Sự khác biệt giữa người thành công và những người khác không nằm ở chỗ thiếu sức mạnh, thiếu kiến thức, mà là ở chỗ thiếu ý chí.

Vince Lambardi

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 45 Cuộc Chiến Giữa Tề Và Lỗ Ở Đất Thanh
i Công thập nhất niên (năm 484 trước công nguyên)
Mùa xuân năm Lỗ Ai Công thứ mười một vì lý do năm trước nước Lỗ từng đóng quân ở Tức (phía bắc huyện Mông Âm, phía nam huyện Phục Hưng, tỉnh Sơn Đông ngày nay) mệnh lệnh cho Quốc Thư, Cao Vô Phi soái lĩnh quân đội đi đánh nước Lỗ. Đại quân tiến đến vùng đất Thanh (đông nam huyện Trường Thanh, tỉnh Sơn Đông ngày nay). Quý Khang Tử chấp chính của nước Lỗ, nói với Tể quan của ông ta là Nhiễm Cầu rằng: “Quân Tề tiến đến vùng Thanh, nhất định là đến để đánh nước Lỗ. Đối phó với sự việc này như thế nào?” Nhiễm Cầu nói: “Ông đem quân đội phòng thủ quốc đô, ngoài ra Mạnh Tôn thị và Thúc Tôn thị đem quân đội của họ đến biên giới để chống đỡ”. Quý Khang Tử nói: “Điều này không làm được đâu” Nhiễm Cầu nói: “Thế thì ông bảo hai người ấy đem quân đội phòng thủ trong biên giới là được rồi”. Quý Khang Tử đem kế hoạch này nói cho Mạnh Tôn thị và Thúc Tôn thị biết. Nhưng hai người này không đồng ý. Nhiễm Cầu nói: “Đến một việc như vậy cũng không làm được, quốc quân nước Lỗ chúng ta sẽ giữ thành. Ông một mình thống soái quân đội đánh ở phía ngoài thành. Những người không phục tùng mệnh lệnh của ông đều không phải là người nước Lỗ. Gia thất trong đô thành nước Lỗ còn nhiều hơn binh xa của nước Tề, dùng cả nhà để chống lại một binh xa là thừa sức, ông còn gì phải lo lắng nữa. Mạnh Tôn, Thúc Tôn không chịu dốc sức chiến đấu cũng là lẽ đương nhiên! Bởi vì chính quyền nước Lỗ nằm trong tay họ Quý các ông. Lúc ông đương quyền, nước Tề đến đánh nước Lỗ chúng ta, nếu ông không xuất quân chống lại, thì đó là sự sỉ nhục của ông. Điều đó không xứng đáng với người đang chấp chính.”
Quý Khang Tử bảo Nhiễm Cầu cùng ông ta thượng triều, sau đó bảo Nhiễm Cầu đợi ông ta ở Cống Đảng Thị. Thúc Tôn, Chân Thù gặp Nhiễm Cầu, lớn tiếng hỏi việc nước Lỗ đánh nhau với nước Tề. Nhiễm Cầu đáp rằng: “Các ông làm quan to đương nhiên suy nghĩ sâu xa hơn, tôi chỉ là kẻ sai nha làm sao mà biết được?" Sau đó Mạnh Ý Tử gặng hỏi Nhiễm Cầu, Nhiễm Cầu đáp rằng: “Tôi suy nghĩ đến tài năng của tôi ít nhiều mà đối đáp với người ta, ngắm nghía lực lượng của tôi to hay nhỏ mà phục vụ cho người khác”. Thúc Tôn Chân Thù nói: “Điều này chứng minh rằng tôi không phải là bậc đại trượng phu, cho nên không muốn nói với tôi về việc nước Lỗ và nước Tề đánh nhau”. Thúc Tôn, Chân Thù sau khi trở về, lập tức kiểm tra quân đội của ông ta.
Thế là, con của Mạnh Ý Tử là Mạnh Võ Bá thông soái hữu quân nước Lỗ. Nhan Vũ điều khiển xe. Binh Tiết làm xa hữu. Nhiễm Cầu thống soái tả quân. Quảng Chu phụ điều khiển xe. Phàn Tu làm xa hữu. Quý Khang Tử nói: “Tuổi của Phàn Tu còn nhỏ" Nhiễm Cầu nói: “Tuổi tuy còn nhỏ, nhưng anh ta chịu theo tôi, tuân theo mệnh lệnh”. Giáp binh của họ Quý có bảy ngàn người. Nhiễm Cầu lấy ba trăm người ở vùng Vũ Thành (huyện Phí, tỉnh Sơn Đông ngày nay) làm bộ binh cho ông ta. Những người tuổi lớn và tuổi còn trẻ phòng thủ cung điện của nước Lỗ, đóng quân ở bên ngoài Vu môn (cửa Nam đô thành nước Lỗ). Qua năm ngày, hữu quân do Mạnh Vũ Bá cầm đầu mới đến kịp.
Công thúc Công Vi trông thấy người già, kẻ trẻ phòng thủ đô thành, cảm động đến rơi nước mắt nói rằng: “Lao dịch nhiều, sưu thuế nặng, những kẻ bề trên không có thể tính kế cho đất nước, là quân sĩ của nhà nước lại không ra sức giữ gìn biên cương. Như vậy làm sao xứng đáng là cai trị nhân dân? Tôi đã nói những lời lẽ như vậy, lẽ nào tôi không dốc sức vì đất nước?”
Tả quân nước Lỗ và quân đội nước Tề đánh nhau ở ngoại thành Khúc Phụ của thủ đô nước Lỗ. Quân Tề từ bên ngoài Tắc môn phía Nam thủ đô nước Lỗ tiến vào. Tả quân nước Lỗ không vượt qua con sông bảo vệ thành. Phàn Tu nói với Nhiễm Cầu: “Không phải là không vượt qua nổi Hộ thành hà, mà vì nước Lỗ không tin tưởng ở ông, xin ông ký với quân Lỗ ba điều không nên làm, thì có thể vượt qua con sông Hộ thành này!” Nhiễm Cầu làm theo lời của Phàn Tu, quần chúng đi theo đều vượt qua sông Hộ thành. Tả quân nước Lỗ đánh thẳng vào quân Tề.
Nhưng hữu quân nước Lỗ lại thất bại thảm hại, quân Tề từ phía sau đuổi theo. Tướng lĩnh của nước Tề là Trần Quyền, Trần Trang vượt qua Tứ Thủy (tên một dòng sông, chảy qua phía bắc và phía Tây thành Khúc Phụ). Quân Lỗ vào thành, Mạnh Tử Phản đi cuối đoàn quân để khóa đuôi, rút ra một cái tên quất vào ngựa và nói: “Không phải tôi không sợ chết, tôi đi phía sau là vì ngựa của tôi phi không nhanh”. Một số binh sĩ trong đội ngũ của Lâm Bất Nữu hỏi ông ta: “Có cần phải phi nhanh không?” Lâm Bất Nữu nói: “Ta không thua kém ai, làm gì phải phi nhanh?” Lại hỏi: “Thế thì có phải lưu lại không?” Lâm Bất Nữu nói: “Lưu lại thì có ích lợi gì?”. Lâm Bất Nữu cứ thong thả mà đi, cuối cùng bị chết trận.
Tả quân nước Lỗ nhặt được tám mươi cái đầu lâu của quân sĩ nước Tề. Quân Tề bị đánh tan tác. Nửa đêm lính trinh sát thám thính tình hình quân địch quay về báo cáo rằng: “Quân Tề đã lặng lẽ tháo chạy” Nhiễm Cầu thỉnh câu Quý Khang Tử cho lính đi truy kích. Trước sau thỉnh cầu ba lần, nhưng Quý Khang Tử đều không chấp nhận.
Mạnh Vũ Bá nói với mọi người: “Ta không bằng Nhan Vú nhưng lại hơn Bỉnh Tiết rất nhiều. Nhan Vú đánh trận dũng cảm sắc bén mà nhanh nhẹn. Ta tuy trong lòng có sợ hãi, không muốn đánh nhau, nhưng ta vẫn còn cố chịu đựng được, chẳng nói chẳng rằng, còn Bỉnh Tiết quả thực là nhát gan, miệng lúc nào cũng la hét: “Đánh xe nhanh tháo chạy đi”. Do vậy ta vẫn còn hơn Bỉnh Tiết”.
Công thúc Công Vi và một tiểu đồng mà ông ta nuông chiều là Uông Kỳ cùng đi trên một xe trong lúc đánh trận, cả hai đều chết. Thi thể của hai người đã tìm thấy, cùng tiến hành lễ an táng. Khổng Tử nói: “Uông Kỳ tuy là một đứa trẻ, nhưng là người có thể cầm vũ khí bảo vệ đất nước, có thể không mai táng cậu ta theo nghi thức trẻ con”. Lúc Nhiễm Cầu xông trận vì xa hữu là Phàn Tu tuổi còn trẻ, bèn lấy xà mâu của Phàn Tu tự mình xông vào trận địa, cho nên có thể xông thằng vào quân Tề. Khổng Tử nói: “Làm như vậy là rất đúng”.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh