Thất bại lớn nhất là thất bại trong việc cố gắng.

William A. Ward

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 311 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
nơi làm việc, chúng ta có thể sẽ gặp phải nhiều dạng người làm mình phiền lòng: người nhiều chuyện, người làm việc lề mề, những kẻ nịnh bợ… và đặc biệt là những người có thái độ tiêu cực. Người có thái độ tiêu cực ghét mọi thứ, từ công việc tiến hành quá chậm chạp, cuộc họp dài lê thê đến đồng nghiệp thiếu nhạy bén. Gần như tất cả những lời người này nói ra đều nhuốm mùi mỉa mai.
Nếu bạn là kiểu nhân viên này, sự lặp đi lặp lại những tiếng thở dài và than phiền, kết hợp với việc nhíu mày nhăn mặt sẽ khiến bạn trở nên “nổi tiếng” trong công ty. Và dù bạn có nhận ra hay không, sếp của bạn cũng sẽ chú ý đến điều này.
Ấn tượng đầu tiên không thể quên
Một lý do khiến ứng viên luôn lo âu khi phỏng vấn là họ chịu sức ép phải tạo được ấn tượng ban tích cực. Mặc dù bằng cấp và năng lực mới là tiêu chí quan trọng nhất khi ra quyết định tuyển dụng, nhà tuyển dụng (NTD) vẫn rất chú ý quan sát thái độ bạn thể hiện để đánh giá bạn có phù hợp với tổ chức không. Lauren Milligan - người dẫn chương trình phát thanh về kinh doanh “Livin' the Dream” khuyên ứng viên hãy làm dịu đi những trải nghiệm tiêu cực họ đã có trong những công việc cũ.
“Khi phỏng vấn, ứng viên thường gặp câu hỏi ‘Bạn đã gặp vấn đề gì trong công việc cũ?’. Một người có thái độ tiêu cực sẽ tận dụng cơ hội này để nói xấu về sếp, đồng nghiệp, công việc – bất cứ điều gì anh/cô ta cảm thấy khó chịu. Đừng làm như thế mà hãy xem câu hỏi này như cơ hội để trình bày về một tình huống khó khăn và cách bạn đã biến chúng thành một trải nghiệm có ích cho bản thân.”
Theo Milligan, người suy nghĩ tiêu cực thường chỉ nghĩ về ảnh hưởng của vấn đề đối với bản thân trong khi người suy nghĩ tích cực thường nghĩ về cách họ giải quyết vấn đề đó.
Hãy chú ý hành vi hàng ngày của bạn!
Đương nhiên, duy trì một thái độ vui vẻ trong khoảng thời gian 30 phút hoặc 1 giờ của cuộc phỏng vấn thì dễ hơn nhiều so với việc kiềm chế sự cau có mỗi ngày. Thỉnh thoảng, bạn có lẽ sẽ phải trút giận lên ai đó. Đó là do trong một số ngày bạn sẽ phải gặp nhiều phiền toái hơn những ngày khác. Tuy nhiên, nếu chỉ có thế thì cũng không sao, người ta ít khi để bụng bạn vì những chuyện như vậy.
Tuy nhiên, khi suy nghĩ tiêu cực trở thành thói quen thì lại là chuyện khác, vì nó có thể trở thành “bản sắc” của bạn và che mờ tất cả những thành tích. Trong một thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt, khi nhân viên bị sức ép công việc lớn và NTD cân nhắc việc cắt giảm nhân sự, bạn chắc chắn không muốn mình được người ta nhớ đến như một người “khét tiếng” bẳn tính trong công ty.
Theo Milligan, khi kinh tế suy thoái, người ta phải làm việc nhiều hơn với sự đãi ngộ ít hơn. “Nếu bạn hay than phiền về khách hàng, công việc, quãng đường từ nhà đến công ty hoặc người quản lý và bạn luôn tìm cơ hội để kể lể về sự khổ sở của mình, bạn sẽ gây rắc rối cho NTD và đồng nghiệp của bạn.” Nó cũng tai hại như việc bạn cứ thích đến muộn và về sớm.
Helen T. Cooke là giám đốc marketing của Cooke Consulting Group. Một phần công việc của bà là huấn luyện thực hành và đào tạo cho khách hàng về việc phát triển đội nhóm làm việc. Bà đồng ý rằng hành vi của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến cách người khác đánh giá về mình.
Cooke giải thích: “Ngôn ngữ cơ sẽ làm bạn “lộ tẩy” dù cho bạn cố gắng che giấu thái độ tiêu cực của mình. Chẳng hạn, có nhân viên đưa ra một nhận xét có vẻ hợp lý, nhưng nét mặt và/hoặc ngôn ngữ cơ thể lại cho thấy rõ anh/cô ấy không hiểu vấn đề. Nếu bạn cảm thấy không đủ nhiệt tình, trước tiên hãy quan tâm đến những việc trong tầm kiểm soát của bạn và thứ hai là những việc bạn có khả năng tác động, để có thể tạo ra những thay đổi mang tính tích cực trong công việc.”
Tuy nhiên, trong khi tìm cách bù đắp cho sự thiếu nhiệt tình làm việc, bạn không nhất thiết phải trở thành ủng hộ viên của sếp. Sếp của bạn có lẽ sẽ nhận ra sự giả dối nếu bà ấy yêu cầu bạn có mặt lúc 7 giờ sáng mai để họp còn bạn thì ngay lập tức reo mừng tán đồng. Hãy học cách nói “Tôi sẽ có mặt đúng giờ” mà không bật ra một tiếng thở dài.
Đừng xem thường “miệng lưỡi thế gian”!
Bạn không nên một mực nghe theo ý người khác trong mọi việc mình làm. Tuy nhiên, khi làm việc theo nhóm, bạn cũng không thể phớt lờ ảnh hưởng của họ lên sự nghiệp của bạn. Nếu trước mặt sếp bạn cười vui vẻ còn khi nói chuyện với đồng nghiệp bạn lại cáu kỉnh, những lời đàm tiếu về thái độ của bạn sẽ nhanh chóng lan truyền. Một số vị sếp có thể chỉ xem đây là chuyện tầm phào, nhưng những người khác sẽ rất bực bội.
Theo Helen T. Cooke, khi nhà quản lý cảm thấy sự tiêu cực đang lan tràn trong công ty, họ sẽ hành động ngay. Điểu này có thể ảnh hưởng đến việc tăng lương, tiền thưởng hoặc cơ hội thăng tiến của những người có thái độ tiêu cực.
“Ban lãnh đạo nhận ra họ có thể đảm bảo năng suất và lợi nhuận bằng cách duy trì một nền văn hóa tổ chức vững chắc, lành mạnh. Thái độ tiêu cực có thể làm “ô nhiễm” bầu không khí ở công sở và làm suy giảm từ từ tinh thần làm việc của nhân viên. Trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì không ai mong muốn điều này cả.”
Cùng quan điểm với Cooke, Milligan chỉ ra rằng phần lớn các vị sếp khi nghe nói về thái độ làm việc tiêu cực sẽ tách bạch ngay giữa chuyện ngồi lê đôi mách vặt vãnh và một mối quan ngại thật sự về tinh thần làm việc.
“Không ai thích một kẻ mách lẻo cả, dù là ở trường học hay công sở. Tuy nhiên, nếu thái độ của một nhân viên gây ra vấn đề lớn, trách nhiệm của nhà quản lý là phải giải quyết nó thật êm đẹp. Đôi lúc nhà quản lý không có điều kiện để nhìn thấy thái độ tiêu cực của nhân viên. Đó là lý do tại sao động cơ của người báo tin cần phải được suy xét. Một nhà quản lý, biết quan tâm đến nhóm làm việc của mình đương nhiên sẽ không muốn thái độ làm việc của một nhân viên ảnh hưởng đến những người khác.”
Không phải tất cả mọi khía cạnh của một công việc đều thú vị. Đôi khi bạn cứ muốn nhăn mặt cau mày khó chịu khi sếp không thấy. Thi thoảng bạn làm như thế thì được, chứ đừng biến nó thành thói quen. Hẳn bạn chẳng muốn trở thành kiểu người có thái độ làm việc tiêu cực chút nào, phải không?!
(Theo careerbuilder.com)
Thái độ làm việc tiêu cực – Thuốc độc của sự nghiệp Thái độ làm việc tiêu cực – Thuốc độc của sự nghiệp - Sưu Tầm