Khi những suy nghĩ của bạn có mục đích, bạn đã được xếp vào nhóm người mạnh mẽ. Những người này xem thất bại là một trong những con đường dẫn đến thành công.

James Allen

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 33 Hướng Nhung Chấm Dứt Chiến Tranh
ống Công nhị thập thất niên (năm 546 trước công nguyên)
Hướng Nhung đại phu nước Tống có quan hệ tình cảm với Triệu Vũ, đại phu đương quyền của nước Tấn, cũng có tình cảm qua lại với lệnh doãn Khuất Kiến của nước Sở. Ông ta muốn các nước chư hầu chấm dứt chiến tranh ký kết điều ước hòa bình quốc tế, để giành thanh thế. Thế là Hướng Nhung đến nước Tấn, báo cáo kế hoạch của ông ta với Triệu Vũ. Triệu Vũ bèn cùng các đại phu nước Tấn thảo luận kế hoạch hòa bình quốc tế của Hướng Nhung. Đại phu nước Tấn Hàn Khởi nói: “Chiến tranh là sự tàn sát dân lành cũng là con sâu độc làm tổn hao tài sản của quốc gia và cũng làm tai nạn lớn đối với các nước nhỏ bé. Nếu có người muốn chấm dứt chiến tranh giữa các nước, tuy có thể không thực hiện được, nhưng nhất định phải bằng lòng với họ. Nếu chúng ta không chịu chấm dứt chiến tranh, người nước Sở nhất định sẽ bằng lòng. Nước Sở sẽ lấy việc chấm dứt chiến tranh để kêu gọi các nước, thế thì nước chúng ta sẽ mất đi địa vị minh chủ của các chư hầu”. Thế là nước Tấn đồng ý chấm dứt chiến tranh, ký kết điều ước. Sau đó, Hướng Nhung đến nước Sở. Nước Sở cũng đồng ý kế hoạch chấm dứt chiến tranh. Sau đó, Hướng Nhung đi qua nước Tề. Người nước Tề có hơi khó xử. Đại phu nước Tề Trần Văn Tử nói: “Nước Tấn và nước Sở đã chịu rồi, chúng ta làm sao lại không bằng lòng? Huống hồ người ta kêu gọi chấm dứt chiến tranh mà chúng ta lại không bằng lòng. Chúng ta không chịu chấm dứt chiến tranh, nhân dân nhất định sẽ vứt bỏ chúng ta. Chúng ta hà tất phải làm như thế?”. Người nước Tề cũng bằng lòng. Sau đó Hướng Nhung báo với nước Tấn. Nước Tấn cũng đồng ý. Thế là, thông báo đến các nước nhỏ, cùng đến nước Tống để họp mặt thề ước liên kết với nhau.
Ngày 28 tháng 5 năm Lỗ Tương Công thứ 27, Triệu Vũ của nước Tấn đến nước Tống. Ngày 30, đại phu nước Trịnh là Lương Tiêu đến nước Tống. Ngày mồng một tháng sáu, nước Tống mở tiệc mời Triệu Vũ, Dương Thiệt làm phó sứ. Tư mã nước Tống đem thịt đã thái sẵn đặt vào đĩa. Đó là việc hợp với lễ nghĩa. Khổng Tử đã từng bảo học sinh của ông ta ghi chép sự việc của buổi yến tiệc này, bởi vì lời đối đáp giữa chủ và khách rất phong phú. Ngày mồng hai, Thúc Tôn Báo của nước Lỗ, Khánh Phóng, Trần Văn Tử của nước Tề, Thạch Điệu Tử của nước Vệ đến nước Tống. Ngày mồng tám, Tuần Doanh của nước Tấn không phải là nhận mệnh lệnh của quốc quân nước Tấn, mà là nhận mệnh lệnh của Triệu Vũ đến nước Tống. Ngày mồng 10, Chu Điệu Công đến nơi. Ngày 16, Hắc Quăng công tử của nước Sở đến trước thỏa thuận nội dung điều ước hòa bình với nước Tấn. Ngày 21, Hướng Nhung của nước Tống đến nước Trần xin ý kiến lệnh doãn của nước Sở là Khuất Kiến thỏa thuận nội dung hiệp ước hòa bình với nước Sở. Ngày 22, Đằng Thành Công đến. Khuất Kiến bảo với Hướng Nhung yêu cầu các nước đồng minh của nước Tấn và nước Sở phải thay phiên nhau triều kiến nước Tấn và nước Sở. Ngày 24 Hướng Nhung đem ý kiến của Khuất Kiên chuyên đạt cho Triệu Vũ. Triệu Vũ nói: “Bốn nước Tấn, Sở, Tề, Tần là bốn nước lớn bình đẳng với nhau. Nước Tấn không thể chỉ phối nước Tề cũng giống như nước Sở không thể chi phối nước Tần. Quốc quân nước Sở nếu như có thể làm cho quốc quân nước Tần đến nước Tấn chúng tôi triều kiến, thì quốc quân chúng tôi làm sao nhiều lần thỉnh cầu quốc quân nước Tề đi triều kiến nước Sở”. Ngày 26, Hướng Nhung đem những lời của Triệu Vũ nói chuyển đạt lại cho Khuất Kiến, Khuất Kiến bèn phái xe liên lạc báo cáo cho Sở Khang Vương biết. Sở Khang Vương trả lời rằng: “Bất kể nước Tề, nước Tần, các nước đồng minh khác cần phải thay phiên nhau triều kiến”. Mùa thu. Ngày mồng ba tháng 7, Hướng Nhung từ nước Trần trở về nước Tống. Ngay đêm hôm đó, Triệu Vũ của nước Tấn và Hắc Quăng công tử của nước Sở đã ký xong lời thề ước, đến lúc không cần phải tranh luận nữa. Ngày mồng năm, Khuất Kiến từ nước Trần đến nước Tống. Đại phu nước Trần là Khổng Hoán, đại phu nước Thái là Công Tôn Qui Sinh cũng đến cùng một lúc. Tiếp đó đại phu nước Tào, nước Hứa cũng đều đến. Sứ giả các nước đều dùng rào dậu thay thế dinh lũy đóng quân tại chỗ. Sứ giả nước Tấn ở phía bắc, sứ giả nước Sở ở phía nam. Đại phu nước Tấn là Tuần Doanh nói với Triệu Vũ: “Không khí ở nước Sở rất không tốt, e rằng họ sẽ dấy binh làm khó dễ”. Triệu Vũ nói: “Chúng ta chuyển về hướng trái, thì có thể nhanh chóng tiến vào đô thành nước Sở, bọn họ có thể làm gì được chúng ta?”.
Ngày mồng sáu tháng bảy chuẩn bị tổ chức lễ minh thệ tại cổng tây đô thành nước Tống. Người nước Sở mặc áo giáp ở bên trong. Đại phu nước Sở Bá Chu Lê nói: “Hội hợp với quân đội các nước chư hầu mà không giữ chứ tín, e rằng không được hay ho lắm! Các nước chư hầu ngưỡng mộ nước Lê chúng ta, tín nhiệm nước Sở chúng ta, cho nên mới qui phục nước Sở chúng ta. Nếu như chúng ta không giữ chứ tín, thì đó là chúng ta dã vứt bỏ cái mà các nước chư hầu tin tưởng ở chúng ta”. Bá Châu Lê nhiều lần thỉnh cầu vứt bỏ vũ khí, Khuất Kiến nói: “Hai nước Tấn, Sở đã không giữ chứ tín, sự tình xem có lợi cho chúng ta hay bất lợi cho chúng ta. Chỉ cần đạt được mục đích của chúng ta là được rồi, cóc cần họ có giữ chứ tín hay không?” Chu Bá Lê lui xuống nói với người bên cạnh: “Lệnh doãn sắp chết rồi, xem ra không sống nổi ba năm nữa. Toàn tâm toàn ý để đạt được mục đích mà không từ thủ đoạn nào, đương nhiên là bất kể chữ tín, vứt bỏ chữ tín. Như vậy sẽ đạt được mục đích hay sao? Lòng dạ của một người dùng ngôn ngữ để biểu đạt. Ngôn ngữ của một người là phải thể hiện chữ tín. Lòng thành tín của một người là phải thể hiện ở tấm lòng thành của mình. Tấm lòng, ngôn ngữ, chữ tín ba thứ đều phải có đủ thì mới có thể an thân lập mệnh. Không giữ chữ tín thì làm sao sống nổi đến ba năm?”.
Triệu Vũ sợ người Sở mặc áp giáp ở bên trong, áo khoác ngoài, đồng thời đem chuyện người Sở giấu vũ khí ở trong áo báo cho Dương Thiệt Hất biết. Dương Thiệt Hất nói: “Cái này thì có gì đáng sợ? Ngay cả một người bình thường khi họ đã có hành động không giữ chữ tín thì đã không được rồi. Một người bình thường khi đã không giữ chữ tín thì không ai thoát chết được. Nếu hội minh cùng Khanh đại phu các nước chư hầu mà làm những việc thất tín thì nhất định sẽ không thành công. Không giữ chữ tín thì cũng chả làm hại được ai. Điều này ông không phải lo lắng. Dùng lòng thành để triệu tập mọi người đến liên kết với nhau mà lại không làm theo chứ tín thì nhất định không giành được sự ủng hộ và giúp đỡ của người khác, làm sao hại được chúng ta? Vả lại chúng ta có thể mượn lực lượng của nước Tống để chống lại tai họa của chúng. Nước Tống nhất định sẽ ra sức làm việc cho ta. Chúng ta cùng với nước Tống dốc hết sức, thì phải đối phó với nước Sở cũng có thể được. Ông sợ cái gì nào? Cho dù nước Tống không dốc lòng vì nước Tấn chúng ta, nhưng mà lần này triệu tập chư hầu hội hợp, liên kết với nhau là để chấm dứt chiến tranh. Kết quả, nước Sở lại dấy binh để hại chúng ta. Lợi thế của chúng ta còn nhiều! Việc này không phải lo lắng gì cả”.
Quí Tôn Túc của nước Lỗ sợ Thúc Tôn Ngao không nghe lời ông ta, bèn mượn cớ là mệnh lệnh của Lỗ Tương Công, cử người chuyên đạt ý kiến cho Thúc Tôn Ngao: “Xem thử xem nước Chu và nước Đằng làm như thể nào!” Không lầu sau, nước Tề lấy nước Chu làm nước phụ thuộc, nước Tống lấy nước Đằng làm nước phụ thuộc. Hai nước Chu, Đằng không tham gia minh hội. Tôn Thúc Ngao nói: “Hai nước Chu, Đằng là những nước phụ thuộc của người ta. Nước Lỗ chúng ta là một nước độc lập, tự chủ tại sao lại phải nhìn vào hai nước Chu, Đằng mà làm theo? Lực lượng của hai nước Tống, Vệ cũng ngang ngửa với lực lượng nước Sở chúng ta”. Thế là Thúc Tôn Ngao tham gia minh hội. Cho nên trong sách Xuân Thu không ghi chép tộc tính của Thúc Tôn Ngao, nguyên nhân là vì ông ta làm ngược lại mệnh lệnh của Lỗ Tương Công.
Vào ngày họp hội nghị liên minh, hai nước Tấn và Sở tranh nhau chấm máu ăn thề trước, cãi vã lẫn nhau. Người nước Tấn nói: “Từ bao đời nay nước Tấn là minh chủ của các chư hầu, không ai có thể đi trước nước Tấn một bước”. Người nước Sở nói: “Các ông nói rằng hai nước Tấn, Sở là hai nước bình đằng có thế lực ngang bằng nhau. Nếu như lúc nào nước Tấn cũng giành phần chấm máu thề nguyền trước, điều đó có nghĩa là lực lượng nước Sở đã suy yếu rồi. Hơn nữa, hai nước Tấn, Sở thay nhau chủ trì các công việc của minh hội chư hầu, lại không phải là việc bắt đầu từ hôm nay, từ lâu đã là như vậy rồi, làm sao lại chỉ có nước Tấn là nắm lấy minh hội" Dương Thiệt Hất nói với Triệu Vũ: “Chư hầu quy thuận nước Tấn là nhìn vào đức hạnh của nước Tấn đâu có phải là vì nước Tấn chủ trì minh hội mà phải quy thuận. Ông phải ra sức tu nhân tích đức, đừng có phí sức với nước Sở về việc tranh giành ngôi thứ trước sau. Hơn nữa, chư hầu và các nước nhỏ liên minh với nhau, nhất định phải cần người chủ trì công việc của minh hội. Người nước Sở làm được một số việc linh tinh cho người nước Sở, có gì là không được?” Thế là người nước Sở chấm máu ăn thề trước. Nhưng trong sách Xuân Thu ngược lại để nước Tấn lên trước nước Sở là bởi vì nước Tấn thành tâm, giữ chứ tín.
Ngày 7 tháng 7 Tống Bình Công cùng lúc mở tiệc mời đại phu nước Tấn và nước Sở, nhưng coi đại phu nước Tấn Triệu Vũ là khách chính. Lệnh doãn nước Sở là Khuất Kiến trao đổi công chuyện với Triệu Vũ. Triệu Vũ thường không trả lời được. Triệu Vũ bèn bảo Dương Thiệt Hất ngồi ở bên cạnh, để Dương Thiệt Hất nói chuyện cùng Khuất Kiến, Khuất Kiến cũng thường không trả lời được.
Ngày 10 tháng 7, Tống Bình Công và đại phu các nước chư hầu họp hội nghị liên kết tại bên ngoài Mông môn, cửa đông của đô thành nước Tống. Khuất Kiến hỏi Triệu Vũ: “Nhân phẩm, đạo đức của Sĩ Hội xét cho cùng là như thế nào?” Triệu Vũ nói: “Sĩ Hội xử lý công việc của gia tộc ông ta đâu vào đấy, sự việc của cá nhân Sĩ Hội, việc nào cũng đều có thể công khai ở nước Tấn. Chúc quan, sử quan của ông ta lúc cúng tế, không bao giờ nói bừa bãi trước mặt quỷ thần”. Sau khi Khuất Kiến trở về nước Sở đem những lời nói này kể lại cho Sở Khang Vương. Sở Khang Vương nói: “Thật là cừ khôi, ông ta đều có thể khiến cho quỷ thần và nhân dân đều vui vẻ, tin phục, chả trách ông ta có khả năng làm trợ tá cho năm vị quốc quân nước Tấn là Văn Công, Tương Công, Linh Công, Thành Công, Cảnh Công làm minh chủ của chư hầu”.
Khuất Kiến lại nói với Sở Khang Vương: “Nước Tấn trở thành bá chủ là có nguyên nhân của nó. Họ có Dương Thiệt Hất làm phò tá cho thượng khanh của họ, nước Sở tìm không ra người để đối phó với Dương Thiệt Hất, không thể đối lập tranh hơn thua với họ”. Không bao lâu đại phu nước Tấn là Tuần Doanh đến nước Sở ký kết minh ước với nước Sở.
Trịnh Giản Công mở tiệc mời Triệu Vũ ở Thùy Long (phía đông huyện Vĩnh Dương tỉnh Hà Nam ngày nay). Đại phu nước Trịnh là Tử Triển, Lương Tiêu, Công Tôn Hạ, Tử Sản, Du Cát, Ấn Đoạn, Công Tôn Đoạn tháp tùng Trịnh Giản Công tham gia buổi tiệc này. Triệu Vũ nói: “Bảy vị tháp tùng quốc quân của quý quốc tham gia buổi yến tiệc này, là đặc biệt đối xử tốt với Triệu Vũ tôi! Xin các vị đọc một bài thơ để kết thúc buổi tiệc của quốc quân quý quốc, đồng thời Triệu Vũ tôi cũng có thể xem thử xem chí hướng của quý vị”. Tử Sản đọc bài thảo trùng. Triệu Vũ nói: “Hay quá, thật là tuyệt! Có thể làm chủ nhân của nhân dân. Nhưng Triệu Vũ tôi không dám đảm đương”. Lương Tiêu đọc bài Thuần chí Bôn. Triệu Vũ nói: “Những lời nói giữa giường và đất không vượt qua nổi ngưỡng cửa làm sao có thể vượt ra dã ngoại được? Điều này một sứ giả như tôi không làm sao biết được”. Công Tôn Hạ đọc chương bốn bài Kê Miêu. Triệu Vũ nói: “Quốc quân của chúng tôi vẫn còn sống, tôi đâu dám gánh vác?” Tử Sản đọc bài Tập tang. Triệu Vũ nói: “Triệu Vũ tôi thỉnh cầu được tiếp nhận chương cuối của bài thơ này” Du Kiết đọc bài Dã hữu man thảo. Triệu Vũ nói: “Đây là ân huệ của ngài”. Ấn Đoạn đọc bài Con dế. Triệu Vũ nói: “Hay lắm! Đây là người bảo vệ gia đình yêu mến quê hương, tôi đặt hy vọng vào ngài”. Công Tôn Đoạn đọc bài Tang hộ. Triệu Vũ nói: “Không tự cao tự đại, vạn phúc sẽ đến. Nếu ghi nhớ câu nói này, cho dù có từ chối phúc lộc, cũng không từ chối được”.
Sau buổi tiệc này, Triệu Vũ nói với Dương Thiệt Hất: “Lương Tiêu e rằng sẽ bị giết. Thơ là biểu đạt tâm ý của một người. Ông ta dám đem những lời miệt thị quốc quân của ông ta biểu thị một cách công nhiên trước mặt quan khách, để lấy lòng người khác. Ông ta như vậy làm sao sống lâu được? Chỉ e rằng không bao lâu sẽ bị tai họa thiệt thân”. Dương Thiệt Hất nói: “Đúng thế. Ông ta có phần quá đáng. Có câu tục ngữ nói rằng: “Sống không quá năm năm”, có lẽ là nói về trường hợp này của Lương Tiêu!” Triệu Vũ nói: “Sáu người khác đều có thể phò tá nhiều vị chúa công của nước Trịnh. Tử Triển là người cuối cùng rời khỏi chính trường. Ông ta làm quan to nhưng không quên nhân dân, cấp dưới. Kế đó là Ấn Đoạn. Có thể hưởng lạc mà không hoang dân. Dùng hưởng lạc để an định nhân dân, nhưng lại làm cho nhân dân không vượt quá thân phận để hoang dâm vô độ, có thể duy trì được lâu dài, thì có việc gì không thể làm được?”.
Sau đó, đại phu nước Tống là Hướng Nhung thỉnh cầu Tống Bình Công ban thưởng. Ông ta nói: “Thần đã chấm dứt chiến tranh, khiến cho nhân dân khỏi tử trận ở sa trường, cho nên muốn xin được ban thưởng”. Tống Bình Công thưởng cho Hướng Nhung 60 thành ấp. Hướng Nhung cho Lạc Hỷ xem sự ban thưởng này. Lạc Hỷ nói: “Các nước nhỏ trong chư hầu, trước sự uy hiếp của quân đội nước Tấn, nước Sở... bởi vì lo rằng nước mất nhà tan nên trong nước mới yêu mến lẫn nhau, trên dưới một lòng. Bởi vì yêu mến lẫn nhau, trên dưới một lòng, cho nên quốc gia của họ mới được yên ổn, mới có thể ứng phó một cách thỏa đáng đối với các nước lớn. Đó là nguyên nhân làm cho các nước nhỏ có thể tồn tại được. Bên ngoài, không bị uy hiếp thì sẽ tự cao tự mãn, tự cao tự mãn thì sẽ này sinh hỗn loạn, mà nảy sinh hỗn loạn thì sẽ bị diệt vong. Đó là nguyên nhân mà các nước nhỏ bị tiêu diệt. Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, thứ nào cũng có tác dụng của nó, nhân dân đồng thời sử dụng. Loại bỏ một loại cũng không thể nào loại bỏ được. Ai có thể tiêu diệt binh khí, loại trừ chiến tranh? Nguồn gốc của chiến tranh có từ lâu. Chiến tranh dùng để uy hiếp các nước không thực hiện theo đạo lý thông thường. Thánh nhân có thể trỗi dậy, kẻ bạc ác bị tiêu diệt, phế truất, tồn vong, ánh sáng hay bóng tối... đều do chiến tranh mà ra. Nếu như ông đình chỉ chiến tranh, chẳng phải là có chút lừa mình dối người hay sao? Dùng những biện pháp dối trá để che giấu các nước chư hầu, thì không có tội ác nào to lớn hơn, không bị pháp luật trừng trị đã là khoan dung lắm rồi, đã thế mà lại còn dám xin ban thưởng, quả là lòng tham vô đáy”. Lạc Hỷ ném bỏ lệnh ban thưởng cho Hướng Nhung. Thế là Hướng Nhung xin không cấp đất cho nữa. Do đó gia tộc của Hướng Nhung muốn đánh vào Lạc Hỷ. Hướng Nhung nói: “Ta vốn đi vào con đường hủy diệt, Lạc Hỷ đã cứu ta, đối với ta ân huệ thật là to lớn, sao lại có thể đi đánh ông ta?”.
Người quân tử nói rằng: “Người chính nhân quân tử đó đã nói lên nói tiếng chính nghĩa của các nước lân bang” có lẽ là nói về trường hợp của Lạc Hỷ! “Mọi người lo lắng cho ta như thế nào, ta đều tiếp thu sự khuyến cáo chân thành của họ”. Điều này có lẽ là nói về trường hợp cúa Hướng Nhung!
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh