Love is the only way to grasp another human being in the innermost core of his personality.

Viktor E. Frankl

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 24 Cuộn Chiến Giữa Tề Và Tấn Ở Yên
hành Công nhị niên (năm 589 trước công nguyên)
Mùa xuân năm Lỗ Thành Công năm thứ hai Tề Khoảnh Công đem quân đánh phía bắc nước Lỗ, bao vây vùng Long (xã Đông nam Long, huyện Thái An, tỉnh Sơn Đông ngày nay). Tướng của Tề Khoảnh Công là Lư Bồ Tựu Khôi tấn công vào công thành. Người vùng Long bắt sống ông ta. Tề Khoảnh Công bảo với nhân dân vùng Long rằng: “Các ngươi không được giết ông ta, ta có thể lập minh ước với các người, quân đội của ta không tiến vào vùng đất của các người. Nhưng nhân dân vùng Long không đếm xỉa gì đến yêu cầu của Tề Khoảnh Công, giết chết Lư Bồ Tựu Khôi rồi bêu xác trên tường thành. Tề Khoảnh Công đích thân gióng trống trận, chỉ huy tác chiến. Binh lính nước Tề trèo lên tường thành, sau ba ngày thì đánh chiếm Long thành. Sau đó đưa quân xuống phía Nam xâm lược Sào Khâu (tây nam huyện Thái An, tỉnh Sơn Đông ngày nay).
Vệ Đinh Công phái các đại phu Tôn Lương Phu, Thạch Tác, Ninh Tương, Hướng Cầm soái lĩnh quân đội xâm lược nước Tề. Trên đường hành quân gặp phải quân Tề. Thạch Tắc chủ trương rút lui, Tôn Lương Phu nói: “Không thể rút lui. Cầm quân đi đánh nước lân cận, trên đường gặp quân đội của họ, liền sợ hãi không dám tiến lên, rút quân về nước thì làm sao ăn nói với chúa công? Ví thử cho rằng đánh không lại lân bang thì đừng cầm quân xuất chinh. Giờ đây đã gặp quân đội của nước láng giềng, chi bằng quyết chiến với họ một trận!”.
Mùa hạ. Ngày 30 tháng 4, quân đội nước Vệ và quân đội nước Tề đánh nhau lớn tại Tân Trúc (huyện Quan Thành tỉnh Sơn Đông ngày nay).
Thạch Tắc nói với Tôn Lương Phu: “Quân đội của chúng ta chiến bại, ngài nên đợi thêm một tí, e rằng toàn bộ quân đội sẽ bị tiêu diệt hết! Ngài mất hết binh lính thì làm sao phục mệnh được?” Không ai nói năng gì. Thạch Tắc lại nói với Tôn Lương Phu: “Ngài là quốc khanh, nếu ngài bị tổn thất, thì đó là cái nhục lớn của nước Vệ chúng ta Ngài dẫn dắt quân đội rút lui, tôi sẽ ở lại đây chống chọi với chúng!” đồng thời tuyên bố với quân Vệ, đội binh xa chi viện đang ùn ùn kéo đến. Thế là quân Tề đình chỉ tấn công, đóng quân tại Cúc Cứ Cúc Cách (thuộc huyện Triều Thanh, tỉnh Sơn Đông ngày nay).
Người Tân Trúc (huyện Quan Thành, tỉnh Sơn Đông ngày nay) là Trọng Thúc Vu Hề cứu Tôn Lương Phu. Tôn Lương Phu nhờ thế mà thoát nạn. Sau đó, nước Vệ cho ông ta Thành ấp, ông ta từ chối. Trọng Thúc Vu Hề thỉnh cầu Vệ quân thưởng cho ông ta nhạc khí và đồ trang sức cho ngựa, cho phép ông ta mang các thứ ấy khi vào chầu. Vệ quân đồng ý với lời thỉnh cầu của ông ta.
Sau này, khi Khổng Tử nghe thấy chuyện này bèn nói: “Đáng tiếc, đáng tiếc! Chi bằng ban thưởng cho ông ta thêm một số thành ấp! Lễ dụng khí vật và tước vị danh hiệu, hai thứ này không thể cho người khác một cách tùy tiện được. Hai thứ này là do quân chủ một nước nắm giữ. Tước vị danh hiệu là tượng trung làm cho nhân dân tin cậy, được nhân dân tin cậy thì mới giữ gìn được lễ dụng khí vật. Trong lễ dụng khí vật chứa đựng qui tắc lễ pháp của xã hội. Quy tắc lễ pháp làm cho người ta làm việc đúng mực, làm việc đúng mực thì có thể sinh ra lợi ích. Cai trị nhân dân là mưu cầu lợi ích cho nhân dân. Do đó, mưu cầu lợi ích cho nhân dân là phương pháp cai trị nhân dân một cách tốt nhất. Lễ dụng khí vật và tước vị danh hiệu là then chốt quan trọng về chính trị. Nếu như cứ ban thưởng lễ dụng khí vật và tước vị danh hiệu cho người khác một cách tùy tiện, thì cũng có nghĩa là giao quyền cho người khác. Một khi chính quyền mất đi, thì đất nước cũng theo đó mà diệt vong, đến lúc đó thì không tài nào cứu vãn nổi”.
Tôn Lương Phu trở về Tân Trúc, không vào thành mà trực tiếp đi thằng đến nước Tấn cầu cứu viện binh. Bọn họ đều trú tại nhà của Khước Khắc. Tấn Cảnh Công đồng ý phái 700 chiếc binh xa. Khước Khắc nói: “Bảy trăm chiếc bình xa là số lượng ngang với trận đánh ở Thành Bộc. Bởi vì có sự lãnh đạo anh minh của tiên quân Văn Công và tài năng trác Việt của tiên đại phu Tiên Chẩn, Hồ Yển... cho nên mới đánh thắng trận. Khước Khắc tôi so với các tiên đại phu kém cỏi vô cùng”. Thế là Khước Khắc yên cầu Tấn Cảnh Công phái 800 binh xa. Tấn Cánh Công đồng ý. Khước Khắc thống soái trung quân, Sĩ Loan thông soái thượng quân, Loan Thư thống soái hạ quân, Hàn Quyết làm Tư mã đi cầu viện hai nước Lỗ, Vệ. Tang Hứa đón tiếp quân Tấn, đồng thời dẫn đường cho quân Tấn. Đại phu nước Lỗ là Quý Hành đưa quân Lỗ đến phối hợp với quân Tấn. Lúc đến nước Vệ, Hàn Quyết định giết người, sau khi biết chuyện Khước Khắc vội vàng đến cứu. Lúc đến nơi, Hàn Quyết, đã giết chết người ta rồi. Khước Khắc sai người đem thi thể ra thị chúng, sau đó Khước Khắc nói với người đày tớ: “Ta làm như thế là để cùng chịu trách nhiệm giết người với Hàn Quyết không để cho Hàn Quyết một mình bị phỉ báng là kẻ giết người”. Quân Tấn đến vùng Tân (huyện Tân, tỉnh Son Đông ngày nay) thì đuổi kịp quân Tề.
Ngày 17 tháng 6 quân Tấn đuổi đến núi Mị Kê (phía nam huyện Lịch Thành 10 dặm thuộc tỉnh Sơn Đông ngày nay, tức Thiên Phật Sơn). Tề Khoảnh Công sai người đi thách đấu: “Các người dùng quân đội của quốc quân các người làm nhục nước Tề chúng tôi. Nước Tề chúng tôi chỉ có một ít quân đội đang mệt mỏi, xin đến sáng sớm ngày mai gặp mặt quân đội nước Tấn các ngươi”. Khách Khước đáp rằng: “Nước Tấn và hai nước Lỗ, Vệ là anh em. Sứ giả của hai nước Lỗ, Vệ cầu cứu nước Tấn rằng: “Nước Tề thường sang lãnh thổ chúng tôi chọc tức chúng tôi. Quốc quân nước Tấn chúng tôi không nhẫn tâm nhìn hai nước Lỗ, Vệ bị ức hiếp, bèn cử chúng tôi đến thỉnh cầu nước Tề không nên quấy rầy hai nước Lỗ, Vệ, cũng bảo chúng tôi không nên để cho quân đội nước Tấn ở lâu trên đất nước Tề. Đã tiến quân vào nước Tề thì cũng không lui quân được, không cần nghe theo lời dặn dò của quốc quân nước Tề”. Thế là Tề Khoảnh Công cũng đáp rằng: “Các đại phu nước Tấn đều đồng ý đánh nhau với nước Tề, thật phù hợp với nguyện vọng của chúng tôi. Cho dù họ không đồng ý đánh nhau với chúng tôi, chúng tôi cũng đánh nhau một trận với họ. Đại phu nước Tề là Cao Cố lao vào doanh trại quân Tấn giơ gạch lên ném, bắt được một lính Tấn, tước lấy binh xa của anh ta, sau phía xe cột một cây dâu trở về dinh lũy của mình rồi diễu võ dương oai trước mặt binh sĩ nước Tề, đồng thời nói rằng: “Ai cần dũng khí có thể mua dũng khí thừa của ta”.
Ngày 18 tháng 6, quân đội nước Tề và nước Lỗ dàn binh tại Yên (10 dặm về phía tây Lịch Thành tỉnh Sơn Đông ngày nay). Đại phu nước Tề là Bỉnh Hạ lái xe cho Tề Khoảnh Công, một đại phu khác của nước Tề là Phùng Sửu Phụ làm xa hữu cho Tề Khoanh Công. Nước Tấn cử Khước Khắc làm chú soái, Giải Trương lái xe cho ông ta, Trịnh Khâu Hoãn làm xa hữu. Tề Khoảnh Công nói: “Ta tạm thời tiêu diệt số quân Tấn này, sau đó hẵng ăn cơm sáng”. Không đợi khoác áo giáp cho ngựa, đã lấy hết sức thúc ngựa tiến lên. Khước Khắc bị tên bắn bị thương máu chảy đến tận giày vẫn gióng trống liên hồi. Khước Khắc nói: “Vết thương của ta rất nặng...” Giải Trương nói: “Kể từ khi giao chiến, tên đã bắn trúng vào tay ta, xuyên thằng qua khuỷu tay. Ta bẻ gãy mũi tên tiếp tục lái xe, bánh xe phía tay trái đã nhuộm thành màu đỏ bầm. Ta đâu nào dám nói rằng bị thương nặng? Ông hãy cố mà chịu đựng”. Trịnh Khâu Hoãn nói: “Từ khi bắt đầu giao chiến, nếu xe bị lún xuống bùn hoặc sụp hầm, tôi nhất định sẽ nhảy xuống đấy xe. Ông lẽ nào biết các việc này! Nhưng mà, ông quả đã bị thương rất nặng”. Giải Trương nói: “Cờ trống của chiếc xe chúng tôi là tai mắt của quân đội Tấn, Quân đội Tấn tiến hay thoái đều dựa vào bóng cờ và tiếng trống của trung quân xa này. Lấy đó làm dấu hiệu cho sự tiến thoái. Chiếc trung quân xa này của chúng tôi một người trấn thủ là có thể thành công. Làm sao có thể vì bị thương mà lại bại hoại đại sự của quốc quân? Khi đã mặc áo giáp vào, cầm lấy vũ khí thì đã ôm ấp quyết tâm hy sinh. Tuy thân thể bị thương, nhưng vẫn chưa chết, vì vậy xin ông hãy cố gắng chịu đựng!” Lúc này tay trái Giải Trương cầm lấy dây cương, tay mặt cầm dùi đánh trống, ngựa lao nhanh về phía trước không tài nào cản nổi, toàn quân cũng theo đó mà xông lên. Quân đội của Tề Khoảnh Công đại bại. Quân đội nước Tấn Truy kích quân đội nước Tề, truy đuổi mấy vòng quanh núi Hoa Bất Chú (đông bắc huyện Lịch Thành tỉnh Sơn Đông ngày nay).
Đại phu nước Tấn Hàn Quyết nằm mơ thấy cha mình nói với mình rằng: “Buổi sáng cần tránh khỏi hai phía tả hữu của binh xa” do đó Hàn Quyết thay người đánh ngựa, tự mình ngồi vào ở giữa đánh, xe đuổi theo Tề Khoảnh Công. Bính Hạ nói: “Bắn vào người lái xe, người lái xe đó hình như là quân tử”. Tề Khoảnh Công nói: “Gọi người ta là quân tử mà lại bắn chết người ta thì không hợp với lễ pháp”. Thế là bắn vào người ngồi bên trái xe, người ngồi bên trái xe rơi xuống đất, rồi lại bắn vào người ngồi bên phải xe, người ngồi bên phải xe chết ngay trong xe. Đại phu nước Tấn là Kì Mẫn Trương bị mất binh xa, liền đuổi theo Hàn Quyết và nói rằng: “Cho tôi đi nhờ xe của ông”. Kì Mẫu Trương định ngồi ở bên trái hoặc bên phải, nhưng Hàn Quyết đã dùng cùi chỏ thúc vào người ông ta bảo ông ta đứng ở đằng sau mình. Hàn Quyết khom người xuống đặt lại ngay ngắn người ở bên phải vừa bị bắn chết.
Phùng Sửu Phụ biết rằng Tề Khoảnh Công có thể bị bắt cho nên đã thay đổi chỗ cho Tề Khoảnh Công. Khi binh xa của Tề Khoảnh sắp đến Hoa Tuyền ở dưới chân núi Hoa Bất Chú, có một con ngựa ở bên ngoài bị cây cối chặn lại. Đêm hôm trước, Phùng Sửu Phụ ngủ ở trong lều xe, có một con rắn từ dưới bò lên. Ông ta dùng cánh tay đập rắn, kết quả cánh tay ông ta bị thương, nhưng Phùng Sửu Phụ đã giấu vết thương, cho nên sau không thể dùng tay đẩy xe, kết quả là quân Tấn đã đuổi kịp. Hàn Quyết nắm dây ngựa đứng trước Tề Khoảnh Công lạy một cái rồi rập đầu xuống, tay bưng bình rượu và vòng ngọc dâng lên Tề Khoảnh Công đồng thời dùng những lời lẽ xã giao hết sức uyển chuyển nói rằng: “Quốc quân của chúng tôi phái quần thần chúng tôi nói với hai nước Lỗ, Vệ rằng: “Đừng để cho quân đội nước Tấn chúng tôi tiến vào lãnh thổ của quí quốc. Tôi là kẻ hạ thần (vào thời Xuân Thu, hạ thần là cách xưng hô khiêm tốn của thần đối với quốc quân nước khác), thật không may gặp ngay quân đội của quí quốc, không có cách nào trốn thoát, không có chỗ nào để chúng tôi ẩn náu, hơn nữa sợ rằng vì tháo chạy hoặc lẩn trốn mà làm nhục cho quốc quân hai nước. Tôi là một chiến sĩ, thật là làm xấu hổ người lính. Hạ thần xin mạo muội bẩm với quốc quân, hạ thần không phải là người thông minh, không biết làm việc, hơn nữa chúng tôi thiếu hụt nhân tài, không tìm được người để thương lượng, tất cả mọi việc đều do một mình thần gánh vác. Để hoàn thành trách nhiệm, thần xin đưa quốc quân cùng đến nước Tấn”. Bởi vì Phùng Sửu Phụ đã thay đổi vị trí của Tề Khoảnh Công và giả là Tề Khoảnh Công. Phùng Sửu Phụ lệnh cho Tề Khoảnh Công đến Hoa Tuyền lấy nước để uống. Nhân lúc đi lấy nước, Trịnh Chu Phụ thần tử của nước Tề đánh một chiếc xe dự phòng, là xa tả đưa Tề Khoảnh Công chạy thoát. Hàn Quyết đem Phùng Sửu Phụ hiến cho Khước Khắc. Khước Khắc chuẩn bị giết Phùng Sửu Phụ, Phùng Sửu Phụ nói rằng: “Cho đến bây giờ, vẫn chưa có người chịu thay hoạn nạn của quốc quân. Giả dụ giờ có một người rồi, lẽ nào người ấy bị giết chết?” Khước Khắc suy nghĩ rồi nói: “Có người không sợ hy sinh tính mạng của mình để giải cứu quốc quân của ông ta, nếu ta đem người đó đi giết là một việc chẳng lành. Ân xá cho kẻ đã làm một việc như vậy để động viên những người hết lòng làm việc cho quốc quân”. Do đó tha cho Phùng Sửu Phụ.
Sau Khi Tề Khoảnh Công thoát nạn, ba lần xông vào quân Tấn, ba lần thoát khỏi vòng vây để tìm tông tích Phùng Sửu Phụ. Mỗi lần thoát khỏi vòng vây lại chỉnh đốn lại đội ngũ, động viên những binh lính tháo chạy. Tề Khoảnh Công cầm quân xông vào đội ngũ người Địch do quân Tấn đưa đến, binh sĩ người Địch đều dùng thuẫn để che chắn. Tề Khoảnh Công lệnh cho quân Tề lại xông vào đội ngũ của quân Vệ, người nước Vệ không dám làm hại họ. Thế là từ Từ Quan (phía tây huyện Lâm Nảo, tỉnh Sơn Đông ngày nay) tiến vào nước Tề. Khoảnh Công nhìn thấy những người trấn giữ thành ấp thì nói rằng: “Hãy trấn giữ cho thật tốt đi! Quân đội nước Tề chúng ta đã thất bại rồi!” Đội quân của Tề Khoảnh Công bảo một phụ nữ đang đi ở trên đường tránh chỗ. Người phụ nữ hỏi rằng: “Quốc quân chúng ta có thoát nạn không?” Đáp rằng: “Quốc quân của chúng ta may mắn thoát nạn rồi”. Lại hỏi: “Quan tư đồ lo việc quản lý vũ khí cũng thoát nạn chứ?”. Đáp rằng: “Thoát nạn rồi”. Người phụ nữ lại hỏi: “Nếu như quốc quân của ta và cha ta đều bình an vô sự thì sẽ như thế nào?”. Nói xong liền bỏ đi. Khoảnh Công cho rằng, người phụ nữ đó hỏi đến quốc quân trước rồi mới hỏi đến cha như vậy là hiểu lễ tiết. Sau đó hỏi những người bên cạnh mới biết rằng người phụ nữ đó là vợ của tư đồ Bích (quan chăm lo quản lý doanh trại đồn lũy), bèn lấy đất Thạch Giao (vùng Thạch Oa Thôn cách ba mươi dặm về phía đông nam huyện Trường Thanh tinh Sơn Đông ngày nay) phong cho bà ta.
Quân Tấn đuổi theo phía sau quân Tề, từ Khâu Dứ (ranh giới huyện Ích Đô tỉnh Sơn Đông ngày nay), tiến vào nước Tề, tiến công Mã Hình (tây nam huyện Ích Đô tỉnh Sơn Đông ngày nay). Tề Khoảnh Công sai đại phu là Quốc Tả đến nước Tấn, dâng ngà đẹp, ngọc khánh, đất đai của nước Kỹ ngày xưa để xin cầu hòa. Nếu như quân Tấn không chịu lui quân, thế thì cứ để mặc họ! Quốc Tả đi dâng đồ hối lộ, quân Tấn không chấp nhận điều kiện cầu hòa của Tề Khoảnh Công mà lại đặt ra điều kiện: “Nhất định phái đem mẹ của quốc quân nước Tề là Tiên Đồng Thúc Tử làm con tin, đồng thời, tất cả bờ ruộng trong lãnh thổ nước Tề đều phải đổi thành hướng đông tây để sau này khi binh xa của nước Tấn vào nước Tề đi lại được dễ dàng”. Quốc Tả trả lời rằng: “Tiên Đồng Thúc Tử không phải là ai khác mà chính là mẹ của quốc quân nước Tề. Nếu như nước Tấn và nước Tề bình đẳng với nhau thì Người cũng tương đương với mẹ của quốc quân nước Tấn. Chư vị nếu coi trọng chính nghĩa giữa các nước chư hầu, cho rằng mẹ của quốc quân nước Tề làm con tin thì mới yên tâm được, thế thì các vị đặt Chu Thiên tử vào vị trí nào? Đây là thi hành mệnh lệnh với cái giá bất hiếu. Kinh thi có nói: “Lòng hiếu thảo của đứa con có hiếu là vô tận, anh ta mãi mãi truyền lòng hiếu thảo đó cho đồng loại”. Nếu lấy sự bất hiếu mà mệnh lệnh cho chư hầu, thì sẽ trở thành những đồng loại không giữ đạo đức. Tiên vương trị vì đất đai trong thiên hạ, căn cứ vào tính chất khác nhau của đất đai để phân bố các loại cây trồng để gặt hái được những lợi ích xứng đáng. Cho nên Kinh thi có nói: “Cương thể của chúng ta, chúng ta cai trị đất đai bờ ruộng của chúng ta chạy dài theo hướng đông nam”. Giờ đây các ông trị vì đất đai của chư hầu, trái lại buộc toàn bộ bờ ruộng phải chạy theo hướng đông tây. Các ông chỉ chú ý đến sự thuận tiện cho việc hành quân của binh xa mà không hề chú ý xem có hợp với tính chất của đất đai hay không, đó chẳng phải là phủ định di mệnh của tiên vương hay sao? Đi ngược lại chế độ của tiên vương là bất nghĩa, thế thì làm sao có thể làm minh chủ được? Như vậy nước Tấn đã đi quá xa. Vũ, Thang, Chu Văn Vương, Chu Vũ Vương, cả bốn vị vua này sở dĩ có thể đẩy mạnh vương chính là vì xây dựng được công đức, thỏa mãn nguyện vọng chung của chư hầu! Côn Ngô đời Hạ Đại Bành, Thể Vĩ đời Thương, Tề Hàng Công, Tấn Văn Công đời Chu... năm vị bá chủ này sở dĩ đẩy mạnh được bá chính là bởi vì không ngại gian lao vỗ yên chư hầu, bôn ba phục dịch cho thiên tử. Ngày nay các ngươi muốn hợp nhất chư hầu để thỏa mãn nguyện vọng không bao giờ chấm dứt của mình. Kinh thi có nói: “Thi hành chính sự phải hòa hoãn rộng lượng, thì phước khí mới tụ hợp về được” Các ông không độ lượng, tự mình đánh mất phúc lộc, điều đó có hại gì cho chư hầu? Nếu như các ông không chịu giảng hòa, quốc quân chúng tôi cũng đã dặn dò sứ giả một câu như thế này: “Bởi vì các người đem quân đội của quân chủ nước Tấn đến xâm lược lãnh thổ nước chúng tôi, chúng tôi với quân đội ít ỏi, mệt mỏi cũng đánh nhau với quân Tấn các người. Chỉ vì sợ hãi trước uy lực của các người, quân Tề chúng tôi đã thất bại. Đội ơn các ông làm phúc cho người Tề, không tiêu diệt nước Tề, tiếp tục tình hữu nghị như xưa, cho nên chúng tôi không dám luyến tiếc bảo vật, đất đai của tiên quân nước Tề để hiến cho các người biểu thị sự cầu hòa. Nhưng các ông không đồng ý. Do đó chúng tôi chỉ còn cách thu gom tàn dư quân đội, nước Tề, quyết đánh một trận để quyết định sự sinh tử, tồn vong của nước Tề. Nếu chúng tôi may mắn thắng lợi, thì cũng đến cầu hòa với các ông, huống chi chẳng may thất trận, thì chẳng phải là nghe theo sự dạy bảo của các người hay sao!”.
Hai nước Lỗ, Vệ khuyên Khước Khắc rằng: “Nước Tề oán giận chúng ta, những người chết trong chiến dịch này đều là những người thân cận của Tề hầu. Nếu như ông không cho nước Tề giảng hòa, nước Tề nhất định càng oán hận chúng ta hơn. Rốt cuộc là ông định tìm kiếm cái gì? Ông được quốc bảo của nước Tề, chúng tôi được lại những vùng đất đã mất mà còn giải cứu được quốc nạn của chúng ta. Đây là một việc rất lấy làm vinh dự. Tề, Tấn đều là những cường quốc theo mệnh trời, đâu phải chi một mình nước Tấn là cường quốc”. Thế là người Tấn đồng ý giảng hòa với nước Tề. Nói với nước Tề rằng: “Theo thỉnh cầu của hai nước Lỗ, Vệ, quần thần nước Tấn chúng tôi mới đem binh xa và binh lính đến cứu viện. Nếu như chúng tôi có thể ăn nói để hồi phục sứ mệnh của chúa công Tấn, thì đó là ân huệ của quốc quân nước Tề, làm sao dám không bảo gì nghe nấy?”.
Đại phu nước Lỗ là Cầm Trịnh từ chỗ quân Lỗ đi nghênh tiếp Lỗ Thành Công.
Mùa thu. Tháng 7. Quân Tấn và Quốc Tả đại phu nước Tề liên kết với nhau tại Viên Lâu (thuộc huyện Nảo Xuyến tỉnh Sơn Đông ngày nay). Đồng thời nước Tấn cho phép nước Tề trả lại ruộng đất vùng Vàn Dương mà nước Tề xâm lược của nước Lỗ trả lại cho nước Lỗ. Lỗ Thành Công gặp mặt quân Tấn tại Minh (trong huyện Dương Cốc tỉnh Sơn Đông ngày nay) ban tặng chinh xa và lễ phục thượng khanh cho ba vị thống soái: Khước Khắc, Sĩ Loan và Loan Thư, (ban tặng lễ phục đại phu cho Tư Mã (đại phu chủ quản giáp binh), Tư Không (đại phu chủ quản dinh lũy), Dã Soái (đại phu chủ quản binh xa), Hầu Chính (đại phu chủ quản việc tuần tra canh gác), Á Lữ (không chuyên trách, có nhiệm vụ chi viện cho bất kỳ yêu cần nào về mặt quân sự).
Quân đội nước Tấn về nước. Thượng quân tả Sĩ Loan tiến vào thành sau cùng. Sĩ Huệ bố của Sĩ Loan nói: “Lẽ nào con không biết rằng cha mong con sớm trở về hay sao?” Sĩ Loan đáp rằng: “Quân đội đánh thắng trận trở về nước, người trong nước nhất định sẽ rất phấn khởi đón chào quân đội khải hoàn. Những người vào thành trước tiên tất sẽ làm cho người ta để ý. Làm như vậy là nhận công cao thay cho thống soái! Do đó con không dám”. Sĩ Huệ nói: “Giờ đây cha mới biết hành vi khiêm tốn của con, có thể làm cho gia đình ta khỏi tai họa”.
Khước Khắc triều kiến Tấn Cảnh Công. Cảnh Công hỏi rằng: “Lần thắng lợi này là do sức mạnh của thần phải không!” Khước Khắc đáp rằng: “Đây là sự dạy bảo của chúa công và sức mạnh của các đại phu. Ngu thần làm gì có sức mạnh?” Sĩ Loan vào triều kiến Cảnh Công. Cảnh Công cũng hỏi Sĩ Loan như vậy. Sĩ Loan đáp rằng: “Chẳng qua thần chỉ nghe theo sự đặn dò của Tuần Canh, phục tùng tiết chế của Khước Khắc mà thôi, ngu thần đâu có làm nên công trạng gì!” Loan Thư triều kiến Cảnh Công, Cảnh Công cũng hỏi ông ta nội dung như vậy. Loan Thư đáp rằng: “Nhờ có sự chỉ huy của Sĩ Loan và sự tuân theo mệnh lệnh của quân sĩ, thần đâu có cống hiến gì?”.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh