Books had instant replay long before televised sports.

Bern Williams

 
 
 
 
 
Tác giả: Vũ Văn Sang
Biên tập: Vũ Văn Sang
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 739 / 5
Cập nhật: 2015-07-23 12:22:57 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
goài cửa sổ nắng mới đã lên, mời bạn cùng tôi uống một ly nước mát, cùng “phung phí” khoảng 15 giây trong quỹ thời gian 24h “tóc rối bay bay”. Khẽ nhắm mắt, ngồi thẳng lưng, buông lỏng toàn thân. “Để ý “ hơi thở vào…ra …khỏe …nhẹ. Nếu bạn đang uống nước thì hãy giữ ngụm nước ấy một lát trong miệng, khẽ “nhai” nhẹ miếng nước ấy rồi nuốt... nở một nụ cười tươi tắn. Bạn biết không? Bạn đang là người hạnh phúc, vì bạn đang sống và sở hữu một cơ thể mạnh khỏe để… ”lướt phây” đầy màu nhiệm.
Khi nuốt xong ngụm nước ấy, mở mắt đọc tiếp…bạn vừa thực tập “chánh niệm” …rồi đó. Xin “chia buồn” tới những ai bỏ lỡ 15 giây “thảnh thơi”. Chúng ta vẫn còn 15 giây cất giữ trong quỹ thời gian “tóc rối ”. Nếu thích thú, tò mò với “Chánh niệm” xin bạn hãy đọc thong thả…từ từ …chậm rãi… để cảm nhận, vì cảm nhận chánh niệm không thể vội vã được. Nếu không, bạn hãy dừng lại, chỉ một chút vừa rồi cũng đủ đem lại cho bạn một chút nhẹ nhõm sáng nay.
Chánh niệm, có rất nhiều nghĩa, được Thầy giảng rất nhiều. Nếu nghe/đọc kĩ chúng ta sẽ thấy. Bài viết này chỉ là góp nhặt lại những tia nắng đó.
Về cơ bản, chánh niệm là năng lượng đem tâm miên man lang thang, lăng xăng, “chập” liên tục vì công việc…vắt vẻo trên cành cây về yên với hiện tại để “tiếp xúc sâu sắc” với sự sống. Như ta lắng tâm nghe một bản nhạc, một câu hát. Bạn có để ý, cùng một bản nhạc đó, nhưng có lúc ta nghe rất hay không? Đó là bởi vì bạn đã “chú tâm” vào nó. Hoặc khi ta ăn một chén cơm, mình nhai từ từ, để cảm nhận vị ngọt, mềm của nó. Nếu lúc đang ăn, ta để tâm miên man nghĩ suy, xem ti vi,nghịch điện thoại, tranh luận, lúc đó miệng có nhai, nhưng ta chưa “tiếp chạm sâu” được với thức ăn, không tạo được truyền thông giữa các thành viên trong gia đình… Ăn như vậy không tạo ra bầu không khí ấm cúng, không tốt cho sức khỏe và chẳng ích lợi gì. Giờ phút giao thừa thiêng liêng ấy cũng thế, khi tất cả chúng ta an trú tâm vào giây phút 0:00, cùng xem pháo hoa. Đó chính là giây phút của chánh niệm. Một năng lượng hìn chữ S khổng lồ rực sáng làm chúng ta thấy ấm áp, hạnh phúc. Bạn và tôi có quyền tạo ra những giây phút giao thừa nhỏ bé ấy.
Phước là một phần giúp gieo vào khu vườn tâm những hạt giống thiện lành, vì hạt giống thiện lành đem lại hoa trái giúp tâm ta bớt loạn động. Còn khi ta làm phước với suy nghĩ “có phước” là vô tình vung vãi thêm hạt mầm vọng động vào mảnh vườn đó. Mặt khác, theo giáo lý duyên sinh, cái này có vì cái kia có, Ngọn đèn chánh niệm khó có thể “cháy sáng” hơn được, khi ta không chịu “tiếp năng lượng” bằng sự thực tập trong đời sống hàng ngày. Chánh niệm chỉ có thể “đong đầy” lên qua năm tháng rèn luyện, qua những bước chân thảnh thơi, qua những lúc ngồi yên tĩnh lặng. Với từng bước chân ta đặt lên cầu thang. Khi có vững chãi, ta sẽ có thảnh thơi. Thậm chí tâm ta có thể thảnh thơi ngay cả lúc chân tay bận rộn.
Trong cuộc đời, tất nhiên có lúc, ta vẫn có thể “đi qua” nhìn những trò vui, nhưng hãy thắp lên ngọn đuốc chánh niệm ấy. Trong những lần sinh hoạt, có một số bạn mới thực tập có thể hiểu chánh niệm là sự yên tĩnh, không làm ồn, nhưng không hẳn thế. Khi làm rơi một cái ghế trong sân chùa, thấy và biết mình đang làm rơi. Khi có ai ra phàn nàn, mình biết và thấy có người phàn nàn, lắng nghe và cám ơn. Thấy có người không thèm “like” bài mình, biết là người đó không “like”. Đừng khởi lên tâm “đánh giá” khác nữa. Thế là có chánh niệm. Hoặc đi học ta quên một quển sách ở nhà, ta khởi lên một ý niệm quên và ta biết điều đó, chỉ vậy thôi. Thì ý niệm quên ấy cũng trở thành đối tượng của chánh niệm. Người bạn không “like” bài viết của mình cũng thành đối tượng của chánh niệm. Khi ngồi thiền, tự nhiên ta “thèm” một que kem, đừng đau khổ vì điều này, ta biết mình vừa thèm cây kem. Cây kem biến thành đối tượng của chánh niệm. Ngược lại, nếu cứ buồn trách mình vì mình ngồi thiền mà thèm cây kem. Lúc đó cây kem biến thành “vọng tưởng”. Người bạn ko thèm like bài viết của mình biến thành “vọng tưởng” “sự khó chịu”. Đối tượng đó trở thành “chánh niệm” hay “vọng tưởng” tùy vào sự khéo léo của chúng ta. Như vậy, chánh niệm luôn có đối tượng “Chánh niệm cái gì”. Ví dụ gần nhất là hàng ngày ngồi thiền ta hay quán thân vô thường. Thì “thân vô thường” ấy là đối tượng của chánh niệm…Nếu ta thực tập thường xuyên, cái “biết-nhớ” này có mặt nhiều hơn. Đó là vững chãi, an trú.
Chánh niệm như một chiếc má phanh, kiểm soát, các hành động. Và ở một nghĩa nào đó trong Duy Biểu HỌC, chánh niệm còn gọi là những hạt giống Bồ Đề của tâm, giúp ta soi chiếu được các “tâm hành” khác. Cái nào hay ta cho tiếp tục phát triển, cái nào dở, “ôm ấp” “bao bọc” từ từ chuyển hóa nó để biến rác thành hoa.
Trong một căn phòng tối, chánh niệm là ngọn nến giúp ta soi tỏ (niệm). Thời gian nến sáng được bao lâu và không lung lay được gọi là định (giữ). Nếu có một cái lồng chụp xung quanh để che chắn gió thì đó là (giới). Khi căn phòng được thắp sáng, các vật nhìn thấy là (tuệ), sự Hiểu và Thương. Mình càng nhìn được nhiều thì mình càng thương được nhiều. Thậm chí thương được cả “những đồ vật bị nứt, rơi vỡ, chưa kịp hàn gắn”
Trong các phòng tối đó, các vật vẫn hiện hữu, vẫn ở đó, nhưng khi chưa thắp sáng ngọn đèn, chúng ta chưa thể nhìn thấy rõ hoặc rất lờ mờ. Ai cũng có chánh niệm, nhưng không thường xuyên, chập chờn. Nên cái cảm nhận, cái nhìn sâu nó ít hơn. Khi ta xem ti vi, nếu tâm rong ruổi, thì phim có bật, mà ta đâu có xem, cơm có nhai mà đâu có ngon. Tất cả các pháp môn (phương pháp) đều giúp giúp đem tâm lang thang về hiện tại và an trú, điều này Bụt đã nói rất kĩ và rõ trong kinh Người biết sống một mình.
Thầy cũng đã có nói, tuy Bát chánh đạo chia làm tám nhưng là một vòng tròn liên kết lẫn nhau. Cái này sẽ bổ trợ cái kia. Ví dụ, khi nâng một ly nước có chánh niệm, ta tiếp xúc được với cốc nước một cách sâu sắc, ta ý thức được lượng nước rót ra như vậy đủ chưa? Mình có uống hết không? Khi uống ta tiếp chạm được với nước, thấy được vị ngọt và dấu vết của mây trắng, cơn mưa rào, thấy bàn tay mẹ đun nước…Ở cái nhìn này, chánh niệm còn là nhân quả. Nhân Quả từ cách nhìn này rất tự nhiên và đẹp biết bao.
Ngoài giờ thiền ngồi hàng ngày khoảng 30 phút, chúng ta có thể tập đặt những bước chân thảnh thơi lúc lên cầu thang, từ nhà xe lên phòng học, từ nhà tắm lên phòng ngủ với sự tiếp chạm của bàn chân và mặt đất, hơi thở. Ta có thể thực tập và chế tác được rất nhiều năng lượng chánh niệm. Năng lượng này sẽ yểm trợ và giúp ta ngồi thảnh thơi, thả lỏng và biết rõ toàn thân.
Khi mình thắp một cây nhang, nghe chuông hay lạy Phật, đó có thể chỉ là HÌNH THỨC, nếu lúc đó tâm còn rong ruổi. Tâm không có mặt thường xuyên lúc lạy Phật. Thực tế có những huynh đệ vì “Phụng sự” quá sức khi lạy Phật đã ngủ luôn một giấc ngắn ngon lành. Hình ảnh này rất đẹp và nhiều kỉ niệm, tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn sâu hơn để tập trung vào NỘI DUNG hơn.
Nhưng tia nắng sớm mai khẽ va vào cửa kính nhà bên, lật ngược trở lại, rơi khẽ vào sân. Nắng vốn vẫn thảnh thơi như thế. Cũng như muốn làm một người bạn, tôi nhặt nắng, đỡ trên đôi bàn tay vụng về, góp nhặt những tia nắng ngay trước sân nhà…
Tản Mạn Về "chánh Niệm" - Chìa Khóa Cho Khu Vườn Ấy Tản Mạn Về "chánh Niệm" - Chìa Khóa Cho Khu Vườn Ấy - Vũ Văn Sang