Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 19 Nước Trịnh Bắt Hoa Nguyên - Đại Phu Nước Tống – Làm Tù Binh
uyên Công nhị niên (năm 607 trước công nguyên)
Mùa xuân năm Lỗ Tuyên Công thứ hai, Trịnh công tử là Qui Sinh tiếp nhận mệnh lệnh của nước Sở cầm quân Trịnh đi đánh nước Tống. Đại phu nước Tống là Hoa Nguyên, Lữ Nhạc cầm đầu quân đội phòng ngự sự công kích của quân Trịnh. Ngày 10 tháng 2, quân đội hai nước Trịnh, Tống đại chiến tại Đại Cức (tây bắc huyện Chá Thành, tỉnh Hà Nam ngày nay). Quân Tống đại bại. Quân Trịnh bắt Hoa Nguyên, Lữ Nhạc làm tù binh, đồng thời thu được 400 chiếc binh xa, bắt làm tù binh 250 người, cắt 100 cái tai trái của quân Tống.
Đại phu nước Tống là Cuồng Giảo trên chiến trường gặp binh sĩ nước Trịnh. Binh sĩ nước Trịnh rớt xuống giếng, Cuồng Giảo cầm ngược cây kích, cứu người lính đó ra khỏi giếng, kết quả Cuồng Giảo lại bị nước Trịnh bắt làm tù binh.
Người quân tử bình luận về việc Cuồng Giảo bị bắt làm tù binh rằng: “Cuồng Giảo làm sai yêu cầu lúc hành quân, làm trái mệnh lệnh giết giặc. Ông ta bị kẻ địch bắt làm tù binh là chuyện đương nhiên. Trong chiến tranh, hiểu biết, dũng cảm, cương nghị, chấp hành mệnh lệnh đó là “lễ”. Giết giặc là quả cảm, quả cảm giết giặc là “nghị”. Ta không giết giặc, giặc tất giết ta”.
Trước khi Tống, Trịnh đánh nhau, Hoa Nguyên giết dê đãi binh sĩ, nhưng lại không chia cho người đánh xe của ông ta là Dương Châm. Sau đó đến lúc chiến tranh, Dương Châm nói: “Mấy hôm trước chia thịt dê là ông làm chủ, hôm nay đánh xe là do tôi làm chủ”. Đánh xe đưa Hoa Nguyên vào giữa quân Trịnh, cố ý đánh bại trận.
Người quân tử phê bình rằng: “Dương Châm không phải là người. Vì thù oán cá nhân mà làm hại nước, hại dân, về mặt hình pháp thì không có tội nào lớn hơn. Trong Kinh thi có câu: “người mất hết lương tâm”, có lẽ để chỉ loại người như Dương Châm vậy! Chỉ để thỏa mãn niềm vui nhất thời của cá nhân mà khiến cho nhân dân chịu đau khổ.
Nước Tống dùng 100 chiếc binh xa và 400 ngựa hoa đưa cho nước Trịnh để xin chuộc Hoa Nguyên. Vừa mới chuyển một nửa số ngựa đến nước Trịnh thì Hoa Nguyên trốn thoát về nước Tống. Hoa Nguyên đứng ngoài thành, nói rõ thân thế của mình cho quan lại giữ thành biết, sau đó vào thành. Hoa Nguyên gặp Thúc Tường, Thúc Tường nói: “Có lẽ do ngựa của ngài không nghe theo sự chỉ huy của ngài, mới khiến cho ngài bị bắt làm tù binh”. Hoa Nguyên nói: “Không phải là ngựa không nghe chỉ huy chạy về phía quân Trịnh mà vì có kẻ muốn làm phản ta. Nước Tống chúng ta đã giảng hòa với nước Trịnh, nên ta chạy về”.
Sau đó, nước Tống củng cố thành lũy. Hoa Nguyên làm chủ soái phụ trách việc giám sát theo dõi tình hình thủ công của công trình. Người dân xây thành hát rằng: “Mắt to, bụng phệ, vứt áo giáp, đánh bại trận, trốn chạy về. Râu dài, râu rậm, vứt mũ giáp, đánh bại trận, trốn chạy về”. Hoa Nguyên sai thị vệ tả hữu đối đáp rằng: “Bò có da bò, con tê giác da càng nhiều hơn, vứt bỏ mũ giáp, không có làm sao cả”. Người dân xây thành lại hát rằng: “Tuy rằng da bò nhiều nhưng đan lại tất không đủ, ông xem phải làm sao?” Hoa Nguyên nói: “Đi thôi, đi thôi! Bọn họ người đông, lắm mồm lắm miệng, chúng ta chọi lại không nổi đâu”.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh