In order to heal others, we first need to heal ourselves. And to heal ourselves, we need to know how to deal with ourselves.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 39 Sở Linh Vương Lâm Nạn Tại Can Khê
hiều Công thập nhị niên (năm 530 trước công nguyên)
Mùa đông năm Lỗ Chiêu Công thứ mười hai, Sở Linh Vương đến vùng Châu lai (huyện Phượng Đài, tỉnh An Huy ngày nay) để săn bắn, cả đoàn dừng lại tại Dĩnh Vĩ (Chinh Dương quan nơi tiếp giáp giữa huyện Thọ và Huyện Dĩnh Thượng, tỉnh An Huy ngày nay). Sở Linh Vương ra lệnh cho các đại phu nước Sở là Thang Hầu, Phan Tử, Tư Mã Đốc, Doãn Ngưu, Lăng Doãn Hỷ đem quân bao vây vùng Từ (vùng Từ Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay) lấy cớ đó để uy hiếp nước Ngô. Sở Linh Vương đem quân đến Can Khê (đông nam huyện Hào, tỉnh An Huy ngày nay) dựng doanh trại, để chi viện từ phía sau.
Gặp phải lúc trời rơi tuyết, Sở Linh Vương đầu đội mũ lông, mặc quần áo nhung do nước Tần gửi tặng, trên vai quàng chiếc khăn quàng màu xanh đậm, chân đi giày làm bằng da beo, tay cầm roi đi tuần tra. Đại phu nước Sở là Bác Tích Phụ cùng đi theo. Hữu doãn Nhiên Đan yết kiến Linh Vương vào lúc chập choạng tối. Linh Vương tiếp kiến Nhiên Đan, lúc nhìn thấy ông ta, đặt roi xuống, cởi mũ và khăn choàng nói với Nhiên Đan: “Trước đây, tiên vương của chúng tôi Hùng Dịch cùng với Tề Thái công tử Tử Lã, con của Vệ Khang Thúc là Vương Tôn Mâu, con của Tấn Đường Thúc là Phụ, công tử nước Chu là Tử Bá Cầm cùng làm việc cho Chu Khang Vương. Bốn nước họ đều có châu báu do Chu Thiên Tử ban tặng, chỉ có Hùng Dịch tiên vương của chúng tôi là không có. Giờ đây tôi cho người đến xin Chu Thiên Tử bảo đỉnh để làm vật ban tặng, Chu Thiên Tử liệu có cho chúng tôi không?” Nhiên Đan trả lời: “Chu Thiên Tử đương nhiên sẽ đưa cho chúa công! Trước đây Hùng Dịch tiên vương của chúng ta cư trú ở vùng Kinh Sơn hẻo lánh (phía tây huyện Nam Chương, tỉnh Hồ Bắc ngày nay), đi xe bằng gỗ tạp, mặc áo rách đến trú tại một vùng thảo nguyên mọc đầy gai góc. Trèo đèo vượt suối mới có thể phụng sự thiên tử, chỉ có cung làm bằng gỗ đào, tên làm bằng gỗ cây gai triều cống cho Chu thiên tử dùng. Tề quân là cậu của Chu Thiên Tử, quốc quân các nước Tấn, Lỗ, Vệ đều là em của Chu Thiên Tử. Đó là lý do vì sao nước Sở không được Chu Thiên Tử ban thưởng mà họ lại được ban thưởng. Giờ đây Chu Thiên Tử cùng bốn nước Tề, Tấn, Lỗ, Vệ phụng sự cho quân vương chúng ta, nói gì họ sẽ nghe nấy, ông ta làm sao dám luyến tiếc cái bảo đỉnh đó?” Linh Vương lại nói: “Viễn tổ của chúng ta trước đây là Côn Ngô, cư ngụ tại nước Hứa ngày xưa (huyện Hứa Xương, tỉnh Hà Nam ngày nay). Giờ đây người nước Trịnh tham lam sản vật của nước Hứa, chiếm cứ nước Hứa mà không giao trả cho chúng ta. Ví dụ như ta đến nước Trịnh đòi lại đất Hứa, liệu họ có trả lại cho chúng ta không?” Nhiên Đan đáp rằng: “Đương nhiên là trả lại cho chúa công rồi! Chu Thiên Tử không dám luyến tiếc bảo đỉnh, người nước Trịnh sao dám luyến tiếc đồng ruộng đất Hứa?” Linh Vương lại hỏi: “Trước đây các nước chư hầu xa lánh nước Sở chúng ta, chỉ kính nể nước Tấn. Ngày nay ta mở rộng củng cố thêm bốn thành trì là Trần (huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay), Thái (tây nam Thượng Thái Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay), Đông Bất Canh (tây bắc huyện Vũ Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay) và Tây Bất Canh (đông nam huyện Tương Thành, tỉnh Hà Nam ngày nay). Mỗi nơi trang bị một ngàn chiếc binh xa. Ở đó cũng có công lao của ông. Làm như vậy các nước chư hầu có kính nể chúng ta không?” Nhiên Đan đáp rằng: “Đương nhiên là kính nể chúa công rồi! Công sự phòng ngự và lực lượng quân sự ở các vùng biên cương đó đã để các nước chư hầu kính sợ. Huống hồ lại còn có thêm lực lượng bản thân nước Sở của chúng ta. Nước chư hầu nào lại dám không kính nể sợ hãi chúng ta?”.
Vừa nói đến đây, Công Doãn Lộ bước vào xin hỏi Sở Linh Vương: “Chúa công tôi từng ra lệnh cho tôi xẻ ngọc ra làm trang sức cho cán rìu, tôi xin hỏi chúa công phải làm như thế nào?” Sở Linh Vương đi đến xem thử xem. Lúc bấy giờ Bốc Tích Phụ nói với Nhiên Đan rằng: “Ông là người có danh tiếng của nước Sở. Hôm nay ông đối đáp với chúa công ta như vậy, quả là kẻ phụ họa, đất nước chúng ta làm sao làm được như thế?” Nhiên Đan nói: “Tôi sẽ mài sắc ngôn ngữ đối đáp của tôi để đối phó với chúa công. Đợi chúa công ra, tôi sẽ nói tất cả không chút nể nang, tranh luận với nhau không hề giữ kẽ”.
Sở Linh Vương đi ra, lại cùng bàn luận với Nhiên Đan, vừa mang tả sử Ý Tương từ bên cạnh bước nhanh ra. Linh Vương nói: “Ông ta là một sử quan tài giỏi, ông cần chăm sóc đến ông ta. Ông ta có thể đọc được tam phần, ngũ điển, bát sách, cửu khâu... Các điển tích thời thượng cổ”. Nhiên Đan phản bác rằng: “Thầy từng hỏi ông ta. Trước đây Chu Mộc Vương phô bày dã tâm của ông ta, chu du thiên hạ, định dấu vết xa mã của ông ta lưu lại khắp mọi nơi. Một thái công nào đó đã làm một bài thơ kỳ chiêu để can ngăn dã tâm của Mục Vương, cho nên Mục Vương đã được yên nghỉ ở Để Cung (huyện Nam Trịnh tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Thần hỏi Tả sử Ỷ Tương có biết bài thơ kỳ chiêu đó không, rốt cuộc ông ta nói là không biết. Một sự việc rất gần như chuyện của Chu Mục Vương ông ta cũng không biết, nếu hỏi những chuyện từ thời xa xưa thì ông ta làm sao mà biết được?” Linh Vương nói: “Thế thần có biết bài thơ đó không?” Nhiên Đan đáp rằng: “Thần có biết. Bài thơ đó là như thế này: giọng cầu chiêu, tĩnh mịch thâm tràm, nói lên âm thanh của người có đức hạnh. Hành động của vua ta giống như ngọc thạch trắng tinh, lóng lánh như hoàng kim, thuần khiết xán lạn mà vững chắc. Đo lường lực lượng của nhân dân, kiềm chế dục vọng của mình, đừng làm những việc vượt quá bổn phận của mình”.
Sở Linh Vương lạy tạ Nhiên Đan, sau đó vào phòng nghỉ ngơi. Những lời nói này của Nhiên Đan khiến cho Sở Linh Vương ăn không ngon ngủ không yên. Tuy mấy ngày liền ăn không được, ngủ không được, nhưng ông ta vẫn không kiềm chế được dục vọng của mình, cho nên cuối cùng đã gặp phải tại nan.
Sau này, Khổng Tử bình luận rằng: “Thời cổ có ghi chép rằng: “Có kiềm chế được mình, tuân theo lễ pháp, đó là người có nhân”. Câu nói này rất đúng. Sở Linh Vương nếu làm được như vậy thì ông ta sẽ không bị làm nhục mà gặp nạn tại Can Khê.
Chiêu Công thập tam niên (năm 529 trước công nguyên)
Lỗ Tương Công năm thứ ba mươi (năm 543 trước công nguyên), lúc Sở Linh Vương làm lệnh doãn giết chết đại tư mã Nguyên Yểm, cướp vợ và tài sản của Nguyên Yểm. Lỗ Chiêu Công năm thứ hai (năm 540 trước công nguyên) Sở Linh Vương kế vị lại cướp đất đai của Viên Cư. Lỗ Chiêu Công năm thứ chín (năm 533 trước công nguyên) Sở Linh Vương chuyển người Hứa đến vùng Di (cách 17 dặm về phía đông nam huyện Đài, tỉnh An Huy ngày nay) đồng thời bắt Hứa đại phu là Hứa Vi đem về nước Sở làm con tin. Thái Vĩ được sự chiều chuộng và tin dùng của Linh Vương - Năm Lỗ Chiêu Công thứ mười một (năm 531 trước công nguyên) Sở Linh Vương tiêu diệt nước Thái (huyện Thượng Thái, tỉnh Hà Nam ngày nay), cha của Thái Vĩ bị quân Sở đánh chết - Linh Vương ra lệnh cho Thái Vĩ bảo vệ quốc đô nước Sở, còn mình thì tiến về Can Khê. Lỗ Chiêu Công năm thứ tư (năm 538 trước công nguyên) vào khoảng tháng sáu, Sở Linh Vương và chư hầu họp bàn việc liên kết tại vùng Thân (huyện Nam Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay), từng làm nhục Thường Thọ Quá, đại phu của nước Việt. Sở Linh Vương lại cướp đoạt thái ấp Ngưu của Đấu Vĩ Quy (quanh huyện Nam Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay), lại cướp đoạt thái ấp của Đấu Thành Nhiên, con của Đấu Vĩ Quy, lại bổ nhiệm Đấu Thành Nhiên làm giao doãn (giao doãn là quan lo việc ngoại giao ở vùng biên giới). Đấu Thành Nhiên từng hầu hạ Linh Vương ấu đế công tử Huy Tật cho nên đối với Nguyên Cư Hứa Vi, Thái Vĩ, Đấu Thành Nhiên... Và tộc Nguyên thị đều không đối xử theo Lễ. Những người này dựa vào thân tộc của những người bị mất chức vụ, địa vị thời Sở Linh Vương để dụ dỗ đại phu nước Việt là Thường Thọ Quá làm loạn. Thường Thọ Quá bao vây cố thành biên giới phía đông của nước Sở (đông bắc huyện Tức tỉnh Hà Nam ngày nay), tiến đánh Túc Châu (giữa huyện Túc và huyện Tân Thái, tỉnh Hà Nam ngày nay), rồi củng cố thành lũy ở Tức Châu đóng quân tại nơi đó.
Lỗ Tương Công năm thứ hai mươi hai (năm 551 trước công nguyên), lúc Quan Khởi bị xe của Sở Khang Vương cán chết, con trai của ông ta là Quan Tòng đang ở nước Thái. Quan Tòng bèn ở lại nước Thái làm việc cho Triều Ngô là đại phu nước Thái. Sau khi Sở Linh Vương tiêu diệt nước Thái, bèn phong cho công tử Tật, em của ông ta vùng đất Thái. Quan Tòng vì muốn trả thù việc Sở Khang Vương giết chết cha mình, bèn khiêu khích Triều Ngô rằng: “Nếu như ngày nay Sở Vương không đồng ý cho nước Thái khôi phục lại đất nước, nước Thái cũng chẳng còn gì để phục quốc. Xin nhân lúc Thường Thọ Quá nổi loạn mà thừa cơ khôi phục lại đất nước”. Thế là lấy danh nghĩa là mệnh lệnh của công tử Tật triệu hồi Công Tỷ, người đã tháo chạy sang nước Tấn khi Sở Linh Vương chiếm ngôi, cũng triệu hồi cả công tử Hắc Hoằng lúc bấy giờ tháo chạy trốn qua nước Trịnh. Đến ngoại vi đô thành nước Thái. Quan Tòng nói rõ sự thật cho họ biết, đồng thời bức họ ký kết minh thệ. Sau đó tập kích thái công. Thái công Tật lúc bấy giờ đang chuẩn bị ăn cơm, nhìn thấy bọn họ liền bỏ chạy. Quan Tòng ép công tử Tỷ ăn các thức ăn của thái công. Sau đó đào đất làm đàn, giết súc vật lấy máu ăn thề. Lấy một bức minh thư đặt lên súc vật, hoàn thành nghi thức ký minh ước với Thái Công (giả mạo) thì lập tức bảo công tử Tỷ và các người khác rời khỏi nơi đó. Quan Tòng tự mình tuyên bố với nhân dân Thái rằng: “Thái Công đã gọi công tử Tư và công tử Hắc Hoằng trở về chuẩn bị đưa hai người về nước Sở. Sau khi Thái Công ký kết minh thệ với họ xong, bèn sai họ lập tức lên đường. Thái Công sẽ đích thân dẫn quân lính đi theo”. Nhân dân nước Thái tụ tập lại vây bắt Quan Tòng. Quan Tòng nói: “Công tử Tỷ và công tử Hắc Hoằng đã chạy trốn rồi. Quân đội của Thái Công cũng đã tổ chức lại rồi, dù có giết tôi cũng chẳng có tác dụng gì” Thế là họ bèn thả Quan Tòng ra. Tiếp đó Triệu Ngô nói: “Thưa bà con, nếu như bà con quyết giữ lấy chữ trung mà hy sinh vì Sở Vương, chi bằng nghe theo lời của Quan Tòng, đợi sự diễn biến của tình hình. Bà con mong muốn bình an vô sự, chi bằng giúp đỡ Thái Công để thỏa mãn lòng mong ước của mình. Hơn nữa nếu bà con phản lại chúa thượng Thái Công, thì sẽ chẳng có cách nào đâu”. Nhân dân Thái đều nói rằng: “Thế thì cứ nghe theo lời Thái Công”. Thế là họ ủng hộ Thái Công, đồng thời triệu công tử Tỷ và công tử Hắc Hoàng về đất Đặng (đông nam huyện Yểm Thành, tỉnh Hà Nam ngày nay) để cử hành nghi thức minh thệ. Bởi vì bắt đầu sự kiện này phải dựa vào lực lượng của nhân dân hai nước Trần và Thái cho nên đồng ý sau khi công việc thành đạt, sẽ cho phép hai nước Trần, Thái khôi phục lại đất nước. Công tử Tỷ, công tử Hắc Hoàng, công tứ Khí Tật, Đấu Thành Nhiên và Triều Ngô của nước Thái cầm đầu quân đội của các nước Trần, Thái, Đồng Bát Canh, Tây Bất Canh, Hứa, Diệp và các nước nhỏ thời Xuân Thu bị nước Sở tiêu diệt (xung quanh huyện Diệp tỉnh Hà Nam ngày nay) và tộc nhân của bọn họ La Cứ, Hứa Vi, Thái Ví, Đấu Thành Nhiên tiến về phía đô thành Sính (huyện Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc ngày nay) của nước Sở. Đến ngoại thành của Sính đô nước Sở, người nước Trần, Thái vì để tuyên truyền thanh thế việc phục quốc, yêu cầu được xây dụng đồn lũy để khuếch trương thanh thế. Sau khi Thái Công Khí Tật biết được, nói rằng: “Cái quý của quân đội là ở chỗ thần tốc. Vả lại, xây dụng đồn lũy là một việc hao tài tốn sức. Xây dựng một hàng rào doanh trại là được rồi”. Thế là bèn làm một hàng rào doanh trại. Thái Công Khí Tật phái hai người đồng đảng là Tu Vụ Mâu và Sử Ti xâm nhập vào đô thành của nước Sở trước, được chính bộc nhân (cận quan của thái tử) giúp đỡ giết chết thái tử Lộc và công tử Bãi Địch.
Công tử Tỷ kế vị làm vua, công tử Hắc Hoằng làm lệnh doãn, quân đội đóng tại Ngũ Pha (phía nam huyện Chung Tường, tỉnh Hồ Bắc ngày nay) công tử Khí Tật làm Tư mã. Ông ta vừa vào đến Sính đô liền sửa sang vương cung đồng thời phái Quan Tòng truy đuối theo quân đội của Sở Linh Vương và tuyên bố với quân đội của Sở Linh Vương rằng: “Ai về trở về trước tiên thì sẽ được giữ chức vụ như cũ, ai về sau thì sẽ cắt mũi". Quân đội của Sở Linh Vương đến Tí Lương (huyện Tín Dương, tỉnh Hà Nam ngày nay) thì hoàn toàn tan rã.
Sở Linh Vương nghe tin con trai của ông ta chết, từ trên xe ngã xuống, sau đó nói rằng: “Còn có ai yêu quý con như ta không?”. Người hầu bên cạnh nói: “Tình yêu con của người khác còn vượt qua tình yêu con của chúa thượng. Những người già cả như thần đây mà chưa có con cái, khi chết, thần chỉ biết rằng sẽ bị vứt xuống mương mà thôi”. Linh Vương nói: “Ta đã giết quá nhiều con cái của người khác liệu sau khi ta chết có bị vút xuống mương máng hay không?”.
Hữu doãn Nhiên Đan nói: “Trước hết chúng ta hãy đợi ở ngoại thành Sính đô đã, nghe ngóng ý kiến của bàn dân thiên hạ như thế nào?” Linh Vương nói: “Quân chúng họ phẫn nộ là điều không tránh khỏi!” Nhiên Đan lại nói: “Giả dụ cứ tiến vào đại đô ấp trốn tránh, sau đó xin chư hầu viện binh, có được không?”.
Sở Vương nói: “Đại đô ấp đã phản bội ta rồi, ta không còn chỗ để trốn tránh nữa”. Nhiên Đan nói: “Giả dụ bỏ chay sang nước khác, sau đó nghe theo sự sắp đặt của các nước đó, chúa công thấy có được không?” Sở Vương nói: “Một người trong cả cuộc đời mình chỉ có một lần gặp vận may. Ta trốn chạy sang nước khác chỉ chuốc lấy nhục vào thân thôi”. Thế là Nhiên Đan lại trở lại Sính đô.
Sở Linh Vương men theo Hán Thúy, chuẩn bị đến Yên (huyện Tự Trung, tỉnh Hồ Bắc ngày nay, biệt đô của nước Sở) con đại phu nước Sở - Thân Vô Vũ là Thân Hợi nói: “Cha tôi đã hai lần mạo phạm mệnh lệnh của quốc quân, quốc quân không giết cha tôi, còn có ân huệ nào lớn hơn nữa. Đối xử với quốc quân không nên quá tàn nhẫn, không nên quên ân huệ của người khác giành cho mình. Tôi quyết định đi theo quốc quân”. Thế là đi tìm Sở Linh Vương, gặp Sở Linh Vương tại Kinh Vi (đông bắc huyện Tân Dã, tỉnh Hà Nam ngày nay), cùng Linh Vương trở về nước Sở.
Ngày 26 tháng 5, Sở Linh Vương thắt cổ tự tử. Thân Hợi an táng Sở Linh Vương đồng thời cũng chôn theo hai đứa con gái của mình.
Quan Tòng nói với công tử Tỷ rằng: “Không giết công tử Khí Tật, tuy bây giờ xưng vương lấy lại đất nước, nhưng cũng giống như đang tiếp nhận một tai họa” Công tử Tỷ nói: “Ta không nhẫn tâm giết hại công tử Khí Tật”. Quan Tòng nói: “Người ta có thể nhẫn tâm giết chúa công. Thần không nỡ nhẫn tâm ngồi đợi người ta giết chúa công!”. Nói xong thì bỏ đi.
Ở Sính đô, hàng đêm đều có người sợ hãi la lớn: “Lão vương trở về rồi!” Đêm 18 tháng 5 công tử Khí Tật cử người lùng sục khắp nơi la lớn: “Lão vương trở về rồi”. Dân Sính đô vô cùng sợ hãi. Đồng thời cử Đấu Thành Nhiên chạy đi báo cho công tử Tỷ, công tử Hắc Hoằng: “Lão vương đã trở về rồi! Nhân dân đã giết tư mã công tử Khí Tật rồi, không lâu nữa sẽ đến đây! Nếu các ngươi sớm kết liễu sinh mạng của mình, thì có thể khỏi bị làm nhục. Sự phẫn nộ của quần chúng giống như nước và lửa, rất khó đối phó!” Thế là cả hai người đều tự sát.
Ngày 19 tháng 5 công tử Khí Tật lên ngôi vua, đổi tên là Hùng Củ, cũng là Sở Bình Vương. Sở Bình Vương chôn công tử Tỷ tại Tí tức là Tí Ngao. Bình Vương lại giết một phạm nhân, cho người tử tù mặc quần áo của Sở Linh Vương, để cho thi thể trôi lênh bềnh trên Hán Thủy, sau đó vớt thi thể từ Hán Thủy lên đem đi mai táng. Dùng cách lừa dối này để nói rằng Sở Linh Vương đã chết, để làm yên lòng người dân trong nước. Bổ nhiệm Đấu Thành Nhiên, làm lệnh doãn của nước Sở.
Nước Sở rút lui quân năm trước, đã tiến đánh nước Từ. Người nước Ngô đánh tan quân Sở tại Dự Chương (cách huyện Thọ 40 dặm về phía tây, thuộc tỉnh An Huy ngày nay) bắt năm vị thống soái của quân Sở làm tù bình, đó là: Thang Hâu, Phan Tử, Tư Mã Đốc, Hiêu Doãn Ngưu, Lăng Doãn Hỷ.
Sở Bình Vương cho hai nước Trần, Thái khôi phục lại đất nước của mình. Nhân dân đã di chuyển đi đến các nơi khác từ thời Linh Vương, đều cho phép họ trở về nơi ở cũ. Lúc Bình Vương bắt đầu lên ngôi, hứa sẽ đem lại lợi ích cho mọi người, bấy giờ đều làm đúng theo lời hứa. Bố thí cho nhân dân những thứ cần dùng trong cuộc sống, giảm nhẹ sưu thuế lao dịch cho nhân dân, ân xá tội phạm, dùng lại những người trước đây đã bị mất chức vụ. Sau đó Bình Vương triệu kiến Quan Tòng, hỏi rằng: “Thần có nguyện vọng gì?” Quan Tòng trả lời: “Tiên nhân của thần đảm nhiệm trợ thủ của bốc quan”. Thế là bổ nhiệm ông ta làm bốc doãn, chuyên quản lý việc bói toán.
Lai sai Chi Như Tử Cung sang nước Trịnh bẩm báo, chuẩn bị trả lại hai ấp Ngưu (đông nam huyện Lỗ Sơn, tỉnh Hà Nam ngày nay) và Lịch (huyện Vũ, tỉnh Hà Nam ngày nay) để lấy lại sự hòa mục bang giao với nhau. Sau khi cử hành xong lễ triều bẩm, Chi Như Tử Cung không trả hai ấp Ngưu và Lịch cho nước Trịnh. Người Trịnh hồi ông ta rằng: “Chúng tôi nghe được những lời đồn đại ngoài đường, chúa công nước Sở đã có mệnh lệnh trả lại hai ấp Ngưu và Lịch cho quân chủ nước Trịnh, chúng tôi mạo muội xin ngài giao mệnh lệnh đó cho chúng tôi”. Ông ta trả lời rằng: “Thân chưa nhận được mệnh lệnh như vậy”. Khi ông ta trở về nước Sở báo cáo nhiệm vụ, Bình Vương hỏi đến chuyện hai ấp Ngưu, Lịch, Chi Như Tử Cung cởi áo khoác tạ tội với Bình Vương: “Thần đã phạm sai lầm, làm trái lại mệnh lệnh của chúa công, không giao hai ấp Ngưu, Lịch cho nước Trịnh”. Bình Vương nắm chặt tay ông ta nói: “Thần đừng tự trách mình như vậy! Về nhà nghỉ ngơi cái đã, nếu trẫm có việc gì sẽ gọi thần đến”.
Mấy năm sau, Thân Hợi báo cho Bình Vương biết nơi để quan tài của Linh Vương, thế là lại cải táng cho Linh Vương.
Lúc đầu, Sở Linh Vương bói một quẻ hỏi rằng: “Ta có thể đoạt được cả nước Sở không?” Quẻ bói cho biết: điềm không may. Sở Linh Vương bèn vứt thẻ bói đi, trách móc ông trời, lớn tiếng la hét: “Đến một vật nhỏ bé như vậy trời cũng không chịu cho ta, ta nhất định sẽ tự mình đoạt lấy”. Nhân dân lo sợ tham vọng của Linh Vương quá lớn, cho nên đã đi theo đội ngũ của Bình Vương như trở về gia đình của mình vậy.
Mới đầu, vợ cả của Sở Cộng Vương không có con, vợ thứ sinh được năm quí tử: Khang Vương, Linh Vương, công tử Tỷ, công tử Hắc Hoằng và Bình Vương. Không biết nên chọn ai làm người kế vị thì tốt hơn. Do đó Sở Cộng Vương đã cúng tế thần sao, thần sông núi một cách hết sức long trọng, cầu khấn rằng: “Xin quần thần chọn một trong năm người con để làm người kế thừa của đất nước”. Lấy ra một tấm ngọc bích đưa cho các thần xem, nói: “Người quỳ lạy dưới tâm ngọc bích này là người mà quần thần chọn làm Sở quân. Mỗi một người đều phải nghe theo ông ta”. Sau đó, Cộng Vương cùng với người thiếp yêu quý của mình là Ba Cơ bí mật chôn ngọc bích trong sân thái thất tổ miếu của nước Sở, bắt năm người con đều trai giới, theo thứ tự lớn bé lần lượt vào bái lạy thần. Hai chân Khang Vương đặt ở hai bên ngọc bích, một cùi chỏ tay của Linh Vương đè lên trên ngọc bích. Vị trí lạy của công tử Tỷ, công tử Hắc Hoàng cách ngọc bích rất xa, Bình Vương tuổi còn nhỏ được bế đến để lạy thần. Trước sau lạy hai lần đều đè lên tấm ngọc bích. Đấu Vĩ Quy biết rằng Bình Vương sẽ được chọn, cho nên đã dặn dò con của ông ta là Đấu Thành Nhiên hầu hạ Bình Vương cho thật chu đáo, đồng thời còn nói: “Cộng Vương vứt bỏ tục lệ chọn con trưởng, mà lại đi bói toán, cầu thần, về sau lại làm trái với ý chỉ của thần, vẫn chọn tuổi tác tương đối lớn là Khang Vương. Hai cách làm này đều không đúng. Nước Sở e rằng sẽ nguy hiểm, bất an”.
Lúc công tử Tỷ từ nước Tấn trở về nước Sở, Hàn Khởi hỏi Dương Thiệt Hất rằng: “Lần này công tử Tỷ về nước khởi sự liệu có thành công không?” Dương Thiệt Hất nói: “Rất khó”. Hàn Khởi lại nói: “Mục tiêu của họ chán ghét giống nhau, giống như thương, thân người nào theo đuổi ý muốn của người đó. Họ khởi sự có gì khó khăn chăng?” Dương Thiệt Hất nói: “Công tử Tỷ không có người tâm đầu ý hợp với ông ta, thế thì có ai cùng sự chán ghét như ông ta? Muốn đoạt lấy một quốc gia có năm cái khó. Cái khó thứ nhất là: có người sủng ái nhưng không có nhân tài. Cái khó thứ hai là: có nhân tài lại thiếu người có thực lực nâng đỡ. Cái khó thứ ba là: có người nâng đỡ nhưng lại thiếu mưu lược. Cái khó thứ tư là: có mưu lược, nhưng thiếu sự ủng hộ của quần chúng. Cái khó thứ năm là: có quân chúng ủng hộ, nhưng bản thân lại thiếu đạo đức và danh vọng để thực hiện. Công tử Tỷ lưu vong ở nước Tấn đến 13 năm. Nhân sĩ hai nước Tấn, Sở có quan hệ qua lại với ông ta, nhưng không nghe nói có người nào là những nhân sĩ có tài trí, có thể nói: ông ta là người không có tài năng gì. Tộc nhân của ông ta không còn ai thân thích cũng phản bội lại ông ta, có thể nói rằng: không có lực lượng nâng đỡ ông ta. Không có cơ hội đã hành động vội vàng, có thể nói rằng: “Ông ta không có mưu lược. Suốt cả đời lưu vong ở nước ngoài, có thể nói rằng: ông ta không có quần chúng. Người nước Sở, nơi ông ta sống lưu vong chẳng có ai tưởng nhớ đến ông ta, có thể nói rằng: ông ta là người không có đạo đức, danh vọng. Sở Vương tuy bạo ngược, nhưng ông ta không khắc nghiệt với hiền nhân. Người Sở lập công tử Tỷ làm Sở Vương, bỏ qua năm vấn đề nêu trên, mà giết cựu quân của nước Sở. Ai có thể giúp đỡ được ông ta? Cướp đoạt được nước Sở có lẽ là công từ Khí Tật mà thôi! Công tử Khí Tật tuy được phong hai vùng đất Trần, Thái, những vùng đất ngoài Phương thành nước Sở (đông bắc huyện Phương Thành, tỉnh Hà Nam ngày nay) cũng thuộc về ông ta. Ông ta không đưa ra những chính lệnh phức tạp, cũng không làm tầm bậy tầm bạ. Những nơi ông ta cai trị, bọn trộm cắp đều không dám hoành hành, không làm ngược lại lợi ích riêng của người dân, nhân dân cũng không oán trách gì ông. Ông tuân theo lệnh của quần thần, lên ngôi vua một cách hợp lý, cho nên ông ta được nhân dân tin tưởng. Mỗi lần vương tộc nước Sở có biến loạn, thường là người con nhỏ nhất được lập làm vua. Đó là thường lệ của nước Sở. Công tử Khí Tật, một là: được quần thần tuyển chọn, hai là: được quần thần ủng hộ, ba là: có đủ đạo đức danh vọng, bốn là: ở nước Sở vừa được thương yêu, chiều chuộng, năm là: hợp với thường lệ thừa kế vương vị của nước Sở. Có năm điều kiện ưu việt để khắc phục năm vấn đề khó khăn, ai có thể ngăn cản ông ta thừa kế ngôi vua của nước Sở được? Lại nói đến công tử Tỷ, chức quan của ông ta mới chỉ là hữu doãn. Nói về sự thương yêu và chiều chuộng thì không vượt qua được con thứ Sở Vương. Nói về sự chỉ mệnh của quần thần thì ông ta còn cách rất xa, chức quan cao nhất mà ông ta đảm nhiệm bây giờ đã mất rồi. Sự chiều chuộng mà ông ta từng có giờ cũng đã hết rồi. Nhân dân không tưởng nhớ đến ông ta, trong nước không ai ủng hộ ông ta. Thế thì ông ta dựa vào cái gì để có thể được lập làm Sở Vương?
Hàn Khởi nói: “Tề Hằng Công, Tấn Văn Công cũng không phải là con thứ, nhưng chẳng đã lưu vong ở nước ngoài mà xây dựng nên cơ đồ hay sao?" Dương Thiệt Hất đáp rằng: “Tề Hằng Công là con của Vệ Cơ, được Tề Hy Công nuông chiều, hơn nữa có Bao Thúc Nha, Tân Tụ Vô, Hiển Bằng... các hiền đại phu giúp đỡ ông ta có lực lượng hai nước Cử (huyện Cử tỉnh Sơn Đông ngày nay) Vệ ủng hộ, lại được sự chi viện của hai tộc lớn trong nước là Quốc và Cao. Ông ta phục tùng chân lý, luôn luôn làm việc thiện, trai giới nghiêm túc, không cất giấu tài sản riêng tư, không tham lam phóng túng. Ông ta luôn luôn làm những điều tốt không hề biết mệt mỏi. Cho nên mới giành được đất nước. Đó chẳng phải là việc đương nhiên hay sao? Hơn nữa tiên quân Tấn Văn Công của chúng ta là con của Hồ Quý Cơ được Hiến Công nuông chiều. Ông chuyên tâm học hành, lòng dạ ngang thằng. Lúc 17 tuổi đã là người có tài cao học rộng, lại được các tiên đại phu Triệu Tương, Hồ Yển làm trung thần, có các thần đáng tin cậy là Nguy Ngưu, Cổ Đà, có sự giúp đỡ của thế lực bên ngoài ở nước Tề, Tống, Tần, Sở, được sự nội viện của bốn tộc lớn trong nước là Loan, Khích, Hồ, Tiên. Ông ta lưu lạc ở bên ngoài 19 năm, nhưng chí hướng kiên định. Những người dân bị Huệ Công, Hoài Công vứt bỏ đều đi theo Văn Công tham gia vào sự nghiệp phục quốc của ông ta. Hiến Công không có ai là người thân, nhân dân cũng không có nguyện vọng nào khác. Ông trời đang giúp đỡ nước Tấn, thế thì dùng ai để thay thế Văn Công? Hai chúa công là Tề Hằng và Tấn Văn khác với công tử Tỷ. Sở Cộng Vương còn có những người con khác được nuông chiều hơn. Quốc Vương của nước Sở vẫn còn tại vị, đối với nhân dân không có ân đức, thế lực bên ngoài cũng không ủng hộ ông ta. Khi ông rời khỏi nước Tấn, không một người tiễn đưa, khi trở về nước Sở cũng không ai đón tiếp. Làm sao có thể hy vọng ông ta có thể giành được vương vị của nước Sở?”.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh