Where the sacred laws of honour are once invaded, love makes the easier conquest.

Addison

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 40 Tử Sản Và Thương Nhân
hiêu Công thập lục niên (năm 526 trước công nguyên)
Có một đôi vòng bằng ngọc, Hàn Khởi - đại phu nước Tấn có một chiếc, một chiếc khác ở trong tay một thương nhân nước Trịnh. Hàn Khởi nói với Trịnh Định Công để lấy chiếc vòng của thương nhân người Trịnh. Tử Sản trái lại không đồng ý đưa vòng ngọc của thương nhân nước Trịnh cho Hàn Khởi. Tử Sản nói: “Tôi hoàn toàn không biết, đây không phải là đồ vật trong kho của nhà nước, đây là tài sản riêng của thương nhân”. Hai đại phu nước Trịnh là Du Cát và Công Tôn Huy nói với Tử Sản: “Đồ vật mà Hàn Khởi cần ở nước Trịnh chúng ta không nhiều, nước Trịnh chúng ta không thể không làm nước láng giềng thân thiện của nước Tấn. Chúng ta không thể đối xử quá gay gắt với Hàn Khởi của nước Tấn. Nếu gặp phải kẻ tiểu nhân chuyên khiêu khích ly gián quan hệ giữa hai nước Tấn và nước Trịnh chúng ta, lại gặp phải chuyện không may xảy ra sẽ làm cho nước Tấn giận dữ, đem quân đến hỏi tội. Đến lúc đó có hối hận cũng không kịp. Tại sao ông chỉ vì yêu quý một chiếc vòng ngọc mà chuốc lấy sự bất mãn và thù hận của một nước lớn đối với chúng ta? Tại sao không tìm đến thương nhân đó lấy chiếc vòng ngọc tặng cho Hàn Khởi?” Tử Sản nói: “Tôi làm như vậy không phải là đôi xử tệ với nước Tấn, cũng không phải là không trung thành với nước Tấn. Bởi vì tôi muốn đi theo nước Tấn đến cùng, cho nên không đưa cho Hàn Khởi chiếc vòng ngọc đó. Tôi làm như vậy hoàn toàn là vì để giữ chữ trung chữ tín. Công Tôn Kiều tôi chỉ nghe nói một quân tử không lo mình không có tài sản. Một người quân tử chỉ lo rằng mình có chức tước nào đó mà không có tiếng tăm tốt. Công Tôn Kiều cũng nghe nói rằng trị vì một quốc gia, không lo phải hầu hạ phụng sự một nước lớn như thế nào, phải bảo vệ một nước nhỏ như thế nào. Cai trị một đất nước, chỉ lo là không có lễ pháp để làm cho đất nước ổn định. Nếu như người của một nước lớn ra lệnh cho nước nhỏ và mọi yêu cầu của họ đều được đáp ứng, thế thì một nước nhỏ làm sao có thể đáp ứng hết cho được. Một nước thì đưa cho, một nước thì không đưa cho. Có thứ thì đưa cho, có thứ không đưa. Làm như vậy e rằng càng đắc tội thêm mà thôi! Vả lại yêu cầu của nước lớn nếu ta không dựa vào Lễ để mà cự tuyệt, thì làm sao có thể thỏa mãn mọi tham vọng của họ được? Nếu lúc nào cũng thỏa mãn yêu cầu của nước lớn, chúng ta sẽ trở thành một bộ phận của nước Tấn, và đất nước chúng ta sẽ bị diệt vong. Nếu như Hàn Khởi là phụng mệnh của nước Tấn đi sứ sang nước ta, mà bản thân ông ta lại đòi lấy vòng ngọc cho bản thân mình, thì sự tham nhũng đó là quá tệ hại! Đó chẳng phải là phạm pháp hay sao? Tìm thương nhân nước ta để lấy một chiếc vòng ngọc, sẽ gây nên hai tội, một là làm cho đất nước chúng ta bị diệt vong, hai là khiến cho Hàn Khởi trở thành quan lại tham ô. Chúng ta hà tất phải làm như vậy? Hơn nữa chỉ vì một chiếc vòng ngọc nhỏ mà tôi mang vạ vào thân, đó chẳng phải là quá đáng hay sao?”.
Hàn Khởi không lấy chiếc vòng ngọc từ chỗ Trịnh Định Công, lại mua được từ tay thương nhân nọ. Cuộc mua bán coi như đã xong xuôi. Người thương nhân nước Trịnh nói rằng: “Nhất định phải báo cáo với người chấp chính của chúng tôi, thì việc mua bán này mới chính thức được”. Hàn Khởi bèn đi hỏi ý của Tử Sản: “Trước đây mấy hôm Hàn Khởi tôi xin đương cục nước Trịnh giao cho tôi chiếc vòng ngọc, chấp chính không muốn làm một việc bất nghĩa, cho nên tôi cũng không muốn ép các người. Giờ đây tôi đã mua được chiếc vòng ngọc đó từ tay thương nhân của các người, nhưng thương nhân của các người lại nói cần phải báo cáo cho chấp chính biết. Tôi mạo muội hỏi ông: đó là đạo lý gì vậy?" Tử Sản nói với Hàn Khởi: “Trước đây, tiên quân của chúng tôi là Hằng Công cùng với thương nhân trú ngụ quanh vùng Cao Kinh, sau đó Cao Kinh bị tàn phá, nên đã cùng nhau rời khỏi Cao Kinh, dời đến chỗ ở bây giờ. Tiên quân Hằng Công và thương nhân thay nhau cày cấy, phát quang cây cỏ gai góc, cùng nhau cư ngụ tại nơi đây. Lúc bấy giờ, vì để tin tưởng lẫn nhau Hằng Công và thương nhân có thề bồi với nhau, thề rằng: “Ông không phản bội lại tôi, tôi cũng không thể ép mình mua các vật phẩm của các ông, cũng không thể cướp đoạt vật phẩm của các ông. Các ông có châu báu hoặc thương phẩm có thể làm giàu được, tôi cũng không thể can thiệp vào việc mua bán của các ông”. Cứ dựa theo lời thề này chính phủ của chúng tôi và thương nhân hợp tác chặt chẽ với nhau cho mãi đến ngày nay. Giờ đây Ngài xa giá quang lâm là nhằm mục đích xúc tiến việc bang giao với đất nước chúng tôi, nhưng ngược lại khiến chúng tôi cướp đoạt tài sản và thương nhân, cũng có nghĩa là bắt chúng tôi bội phản lại lời thề xưa. Điều này e rằng không được thỏa đáng cho lắm! Nếu ngài đoạt được vòng ngọc mà để mất đi lòng tin của chư hầu, tôi tin rằng nhất định ngài sẽ không làm như vậy. Giả như đại quốc lúc nào cũng đòi hỏi ở nước Trịnh chúng tôi, muốn biến nước tôi thành một bộ phận của biên cương các ngài, thì chúng tôi không bao giờ chấp nhận. Công Tôn Kiều tôi nếu như đưa vòng ngọc cho ngài, tôi không biết làm như vậy là theo cái đạo lý gì. Tôi mạo muội nói hết những điều cần nói”. Hàn Khởi cảm ơn không đòi hỏi vòng ngọc nữa. Hàn Khởi nói: “Hàn Khởi tôi là kẻ ngu ngốc, mới xấc xược đòi hỏi vòng ngọc, không ngờ có thể gây nên hai tội lớn, một là mất đi lòng tin của chư hầu, hai là phá hoại minh thệ của nước Trịnh. Xin mạo muội trả lại chiếc vòng ngọc này”.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh