ chiếc xe xẹt ngay sát vỉa hè, rồi dừng lại, trong nháy mắt Phượng Kiều đã bị đẩy vào trong xe, trước những cặp mắt kinh dị của Nguyệt Tú cùng hai hàng gia tướng. Chiếc xe cứ thế, xả lốc lực vọt nhanh. Trông theo, còn thấy lão tặc đặt Phượng Kiều ngồi giữa, đầu gậy chĩa thẳng lên trời, chớp mắt đã ngoắt đi, mất dạng.
Nguyệt Tú cùng đám gia tướng chỉ còn biết giậm chân tức giận ngó theo. Giữa lúc đó, Hai Cao cùng hai gia tướng phóng xe từ bệnh viện Đặng Vũ Lạc về, thấy mọi người còn đang ngơ ngác đứng bên hè, Hai Cao toan cất tiếng hỏi, thì Nguyệt Tú đã nhanh giọng:
– Tên già quái dị vừa bắt Phượng Kiều cô nương đi rồi! Đuổi theo mau!
Không chậm trễ, Hai Cao vòng xe đuổi theo ngay, sau khi đỡ Nguyệt Tú lên xe. Xe chạy được một quãng tới khúc quẹo, Nguyệt Tú liền leo sang cầm lái, xả hết tốc lực rút ngắn đoạn đường. Chiếc xe, chính xe riêng của Phượng Kiều mới mua thuộc loại tốt, chạy rất nhanh. Khỏi Gia Lâm, gặp một chiếc xe hàng ngược lại, hỏi thăm, biết rõ có xe mui trần vừa chạy qua, Nguyệt Tú liền bắt luôn vào đường số năm phóng miết. Quả nhiên, chỉ lát sau, đã thấy bóng chiếc xe mui trần đang chạy bon bon phía trước.
Nguyệt Tú vừa cho xe tới gần đầu cầu bên này, vội thắng két xe lại, vì xe trước thình lình dừng phắt ngay đầu cầu bên kia. Một bóng người từ trong xe khoan thai bước xuống tiến lại dừng giữa đầu cầu, hai tay hai súng chĩa thẳng vào Nguyệt Tú.
– Phượng Kiều!
– Cô Ba!
Cả bọn đang ngạc nhiên đã nghe tiếng lão tặc ồ ồ hắt lại:
– Biết điều lui mau! Ta cho mười giây suy nghĩ đó! Nếu không, ta truvền Phượng Kiều bắn ngay!
Nguyệt Tú vẫn không rời tay lái. Cô gái đưa mắt cho Hai Cao, lúc đó cùng mấy gia tướng đã phục xuống sàn xe.
– Rút súng ra! Chỉ cần Hai Cao cùng một chú bên Cầu Mây, thạo súng nhất. Hãy mở cửa, ra nấp bên sườn bắn cặp vỏ sau của chúng.
Để tôi liệu tước súng Phượng Kiều!
Hai người vừa hé cửa, chưa kịp lách ra, đã nghe tiếng lão tặc:
truyền lệnh:
– Hết mười giây!
Lệnh quái ác vừa truyền, Phượng kiều vẫy luôn hai tay súng. Hai viên đạn xuyên trúng cửa xe, Nguyệt Tú còn đang lựa thế nghiêng bắn tung súng cô bạn gái cho khỏi phạm người, thì Phượng Kiều đã chĩa luôn mũi súng vào Nguyệt Tú. Nguyệt Tú còn đang lúng túng thì xe trước rồ máy vọt đi, bỏ lại sau một chuỗi cười khanh khách.
Nguyệt Tú cả giận vẩy luôn ngọn súng lên, nhưng đã muộn, xe trước đã lao đi như một mũi tên. Nàng liền mở máy đuổi theo, nhưng chạy được mấy thước mới rõ hai bánh trước xe mình đã xì hơi, bẹp dí.
Bỏ được xe Nguyệt Tú, “bọn ăn mày” truyền người tuổi trẻ lái xe thẳng đường ra Đồ Sơn. Phượng Kiều mệt quá, dựa lưng vào nệm xe ngủ lúc nào không biết. Tỉnh dậy, nghe tiếng sóng vỗ triền miên, Phượng Kiều tung mình ngồi lên, ngơ ngác như vừa trải qua cơn mộng ảo lạ lùng. Nàng chỉ còn lờ mờ nhớ lại việc vừa qua, cau mày tập trung ý nghĩ nhưng không thế nào kiểm điểm được rõ rệt hành động mình từ lúc thấy cặp mắt lửa xuất hiện bên giường, cả lúc lên xe ngồi giữa lão ăn mày quái dị và người tuổi trẻ cầm tay lái. Biết chắc mình đã bị sức thôi miên ghê gớm chi phối, Phượng Kiều cau mày đập mạnh tay vào trán. Nghĩ mấy giây, Phượng Kiều bước đến bên cửa ra vào. Cửa đóng chặt phía ngoài. Nàng đưa mắt quan sát kỹ lưỡng, đoạn áp tai vào vách nghe ngóng. Không một tiếng động ngoài tiếng sóng gầm gió lộng.
Sấm chớp liên hồi, rồi mưa đêm đổ xuống như thác. Nhờ ánh chớp, Phượng Kiều nhận được khá tường tận địa hình địa vật, sờ chấn song thấy bằng tre, cả mừng líền vận gân bẻ gãy luôn. Phượng Kiều yên tâm, lượng chiều không cao mấy, liền lách mình qua khung cửa, đu xuống như con sóc. Chân vừa chạm mặt cát, nàng đã theo đà lăn tròn đi mấy vòng, nằm áp tai nghe ngóng, chỉ thấy tiếng thủy triều cuốn ầm ầm, nàng toan chống tay ngồi dậy, chợt giật nẩy mình chớp mắt luôn mấy cái. Không hiểu sao, nàng có cảm giác như vừa chạm phải điện, lăn luôn mấy vòng nữa và đứng phắt ên. Nhưng một bàn tay đã đặt lên bờ vai nàng, và một giọng nói rợn trầm nổi lên:
– Sao không nằm yên trong giường lại ra ngoài mưa gió? Định trốn đâu cho thoát tay ta?
Nhận ra tiếng lão hành khất, Phượng Kiều liền mím chặt môi, thoi luôn một quyền vào bụng lão địch thủ và bị lão thót bụng kẹp dính lấy nắm tay như nam châm hút sắt.
– Sao dám kháng lệnh ta?
Tiếng nói vừa buông, Phượng Kiều thấy một chiếc khăn lông đã trùm khắp thân mình, cất bổng lên, như bị kẹp chặt giữa gọng kìm thép. Chừng năm phút sau, có tiếng hỏi xẵng:
– Sao? Chúng đã tới chưa?
Có tiếng người trẻ đáp lại có vẻ kính cẩn.
– Bẩm sư phụ, chưa thấy báo hiệu ngoài khơi! Có lẽ mưa to gió lớn nên chậm chăng? Bẩm, thế còn cô gái đó?
– Cô nàng nhảy cửa sổ định trốn! Đây! Mi đưa cô nàng vào thay y phục còn ra khơi cho kịp.
– Dạ.
Nằm trong chăn, Phượng Kiều thấy thân hình bi tung bổng lên, rồi có cánh tay khác đỡ lấy, vác đi. Giây lát thấy chân chạm đất rồi chăn được kéo ra, Phượng Kiều thấy mình đứng trong một căn nhà chài lụp sụp trước một chàng tuổi trẻ, bảnh trai, thân hình rất tầm thước. Phượng Kiều cau mày, cười lạt hỏi:
– Các người vô cớ lừa bắt ta, đưa ra vùng Đồ Sơn này làm chi?
Phải chăng...?
Nàng ngừng lại, khoé hạnh long lanh, nhưng người tuổi trẻ vẫn tươi cười như không, từ tốn:
– Tiếc thay không thể cho cô nương biết được. Nhưng dầu sao cô nương hãy chịu khó thay y phục đi rồi sẽ liệu. Hành lý cô nương chúng tôi đã mạn phép mang theo, để đầu giường đó!
Dứt lời không chờ nàng lên tiếng, người tuổi trẻ nghiêng mình chào, lui ra, chép cửa lại. Phượng Kiều đứng trông theo, đoạn quay gót về phía giường, quả nhiên, thấy chiếc “xắc” quen thuộc của mình nằm đó từ lúc nào rồi. Tần ngần giở ra, thấy đủ các thứ cần thiết lặt vặt trong đó, cả phấn sáp, lược, gương... Chẳng khác chính tay nàng chọn để vào.
Mưa ướt đầm mình, thấm lạnh, nàng đưa mắt ngó quanh, liền kiếm chỗ khuất thay xiêm y. Vừa xong, chợt có tiếng gõ cửa:
– Cô nương... đã sẵn sàng chưa?
– Cứ vào!
Nàng vừa xẵng giọng nói vọng ra, đã thấy chàng tuổi trẻ đẩy cửa vào.
– Hải thuyền đã tới đón. Cô nương nên thay y phục đi đường cho tiện.
Miệng nói, chân hắn bước nhanh ra đường luôn. Nàng vừa lách ra hiên, đã thấy bóng người rảo bước tới. Nhanh như cắt, Phượng Kiều hoành thân, đánh luôn ra một đường quyền tuyệt hiểm. Nhưng bóng người đã hụp mình tránh thoát, vung quyền đánh trả. Trời tối, Phượng Kiều chỉ thấy hình người đen di động trước mặt, nàng cố định thần, vừa đánh vừa quan sát địa thế, kiếm lối thoát. Chợt có tiếng quát truyền lệnh:
– Dừng tay! Sư phụ tới.
Bóng đen nghe tiếng thoảng, vụt nhảy ra xa. Một ánh đèn chớp loé lên, Phượng Kiều nhìn rõ chàng thanh niên cầm đèn bão từ phía cuối hiên đi đến. Cách nàng chừng hai thước, hai người dừng lại.
Phượng Kiều còn đang ngạc nhiên không thấy lão hành khất đâu.
Thình lình, một chiếc khăn rộng từ phía sau lưng đã quấn chặt lấy thân hình, khiến nàng không kịp trở tay.
Tỉnh dậy, Phượng Kiều thấy mình nằm trong căn buồng khá rộng, trên chiếc hải thuyền bồng bềnh giữa đại dương. Nhảy xuống sàn, nàng chạy đến bên cửa sổ, giật then ngang, nhìn ra. Biển cả mịt mùng, gió thổi lộng vù, mưa bay đầy vào khung cửa sổ. Cô gái đứng nhìn ra đêm tối bão bùng, mặc cho mưa bay ướt mặt. Lát sau, nàng mới quay vào, quan sát khắp phòng.
Trên giá có đủ sách vở bút mực, chiếc “xắc” của nàng đã đặt cạnh đó, ngay gần cửa ra vào khóa trái, có để sẵn mâm cơm. Tò mò mở nắp đậy, thấy có rất nhiều món ăn tuy đã nguội, nhưng khá sang.
Bụng đói nhưng nàng nhất định không ăn. Lên giường nằm nghĩ miên man, không sao hiểu được hành tung thái độ thầy trò lão hành khất. Còn đang suy nghĩ chợt có tiếng mở khóa ngoài lách cách.
Phượng Kiều vớ luôn bình nước lăm lăm cầm tay, rón rén đến nấp bên cửa. Chỉ mấy giây, cánh cửa hé mở, một bóng người lách vụt vào.
Nhanh thư chày máy, Phượng Kiều giáng luôn bình nước uống đầu kẻ lạ. Xoảng. Bình nước vỡ tung toé. Bóng lạ khoan thai lột chiếc mũ sắt đội đầu:
– Đoán có sai đâu! Thế nào cũng bị giáng xuống đầu mà! Sư phụ nói đúng, cô nương quả bướng bỉnh hơn người.
Phượng Kiều vừa ngượng vừa giận vì đánh lầm phải mũ sắt, liền trừng mắt hỏi:
– Ngươi muốn gì?
Thấy cô gái vẫn hùng hổ chủ định tấn công, chàng tuổi trẻ đưa mắt nhìn mâm cơm nghiêm mặt bảo:
– Hành trình còn dài, cô phải ăn uống cho khỏe sức mới được, nếu không, cô sẽ chết lả vì đói, rồi làm mồi cho cá theo tục đi thuyền trên biển cả. Và nếu được tin đó Đại Sơn Vương Thần Xạ chắc cũng khóc vài hôm rồi vác súng đi tìm thân phụ cô. Tôi khuyên cô ăn uống cho điều hòa.
Chàng trai nói một tràng dài khiến Phượng Kiều đang bực bội cũng cảm thấy không khí đỡ căng thẳng:
– Nhưng... tại sao các ngươi lại hành động như phường gian tặc?
Người trai lạ thoáng cau mày lắc đầu mấy cái, rồi lặng lẽ bước trở ra luôn. Phượng Kiều thấy cửa chỉ khép hờ, lẳng lặng lách ra ngoài, mới hay gian buồng mình ở phía cuối thuyền, có một lối đi hun hút, hai bên còn nhiều buồng nữa. Trên trần đều có treo đèn bão lắc lư theo nhịp thuyền vượt sóng. Thấy không có người, nàng liền cứ thẳng phía trước, đi vừa được mươi thước đã thấy người trẻ tuổi từ đâu hiện ra, ngạc nhiên hỏi.
– Kìa! Khuya lắm rồi, cô vẫn chưa đi nghỉ, sao lại ra đây?
Phượng Kiều thầm nghĩ nếu cứ gây sự với hắn, sẽ khó tìm hiểu được hành tung lão hành khất lạ lùng, liền làm mặt tươi cười bảo:
– Không ngủ được, thấy cửa không khoá trái, tính ra hóng gió!
Có gì phiền phức cho các... ông không?
Người trai trẻ ngẫm nghĩ mấy giây, đoạn nhìn quanh hỏi nàng:
– Giờ này sư phụ tôi còn nghỉ. Tôi có thể để cô nương đi thăm một vài nơi, nhưng cô có thể lấy danh dự cam đoan sẽ không làm chi để sư phụ khiển trách tôi?
Phượng Kiều nghĩ ngợi giây lát, đoạn gật đầu, rồi nói gọn:
– Được! Tôi chỉ cần đi lại một chút cho đỡ tù túng chân thôi!
Chàng trai tươi hẳn mặt lên:
– Vậy cô nương cứ tự tiện dạo quanh, tôi xin làm hướng đạo.
– Và đồng thời canh chừng xem tôi có làm điều gì bất lợi không?
Phượng Kiều nối lời, miệng nhếch cười như đùa mỉa. Chàng tuổi trẻ tảng lờ như không nghe thấy tiếng. Cả hai lên boong. Gió thổi lộng, Phượng Kiều toan bước đi, chợt chàng trai vội bảo:
– Mưa to gió lớn cẩn thận không gió thổi bay xuống biển đó!
Nói đoạn, chàng ta đưa Phượng Kiều ngược về cuối thuyền, trên có mui che kỹ. Tới khoang lái, chàng ta dừng lại.
– Đứng đây tốt hơn! cô có thể xem suốt một vùng biển động.
Nhưng phải vịn cho chắc, không nguy hiểm đó!
Phượng Kiều ngó vào khoang, thấy mấy người đàn ông vạm vỡ đang điều khiển hải thuyền, người nào vẻ mặt cũng lầm lì, sạm nắng gió cả. Nhờ ánh sáng đèn bão, nàng thấy chiếc hải thuyền khá lớn, chạy ba buồm, nửa giống tàu ô, nửa lại giống các chiến thuyền cổ xưa.
Dưới biển, sóng vẫn cuồn cuộn, đưa hải thuyền nhô lên lao xuống, mấy cánh buồm no gió căng phồng đẩy thuyền chạy như bay trên mặt biển động. Đứng ngoài chóng mặt, nàng liền vào khoang lái, bắt chuyện với đám lái thuyền, nhưng hỏi liền mấy thứ tiếng, cả bọn chỉ nhe răng cười ngây ngô như không hiểu gì cả.
Phượng Kiều tỉnh dậy, giữa lúc ánh nắng đã chiếu tia sáng qua khe cửa sổ. Vừa rửa mặt xong đã nghe tiếng gõ cửa, rồi một cô gái nhỏ, tuổi trạc mười lăm bưng khay đồ ăn bước vào. Phượng Kiều ngạc nhiên, chưa kịp cất tiếng hỏi, thì cô gái đã đặt khay thức ăn, lui ra ngay. Đã định không ăn nhưng nghĩ muốn lựa thế thoát than, lúc nào cũng cần cho khỏe khoắn mới được nàng liền tặc lưỡi, đổi chiến thuật. Lát sau, đã thấy chàng tuổi trẻ hôm trước tới. Thấy khay thức ăn đã với, chàng ta tươi nét mặt ra vẻ bằng lòng:
– Hay lắm! Cô nương đã tiến bộ hơn nhiều. Có thế mới chịu đựng nổi sóng gió đại dương chứ. Tôi là Vũ Sinh, cô nương cũng nên biết để tiện gọi. Sao? cô nương có thấy trong người khó chịu vì say sóng không?
Phượng Kiều lắc đầu:
– Không sao! Nhưng tù túng chân tay khó chịu lắm. Ngồi mãi một nơi đâu chịu nổi. Tôi quen hoạt động hàng ngày rnà!
Chàng tuổi trẻ vừa định nói gì, chợt một gã đàn ông vạm vỡ tới nói giọng lơ lớ:
– Mời ông tới, lão sư truyền gọi!
Chàng trai vẫy tay cho người thuộc hạ đi trước, đoạn cườI bảo Phượng Kiều:
– Tôi có việc phải lên boong, nếu cô muốn dạo chơi cho khuây khỏa, thì.. dưới sàn có một lối thông bí mật đó! Nhưng cô nương chớ làm rộn, nếu có gặp sư phụ tôi, thì cứ làm như chính cô nương đã khám phá ra lối đó!
Nói xong, chàng ta đi thẳng và khóa trái cửa lại, Phượng Kiều nhìn theo gã rồi theo lối bí mật lần ra cầu thang cách mặt sàn chừng một thước, cứ lần từng bước một xuống. Độ mười bậc, sờ không thấy nữa, biết đã hết thang, nàng cứ thẳng nẻo trước, lần đi, được vài chục thước, đã thấy ánh sáng lờ mờ từ đâu hắt tới, và lối đi cứ lên cao dần, đi chút nữa đã tới tầng trên.
Buổi sớm ngoài đại dương sáng chói. Gió thổi hiu. Hải thuyền lướt êm trên mặt nước như mũi tên lao. Phượng Kiều vừa đi vừa để ý quan sát chiếc hải thuyền kỹ lưỡng, lấy làm ngạc nhiên vì nó không giống những chiếc thuyền đi biển nàng thường thấy. Thẳng ra mũi thuyền, nàng đã trông rõ một đám thuỷ thủ đang tập bắn. Mục tiêu nhỏ như ngón tay treo phía mũi thuyền, thủy thủ đang thay phiên nhau bắn, tên nào cũng nã trúng mục tiêu liền ba phát.
Chợt có tiếng nói lớn.
– Sang mục tiêu di động! Để ta bắn cho coi!
Lời vừa dứt, đã thấy thủy thủ mang ra một hình ngườí gỗ cưỡi ngựa, buộc dính liền vào một bánh xe đầu thuyền. Một gã quay nhẹ bánh xe. Hình người gỗ nhấp nhô, quay lộn theo đà tay giật.
– Đứng lui cả ra! Và nhìn cho kỹ!
Tiếng người truyền lệnh vừa ra, đám thủy thủ lập tức giãn xa, lúc đó Phượng Kiều mới trông rõ kế tay phải, có mấy chàng thanh niên, hai ba thiếu nữ ăn mặc lạ mắt, ngồi sau lão hành khất quái dị.
Hô xong, chàng ta từ từ tiến ra, trỏ vào một nấc thang cột buồm, dõng dạc:
– Lần này bắn mục tiêu di động! Ta sẽ vừa nhào lộn vừa bắn!
Nên nhớ kỹ, khi thân hình lộn xuống, tay theo đà vẩy súng luôn, thân tới sẵn, vai đã đỡ lộn rồi!
Chàng trai cất mình vọt lên đứng co chân như một con đại bàng sắp bay. Mọi người vừa kịp trông rõ hình dáng chàng trai trên thang buồm, đã thấy chàng ta lao vụt đầu xuống, miệng quát:
– Ta tước khẩu súng tay trái mộc nhân!
Ngay lúc đó, hình nhân mộc đã được hãm lại, mọi người mở to mắt vì khẩu súng trong tay trái người gỗ đã rụng xuống sàn, gã thuỷ thủ chạy ra nhặt coi qua rồi ném ngay cho đồng bọn.
Thình lình, từ trên đài viễn vọng có tiếng tù và rúc liên hồi. Vũ Sinh lập tức giơ tay làm hiệu cho thuộc hạ, đoạn rẽ đám đông, leo thoăn thoắt lên đài viễn vọng. Thoáng cái đã thấy chàng ta lộn xuống, tiến đến trước lão hành khất:
– Bẩm sư phụ, có hai chiếc tàu ô phía trước, thẳng hướng hải thuyền ta. Sư phụ cho lệnh.
Lão hành khất đỡ lấy ống nhòm, tiến ra phía mũi thuyền, quan sát giây lát, đoạn quay về phía thuộc hạ:
– HÌnh như tàu ô bị bạt phong đêm qua! Rất có thể là tàu giặc khách từ nẻo Bắc Hải qua! Tất cả ai về chỗ đó, sửa soạn ứng chiến bất ngờ! Vũ Sinh, ra lệnh chạy thẳng về chỗ đó!
– Dạ.
Đám đông thuỷ thủ nhanh nhẹn phân tán, thoáng cái, giữa thuyền chỉ còn lại lão hành khất cùng mấy môn đồ thủ túc và Phượng Kiều. Cô gái chưa kịp lẩn tránh, lão hành khất đã trông thấy, nghiêm mặt hỏi:
– Đứa nào cho con bé ra đây?
– Không ai đưa cả! Chính tôi đã tìm thấy lối thông ngầm ra ngoài hóng gió! Tôi muốn đứng ngoài này xem cảnh đấu chiến với tàu ô và xin hứa sẽ không làm chi cản trở bọn ông đâu!
Lão ta dịu nét mặt, lẳng lặng vẫy bọn môn đồ ra đầu thuyền.
Phượng Kiều cả mừng liền đứng vịn cột trông về phía trước. Chiếc hải thuyền vẫn vùn vụt chạy như tên. Chỉ trong giây lát đã thấy hai chiếc tàu ô phía trước hiện rõ dưới ánh nắng ban mai, và đang rẽ nước lướt thẳng tới phía trước chiếc hải thuyền, Vũ Sinh chiếu ống nhòm xem, đoạn quay sang, hơi nhanh giọng:
– Hiệu kỳ hải tặc!
Lão hành khất gật đầu, điềm nhiên:
– Sẵn sàng nghênh chiến. Vũ Sinh! Mi khá lên viễn vọng đài chỉ huy.
Nhanh nhẹn, chàng tuổi trẻ băng mình vụt đi, thoăn thoắt leo lên đài cao. Chiếc hải thuyền rẽ về bên phải. Đứng dưới, lão hành khất truyền lệnh:
– Quân giữ cờ đâu! Ra hiệu cho tàu trước coi!
Cờ phất lên, nhưng bên kia vẫn không thấy dấu hiệu khác. Trên cột buồm tàu ô, chiếc cờ đầu lâu, ống xương chéo của hải tặc vẫn bay phần phật trước gió đại dương. Thình lình, chiếc tàu đó rẽ luôn về phía trái, như muốn bọc gió chạy thêm nhanh. Phía sau, chiếc tàu thứ hai cũng lướt lên, rẽ theo vun vút, thoáng cái đã tới gần chiếc trước. Rồi tiếng súng nổi lên, rộn rã, liên hồi. Đạn lửa bay vèo giữa không trung. Hai chiếc tàu đều bốc khói, chỉ mấy phút sau đã thấy cánh buồm tàu trước bốc lửa đỏ rực... Và chiếc hải thuyền bọc gió lộn chạy về hướng cặp tàu lạ. Chỉ lát sau, chiếc hải thuyền đã bắt kịp, cách độ nửa hải lý liền chạy theo hình cung, cứ thế cặp ngang cặp tàu trước, vượt lên.
– Kéo hiệu kỳ mau!
Đám thủy thủ dạ ran, chỉ trong nháy mắt, Phượng Kiều đã thấy hiệu kỳ bay phất phới trên đỉnh cột buồm chính giữa. Nền cờ đỏ chót gợn sóng, chú ý nhìn thấy có thêu một hình quần sơn trông như phủ tuyết, trên ngọn núi có hình một con đại bàng xòe cánh, mắt đỏ tía, miệng ngậm một chiếc vòng vàng.
Phượng Kiều đã từng được biết nhiều hiệu cờ của các tay giang hồ hải khấu, nhưng chưa hề nghe ai nói tới hiệu kỳ này, còn đang ngạc nhiên, đã thấy chiếc hải thuyền chạy ngang tới cặp tàu ô trọc và có tiếng thủy thủ đồng reo lớn.
– Tàu giặc khách hết đạn rồi!
Rồi tiếng lão hành khất truyền lệnh:
– Cứ cho thuyền vượt lên! Ra hiệu “Không lên đấu sẽ bị tấn công”. Quay hàng đại pháo vào chiếc tàu sau.
Lúc đó chiếc hải thuyền đã tới vừa tầm súng tàu sau. Hiệu vừa lên đã thấy trên ngọn cột buồm tàu đó, lá cờ vụt tung bay trước gió.
Lão hành khất cau mày đưa viễn kính lên quan sát, thấy tàu sau cũng vẫn vừa bắn vừa áp lên gần tàu trước và hiệu kỳ tàu trước đã cháy ra tro cùng một thân buồm lớn nên sức chạy yếu hẳn đi. Phượng Kiều chú y quan sát mãi vẫn chưa nhìn rõ dấu hiệu cây cờ xanh nước biển, chỉ thấy loáng thoáng những nét đỏ khắc như Hán tự. Chợt nàng định thần trông thấy dưới biển, có rất nhiều đốm đen di động, nhìn kỹ mới hay tàu sau đang thả xuồng tiến đánh tàu trước.
Đằng kia đoàn xuồng đã lướt tới bên tàu hải tặc. Đứng xa, Phượng Kiều thấy lố nhố nhiều bóng người vừa bắn vừa áp xuống sát sườn tàu, quẳng dây lèo lên nhanh như cắt. Tiếng súng dội hẳn lên rồi ngừng bặt. Trên cột buồm tàu giặc, mảnh cờ trắng đã bay phất phơ.
Thủy thủ trên hải thuyền nhất loạt reo lên:
– Giặc khách hàng rồi!
Vũ Sinh đứng trên ca nô phất cây cờ hiệu, chỉ huy đoàn ca nô, dàn hàng, chĩa súng cả lên rồi khoa tay lên miệng hô lớn:
– Ta muốn gặp thuyền trưởng!
Lương lự mấy khắc, gã vạm vỡ quay phắt tay cho một chiếc xuồng lui về phía mạn tàu, báo cho chủ soái. Vũ Sinh đứng đợi không lâu, đã thấy một người đàn ông đứng tuổi, mặt mày dữ tợn, mắt diều hâu, râu quai nón, đầu chít khăn chữ nhân, quần áo chẽn, bước ra, bên cạnh có mấy người cao lớn.
Vừa trông thấy rõ mặt người đàn ông râu xồm, Vũ Sinh đã ngờ ngợ, vội làm mặt nghiêm trang hỏi:
– Sếnh sáng là thuyền trưởng?
Người đàn ông nheo mắt nhìn Vũ Sinh, đoạn nhếch mép cười nhạt, trỏ tay lên nóc cột buồm:
– Không nhận được hiệu kỳ của Hải Sơn Vương, chắc các người ở phương xa nào chăng?
Vũ Sinh bật lên:
– Hải Sơn Vương Đa Sát miền Bắc Hải?
Biết rõ đích Voòng Lầu rồi, Vũ Sinh liền cất tiếng cười ngất toan quay về, chợt thấy một viên đầu mục của Voòng tiến đến trước chủ tướng, trỏ tay về nẻo tàu giặc trước, nói những gì không rõ. Chỉ thấy Voòng Lầu vùng đảo mắt nhìn bọn Vũ Sinh, có vẻ nghi ngờ, miệng nói lớn:
– À thì ra chính bọn chuyên bắt cóc đàn bà con gái Việt bán ra nước ngoài. Đưa cả đám đàn bà sang để ta chở họ về bản quán! Và hãy đốt tàu ô ném bọn đó vào đống lửa cho ta!
Đám thủ hạ Voòng Lầu dạ ran, quay đi, thoáng cái đã đáp tàu ô lại sát mạn tàu hải tặc, dẫn những người đàn bà con gái sang. Vũ Sinh nảy óc tò mò, quay bảo thuộc hạ:
– Hay lắm! Tình cờ gặp cánh tay mặt của Đại Sơn Vương, ta muốn biết hắn vượt biển làm gì. Các người hay đậu xuống đấy, để ta lên tàu hắn, tiện thể xem tài hắn thế nào dám xưng vương biển Bắc, không thèm đáp hiệu lão sư phụ ta!
Đoạn chàng phất tay ra hiệu cho thuộc hạ tiến ca nô lên.
– Dừng lại không ta bắn nát xuồng!
Viên đầu mục chỉ huy đoàn xuồng chĩa súng vào ca nô quát lớn như sấm, nhưng chàng trai họ Vũ vẫn điềm nhiên như không nghe tiếng, cứ đứng trên mũi ca nô lao thẳng vào giữa đoàn thuyền. Mấy chục tay súng của Voòng nhả đạn. Như chiếc pháo thăng thiên, chàng tuổi trẻ thình lình cất mình vọt lên cao tránh loạt đạn ác liệt, thân hình còn lơ lửng trên mũi ca nô, hai tay súng đã vẫy tứ tung, tới khi chân chạm sàn, chàng đã lăn tròn đi mấy vòng vừa tránh đạn, vừa bắn lên nhanh như chớp. Nháy mắt đã có năm, sáu khẩu súng rời khỏi tay đám thủ hạ Voòng.
– Hảo lớ!
Đám thủ hạ khác toan chĩa súng bắn tiếp thì Voòng đã bật lời khen, xua tay quát lớn:
– Ngừng bắn cả! Gã kia muốn gì?
Vũ Sinh đã đứng thẳng lên mui. Đám thủ hạ Voòng cắm súng vào bao, nhất tề áp xuồng lại. Mặc, ca nô vẫn rẽ sóng vượt lên, lao vào giữa đoàn xuồng. Mọi người đinh ninh thế nào canô cũng đâm vào nhau tan tành, nhưng ngay khi mũi ca nô cách xuồng hơn thước, bất ngờ rẽ ngang, và chàng tuổi trẻ đã cất mình nhảy vọt sang chiếc xuồng gần, đạp mạnh chân vào mạn, tên đứng đầu chiếc xuồng gần nhất còn đang lảo đảo theo nhịp xuồng chòng chành, đã bị chàng ta lê chân gạt lăn lòm xuống biển. Rồi không chậm một giây, chàng ta lại cất mình vọt sang xuồng khác, đạp mạnh mạn xuồng, gạt mười mấy người xuống biển, rồi lại cất mình vọt lên mũi ca nô cất tiếng cười ròn tan. Voòng Lầu cùng mấy người dáng thủ lãnh vẫn đứng im xem Vũ Sinh tung hoành. Bất giác Vòng giơ tay vuốt làm râu quai nón, cười khan:
– Chà! Gã này bản lĩnh không thường! Tiếp hắn mấy đường quyền chắc không uổng sức!
Miệng nói, tay phất mạnh bên sườn một cái, Đa Sát Hải Sơn Vương nhún mình nhảy vụt xuống nóc ca nô, thân hình cao lớn buông nhẹ như chiếc lá rơi. Nhưng, ngay lúc Voòng nhảy xuống, Vũ Sinh đã cất mình nhảy vọt lên tàu, cất tiếng cười khanh khách. Vòng Lầu cũng tung mình nhảy lên, cứ thế chao lên, chao xuống đến mấy lần, khiến mọi người đứng cùng Voòng nổi giận mắng lớn:
– Gã kia! Tài phi thân bất quá hơn loài đạo chích phi thiềm tẩu bích, sao mải múa may? Coi đây! Ta bắt cho coi!
Dứt lời, người đó toan nhảy thốc tới, nhưng Voòng Lầu đã xua tay:
– Bất tất phải động thủ! Để Voòng này trị hắn đủ rồi!
Nói đoạn, Hải Sơn Vương chậm chạp tiến lại trước Vũ Sinh. Lần này, chàng trai không chạy nữa, cũng đứng yên, chờ Voòng. Hai con mãnh hổ xông vào nhau, quyền cước, tung ra vùn vụt. Chưa đầy một hiệp, thình lình Voòng Lầu nhảy lui lại, đăm đăm nhìn Vũ Sinh. Vũ Sinh chột dạ vì cái nhìn soi mói của tay thủ túc Đại Sơn Vương, liền đảo mắt quan sát địa thế, băng mình về phía cuối tàu, luồn ngay xuống phía dưới. Voòng Lầu lập tức đuổi theo quát lớn:
– Gã kia sao dám tự tiện xông xáo khắp tàu ta! Khôn hồn đứng lại!
Không chậm trễ Vũ Sinh nhảy vào khoang tàu tối mờ. Giữa có một lối đi tun hút, hai bên chồng chất toàn những rương lớn sơn đen xám, ngoài có tấm biển “nguy hiểm chết người” bằng chữ Hán. Ngoái lại sau đã thấy Voòng Lầu cùng mấy gã đồng bọn chạy tới, chĩa súng cả vào.
– Đứng lại!
Nghe tiếng quát, chàng trai họ Vũ cất tiếng cười khanh khách:
– Chính các sếnh sáng phải đứng im ngoài đó! Bước thêm bước nữa, ta sẽ cho tàu nổ tung!
Nói xong, chàng ta ung dung nhấc chiếc đèn bão treo trên trần, soi qua mặt rương gật gù lẩm bẩm:
– À ra thế! Súng đạn tải ngầm vào cho Đại Sơn Vương! Chà!
Hồng Lĩnh định về cố quốc dọc ngang lâu dài chắc! Sư phụ mình đoán quả không sai.
Chàng ta treo đèn vào chỗ cũ, và băng mình theo lối đi giữa khoang trên, một khung cửa hiện ra, tràn đầy ánh nắng. Vũ Sinh nhảy vọt lên khung cửa, đu tung mình lên lao luôn tới cánh cột buồm giữa, thoăn thoắt leo lên. Hàng chục mũi súng lập tức chĩa lên toan nhả đạn, nhưng Voòng Lầu đã giơ tay làrn hiệu.
– Để xem hắn còn giở trò gì!
Lời Voòng vừa buông ra, thì Vũ Sinh đã lên tới ngọn cột buồm cao vút.
– Hải Sơn Vương! Xin giã từ, hẹn có ngày tái ngộ, a Voòng!
Voòng Lầu cùng đồng bọn còn đang ngạc nhiên chưa rõ chàng ta đi lối nào thì chàng trai trẻ đã vụt quài tay lên trên đầu, giật phăng lá cờ hiệu đang bay phấp phới. Voòng Lầu giật nảy mình, máu giận bốc lên không kìm nổi nữa, liền đánh tay xuống sườn, vẩy phăng ngọn súng lên. Đoàng! Phát đạn thần xạ của Hải Sơn Vương vừa nổ, đã thấy Vũ Sinh ngậm lá cờ hiệu tung mình đi xa mấy thước, bám lơ lửng vào chiếc thang dây cột buồm gần đấy, cất tiếng cười khanh khách. Ngọn súng Vòng Lầu vừa quay sang, chàng ta đã đu mình sang cột buồm khác và bất ngờ, tung vọt đi như mũi tên lao. Và như đã có hiệu sẵn, đoàn xuồng máy cũng lập tức quay mũi rẽ sóng chạy như bay về phía hải thuyền.
Hải Sơn Vương đứng sững ngó theo. Mười giây sau Voòng mới quay lại.
– Chuyển mọi thứ sang, đốt tàu giặc và quay mũi cho mau! Ta sang “đáp lễ” bọn trên thuyền!
Xa xa, đoàn xuồng máy đang chạy chợt một chiếc hãm tốc thình lình, rồi từ dưới biển, một bóng người đu mình lên giữa tiếng hoan hô vang dậy của đoàn thủy thủ.
– Ta sai mi đi thám thính, sao dám khoe khoang làm lộng, giật cả hiệu kỳ của tàu người? Mi đã biết cờ hiệu của tay chân thằng Đại Sơn Vương, sao còn muốn khích cho nó tới đây để con gái họ Trần nó biết? Mau ra lệnh về Nam!
Chàng trai cúi đầu vâng lệnh sư phụ, chạy ra truyền cho hải thuyền đi ngay. Nhưng mấy cánh buồm lớn vừa căng phồng, hải thuyền đi mới được mấy trăm sải đã thấy tàu ô Voòng Lầu đang lướt gió tới. Mọi người chiếu viễn kính, thấy họ Voòng đứng trên boong tàu, luôn tay phất làm hiệu cho thủ hạ. Chàng họ Vũ liền bước lại trước Phượng Kiều, mỉm cười:
– Tàu ô muốn đánh thi tài. Sư khụ không muốn cô nương phải nhọc lòng! Xin lui về phòng yên nghỉ!
Phượng Kiều hơi cau mày liễu, toan cất lời, thì chàng tuổi trẻ đã rút trong túi ra một chiếc khăn tay thuốc mê chụp luôn vào mặt nàng, chỉ thoáng chốc, cô gái họ Trần mê man không còn kịp chống cự gì nữa. Hai thiếu nữ gần đấy chạy lại, đỡ lấy thân hình nàng, mang đi luôn. Vũ Sinh quay ra phía sư phụ đã thấy tàu Voòng phăng phăng rẽ sóng chạy lới. Thình lình, từ phía tàu Voòng, từng loạt đại pháo gầm lên, rung chuyển cả mặt biển.
Vũ Sinh nhanh giọng:
– Tàu nó có cả đại pháo! Chà! Không ngờ thằng họ Vòng dám làm lộng đến thế!
Liền mấy phát nữa lại nổ vang. Lão hành khất vẫn đứng im không nhúc thích, cặp mắt điện như dán về phía tàu Voòng. Chợt nước tung tóe lên giữa khoảng hai chiếc thuyền biển. Lão chậm chạp quay bảo Vũ Sinh:
– Không phải đại pháo tàu Vòng bắn lên! Tàu nó bị tấn công.
Vũ Sinh chiếu viễn kính, quả nhiên thấy Voòng đã đứng xoay lưng lại phía hải thuyền, chỉ trỏ ra lệnh cho thủy thủ có vẻ khác thường. Chàng trai vội chạy lên viễn vọng đài, thoáng cái trở xuống.
– Bẩm, phía xa có bóng tàu chiến đang chạy tới! Chưa rõ tàu nước nào.
Lão hành khất lặng lẽ ra hiệu cho hải thuyền vượt lên, đoạn chiếu viễn kính quan sát.
– Tuần dương hạm của quan binh.
– Chà! Sao nó lại ra khỏi vịnh Bắc Bộ? Chắc sục sạo chi đây!
Cho nó biết mùi đại pháo thuyền buồm.
Mặt bên cuộn sóng, bọt nước bốc lên tung tóe. Súng rền như sấm động biển đông.
Phượng Kiều tỉnh dậy thấy mình nằm trong phòng cũ, bên tai còn nghe tiếng súng rền vang. Chớp mắt, ngó quanh không thấy ai, ra giật cửa, cửa khoá trái, lần đến lối ngầm, lối cũng khóa nốt, còn đang bực bội, đã thấy cửa ra vào hé mở, Vũ Sinh bước vào, thấy Phượng Kiều đã tỉnh, liền nghiêng mình tạ lỗi luôn:
– Buộc phải dùng thuốc mê để cô nương đi nghỉ, mong cô nương miễn trách.
Phượng Kiều cau mày giận dữ:
– Tôi đã hứa vẫn giữ lời không làm rộn. Giờ lại chính các ông sai lời. Chuyện đánh nhau có chi quan hệ, sao các ông phải lừa đưa tôi vào cho khuất mắt?
Vũ Sinh lắc đầu, làm mặt thản nhiên:
– Chẳng có điều chi cả. Nhưng sư phụ không muốn cô nương... ở nơi đó.
Phượng Kiều vốn thông minh, thoáng ngay vẻ lạnh lùng hoài nghi, nhưng suy nghĩ mãi vẫn không ra. Bên ngoài xa, tiếng súng vẫn đưa vào, có tiếng nổ ngay gần sát mạn hải thuyền.
Phượng Kiều hơi cau mày, hỏi Vũ Sinh:
– Hình như đôi bên vẫn giao chiến?
Vũ Sinh mỉm cười, lắc đầu:
– Xong rồi! Giờ chúng bắn theo đó!
– Chiếc tàu ô ban nãy?
– Tàu chiến quan binh!
Phượng Kiều ngạc nhiên:
– Thế còn bọn tàu ô? Mà hải thuyền các ông giao chiến với tàu binh?
Vũ Sinh thản nhiên:
– Sư phụ tôi đánh tàu binh để cho tàu ô chạy thoát!
Phượng Kiều không giấu được vẻ lạ lùng, nàng liền lại bên cửa sổ trông ra thấy mặt biển chói chang ánh nắng, tít xa xa chỉ thấy lờ mờ bóng cột buồm tàu ô đang chìm dần trong biển nắng. Bất thình lình, một phát đại pháo từ phía nào bắn tới, nổ rầm, tung tóe nước bắn cả lên cửa sổ. Phượng Kiều vội lui vào, lau mấy giọt nước trên rán, hỏi Vũ Sinh:
– Hải thuyền chưa rút khỏi tầm súng?
Chàng trai gật đầu:
– Vâng, chúng vừa đuổi vừa bắn riết. Còn khá lâu nữa ta mới ra ngoài tầm, vì chính sư phụ tôi muốn thế.
Không để nàng ngạc nhiên thêm, chàng ta vui vẻ kể sơ lại chuyện vừa qua, nhưng giấu hẳn chuyện gặp Voòng Lầu, chỉ nói thác đó là tàu của một tay giang hồ đang đuổi tàu giặc buôn đàn bà con gái. Lượng sức tàu đó khó chạy thoái được tàu binh nên sư phụ tôi muốn nhử cho tàu binh quay lại rượt hải thuyền để tàu ô kia thoát đó. Giờ cô cứ ngồi chờ nghe tiếng súng cho đỡ buồn, hay muốn lên lên boong xem tàu binh đuổi bắn, tôi xin đưa lên.
– Tôi muốn lên boong!
Chàng trai họ Vũ lập tức đưa Phượng Kiều lên, trao cả ống viễn kính cho nàng. Phượng Kiều đứng quan sát thấy đạn tàu binh bắn theo tung tóe quanh hai thuyền. Thoạt đầu, nàng không khỏi ngạc nhiên, sau mới thấy vững dạ vì thấy chiếc hải thuyền bọc gió chạy vèo vèo theo hình chữ chi tránh đạn như bỡn. Một lát sau, nhìn phía tả thấy cột buồm tàu ô đã biến dạng hẳn, Vũ Sinh liền quay bảo Phượng Kiều:
– Giờ đã đến lúc rút ra khỏi tầm súng tàu binh rồi!
Dứt lời, chàng tuổi trẻ tiến về phía cuối tàu. Chỉ lát sau đã thấy chiếc hải thuyền gia tăng tốc lực, rẽ nước chạy mau hẳn lên. Tiếng đại pháo đã lui hẳn về phía sau rồi im bặt. Hình dáng chiếc tàu binh cũng hút chìm hẳn giữa mặt biển nắng chói. Bên tai Phượng Kiều, chỉ còn tiếng gió đại lương thổi vù vù, cô gái họ Trần bất giác ngó về miền đất quê hương khuất xa sau vùng biển gió mông mênh, lòng mỗi lúc càng thêm thất vọng vì đã nhận rõ bản lãnh gớm ghê của thầy trò lão hành khất dị kỳ. Hung cát khó lường, nàng đành tự nhủ lòng, phó thác cho hoàn cảnh xô đẩy, tới đâu sẽ liệu đấy.
Về phòng nghỉ đêm, nhìn qua khung cửa cổ xem sao biển, Phượng Kiều hết sức ngạc nhiên vì chiếc hải thuyền đang chạy về hướng cực Nam. Lúc vừa ra khỏi vịnh Bắc Bộ, thấy thuyền trực chỉ hướng Đông Bắc, nàng vẫn đinh ninh lão hành khất đưa mình về mạn Bắc Hải, Phúc Kiến gì đó, không ngờ tới chuyện về phương Nam. Xem biển chán, lại vào phòng nằm, như thế suốt mấy đêm ngày, chiếc hải thuyền vẫn bọc gió về phương Nam. Tính sức buồm hải thuyền đã vượt hỏi Nam Kỳ rồi nhưng lạ thay vẫn đi vùn vụt giữa vùng biển khơi, bốn bên tuyệt không thấy dạng đất nền và cũng chẳng thấy hải thuyền ghé tạm bến nào cả. Rồi lại mấy ngày đêm nữa qua, hải thuyền vẫn chạy giữa đại dương lộng gió. Trông sao, Phượng Kiều càng ngạc nhiên vì thuyền đã bỏ hướng Nam, chạy về nẻo Đông Nam. Va cảnh biển khơi như cũng bắt đầu đổi khác, từng đàn hải âu bay lượn quanh hải thuyền, mặt nước cũng như xanh thêm, phẳng như tấm gương phản chiếu mây trời đẹp như hoa gấm.
Sực nhớ tới những cuốn sách về hải dương học đã đọc qua, Phượng Kiều đi tìm gặp Vũ Sinh, nhưng vẫn không thấy bóng. Một đêm về phòng riêng, vừa lên giường định nằm nghỉ, chợt nghe tiếng gõ cửa, rồi có tiếng Vũ Sinh gọi. Phượng Kiều không lưỡng lự, ra mở cửa luôn. Chàng trai họ Vũ bước vào, nàng hỏi ngay:
– Hơn tuần nay muốn gặp ông, không gặp. Phải chăng hải thuyền dang tới miền Tân Thế Giới?
– Chắc cô ngạc nhiên lắm nhỉ? Cô nương muốn nói miền Tân Đảo hay miền quần đảo phía Nam?
Và không đợi nàng lên tiếng, chàng ta tiếp luôn:
– Hải thuyền sẽ đi qua vùng đó!
Phượng Kiều mở to mắt không giấu được nét ngạc nhiên:
– Qua miền Tân Thế Giới? Các ông định đưa tôi xuống miên quần đảo Salomon?
Chàng trai trẻ nhìn cô gái giây lâu, có vẻ lưỡng lự, đoạn ôn tồn:
– Chính ra thì cô không nên biết là hơn, vì cô có thể lại nóng ruột hơn nữa. Chiếc hải thuyền này còn chạy ngoài biển... nửa tuần trăng không chừng!
– Nửa tuần trăng?
– Vâng, vì nhiều khi phải đi theo đường riêng, không dùng hải đạo của tàu buôn, tàu chiến, tránh những cuộc chạm súng vô ích, nhất là khi gần những hải phận quần đảo lạ.
Phượng Kiều nhăn mặt:
– Nửa tuần trăng? Lâu quá. Nhưng các ông đi tới mãi xứ nào?
Vũ Sinh mỉm cười:
– Rồi cô sẽ biết. Giờ cô nương chỉ rõ là thuyền đang vào miền Úc Châu.
Phượng Kiều còn muốn hỏi nữa, nhưng Vũ Sinh đã nghiêng mình chào, lui ra. Tới cửa, chợt chàng dừng lại, đăm đăm nhìn Phượng Kiều và ôn tồn:
– Hành trình cũng còn khá lâu, nếu cô nương muốn có bạn thỉnh thoảng trò chuyện cho khuây khỏa, để tôi bảo sư muội tôi tới?
Phượng Kiều cả mừng, gật đầu vui vẻ:
– Hay lắm! Chính tôi đã nghĩ tới điều đó, nếu được vậy, còn gì bằng nữa!
Quả nhiên, sớm sau đang đứng trên boong ngắm cảnh bình minh, Phượng Kiều thấy một thiếu nữ xinh xắn bước đến bên, nhoẻn miệng cười tươi:
– Em là Yến Phi, nhiều lúc muốn tới thăm chị, nhưng bận chút việc riêng, chưa tới được. Chị thứ lỗi cho.
Thấy cô gái ân cần lễ độ, Phượng Kiều có cảm tình ngay, cũng cúi chào vui vẻ, làm thân. Hai người vừa ngắm phong cảnh vừa trò truyện, Phượng Kiều thấy cô gái nói tiếng Việt lơ lớ hỏi ra mới rõ nàng ta chính người Việt nhưng xa quê hương từ buổi còn để chỏm, trông qua đã đoán được là người có bản lãnh không thường. Từ đó, Phượng Kiều cũng đỡ buồn, nhờ Yến Phi năng đến chơi trò chuyện.
Một buổi, nàng đang ngồi trong phòng, thì cô gái tới. Yến Phi nói với Phượng Kiều:
– Rồi chị sẽ được thấy những miền lạ lùng khó tả! Chưa biết chừng rồi chị sẽ không muốn trở lại đất liền nữa!
Phượng Kiều nghe nói tới đất liền, chạnh tưởng tới Đại Sơn Vương, tự nhiên thở dài. Yến Phi khẽ hỏi:
– Chị buồn sao? Cảnh đẹp thế nàỵ..
Phượng Kiều ngắt lời:
– Vui sao được! Nếu em biết được tâm sự chị....
Cô gái cười ròn tan:
– Chà! Chị nói chẳng khác một thiếu nữ suốt đời chưa bước chân ra khỏi phòng the! Đại Sơn Vương nghe chị nói chắc phải buồn cười!
– Em cũng biết Đại Sơn Vương?
Cô gái long lanh mắt, cười khó hiểu:
– Anh chàng tướng lạc thảo miền Vân Nam, ai mà chả biết!
Hải thuyền qua vùng san hô, chạy mãi về hướng Nam chếch.
Có lúc Phượng Kiều chỉ thấy mênh mông một nước một trời, nhưng có khi cũng thấy bóng đất liền mờ nổi phía xa, thỉnh thoảng cũng thấy bóng những thuyền buồm, hoặc tàu chiến sừng sững dưới trời mây, có khi chỉ cách chừng vài hải lý.
Nhưng tuyệt không có cuộc chạm súng nào cả. Lạ nữa là càng xuống Nam thỉnh thoảng hải thuyền lại áp vào bờ, lão hành khất lại cùng một số thuộc hạ chèo xuồng lên đảo, có khi đến nửa buổi mới về. Lại có lắm khi chợt thấy từng toán xuồng thổ dân chèo ra, reo hò ầm ĩ như chào mừng thượng khách. Càng ngày, màn bí mật càng bao trùm chiếc hải thuyền cùng thầy trò lão hành khất quái dị. Phượng Kiều không thể nào đoán nổi lão là hải tặc hay một thủ lãnh đảng phái bí mật, nhất là không thể nào đoán nổi vì lẽ gì lão đàn ông luống tuổi từ đâu thình lình “hiện” về bắt mình chở tới một nơi xa xôi, cách lục địa Việt Nam hàng bao ngàn hải lý, vượt qua cả miền Đại Dương Châu và như còn đi mãi tới chân trời xa lạ nào nữa. Một đêm Phượng Kiều lần lên boong, ngạc nhiên thấy mặt biển đêm sáng hẳn lên, những hình thù cao ngất như núi chập chờn phía xa, định thần trông kỹ mới hay chính là những tảng băng bềnh bồng trên mặt nước. Phượng Kiều sửng sốt:
– Nam cực! Trời!
Nàng rùng mình, cái lạnh đại dương ngấm vào cơ thể.
– Vâng, thưa cô, hải thuyền đang vào sâu miền Nam Băng Dương, tới tiên cảnh củạ.. Chúng ta!
Từ lúc nào chàng tuổi trẻ họ Vũ đã đứng bên nàng, lặng lẽ như một cái bóng, cặp mắt long lanh nhìn nàng. Chàng cầm một chiếc áo lông thú trắng như tuyết khoác luôn lên vai nàng.
– Cô đứng ngoài này không lạnh sao?
Định nói lời cảm ơn xã giao, chợt bắt gặp ánh mắt người đàn ông dưới trăng mờ, Phượng Kiều thoáng chột dạ, lấy vẻ điềm nhiên hỏi:
– Ông ra từ lúc nào? Tôi mải ngắm tảng băng nổi phía xa, không biết. Hải thuyền đã tới miền Nam Băng Dương sao?
Vũ Sinh gật đầu:
– Ngày mai nó sẽ tới miền tiên cảnh của chúng ta!
Tiếng “Chúng ta”, chàng nói trầm hẳn xuống, thiết tha. Phượng Kiều cười thản nhiên:
– Của riêng các ông chứ! Nhưng đất đẹp đến thế nào mà ông gọi là tiên cảnh?
– Tiên cảnh vì xa cách hẳn giống người trần tục bon chen, vì nhưng rừng đào hoa nở thơm quanh năm, trái ăn thơm ngọt có thể thay thịt cá, tinh thần thêm minh mẫn. Chính sư phụ tôi mấy năm nay chỉ dùng đào thay cơm thịt và chúng tôi nhờ đào quí, đang tập trường chay. Nhưng nếu cô chưa quen ở đó vẫn có đủ mọi thức ăn theo sở thích cô nương. Và miền tiên cảnh đó là của chúng ta, vì cô nương sẽ sống ở đó cùng chúng tôi!
Phượng Kiều nghe Vũ Sinhh tả miền đất liền sắp đến chẳng khác nơi tiên cảnh, liền đưa mắt nhìn chàng ta xem nói đùa hay thực, thấy vẻ mặt chàng ta vẫn nghiêm chỉnh, bất giác nàng mỉm cười tinh nghịch:
– Chà! Nghe ông tả, tôi đã tưởng tượng các ông sắp đưa vào đất tu tiên, đủ cả chẳng thiếu chi.
Vũ Sinh chòng chọc nhìn Phượng Kiều, giọng nói như trong mộng:
– Không... nơi tiên cảnh đó chưa đủ, còn thiếu một thứ nữa, thiếu ái tình!
Phượng Kiều choáng váng cả mặt mày vì “nhát búa” của chàng trai hạ xuống bất ngờ. Nhưng cô gái thông minh đã trấn tĩnh ngay được tinh thần, cất tiếng cười:
– Chắc ông lầm đấy! Chỉ thiếu cà phê và Đại Sơn Vương Thần Xạ về kiếm mới được!
Dứt lời, nàng chào Vũ Sinh, xuống thẳng boong, tâm thần còn kinh sợ. Cô gái cảm thấy điều lo lắng đã dần thành sự thực.
Suốt đêm không ngủ, hôm sau nàng vùi đầu trong phòng, lúc thức dậy nhìn qua khung cửa, vô cùng kinh ngạc vì những tảng băng nối đuôi nhau chạy vùn vụt bên ngoài, qua sát mạn hải thuyền như sắp lao vào ép tan tành trong chớp mắt. Gió vẫn thổi vù, từng dãy núi băng bồng bềnh vụt qua khung cửa sổ khiến nàng muốn chóng mặt.
Lại thêm ánh nắng chiều hôm loang loáng trên mặt băng, chập chờn ma quái, cảnh kỳ dị hiện trước nhãn quan, khiến nàng giụi mắt luôn mấy cái, tưởng mình mê ngủ. Tuy hồi sang du học bên Âu, nàng chưa có dịp tới miền Bắc Băng Dương, nhưng đã xem sách và nghe nhiều kẻ đi miền Bắc kể rõ cảnh nguy hiểm của những tảng băng trôi.
Phượng Kiều khoác vội áo, lần lên boong xem cho rõ cảnh lạ lùng hiếm có. Vừa lên hết cầu thang, nàng đã có cảm giác như vừa rơi vào một thế giới dị kỳ không còn dính líu gì tới cảnh sống ngũ châu hiện tại nữa. Vì những cơn gió biển đã lui về dĩ vãng rất mau, trên ba thân cột buồm cao chót vót, ba cánh buồm rộng được hạ xuống từ lúc nào rồi, mất dạng, nhưng chiếc hải thuyền cổ quái vẫn trôi đi băng băng như chịu một sức đẩy vô hình kỳ dị nào. Cố lắng tai nghe, không thấy một tiếng động nhỏ của đông cơ. Hết sức ngạc nhiên nàng liền lên hẳn boong, ra mạn thuyền đưa mắt ngó quanh. Băng tảng vẫn trôi quanh thuyền trùng trùng điệp điệp. Và lúc đó nàng mới kịp nhận ra cái lạnh băng giá đã biến dần, trong người vụt thấy ấm dần như đang đi vào giữa gió xuân. Có tiếng kêu lạ tại đâu đây, thứ tiếng chưa bao giờ nàng từng nghe. Đưa mắt tìm quanh thấy trên mấy tảng băng cao, phía tả, từng đàn chim “panh guanh” đứng xoè cánh giương mắt nhìn hải thuyền trông chẳng khác thứ chim làm bằng bông bán trong các tiệm đồ chơi trẻ em. Kế phía dưới băng thấp, một bầy hải cẩu đang đùa giỡn, kêu lên những tiếng lạ lùng.
Phượng Kiều nghe tiếng động quay sang, thấy Vũ Sinh từ phía cuối tàu tới, cặp mắt vẫn chứa cả một trời âu yếm.
– Cô nương chắc đang lấy làm lạ cảnh thuyền không buồm, máy chạy giữa biển băng?
– Ông đọc được cả ý nghĩ trong óc tôi sao?
– Vâng. Vì đó là sự ngạc nhiên chung của tất cả những người nào lần đầu thấy cảnh đó trên Nam Băng Dương. Cô thử nhìn xuống biển, ngay bên mạn thuyền sẽ rõ.
Phượng Kiều lẳng lặng cúi xuống, chú ý quan sát mới nhận ra phía dưới có một nguồn nước trôi xiết giữa biển băng và như có một cái gì vô hình ngăn không cho băng tràn vào. Phượng Kiều ngẩng nhìn Vũ Sinh. Chàng trẻ tuổi mỉm cười:
– Đó là dòng hải lưu kỳ dị nhất Băng Dương. Tàu thuyền nào gặp hải lưu cứ việc trôi theo chiều nước lạ.
Phượng Kiều đưa mắt ngó khắp cảnh biển băng lớp lớp bồng bềnh trắng xoá như tuyết:
– Nhưng các nhà hàng hải Đông Tây đi thám hiểm Nam Băng Dương chưa thấy ai nói đã gặp luồng nước kỳ dị này!
Vũ Sinh mỉm cườt lắc đầu:
– Nếu ai cũng gặp dòng hải lưu này, miền đất phía cuối hải lưu còn chi là tiên cảnh nữa? Chính sư phụ tôi nhờ duyên trời đưa tới, đắm tàu, người ôm mảnh ván trôi bạt phong, tình cờ vào được nguồn lưu thủy lạ lùng này mới tới được đảo thần tiên, chốn Bồng Lai của những kẻ đã chán miền trần tục!
– Và của người không may thất thế... bị lưu đầy! Thôi, đứng ngoài này lâu quá, xin phép ông, tôi muốn vào phòng nằm nghỉ một chút, lúc nào tới đảo Thần Tiên xin ông nhớ cho gọi ngay nhé!
Dứt lời, nàng nghiêng mình chào, quay vào ngay, vì thấy cặp mắt chàng trai họ Vũ đã chứa chan vẻ khác thường. Vào phòng, nàng đóng chặt cửa, nhất định không ra ngoài nữa.
Nàng tỉnh dậy giữa lúc cồng khua, tù và rúc, người người hò vang dội từ phía trước tràn vào. Hé cửa sổ trông ra, vẫn thấy băng nổi bồng bềnh, nhưng hải thuyền hình như đã ngừng trôi hẳn. Còn đang ngạc nhiên, đã nghe những phát đại pháo nổ vàng đến nhức óc, rồi tiếng người hô, cồng thúc lại nổi lên inh ỏi. Không nén được tò mò, nàng liền mở cửa, ra ngoài, lần lên boong. Trời đã hoàng hôn. Dưới ánh nắng màu vàng diệp, một hòn đảo đã hiện ra lung linh giữa biển băng như một hình ảnh trong cõi mộng. Mấy ngọn núi tuyết trắng xóa nhô lên xa xa, óng ánh như dát vàng. Cô gái lên hẳn boong, đưa mắt nhìn quanh, mới hay hải thuyền đã neo vào một dãy núi, và dòng thủy lưu đã cuốn thẳng vào chân núi, chạy theo hình cánh cung ôm lấy đảo. Từ nội địa, thổ dân đang hớn hở chạy ra. Ngay chỗ thuyền đậu đã có đông dân tụ tập, hò reo, có mấy toán quân nam, nữ dàn hàng rất uy nghi, lạ mắt. Vì đám thổ dân lạ, ăn mặc sặc sỡ muôn màu, không giống bất cứ thổ dân nào. Trông qua, thấy đủ mọi màu da. Cả tiếng reo hò, Phượng Kiều nghe cũng không hiểu họ nói thứ tiếng nước nào nữa.
Trên hải thuyền, đám thủy thủ của ông già quái dị cũng đã dàn ngang, như chờ đợi một cái gì nghiêm trọng. Phượng Kiều bước tới sau đám đông thủy thủ, đưa mắt ngó quanh, không thấy ông già quái dị đâu. Chợt Yến Phi từ phía bên kia mạn thuyền bước tới, tươi cười:
– Chị thấy quang cảnh thể nào? Chắc chị lấy làm lạ sao lại có một hòn đảo nổi giữa biển băng lạnh lẽo nhỉ?
Phượng Kiều chăm chú ngó cô gái, thấy nàng ta chiều nay đã trút bỏ bộ quần áo lục địa, giờ xiêm y cũng sặc sỡ như đám thổ dân tạp chủng dưới kia.
– Đã tới đảo Thần Tiên đây sao? Cảnh trông lạ mắt thật. Mà lạ nhất sao ở đây có lắm giống người thế?
Yến Phi ngó về phía thổ dân, và quay bảo Phượng Kiều:
– Vâng, đây đã tới miền đất của lão sư rồi, nhưng chưa phải là Thần Tiên Đảo! Hải thuyền còn phải xuôi giòng lưu thủy nữa!
Phượng Kiều ngạc nhiên chưa kịp cất lời hỏi, Yến Phi đã nhanh giọng:
– Sư phụ đã ra kìa! Thôi chào chị, em phải đi hầu người đây!
Vừa nói, cô gái vừa chạy ra chỗ đám đông. Phượng Kiều tò mò cũng vội tiến lên theo, đã thấy một toán thanh niên, thiếu nữ y phục sặc sỡ từ tầng dưới lên phò ông già quái dị giữa hàng gươm súng, xuống khỏi hải thuyền. Phượng Kiều chỉ thấy được phía sau, nhưng cũng nhận được dáng Vũ Sinh đi sát một bên sư phụ. Và nàng không khỏi lấy làm lạ vì ông già quái dị không còn hình dáng lão hành khất trên lục địa nữa, mà là một người có dáng dấp uy nghi trong bộ quần áo đỏ tía bằng vóc đại hồng y hệt phẩm phục bực đại quan thời cổ. Lão có còn giống lão hành khất chăng, là trên tay lão vẫn cầm chiếc gậy trúc kỳ khôi Nàng định băng mình theo thì một gã cao lớn vạm vỡ đã lù lù tiến lại, cúi đầu, giơ tay cản lại, một tay trỏ về phía cuối hải thuyền. Nàng cau mày toan buông lời cự, nhưng nghĩ mình là tù nhân, có nói cũng bằng thừa, liền lẳng lặng lộn về phòng.
Cơm chiều xong, Phượng Kiều định lần lên boong chơi, lạ thay, thấy mi mắt cứ nặng trĩu xuống, buồn ngủ vô cùng. Nàng cố chống cự, nhưng chỉ được mấy phút, thân thể rã rời quá, đành lên giường, kéo chăn đắp và ngủ một giấc ngon lành, không còn biết trời đất gì nữa. Tỉnh dậy, trông ra, ánh nắng chan hòa phòng vắng. Không rõ mình đã ngủ bao lâu, nàng bước tớí bên cửa sổ, mới rõ chiếc hải thuyền lại đang trôi giữa dòng lưu thủy giữa biển băng trắng xóa.
Cảnh trời nước, đảo khơi êm đềm giữa gió xuân khiến nàng có cảm giác chập chờn như đang lướt dần vào miền non Bồng nước Nhược mộng mơ.
Trên boong, không một bóng người. Phượng Kiều đi quanh mãi, không gặp ai, lại về phòng nằm. Lúc cô gái hầu nhỏ bưng cơm vào, nàng mới biết đã sáu, bảy giờ tố. Bụng đói cồn cào, ăn xong, nhìn ra cửa sổ vẫn thấy ánh sáng chan hòa, lấy làm lạ. nàng lại lần lên boong, trông về phương Tây, lúc đó mới giật mình vỡ lẽ, trước cảnh lạ trước mắt. Nàng đã tới miền mặt trời không lặn nữa. Hay nói rõ hơn, chỉ sáu tháng mặt trời lặn có một lần, để sáu tháng qua, mới có một buổi rạng đông. Lần đầu tiên đến nơi “ánh sáng vô tận” cô gái miền lục địa không khỏi sững sờ, tuy nàng đã được đọc thấy trong sách đã nhiều.
– Trời? Chúng đã đưa ta tới mãi chỏm địa cầu.
Vũ Sinh từ đâu tiến lại, cười cười nói nói, khoát tay chỉ khắp vùng biển lạ bao la:
– Kia! Đảo Thần Tiên của chúng ta đã hiện ra rồi!
Phượng Kiều lặng lẽ chăm chú trông theo ngón tay Vũ Sinh trỏ, quả nhiên thấy dáng đất liền nổi lên phía trước, cuối ngọn hải lưu, chỉ cách vài hải lý. Hải thuyền vẫn êm đềm lướt đi như tên. Gió xuân hây hây thổi mấy sợi tóc mây của nàng lòa xoà xuống trán. Hòn đảo kỳ dị hiện rõ dần, một hải đảo chưa hề được vẽ trên bản đồ hàng hải.
Thập Vạn Đại Sơn Vương Thập Vạn Đại Sơn Vương - Hoàng Ly - Đỗ Hồng Linh