The pure and simple truth is rarely pure and never simple.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 32 Thôi Trữ Giết Tề Trang Công
ương Công nhị thập ngũ niên (năm 548 trước công nguyên)
Vợ của đại phu Đường ấp nước Tề (huyện Đường Ấp tỉnh Sơn Đông ngày nay) là Đường Khương, chị của Quách Yển. Đông Quách Yển là gia thần của Thôi Trữ. Đại phu Đường ấp qua đời, Đông Quách Yển đánh xe đưa Thôi Trữ đi viếng Đường ấp đại phu. Thôi Trữ nhìn thấy Đường Khương, cảm thấy nàng rất xinh đẹp bèn bảo Đông Quách Yển lấy Đường Khương làm vợ ông ta Đông Quách Yển nói: “Đàn ông lấy vợ, nhất định cần phải phân biệt rõ hai bên có cùng một họ hay không. Nếu cùng họ thì không được lấy nhau. Ngài xuất thân từ Tề Đinh Công, tôi xuất thân từ Tề Hằng Công. Hai nhà chúng ta cùng họ, không được lấy nhau”. Thôi Trữ bất kể lời khuyên này, bèn đi xem bói, bói thử xem có thể lấy nhau được không, kết quả là từ quẻ Khốn “trạch, thủy, khốn” biến thành quẻ đại qua “trạch, phong, đại qua”. Sử quan đều cùng nhau nói rằng: “Kiết”. Thôi Trữ đem hai quẻ này cho Trần Văn Tử xem. Trần Văn Tử nói: “Quẻ Khôn “trạch, thủy, khốn” biến thành quẻ đại qua “trạch, phong, đại qua” tức là “thủy biến thành phong, gió có thể thổi rơi vạn vật, làm chồng cũng bị thổi rơi, cho nên không thể lấy Đường Khương người đàn bà này làm vợ. Hơn nữa, lời lẽ trong quẻ khốn nói rằng: “Khốn ư thạch, cứ ư kiết lê (Kiết lê là một loại cỏ nhỏ mọc trên bãi cát dọc bờ biển, mùa hè nở hoa màu vàng, trên quả có gai), nhập ư kỳ cung, bất kiến kỳ thê, hung “Hung ư thạch” là nói rằng bị khốn đốn trên tảng dá, có đi cũng không đi được. “Cư ư kiết lê” có nghĩa là dựa vào cây kiết lê, kiết lê có gai, sẽ bị gai đâm. “Nhập ư kỳ cung, bất kiến kỳ thẻ, hung”, có nghĩa là trở về nhà vợ đã đi xa rồi, không nhìn thấy vợ đâu. Vợ đã đi xa, gia đình không còn là gia đình nữa, không còn nơi để an thân, đương nhiên là điềm dữ”. Thôi Trữ nói: “Người quả phụ đó sẽ đem lại cho ta tai họa gì! Người chồng trước của nàng đã hứng chịu hết cho ta rồi”. Cuối cùng Thôi Trữ lấy Đường Khương làm vợ.
Sau đó Tề Trang Công tư thông với Đường Khương, thường thường đến nhà của Thôi Trữ. Tề Trang Công lấy mũ của Thôi Trữ ban thưởng cho người khác. Người hầu của Trang Công nói rằng: “Không nên lấy mũ của Thôi Trữ ban tặng cho người khác” Tề Trang Công nói liều rằng: “Ai biết được đây là mũ của Thôi Trữ? Lẽ nào chỉ có Thôi Trữ mới có mũ? Người khác không có mũ hay sao?” Đối với sự việc này Thôi Trữ vô cùng căm giận Tề Trang Công. Hai năm trước đây Tề Trang Công đã từng đi chung xe với kẻ phản loạn là Loan Doanh đi đánh nước Tấn, Thôi Trữ bèn lợi dụng sự kiện này để dọa dẫm nhân dân nước Tề: “Nước Tấn nhất định sẽ tìm nước Tề để báo thù”, lại định giết Tề Trang Công để lấy lòng nước Tấn, nhưng chưa có cơ hội. Có một hôm vì một chuyện rất nhỏ nhặt Trang Công dùng roi quật cho người đầy tớ là Cổ Cử một trận. Không lâu sau Trang Công lại làm lành với Cổ Cứ. Cổ Cử bèn tìm cách giúp đỡ Thôi Trữ luôn luôn dòm ngó Trang Công, giúp Thôi Trữ tìm kiếm thời cơ.
Tháng năm, mùa hè năm Lỗ Tương Công thứ hai mươi lăm, nước Cử bởi vì hai nước trước đánh nhau với nước Tề, thua trận tại Thả Ư (huyện Cử tỉnh Sơn Đông ngày nay), cho nên Lê Tỉ Công đến triều kiến Tề Trang Công. Ngày 16 tháng 5, Tề Trang Công thết đãi Lê Tỉ Công tại bắc thành của quốc đô nước Tề, nhưng ông ta nói rằng bị bệnh không đến dự tiệc được. Ngày 17, Tề Trang Công đi thăm Thôi Trữ, định nhân cơ hội đó làm quen với Đường Khương. Đường Khương thấy Tề Trang Công đến liền đi vào phòng trong, lại cùng Thôi Trữ từ cửa hông phòng trong đi ra. Sau khi Trang Công đi vào sảnh đường nhà Thôi Trữ, bèn vỗ tay vào cột nhà mà hát mấy câu, ám thị cho Đường Khương biết là ông ta đã đến. Người đầy tớ là Cổ Cử bảo vệ sĩ và những người đi theo Trang Công dùng bước, để họ đứng ở ngoài cửa, sau đó anh ta bước vào và đóng cửa lại. Sau đó các võ sĩ đã mai phục sẵn cửa Thôi Trữ xuất hiện, uy hiếp Trang Công. Trang Công bò lên trên đài cao xin họ tha tội chết. Những võ sĩ này không đồng ý. Trang Công xin phép họ cho ông ta minh thệ, bọn họ cũng không chịu. Trang Công xin phép họ cho ông tự sát trước tông miếu, bọn họ vẫn không bằng lòng. Bọn họ cùng nói rằng: “Thôi Trữ đại thần của quốc quân đã bị bệnh, không thể tự mình nghe theo mệnh lệnh của quốc quân, chúng tôi lại không biết ai là quốc quân, hơn nữa ở đây cách cung thất của quốc quân rất gần, chúng tôi phải đề phòng bọn gian tặc. Những người như chúng tôi chỉ biết tuần tra bắt giữ bọn gian dâm, ngoài ra không biết mệnh, lệnh nào khác" Trang Công định leo tường chạy trốn, có người liền phóng tên bám theo. Tên trúng vào mông của Trang Công, Trang Công ngã từ trên tường xuống. Thế là những võ sĩ đó chạy ào tới giết chết ông ta. Trong trận hỗn chiến này tám dũng sĩ của Trang Công là Cổ Cử, Châu Xước, Binh Su, Công Tôn Ngao, Phong Cụ, Đạc Phụ, Tương Y, Lữ Nhân đều bị giết chết. Chúc Đà Phụ nhận mệnh lệnh của Trang Công đến Cao Đường (14 dặm về phía tây huyện Vũ Thành tỉnh Sơn Đông ngày nay) để lo việc cúng tế. Ông ta làm xong công chuyện liền trở về đợi lệnh. Chưa cởi xong áo tế đã chết trong tay của Thôi Trữ. Thân Khoái là quan lo quản lý về ngư nghiệp, sau khi rời khỏi triều đình về nhà, bèn nói với người đầu bếp của nhà ông ta rằng: “Ông vì có vợ có con thì thôi vậy! Còn tôi sẽ chết vì chúa công”. Người đầu bếp của ông ta nói: “Nếu tôi mà thoát nạn thì sẽ đi ngược lại những nghĩa cử hy sinh vì quốc quân của ông. Tôi không thể làm như vậy”. Thế là hai người cùng tuấn tiết. Thôi Trữ lại giết luôn cả đại phu vùng Mẫu Đảng Bình Âm (15 dặm về phía đông bắc huyện Bình Âm, tỉnh Sơn Đông ngày nay) để trừ hậu họa về sau này.
Yến Anh nghe nói Tề Trang Công gặp nạn, vội vàng chạy đến, ông ta đứng bên ngoài cửa nhà của Thôi Trữ. Người chung quanh ông ta hỏi rằng: “Có cần tuấn tiết vì chúa công không?” Yến Anh nói: “Nếu như chúa công đối xử với tôi như một quốc sĩ, tôi sẽ vì chúa công mà tuấn tiết. Chúa công không đối xử với tôi như quốc sĩ, tôi làm gì phải tuấn tiết vì chúa công”. Họ lại hỏi rằng: “Thế thì ông có trốn chạy không?” Yến Anh nói: “Nếu như tôi có tội tôi sẽ chạy trốn. Tôi không có tội, tại sao tôi lại phải chạy trốn?” Bọn họ lại hỏi: “Thế thì chúng ta về nhà đi!” Yến Anh nói: “Quốc quân đã chết, ta có thể trở về nơi nào? Một người làm quốc quân, đâu chỉ có cưỡi trên đầu của nhân dân, chỉ tay năm ngón, tác oai tác quái. Một người làm quốc quân lúc nào cũng suy nghĩ vì nhân dân, vì đất nước. Một người làm quan lại một nước, đâu chỉ vì để ăn lương cao mỹ vị, mặc gấm, vóc lụa là, ở nhà cao cửa rộng. Một người làm quan lại của một nước cần phải chú ý đến ăn, mặc, ở, đi lại của nhân dân, cần chú ý đến việc giáo dục phong tục tập quán cho nhân dân. Cho nên, một quốc quân hy sinh vì nước, thế thì người làm quan cũng phải đồng thời hy sinh vì đất nước. Một quốc quân vì nước mà bỏ chạy sang một nước khác để tị nạn. Ví dụ một quốc quân chết vì lợi ích hoặc hành động của ông ta, chạy trốn vì lợi ích hoặc hành vi của ông ta, ngoài những người thân thích hoặc những người được ông ta sùng ái ra, những người khác không nên chết theo hoặc chạy trốn theo. Huống hồ, có người nhẫn tâm giết chết quốc quân của mình, giờ đây tôi làm sao mà tuấn tiết được? Giờ đây tôi sao có thể chạy trốn được? Giờ đây tôi biết đi đâu về đâu? Đến khi cửa mở ra, Yến Anh bèn đi vào ôm lấy thi thể của Trang Công đặt lên đùi mình, khóc thét lên. Sau đó đứng dậy nhảy lên phía trên ba bước, sau khi thực hiện xong nghi lễ khóc thương quốc quân đã chết bèn rời khỏi nhà Thôi Trữ. Mọi người nói rằng Thôi Trữ nhất định sẽ giết chết Yến Anh. Thôi Trữ nói: “Ông ta là người mà nhân dân ngưỡng mộ, thả ông ta ra thì mới có thể giành được lòng dân”.
Bè đảng của Tề Trang Công là Lô Bồ Quy đào vong sang nước Tấn, Vương Hà đào vong sang nước Củ.
Lỗ Thành Công năm thứ mười sáu (năm 575 trước công nguyên) Thúc Tôn Kiều Như của nước Lỗ đào vong sang nước Tề. Đến khi Thúc Tôn trở về nước Lỗ đem con gái mình cho Tề Linh Công. Con gái của Thúc Tôn được Linh Công sùng ái đẻ ra được một đứa con tức là Tề Cảnh Công được Thôi Trữ lập làm quốc quân. Sau khi Thôi Trữ lập Tề Cảnh Công, tự mình làm tướng, Khánh Phong làm tả tướng. Thôi và Khánh cùng với người nước Tề thề bồi liên minh với nhau trước miêu Tề Thái Công. Hai người nói rằng: “Nếu như có người không tham gia vào hội của hai chúng tôi...” Không đợi họ nói xong, Yến Anh bèn ngắt lời của họ, ngẩng mặt lên trời mà than rằng: “Yến Anh này nếu có điều gì bất trung với quốc quân, bất lợi đối với quốc gia, thì có đèn trời soi xét” Nói xong thì chấm máu ăn thề (Chú: Lời thề của hai người Thôi, Khánh đáng lẽ ra là như thế này: Nếu có ai không tham gia vào hội của Thôi, Khánh này thì có đèn trời soi xét. Yến Anh nói chen vào làm cho kế của Thôi, Khánh không thực hiện được. Ngày 23 tháng 5 Tề Cảnh Công cầm đầu đại phu cùng Lê Tỉ Công xác lập quan hệ đồng minh.
Quan thái sử viết ràng: “Thôi Trữ giết chết quốc quân của ông ta” Thôi Trữ vì vậy mà giết thái sử nước Tề. Hai người em của thái sử nước Tề, hết người này đến người khác cũng đều viết: “Thôi Trữ giết chết quốc quân của ông ta” cũng bị giết chết hết. Một người em khác của họ cũng lại viết như vậy, Thôi Trữ cuối cùng đã tha mạng cho ông ta. Nam sử thị nghe nói thái sử đều bị giết chết bèn cầm thẻ trúc đến tận đô thành nước Tề. Trên đường đi nghe nói sự việc giết quốc quân đã được ghi chép lại rồi, bèn quay đầu trở về.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh