We have more possibilities available in each moment than we realize.

Thích Nhất Hạnh

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 35 Tử Sản Giúp Nước Trịnh
ương Công, tam thập niên (năm 543 trước công nguyên)
Lỗ Tương Công năm thứ ba mươi, Hãn Hổ của nước Trịnh giao chính quyền cho Tử Sản. Tử Sản cảm ơn không dám nhận, nói rằng: “Nước Trịnh chúng ta đất đai nhỏ hẹp lại bị kẹp giữa các nước lớn, chịu sự o ép của nước lớn. Ngoài ra công tộc lớn mạnh, cậy thể được nuông chiều ngang ngược, không làm nổi đâu” Hãn Hổ nói: “Hãn Hổ này sẽ cầm đầu đám công tộc này nghe theo mệnh lệnh của người, còn ai dám xâm phạm mệnh lệnh của Người! Người cứ mạnh dạn đảm đương công việc của nước Trịnh. Một nước không sợ đất đai nhỏ bé, nước nhỏ mà đối phó có hiệu quả đối với nước lớn đất nước vẫn phát triển được".
Khi Tử Sản xử lý chính sự, có chính sự thường tìm Công Tôn Đoạn đại phu nước Trịnh để thực hiện, vì vậy đã hối lộ cho ông ta một mảnh đất. Du Cát nói: “Nước Trịnh là đất nước của người Trịnh chúng ta, tại sao chỉ tìm Công Tôn Đoạn làm việc rồi hối lộ cho ông ta?” Tử Sản nói: “Một người mà không có dục vọng gì là điều rất khó. Ta để cho họ được thỏa mãn dục vọng của họ, yêu cầu họ làm việc cho nước nhà, nhưng nhất định bắt buộc họ phải làm việc cho thật tốt. Chỉ cần làm việc thành công. Người khác làm việc thành thì cũng như ta làm việc thành công. Tại sao lại phải tiếc mảnh đất đó? Mảnh đất đó có thể chạy đi đâu? Vẫn là đất đai của nước Trịnh chúng ta mà”. Du Cát nói: “Thế thì ăn nói như thế nào với bốn nước láng giềng?” Tử Sản nói: “Đây không phải là đi ngược lại lợi ích của nước láng giềng, mà chính là thuận theo lợi ích của nước láng giềng. Bốn nước láng giềng có điều gì trách cứ chúng ta. Sử sách nước Trịnh có ghi chép rằng: “Muốn làm cho đất nước yên ổn, trước hết phải làm cho đại tộc được yên ổn? Do đó, tạm thời làm cho đại tộc yên ổn cái đã để xem hiệu quả sau này”. Sau khi sự việc thành công, Công Tôn Đoạn trong lòng sợ hãi, bèn đem mảnh đất đó trả lại cho Tử Sản, Tử Sản vẫn ban thưởng cho ông ta mảnh đất đó.
Sau khi Lương Tiêu, đại phu nước Trịnh qua đời, Trịnh Giản Công cử thái sử bổ nhiệm Công Tôn Đoạn giữ chức vụ là Khanh, Công Tôn Đoạn từ chối không nhận, đợi đến sau khi thái sử quay trở về, ông ta lại thỉnh cầu bổ nhiệm ông ta giữ chức Khanh. Lần thứ hai bổ nhiệm ông ta, ông ta lại từ chối không nhận. Trước sau ba lần như vậy, ông ta mới nhận lệnh bổ nhiệm rồi vào triều tạ ơn. Về việc này Tử Sản rất không thích cách cư xử của Công Tôn Đoạn. Tuy có chán ghét ông ta, nhưng sợ ông ta làm phản, vì để lôi kéo ông ta, cho nên cho ông ta ở vào vị trí chí thấp hơn mình một bậc.
Tử Sản trị vì nước Trịnh đã làm cho quốc đô và mọi việc ở biên cương đều có chế độ qui củ. Trên dưới thấp hèn đều có chế độ rõ rệt. Đồng ruộng có cương giới mà mương máng. Nhà cửa, giếng nước ở thôn quê có sự sắp xếp nhất định. Trong số khanh đại phu, những người trung thực, giản dị, Tử Sản đều kết bạn với họ. Trong khanh đại phu, số người nào kiêu ngạo, xa xỉ thì tìm mọi cách gạt bỏ. Phong Quyển chuẩn bị tế lễ, thỉnh cầu xin phép Tử Sản cho ông ta đi săn bắn để bắt những con vật dùng để cúng tế. Tử Sản không cho phép, nói rằng: “Chỉ có quốc quân mới được dùng dã thú mới bị giết để cúng tế, các người khác chỉ cần dùng những vật phẩm thông thường là được rồi”. Phong Quyển rất bực tức, về nhà triệu tập binh lính chuẩn bị đánh Tử Sản. Tử Sản nghe tin này, chuẩn bị chạy trốn sang nước Tấn. Hãn Hổ ngăn không cho Tử Sản chạy trốn và trục xuất Phong Quyển. Phong Quyển bỏ chạy sang nước Tấn. Tử Sản thỉnh cầu Trịnh Giản Công không tịch thu đất đai và nhà cửa của Phong Quyển. Đến năm thứ ba thì cho Phong Quyển trở về nước, không những trả lại nhà cửa, ruộng đất mà thu nhập trong ba năm cũng đều cho ông ta.
Năm đầu tiên Tử Sản thực thi chính sách của mình, nhiều người phỉ báng ông ta và hát rằng: “Tử Sản lấy đi áo mão của chúng ta, cất giấu áo mão của chúng ta. Tử Sản lấy đi đất đai của chúng ta, phân chia sắp xếp lại ruộng đất của chúng ta. Ai cần giết Tử Sản, ta nhất định sẽ giúp đỡ họ". Ba năm sau, mọi người lại nói khác đi. Mọi người hát rằng: “Chúng ta có con cháu, Tử Sản giáo dục cho chúng, chúng ta có đất đai, Tử Sản làm cho nó sinh lợi. Nếu Tử Sản không chấp chính nữa, thì có ai kế thừa được?”.
Tương Công tam thập thất niên (năm 542 trước công nguyên)
Tháng 6 năm Lỗ Tương Công thứ ba mươi mốt, Lỗ Tương Công qua đời. Tháng mà Tương Công qua đời, Tử Sản cùng Trịnh Giản Công đi đến nước Tấn. Vì lý do Lỗ Tương Công qua đời nên Tấn Bình Công không tiếp kiến Trịnh Giản Công và Tử Sản. Tử Sản hạ lệnh gỡ bỏ bức tường rào xung quanh nhà khách đón tiếp khách nước ngoài của nước Tấn, sau đó đánh xe của mình đi thằng vào.
Sĩ Vong trách Tử Sản rằng: “Nhà nước chúng tôi chính trị, hình pháp chưa được hoàn thiện, bọn trộm cắp rất nhiều. Để cho sứ giả các nước chư hầu đến bái kiến quân chủ nước chúng tôi không bị quấy rầy, nên đã cho người xây dựng nhà khách để tiếp đón khách nước ngoài. Cửa của nhà khách xây rất cao, tường của nhà khách cũng rất vững chắc, để cho các sứ thần không bị bọn trộm cắp quấy phá. Giờ đây ông đập phá tường rào, tuy thuộc hạ của ông biết cách đánh nhau, có thể phòng bị, nhưng các vị khách khác thì làm sao? Bởi vì nước Tấn là mình chủ của chư hầu cho nên mới tu sửa tường rào để tiếp đón quý khách. Nếu như phá hết tường rào thì chúng tôi làm sao đáp ứng được yêu cầu các nước khác? Quốc quân nước tôi sai tôi đến hỏi ông vì sao lại phá bờ tường rào?”.
Tử Sản trả lời rằng: “Nước Trịnh chúng tôi bé nhỏ, nằm giữa các nước lớn. Các nước lớn yêu cầu chúng tôi triều cống lễ vật không qui định thời gian nhất định, cho nên chúng tôi không dám sống những ngày tháng bình yên. Lấy hết tài sản của chúng tôi để triều cống, dâng nạp lễ vật thăm viếng. Vừa vặn gặp phải lúc quốc quân các ngươi không có thời gian rảnh rỗi, không được yết kiến. Lại không nhận được chỉ thị của quốc quân nước Tấn, không biết lúc nào thì tiếp kiến chúng tôi. Do đó chúng tôi vừa không dám đem dâng lễ vật đã mang đến, cũng không dám để các lễ vật đó lộ ra bên ngoài. Chỉ cần hiến cho các ông những lễ vật này thì sẽ là tài sản trong kho của nước Tấn. Nhưng không thông qua lễ tiết ngoại giao, chúng tôi đâu dám dâng nạp. Nếu những vật phẩm này lộ ra ở bên ngoài, e rằng sẽ bị mưa gió làm hư hòng thì sẽ làm tăng thêm tội lỗi của nước chúng tôi. Công Tôn Kiều nghe nói Tống Văn Công làm minh chủ, cung thất của người nhỏ bé thấp hèn lại không có lầu gác đình đài, mà dùng để xây dựng nhà khách cao to, rộng lớn. Phòng ốc cửa nhà khách tương tự như phòng ngủ của quốc quân nước Tấn. Kho tàng, chuồng trại xây dựng chỉnh tề ngay ngắn. Tư không lúc nào cũng sẵn sàng duy tu đường sá, thợ nề thợ sơn theo thời gian qui định sơn quét nhà cửa của nhà khách. Lúc sứ giả các nước chư hầu đến, người phụ trách củi lửa đốt một đống lửa lớn ở giữa sân để chiếu sáng, đầy tớ thường xuyên đi tuần quanh nhà khách, xa mã có chỗ đậu đàng hoàng, đồng thời có người thay thế đày tớ của khách để chăm lo công việc, lại cử người chuyên bảo dưỡng xe cộ cho khách, cho dầu mỡ vào xe. Người làm công, người chăm nom bò, ngựa. người nào làm tròn công việc của người đó. Hàng trăm quan văn võ người nào chịu trách nhiệm tiếp đón khách của người đó. Đối với khách, khách đến lúc nào Tấn Văn Công đều tiếp lúc đó, từ hồi nào đến giờ không bao giờ làm ảnh hưởng đến thời gian của khách, làm ảnh hưởng đến chính sự. Tấn Văn Công vui cái vui của khách, buồn cái buồn của khách, có vấn đề gì cùng nhau giải quyết. Những việc mà khách không biết thì tận tình chỉ bảo. Đối với những khách thiếu thốn thì chú ý giúp đỡ. Lúc bấy giờ không những không bị thiên tai, mà cũng không sợ kẻ trộm cắp, cũng không sợ mưa nắng thất thường làm hư hại đến vật phẩm. Ngày nay, biệt cung của Tấn Văn Công ở Đồng Cách (phía nam huyện Tẩm, tỉnh Sơn Tây ngày nay) rộng đến mấy dặm mà xây dựng nhà khách để tiếp đón chư hầu chỉ bằng nhà ở của kẻ nô lệ. Cửa lớn xe không thể ra vào được, bọn trộm cướp ngang nhiên hoành hành, không hề chuẩn bị để đối phó với thiên tai, không có thời gian nhất định để đón tiếp tân khách, sứ giả, cũng không biết rõ lúc nào thì được lệnh triều kiến. Nếu như không đập phá tường rào, thì sẽ không có chỗ để cất những thứ chúng tôi đem đến, đến lúc của cải hàng hóa đó bị hư hỏng đi, thì tội sẽ tăng theo không biết bao nhiêu lần. Tôi xin hỏi ông? Là người cai quản đất nước, ông có điều gì chỉ giáo? Tuy quốc quân các ông gặp phải lúc Lỗ quân qua đời. Nhưng nước Trịnh chúng tôi cũng rất lấy làm lo lắng về sự qua đời của Lỗ quân. Nếu như các ông theo đúng lễ tiết ngoại giao nhận các lễ vật chúng tôi trao tặng, chúng tôi sẽ sửa sang lại tường rào như cũ rồi mới ra về. Đó cũng là ân huệ của các ông. Xin mạo muội phiền ông thông báo cho một tiếng”.
Sĩ Vong trở về triều đình bẩm báo, Triệu Vũ nói: “Những. điều Tử Sản nói rất đúng. Đó là sai sót của chúng ta. Dùng căn nhà như nhà của nô lệ ở để đón tiếp chư hầu, đó là sai sót của chúng ta”. Thế rồi sai Sĩ Vong đi tạ tội với Tử Sản.
Tấn Bình Công tiếp kiên Trịnh Giản Công, những lễ tiết mà Bình Công giành cho Giản Công rất trang trọng, tiếp đãi rất nồng hậu, Tăng cường quan hệ hữu hảo. Sau đó tiễn Giản Công về nước, đồng thời lập tức cho xây dựng nhà đón tiếp khách nước ngoài.
Tấn quốc hiền đại phu Dương Thiệt Hất nói: “Ngôn ngữ có sức mạnh làm cho người ta không cưỡng lại được! Tử Sản có khiếu ăn nói, các nước chư hầu cũng được thơm lây. Nước Tấn lập tức xây dựng nhà tiếp khách nước ngoài. Nói như vậy người ta làm sao có thể vứt bỏ biện pháp được. Kinh thi có nói: “Ngôn từ hợp tình hợp lý, nhân dân sẽ nghe theo, làm theo. Ngôn từ hợp tình hợp lý thì nhân dân sẽ giữ vững lòng tin”. Người viết bài thơ này, thật là người biết rõ ý nghĩa của ngôn ngữ”.
Tháng 12, Bắc Cung Đà đem lễ vật cho Vệ Tương Công đến nước Sở. Vì để thực hiện lời thề năm trước tại nước Tống, Họ đi ngang qua nước Trịnh. Đại phu nước Trịnh là Ấn Đoạn đến Phi Lâm (cách đông nam huyện Tân Trịnh 25 dặm thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) để ủy lạo bọn họ, tiếp đãi họ theo nghi thức ngoại giao chính thức, còn đọc lời chúc mừng họ nữa. Bắc Cung Đà cũng đáp lại nước Trịnh những nghi lễ tương tự như vậy. Công Tôn Huy của nước Trịnh tiếp đón Phùng Giản Tử, Du Cát và các người cùng đi. Sau khi mọi việc đã hoàn tất, Bắc Cung Đà trở về nói với Vệ Tương Công: “Lễ tiết của nước Trịnh hết sức chu đáo, suốt cả mấy đời họ đều được hưởng phúc không bị nước lớn xâm lược. Kinh thi nói: “Ai bốc phải một vật nóng mà không bỏ vào nước lạnh để ngâm”. Quan hệ giữa lễ và chính trị, cũng giống như bốc phải một vật nóng liền bỏ vào nước lạnh để làm giảm bớt độ nóng. Nước lạnh là dùng để chữa nóng. Lễ cúng giống như nước lạnh. Lễ tiết chu đáo thì chằng xảy ra tại họa gì cà”.
Phương pháp xử lý chính sự của Tử Sản là ở chỗ tiến cử người hiền. Phùng Giản Tử giỏi phán đoán, có thể đoán được quốc gia đại sự. Du Cát chững chạc đàng hoàng lại giỏi về văn. Công Tôn Huy hiểu biết cặn kẽ tình hình của các nước. Ông ta biết rất rõ họ của từng gia tộc, chức tước bổng lộc của đại phu các nước. Ông ta lại giỏi ăn nói. Ti Thầm có mưu lược, thường suy nghĩ công việc ở những nơi dã ngoại yên tĩnh và tìm ra biện pháp để giải quyết. Ở chỗ đô ấp ồn ào náo nhiệt mà suy nghĩ công chuyện thì sẽ không tìm ra được phương pháp gì cả. Mỗi lần nước Trịnh nảy sinh vấn đề hoặc có tranh chấp với các nước chư hầu. Tử Sản bèn hỏi Công tôn Huy về tình hình của các nước chư hầu đó, đồng thời yêu cầu ông ta chuẩn bị nhiều lời lẽ đối đáp khác nhau. Sau đó cùng Ti Thầm đánh xe ra ngoài thôn quê chuẩn bị các chiến lược để đối phó, sau đó báo cáo cho Phùng Gián Tử, yêu cầu Giản Tử chọn lựa và quyết đoán. Tất cả đều đã chuẩn bị sẵn sàng thì giao cho Du Cát để Du Cát thi hành. Cứ như vậy mà đối đáp với tân khách. Do vậy công việc ngoại giao của Tử Sản ít khi thất bại. Đó chính là “lễ” mà Bắc Cung Đà đã từng nhắc đến.
Người nước Trịnh tụ tập tại hương hiệu (hương hiệu vừa là nhà trường, vừa là nơi công cộng để tập hợp dân chúng trong xã) để phê bình tình hình thời thế, chính trị. Đại phu nước Trịnh là Cách Miệt nói với Tử Sản: “Đóng cửa hương hiệu lại, liệu có được hay không?” Tử Sản nói: “Hà tất phải làm như vậy! Hương hiệu là nơi đồng bào nghỉ ngơi nói chuyện phiếm với nhau, sau khi công việc đã làm xong. Ở đó họ có thể phê bình sự hay dở, được mất của hình tình chính trị lúc bấy giờ. Những biện pháp chính trị được họ coi là tốt thì ta tiếp tục làm, những biện pháp chính trị mà họ cho là không tốt, thì chúng ta phải kịp thời sửa chữa ngay. Đó là những thầy giáo của chúng ta. Tại sao lại phải đóng cửa hương hiệu. Tôi nghe nói rằng thành tâm làm những việc thiện thì sẽ giảm bớt oán hận. Tôi chưa từng nghe nói dùng cách làm dọa dẫm thô bạo lại có thể loại trừ oán hận. Nếu dùng những phương pháp cứng rắn, chưa chắc đã bịt kín được miệng của thiên hạ. Trị vì nhân dân cũng giống như điều khiến một dòng nước, chỗ vỡ của dòng nước lớn thì sẽ làm hại nhiều người. Lúc bấy giờ chúng ta sẽ không kịp cứu người. Chi bằng đào một lỗ nhỏ cho dòng nước chảy thông. Đó cũng giống như cứ để quốc dân đồng bào nêu ý kiến một cách tự nhiên thoải mái. Sau khi nghe xong. Ta đem những lời phê bình đó coi như là y dược để cai trị đất nước”. Cách Miệt nói: “Ngày hôm nay Miệt tôi mới biết ông thật là người có tài, tôi bất tài. Nếu có thể làm việc theo cách của ông, thì cả nước Trịnh hoàn toàn có thể dựa vào ông, đâu cần tới những đại thần như chúng tôi”.
Khổng Tử nghe những lời này, nói rằng: “Từ sự việc này mà suy ra, có người nói rằng Tử Sản không có tấm lòng nhân hậu, còn ta thì không tin như vậy”.
Hãn Hổ muốn đổi thái ấp của Doãn Hà thành ấp tể. Tử Sản nói: “Doãn Hà tuổi còn trẻ, không biết có đảm nhiệm được không?” Hãn Hổ nói: “Anh ta nhân hậu, ta rất thích anh ta, ta tin rằng anh ta không phản bội lại ta. Cử anh ta đi học tập một thời gian, anh ta sẽ càng hiểu những lý lẽ chính trị hơn”. Tử Sản nói: “Làm như thế không được. Phàm một người yêu thích một người thì bao giờ cũng thương đem lại một số lợi ích cho người mình yêu thích. Bây giờ Người thích một người, lại đem chính sự giao cho anh ta, chẳng khác gì bảo một người chưa biết sử dụng dao, cầm dao cắt đồ vật. Điều này sẽ đem lại tác hại rất lớn. Kết quả của việc Người yêu thích người khác chỉ làm cho người được Người yêu thích bị hại mà thôi. Thế thì còn ai dám nhận sự thương yêu của Người? Đối với nước Trịnh là rường cột. Rường cột là để chống đỡ một căn nhà. Rường cột bị gãy, căn nhà sẽ bị sụp đổ và thế là Công Tôn Kiều này sẽ bị đè ở bên dưới. Tôi đâu dám giấu giếm mà không nói lên sự thật? Nếu như Người có một tấm gấm thật đẹp, nhất định sẽ không đưa cho người ta làm vật thí nghiệm để tập cắt may quần áo. Đại quan, đại ấp là nơi mà bản thân chúng ta ẩn náu, gửi gắm, lại để cho người ta làm vật thực nghiệm học tập, lý luận chính trị. Điều này còn tai hại gấp nhiều lần tấm gấm đẹp mà tôi đã nói. Công Tôn Kiều này nghe nói rằng, học tập cách cầm quyền, sau đó mới có thể làm những công việc chính trị thực tế, chứ chưa hề nghe nói rằng học tập phương pháp cầm quyền trong công tác chính trị thực tế. Nếu nhất định cứ học tập trong công tác chính trị thực tế, thì phương pháp cầm quyển sẽ bị tổn hại. Chẳng hạn như đi săn, thì nhất định phải sử dụng cung tên và đánh xe một cách thuần thục thì mới có thể săn bắn chim chóc, cầm thú được. Nếu không biết điều khiến xe, cũng chưa từng bắn tên ở trên xe. Vừa lên xe đã vội lo sợ xe lật đổ, xe hư hỏng thì có còn thời gian đâu mà nghĩ đến chuyện phải săn bắn như thế nào?”.
Hãn Hổ nói: “Ông nói rất có lý. Hãn Hổ này suy nghĩ nông cạn. Ta thường nghe nói: người quân tử thì hay nói đến những chuyện to lớn, những chuyện tương lai, còn tiểu nhân thì hay nói đến những chuyện nhỏ, chuyện trước mắt. Ta chỉ là một kẻ tiểu nhân mà thôi! Quần áo mặc trên người, ta biết yêu quý giữ gìn nó, nhưng đại quan đại ấp là chỗ dựa của ta, ta lại coi thường. Nếu không nghe ông nói những điều này, thì tôi vẫn mơ mơ hồ hồ không biết rõ được. Nhưng ngày trước đây, tôi đã từng nói: “Ông cứ dốc sức mà chăm lo việc nước Trịnh, tôi quản lý gia sản của tôi, để cho thân thể tôi có nơi gửi gắm, điều này chắc là không có vấn đề gì chứ”. Từ nay về sau, tôi biết rằng làm như thế là không được. Kể từ ngày hôm nay, tôi thỉnh cầu ông, cho dù là việc của gia đình tôi, tôi cũng phải làm theo lời khuyên của ông”. Tử Sản nói: “Lòng người khác nhau cũng giống như mặt người khác nhau vậy. Mặt của ông khác với mặt của tôi, tôi làm sao dám nói rằng lòng dạ của ông giống như lòng dạ của tôi? Nhưng mà tôi cảm thấy rằng làm như vậy rất nguy hiểm cho nên mới nói thằng ra cho ông biết”.
Hãn Hổ cho rằng Tử Sản là một người có tinh thần trách nhiệm cao, cho nên giao chính quyền cho Tử Sản. Vì vậy Tử Sản mới có thể trị vì nước Trịnh.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh