Thất bại ư? Tôi chưa bao giờ gặp phải. Với tôi, chúng chỉ là những bước lùi tạm thời.

Dottie Walters

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 27 Nước Tấn Trả Chung Nghi Về Cho Nước Sở
hành Công cửu cửu niên (năm 582 trước công nguyên)
Lúc Tấn Cảnh Công thị sát kho binh khí, nhìn thấy Chung Nghi bèn hỏi: “Người tù đội mũ miền Nam đó là người nào?” Nhân viên coi kho đáp: “Là tù binh nước Sở do người nước Trịnh hiến cho”. Tấn Cảnh Công liền ra lệnh tháo gỡ gông xiềng cho Chung Nghi, đồng thời gọi Chung Nghi đến an ủi một lúc. Chung Nghi ba lần khấu đầu lạy tạ Cảnh Công. Cảnh Công hỏi tông tộc của ông ta. Ông ta trả lời rằng: “Bao đời nay là nhạc quan của nước Sở". Cảnh Công hỏi: “Có thể biểu diễn nhạc khí không?” Đáp rằng: “Đây là nghề của tiên phụ, tôi đâu dám hành nghề của cha!” Cảnh Công bảo người đem đến cho ông ta một cây đàn. Ông ta tấu điệu phương Nam. Cảnh Công hỏi ông ta: “Tinh hình quốc vương của khanh ra làm sao?” Ông ta trả lời rằng: “Điều này một nhân vật nhỏ bé như tôi không thể nào được biết”. Cảnh Công mấy lần gặng hỏi, ông ta trả lời rằng: “Quân chủ của chúng tôi vào thời thái từ, tuy có sư bảo hầu hạ người. Nhưng ông ta coi trọng khanh tướng, kính trọng người già, buổi sáng đi thăm lệnh doãn công tử Anh Tề, buổi chiều đi thăm Tư mã Trắc (tức Tử Phản). Các việc khác tôi không được biết”.
Tấn Cảnh Công đem việc này nói với Sĩ Loan biết. Sĩ Loan nói: “Người tù này xứng đáng là một quân tử. Nói ra chức quan của tổ tiên ông ta, đây là không quên cái gốc. Diễn tấu âm nhạc của quê hương đó là không quên cái cũ. Xưng là thái từ là có ý bỏ đi những sự việc hiện tại, chỉ nói những việc đã qua đó là biểu tượng của việc không có lòng tư riêng. Gọi ra tên của hai khanh nước Sở, đó biểu hiện của sự tôn quân. Không vong bản, đó là nhân, không quên cũ, đó là tín, không có lòng tư lợi, đó là trung, biết tôn quân đó là khôn khéo, mà khôn khéo thì thông đạt mọi chuyện. Nếu như có thể dùng “nhân” để nhận một nhiệm vụ dùng “tín” để bảo vệ một nhiệm vụ, dùng “trung” để hoàn thành một nhiệm vụ, dùng “khôn khéo” để chấp hành một nhiệm vụ, thì dù nhiệm vụ to lớn đến đâu, cũng nhất định sẽ hoàn thành được. Sao chúa công không đưa ông ta về nước Sở, để ông ta hoàn thành nhiệm vụ giúp nước Tấn nước Sở chung sống hòa bình?”.
Cảnh Công nghe theo kiến nghị của Sĩ Loan chuẩn bị cho Chung Nghi nhiều lễ vật rồi tiễn ông ta về nước Sở, giao cho ông ta nhiệm vụ nước Tấn đề nghị chung sống hòa bình với nước Sở.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh