A home without books is a body without soul.

Marcus Tullius Cicero

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 29 Lã Tướng Tuyệt Tần
hành Công thập nhất niên (năm 580 trước công nguyên)
Lỗ Thành Công năm thứ mười một, để duy trì hòa bình, quốc quân hai nước Tấn, Tần đã họp với nhau tại Hồ (phía nam huyện Y, tỉnh Sơn Tây ngày nay). Trước khi họp, Tấn Lệ Công đã đến hội trường, Tần Hằng Công ngược lại không chịu qua Hoàng Hà để gặp nhau. Ông ta dừng lại ở Thiên Thành (phía đông huyện Triều Ấp tỉnh Thiểm Tây ngày nay), phái đại phu Sử Lỏa cùng với Tấn Lệ Công ký hòa ước tạm thời tại Lệnh Hồ phía đông Hoàng Hà. Tấn Lệ Công cũng phái đại phu Khích Ngưu cùng với Tần Hằng Công ký hòa ước tạm thời tại Vương Thành ở phía tây Hoàng Hà. Đại phu nước Tấn là Sĩ Loan nói: “Loại hiệp ước đồng minh này có tác dụng gì? Minh thệ là giữ chữ tín, đến dự họp đúng giờ là sự bắt đầu của chữ tín. Lúc bắt đầu đã không đến dự họp, thế thì làm sao thực hiện các lời hứa được?” Sau khi Tần Hằng Công về nước thì đã vi phạm minh ước đã ký với nước Tấn. Sau đó Tần lại kêu gọi Địch và Sở, định dẫn dắt họ vào con đường chống nước Tấn.
Thành Công thập tam niên (năm 578 trước công nguyên).
Lỗ Thành Công năm thứ mười ba. Mùa hè. Ngày 5 tháng 4, Tấn Lệ Công phái Lữ Tướng đi sứ sang nước Tần, định tuyệt giao với nước Tần. Lữ Tướng nói với Tần Hằng Công:
“Từ khi Tấn Hiến Công của chúng tôi có quan hệ tốt với Tần Mục Công đến nay, cùng nhau nỗ lực, dùng minh thệ để rằng buộc nhau, lại thông qua việc hôn nhân qua lại để tăng cường quan hệ giữa hai nước. Ông trời giáng tai họa xuống cho nước Tấn, nước Tấn trong nước đại loạn, Văn Công chạy đến nước Tề, Huệ Công chạy đến nước Tần. Hiển Công chẳng may qua đời, Tần Mục Công sao có thể quên đi tình hữu nghị trước đây khiến cho Huệ Công chúng tôi có thể thừa tự lên ngôi vua. Nhưng công đức không được toàn vẹn. Hai nước Tần, Tấn đánh nhau một trận ở Hàn (huyện Hàn Thành tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Kết quả Huệ Công bị nước Tần bắt. Tần Mục Công cũng lấy làm tiếc về việc này. Sau này Văn Công có thể an định quân vị, hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của Tần Mục Công”.
“Văn Công của chúng tôi đích thân mang áo giáp vượt qua sông rộng, núi dài, vượt qua muôn vàn khó khăn nguy hiểm dẫn con cháu chư bầu các nước ở phía đông như Ngu, Hạ, Thương, Chu đến triều bái nước Tần (Lâm Nhiêu Tấu nói: lúc bấy giờ chỉ có các nước chư hầu nhỏ đi đến nước Tần triều kiến, không chắc đều là công sức của Tấn Văn Công. Đây là cách nói khoa trương) thì đã báo đáp ân huệ trước đây của nước Tần. Nước Trịnh xâm lấn biên cương của nước Tần (chú: Đây là lời lẽ Lữ Tướng vu oan cho nước Tần) Văn Công của chúng tôi đã dẫn đầu chư hầu và quân đội nước Tần bao vây nước Trịnh. Đại phu nước Tần không chịu thương lượng cùng Văn Công chúng tôi mà lại tự tiện ký minh ước với nước Trịnh. Các nước chư hầu vô cùng căm giận cách làm của nước Tần, chuẩn bị liều sống chết với nước Tần (chú: lúc bấy giờ Tần và Trịnh liên kết với nhau, không có lợi cho nước Tấn, nhưng cũng không đến nỗi bức các chư hầu khác liều sống chết với nước Tần, đây cũng là cách nói ngoại giao, cũng là cách khuếch đại và bẻ cong sự thật) Văn Công chúng tôi cảm thấy kinh hoàng, vỗ yên các nước chư hầu, khiến cho nước Tần có thể đưa toàn bộ quân đội về nước, không bị một chút tổn thương nào. Đây là ân huệ rất lớn của nước Tấn đối với nước Tần”.
“Chẳng may Văn Công qua đời, Tần Mục Công không đến phúng điếu, đó là coi thường người đã khuất, Văn Công của chúng tôi. Coi thường Tương Công, vua mới của chúng tôi, lại xâm lược đất Diêu của chúng tôi (phía bắc huyện Lạc Ninh, tỉnh Hà Nam ngày nay. Chú: Lỗ Hằng Công năm thứ ba mươi ba, nước Tần đi ngang qua nước Tấn để đánh nước Trịnh, đồng thời không xâm lược đất Diêu của nước Tấn. Đây cũng là cách nói vu oan). Đồng thời nước Tần cự tuyệt quan hệ tốt với nước Tấn chúng tôi, tấn công thành ấp của nước Tấn chúng tôi, tiêu diệt Phí Thành của nước Hoạt (gần huyện Uyển Sư tỉnh Hà Nam ngày nay) ly gián quan hệ anh em giữa chúng tôi và các nước Hoạt, Trịnh... làm rối loạn mối quan hệ đồng minh giữa nước Hoạt và nước Trịnh, khuynh đảo đất nước chúng tôi. Tương Công của chúng tôi tuy chưa quên ân huệ mà ngày xưa nước Tần tiếp nhận Văn Công, nhưng lo sợ đất nước bị khuynh đảo, cho nên đã đánh nhau một trận lớn với nước Tần ở đất Diêu. Tương Công của chúng tôi vẫn mong rằng Tần Mục Công có thể tha thứ cho tội lỗi của nước Tần. Nhưng Tần Mục Công không đáp ứng, lập tức cùng nước Sở tìm cách chống phá chúng tôi. Nhưng ông trời có mắt. Sở Thành Vương về chầu trời, vì thế Tần Mục Công không lấy gì làm thỏa mãn cho lắm, không thể có bất kỳ hành động nào đối với chúng tôi”.
“Sau khi Tần Mục Công, Tấn Tương Công qua đời, Tần Khang Công, Tấn Linh Công kế vị. Mẹ của Khang Công là con gái của Tấn Hiến Công, là cháu ngoại của chúng tôi. Lại còn muốn làm yếu gia tộc của chúng tôi, khuynh đảo đất nước chúng tôi. Còn ủng hộ bọn trâu ngựa trong gia tộc chúng tôi. Công tử Dung đến quấy phá biên giới của chúng tôi (chú: ở đây Lữ Tướng chỉ công tử Dung làm nội gián, còn nói Tần Khang Công cố ý khuynh đảo nước Tấn là những lời nói phiến diện, không đáng tin). Thế là nước Tấn chúng tôi lại đánh nhau trận lớn với nước Tần tại Hồ (huyện Kỳ Thị tỉnh Sơn Tây ngày nay). Khang Công vẫn không chịu hối cải, tiến vào Hà Khúc (đông nam huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây ngày nay) đánh vùng Tốc Xuyên của chúng tôi (tên một con sông xuất phát từ tây nam qua huyện Địch Thị), cướp bóc Vương cung của chúng tôi. (Phía nam huyện Địch Thị tỉnh Sơn Tây ngày nay). Tiêu diệt kỵ mã của chúng tôi (phía nam huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây). Thế là nước chúng tôi và nước Tần đánh nhau ở Hà Khúc. Con đường mà nước Tần phái sứ giả đi đến các nước ở phương Đông cũng không cách nào thông suốt được. Đấy hoàn toàn bởi vì Tần Khang Công đoạn tuyệt bang giao với nước Tấn”.
“Đến khi chúa công (chỉ Tần Hằng Công) thừa tự ngôi vua, Tấn Cảnh Công của chúng tôi mới kéo dài cổ ra mà nhìn về phía Tây, nói rằng: “Bây giờ nước Tần sẽ quan tâm đến nước Tấn chúng ta rồi chứ!” Chúa công cũng không chịu ban chút ân huệ cho nước Tấn, không chịu ký minh ước với nước Tấn, lại thừa lúc nước Tấn chúng tôi bị người Địch quấy nhiễu (chú: Lỗ Tuyên Công năm thứ 15, nước Tấn diệt Xích Địch, Lộ Thị. Tiêu diệt Địch mà lại còn nói là bị Địch quấy nhiễu cũng là cố ý xuyên tạc sự thật), tiến quân vào các huyện ấp ven sông của chúng tôi, đốt phá Kỳ, Cáo (Kỳ: ở đông bắc huyện Bố tỉnh Sơn Tây ngày nay, Cáo: phía tây huyện Kỳ tỉnh Sơn Tây ngày nay), cướp phá hoa màu của chúng tôi, giết hại đồng bào ở biên giới chúng tôi. Do đó chúng tôi tụ tập quần chúng ở Phụ Thị (tây bắc huyện Triều ấp, tỉnh Thiêm Tây ngày nay) để chống lại quân Tần. Chúa công cũng cảm thấy hối hận về việc làm tăng thêm tai họa, đồng thời cũng muốn cầu phúc tiên quân của các ông là Hiến Công và Mục Công, sai Bá Xa đi sứ nước Tần, lệnh cho Cảnh Công của tôi rằng: “Tôi và ông liên kết hữu hảo với nhau, vứt bỏ hận thù, khôi phục tình hữu nghị trước đây, tưởng nhớ đến công lao sự nghiệp của tiền nhân”. Lời thề chưa dứt, minh ước chưa được ký kết thì Cảnh Công qua đời. Tân quân của chúng tôi là Tấn Lệ Công vì thế mà gặp gỡ bàn chuyện liên kết tại Lệnh Hồ (huyện Địch Thị tỉnh Sơn Tây), nhưng chúa công lại nảy ra ý định bất lương, phản bội lại những điều đã ghi trong hiệp ước. Bạch Địch và các ông cùng cư trú trong vùng Châu (thuộc phạm vi các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ ngày nay) Bạch Địch là kẻ thù của các ông, nhưng lại có quan hệ về hôn nhân với chúng tôi. Chúa công có nói: “Chúng ta cùng thảo phạt người Địch”.
“Tân quân của chúng tôi vì sợ uy nghiêm của chúa công, không chú ý đến việc người Địch có quan hệ về hôn nhân với chúng tôi, nên đã tiếp nhận mệnh lệnh của sứ giả của chúa công. Chúa công lại chơi trò hai mặt, lại nói với người Địch rằng: “nước Tấn sắp đánh các ông đấy”. Người Địch bề ngoài đáp ứng yêu cầu các ông nói, trên thực tế rất căm ghét các ông, đem hết đầu đuôi câu chuyện nói lại cho nước Tấn chúng tôi biết. Người nước Sở cũng chán ghét các ông ăn ở hai lòng, thường hay tráo trở, cũng đến báo cho chúng tôi biết: Người nước Tần đi ngược lại minh ước ở Lệnh Hồ, lại đến liên kết với chúng tôi, nói rõ cho Hoàng thiên Thượng đế, Mục Công, Khang Công, Cộng Công của nước Tần và Mục Vương, Thành Vương, Trang Vương của nước Sở: “Ta tuy có quan hệ qua lại nước Sở, nhưng đều dựa trên cơ sở có lợi hoặc có hại. Ta chán ghét ông ta không có lòng thành, cho nên mới nói sự việc này ra, để răn đe những kẻ thất tâm thất đức”. Chư hầu đều nghe những lời nói trên đây, do đó rất đau lòng, đều đến làm thân với nước Tấn chúng tôi. Bây giờ tôi cầm đầu chư hầu đến để nghe mệnh lệnh của nước Tần, cầu mong có được hòa bình hữu nghị. Nếu chúa công còn nể mặt các nước chư hầu, còn thương hại cá nhân tôi, đội ơn của chúa công, cùng chúng tôi ký kết minh ước. Đó là nguyện vọng của cá nhân tôi. Đội ơn được ký minh ước, tôi sẽ an định các chư hầu, sau đó rút đi! Nào dám động binh, tự chuốc lấy tai họa? Nếu chúa công không chịu ban thí cho ân huệ, ký kết minh ước, thì người bất tài như tôi đây cũng khó mà bảo các chư hầu yên lặng rút quân!”.
“Tôi mạnh dạn nói lên ý kiến và suy nghĩ của mình cho chúa công nghe, để chúa công có điều kiện suy nghĩ lợi, hại, thiệt, hơn".
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh