It is what you read when you don't have to that determines what you will be when you can't help it.

Oscar Wilde

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 16 Trận Chiến Đấu Ở Thành Bộc Giữa Nước Tần Và Nước Sở
i công nhị thập thất niên (năm 633 trước công nguyên)
Sở Thành Vương chuẩn bị đánh nước Tống, phái Đấu Cốc Vu Thỏ luyện tập binh sĩ tại đất Khuê (trong huyện Giang Lăng tỉnh Hồ Bắc ngày nay) Đấu Cốc Vu Thỏ để cho Tử Ngọc biểu hiện, cố ý làm ra vẻ miễn cưỡng tắc trách, chỉ trong một buổi sáng đã luyện tập xong, đồng thời cũng không trừng phạt một ai cả, lại bảo Tử Ngọc tập luyện binh sĩ tại vùng đất Vi (gần đất Khuê). Luyện tập cả ngày suốt từ sáng đến tối, có sau người bị đánh bằng roi, có ba người bị mũi tên xuyên thủng lỗ tai. Các lão thần đã nghỉ hưu của nước Sở đều đến chúc mùng Đấu Cốc Vu Thỏ, nói rằng ông ta có đôi mắt tài tình, chọn đúng người có tài. Đấu Cốc Vu Thỏ mời họ uống rượu. Vi Cổ lúc bấy giờ còn trẻ, đến sau lại không chúc mừng. Đấu Cốc Vu Thỏ hỏi anh ta tại sao không chúc mừng. Vi Cổ nói với ông ta: “Tôi không biết phải chúc mừng cái gì. Ông đề cử Tử Ngọc thay thế cho lệnh doãn và còn nói rằng: “Đây là vì làm cho quốc gia an định”. Nếu như an định trong nội bộ mà đối ngoại toàn là thất bại, thế thì đạt được cái gì? Đây phải chăng là cái được không bù lại cho cái mất đi! Nếu như Tử Ngọc xử lý công việc bên ngoài thất bại, thì đó là do ông đề cử đấy. Người được đề cử đem lại thất bại cho đất nước, thì có gì đáng để chúc mừng? Tử Ngọc là người cương bạo, không chú ý đến lễ phép, không thể dùng để cai trị nhân dân. Ông ta thống lĩnh một quân đội gồm 22.500 người và 300 binh xa, có lẽ không thể nào thắng lợi toàn vẹn trở về. Nếu như ông ta thống lĩnh toàn quân thắng lợi trở về thì tôi sẽ đến chúc mừng, cũng không lấy gì làm muộn!”.
Mùa đông, Sở Thành Vương cùng quân đội các nước Trần, Thái, Trịnh, Hứa... bao vây nước Tống. Tống quốc công Thúc Cố đến nước Tấn báo cáo về nguy cơ của nước Tống. Tấn quốc phu nhân Tiên Chẩn nói: “Đền đáp lại công ơn nước Tống tặng ngựa, trừ bỏ tai họa nước Tống bị bao vây, xây dựng uy tín trong chư hầu, củng cố sự nghiệp của nước Tấn đều nằm ở nghĩa cử này!” Hồ Yển nói: “Nước Sở vừa xây dựng được quan hệ với nước Tào, lại vừa lập minh ước hôn nhân với nước Vệ! Nếu đánh Tào, Vệ, nước Sở nhất định chia quân ra chi viện. Nếu nước Sở chia quân cứu viện Tào, Vệ thì nước Tề, nước Tống sẽ hủy bỏ sự uy hiếp.
Thế là nước Tấn tiến hành cuộc diễn tập quân sự với qui mô lớn tại Bi Lô (đông nam huyện Tân Giang tỉnh Sơn Tây ngày nay), sau đó xây dựng tam quân (ba tập đoàn lớn), suy nghĩ đến việc tuyển chọn người làm nguyên soái. Triệu Suy nói: “Hồ đại phu có thể đảm nhiệm chức vụ nguyên soái của tam quân. Thần thường nghe ông ta nói chuyện. Qua việc nói năng của ông ta biết rằng ông ta rất yêu thích lễ, nhạc và tôn trọng thi, thơ. Thi, thơ là kho báu của nghĩa lý, lễ, nhạc là thước đo đạo đức. Đạo đức và nghĩa lý là cái căn bản và cơ sở của lợi ích. Trong Hạ Thư có một câu như thế này: “Sử dụng một nhân tài, nên nghe theo ý kiến của ông ta. Đem một nhiệm vụ cụ thể giao cho ông ta làm thử, làm cho ông ta có được thử thách rõ ràng. Nếu ông ta có công tích thì tặng thưởng cho ông ta xa mã, trang phục coi đó là thù lao”. Chúa công hãy thử dùng ông ta xem sao.” Thế là Tấn Văn Công cử Hồ Cốc làm trung quân thống soái lĩnh trung quân, Hồ Tần làm trung quân tá để giúp việc cho ông ta. Lệnh cho Hồ Yển làm thượng quân thống soái lĩnh thượng quân, nhưng Hồ Yển để cho Hồ Mao là thượng quân tướng, còn mình thì làm thượng quân tá, giúp việc cho Hồ Mao. Cử Triệu Suy làm Khánh soái lĩnh ba quân, nhưng ông ta lại nhường cho Loan Chi, Tiên Chẩn. Sau đó lệnh cho Loan Chi làm hạ quân tướng, soái lĩnh hạ quân đưa Tiên Chẩn làm hạ quân tá để giúp việc cho Loan Chi. Tuần Lâm phụ đánh xe cho Tấn Văn Công, Ngụy Ngưu làm người bảo vệ.
Tấn Văn Công vừa về nước bèn dạy bảo dân nước Tấn quen thuộc với việc binh, trải qua hai năm, Tấn Văn Công định dùng họ đế đánh trận. Hồ Yển nói: “Nước Tấn chúng ta chiến loạn nhiều năm, người dân bình thường chưa phân biệt rõ đúng sai, chưa an cư được, thường dễ rời bỏ quê hương”. Thế là về đối ngoại thì ổn định Vương vị của Chu Tương Vương, đối nội thì ra sức mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Có được hai thành tích này, nhân dân dần dần yêu mến sản nghiệp, sống quen rồi không muốn dời đi nơi khác, yên tâm lo kế sinh nhai. Tấn Văn Công lại muốn sử dụng họ vào việc đánh nhau, Hồ Yển nói: “Nhân dân chưa thật hoàn toàn tin tưởng chúa công, chưa hiểu hết dụng ý các việc chúa công làm”. Thế là Tấn Văn Công dùng việc đánh Nguyên (tây bắc huyện Tế Nguyên tỉnh Hà Nam ngày nay) để lấy lòng tin ở nhân dân. Sau đó nhân dân làm ăn buôn bán, coi thường tiền của, không ham nhiều lợi, hiểu rõ khế ước của chúng tín. Tấn Văn Công nói: “Như vậy có thể sử dụng nhân dân vào việc chiến đấu rồi chứ?” Hồ Yển đáp: “Nhân dân vẫn còn chưa biết rõ lễ tiết của sự giàu nghèo sang hèn, chưa có lòng cung kính”. Thế là có cuộc diễn tập qui mô lớn để thí phạm về lễ tiết của sự giàu nghèo sang hèn, bắt đầu thiết lập quan trật lộc đế quản lý trật ngạch của tước lộc, điều chỉnh và sắp xếp quan lại trong nước. Nhân dân nghe mệnh lệnh mà không cảm thấy mê hoặc, sau đó mới dùng họ vào việc chiến đấu. Sau đó làm cho binh lính của nước Sở rút lui khỏi đất Cốc (huyện Đông A, tinh Sơn Đông ngày nay) loại bỏ nguy cơ bị vây của nước Tống. Chỉ cần một trận chiến đấu là giành được ngôi bá chủ đó là nhờ Tấn Văn Công giáo hóa nhân dân.
Hi công nhị thập bát niên (năm 632 trước công nguyên).
Mùa xuân năm Lỗ Hi Công thứ hai mươi tám, Tấn Văn Công sắp tiến đánh nước Tào cần phải mượn đường Vệ để quân đội đi qua. Nước Vệ không cho phép. Thế là phải đi vòng về phía Nam nước Vệ để vượt qua Hoàng Hà, xâm lược nước Tào. Sau đó quay lại đánh nước Vệ. Ngày 11 tháng giêng quân Tấn chiếm lĩnh vùng Ngũ Lộc của nước Vệ (huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Bắc ngày nay).
Tháng hai, trung quân tướng của nước Tấn qua đời, Tiên Chẩn thăng chức trung quân tướng, Ty Không Quí Tử tiếp nhận chức vụ hạ quân tá của Tiên Chẩn. Đây là tuyển chọn nhân tài qua phẩm chất dạo đức.
Tần Văn Công và Tề Chiêu Công định lập minh ước tại Liễm Vu (phía nam huyện Bộc Dương tỉnh Hà Bắc ngày nay). Vệ Thành Công yêu cầu được tham gia liên minh, nhưng nước Tấn không đồng ý. Vệ Thành Công chuyển hướng định liên minh, với nước Sở, nhưng nhân dân nước Vệ không bằng lòng. Thế là nhân dân nước Vệ đuổi Thành Công đi để lấy lòng nước Tấn. Vệ Thành Công chạy đến Tương Ngưu (đông nam huyện Bộc, tỉnh Sơn Đông ngày nay).
Nguyên nước Lỗ liên minh với nước Sở, Lỗ Hi Công phái công tử Mãi đi giúp quân Sở đóng giữ nước Vệ, sau đó nước Sở cất binh cứu Vệ không thành công, điều đó tạo nên sự lo sợ của Lỗ Hi Công đối với nước Tấn, thế là giết chết công tử Mãi để lấy lòng nước Tấn, lại còn nói rằng nước Lỗ cử quân lính đi đóng giữ nước Vệ hoàn toàn là do ý của công tử Mãi. Ngược lại nói với nước Sở rằng: “Công tử Mãi không hoàn thành nhiệm vụ đóng giữ nước Vệ cho nên phải xử tử anh ta”.
Tấn Văn Công xuất quân bao vây nước Tào. Lúc đánh vào cửa thành tổn thất rất nặng nề. Người nước Tào đem xác chết quân Tấn bày ra trong thành. Về việc này Tấn Văn Công hết sức lo lắng, bèn nghe theo mưu kế của nhiều người: “Chúng ta cần đào mộ tổ của người Tào lên, đồng thời hạ trại đóng quân ở đó”, Sau đó quân đội bèn rút đi. Người Tào cảm thấy lo sợ không yên. Họ bèn đem thi thể của quân Tấn mà họ nhặt được bỏ vào quan tài rồi vận chuyển ra khỏi thành mong rằng quân Tấn không đào mộ tổ của họ nữa. Quân Tấn nhân lúc người Tào lo sợ bất yên bèn gấp rút đánh vào thành. Mồng 10 tháng ba đánh vào đô thành nước Tào. Thế rồi chất vấn tội trạng của Tào Cộng Công. Việc thứ nhất là tại sao ông ta không nghe lời Hi Phụ Kỵ, việc thứ hai là: Nước Tào là một nước nhỏ trái lại có đến hơn 300 quan lớn ngôi hiên xa. Đồng thời yêu cầu tất cả đại phu giao nộp bản công trạng, đồng thời ra lệnh không cho phép bất cứ ai đến nơi ở của Hi Phụ Kỵ đế quấy rầy, còn ân xá cho những người cùng tộc với Hi Phụ Kỵ. Xem thử bọn đại phu nước Tào này có những công đức gì mà được quan cao bổng lộc nhiều, đó là vì báo đền cái ơn Hi Phụ Kỵ cho cơm. Bởi vì Ngụy Ngưu chỉ làm tới chức bảo vệ binh xa, Điền Hiệt là một quan nhỏ như hạt mè hạt đậu mà thôi. Cho nên hai người họ bất bình nói: “Chúa công không thèm báo đáp công lao chúng tôi tháp tùng chúa công chạy trốn mà lại đi báo đáp kẻ cơ hội là Hi Phụ Kỵ?” Bọn họ tức giận quá bèn phóng hỏa đốt nhà ở cửa Hi Phụ Ky. Kết quả Ngụy Ngưu làm bỏng ngực mình. Tấn Văn Công định giết Ngụy Ngưu, nhưng vì còn tiếc tài cán của ông ta nên sai người đi dò xét xem thử ông ta bị thương như thế nào. Nếu bị thương nặng thì đợi sau khi trở về báo cáo xong sẽ giết chết ông ta. Ngụy Ngưu băng bó vết thương ở ngực ra hội kiến sứ giả: “Nhờ ơn của chúa thượng, ông xem tôi vẫn bình an đó chứ?” Tiếp đó nhảy về phía trước ba trăm lần, nhảy lên cao ba trăm lần, biểu thị vết thương không, nặng lắm, tình trạng sức khỏe vẫn còn tốt. Tấn Văn Công bèn tha Ngụy Ngưu, chi giết Điền Hiệt để thị uy quân lính. Sau đó cử Đan Chi Kiều thay thế Ngụy Ngưu, đảm nhận chức hộ vệ cho binh xa.
Nước Tống cử đại phu Môn Doãn Ban đến nước Tấn cầu xin cứu viện. Nếu chúng ta khoanh tay làm ngơ, không chú ý đến nước Tống, tất sẽ đoạn tuyệt bang giao với chúng ta. Nhưng nếu chúng ta thỉnh cầu nước Sở lui quân, nước Sở nhất định không đồng ý. Ta muốn đánh nhau với Sở một trận, cứu cho nước Tống thoát khỏi nguy cơ. Nhưng hai nước Tề và Tần cũng không chắc đã giúp đỡ. Ta nên làm sao bây giờ?” Tiên Chẩn nói: “Tìm mọi cách làm cho nước Tống không cầu nước ta, mà nên hối lộ cho hai nước Tề, Tần, dựa vào hối lộ để hai nước Tề, Tần yêu cầu nước Sở rút quân. Chúng ta nắm lấy quốc quân nước Tào, sau đó chia đất của hai nước Tào, Vệ cho nước Tống. Nước Sở yêu quý bảo vệ hai nước Tào, Vệ. Tất không thể phân chia cho họ. Hai nước Tề, Tần thích sự hối lộ của nước Tống, tức giận sự phản kháng của nước Sở, thì làm sao không tuyên chiến với nước Sở được?” Tấn Văn Công nghe nói rất lấy làm phấn khởi, nắm chặt lấy quốc quân nước Tào, chia cắt đất đai của hai nước Tào, Vệ rồi dâng cho nước Tống.
Sở Thành Vương tiến vào đất Thân (vùng chung quanh huyện Nam Dương tỉnh Hà Nam ngày nay) mệnh lệnh cho Thân Thúc đưa quân rời khỏi Cốc (tây bắc huyện Cốc Thành tỉnh Hồ Bắc ngày nay), mệnh lệnh cho Tử Ngọc đem quân rời khỏi nước Tống, và nói: “Không nên đuổi theo quân Tấn, chúa công nước Tấn lưu lạc bên ngoài đã mười chín năm, sau đó mới có được nước Tấn. Trong 19 năm đó ông ta đã nếm trải đủ mùi cay đắng, ông ta biết rõ thật hư của nhân dân. Ông Trời cũng để cho ông ta được sống lâu và quét sạch mọi tai họa của nước Tấn. Ông ta là do Trời lập nên, lẽ nào có thể phế truất được? Trong quân chí có nói: “Biết dùng ở chỗ vừa phải, không nên thái quá”, lại còn nói: “Biết khó mà thắng nổi, thì cần phải rút lui”, lại nói: “Không nên đối địch với người có đạo đức”. Ba câu nói này dường như là để nói về nước Tấn”. Tử Ngọc sai Đấu Tiêu thỉnh cầu Sở Thành Vương cho phép ông ta dẫn đầu quân Sở ra trận. Ông ta nói: “Thần không dám nói là sẽ đánh thắng trận, nhưng thần phải bịt miệng những kẻ chuyên nói xấu thần!” Sở Thành Vương rất tức giận về việc Tử Ngọc làm trái ý ông ta, cố ý cho ông ta số bình lính ít hơn. Trên thực tế chỉ có 15 binh xa ở tây Quảng (Quảng: là tên gọi một đơn vị biên chế trong quân đội nước Sở, mỗi “quảng” có 15 binh xa). Quân đội đóng quân nguyên thuộc về thái tử và 600 thân binh đồng tộc của Tử Ngọc thì giao cho Tử Ngọc soái lĩnh.
Tử Ngọc cử đại phu Uyển Xuân nói với quân đội nước Tấn rằng: “Xin các anh hãy để cho quốc quân nước Vệ quay trở về nước Vệ, cùng với quốc quân của nước Tào nắm giữ trở lại việc nước, chúng tôi cũng sẽ giải tỏa, sự bao vây đối với nước Tống”. Hồ Yển nghe xong bực tức nói với Tấn Văn Công rằng: “Tử Ngọc thật là coi trời bằng vung, dám to gan vô lễ, chúa quân ta chỉ được lợi một việc, còn ông ta là thần trái lại thu được hai điều lợi. Nên tấn công nước Sở, không nên bỏ qua cơ hội này”, Tiên Chẩn khuyên can Hồ Yển rằng: “Ông nên bằng lòng với họ an định đất nước của người khác đó là lễ, dựa vào cái gì để đi đánh nhau với nước Sở? Không bằng lòng với đề nghị của nước Sở, đó chính là vứt bỏ nước Tống. Cần cứu Tống mà lại bỏ rơi Tống thì ăn nói làm sao với các nước chư hầu. Nước Sở làm như vậy thì ba nước hàm ơn, chúng ta làm như vậy thì ba bước oán giận. Oán giận càng nhiều thì làm sao mà đánh nhau với nước Sở được? Chi bằng lẳng lặng cho phép khôi phục địa vị của quốc quân hai nước Tào, Vệ để cho họ lại cai quản việc nước, ly gián quan hệ đồng minh giữa hai nước với nước Sở, giam giữ chặt Uyển Xuân sứ giả của nước Sở để kích cho nước Sở tức giận. Đợi đến sau khi quyết chiến hẵng suy nghĩ đến việc có nên khôi phục địa vị cho quốc quân hai nước Tào, Vệ hay không”. Tấn Văn Công bằng lòng với ý kiến này, bèn giam giữ Uyển Xuân tại nước Vệ, lằng lặng cho phép khôi phục địa vị của quốc quân hai nước Tào, Vệ. Hai nước Tào, Vệ cắt đứt quan hệ qua lại với nước Sở.
Quả nhiên Tử Ngọc vô cùng tức giận. Quân Sở nhằm về phía quân Tấn chuẩn bị tấn công. Quân Tấn ngược lại rút về phía sau. Một quan lại nhỏ trong quân đội nước Tấn nói rằng: “Quân đội do một quân chủ thống soái mà đi trốn quân đội một thần tử chỉ huy là một điều nhục nhã. Hơn nữa quân đội nước Sở nhiều năm ở bên ngoài đã hết sức rệu rã, mất hết ý chí chiến đấu. Tại sao ta lại phải rút lui để tránh họ?”. Hồ Yển trả lời rằng: “Quân đội chính nghĩa có lẽ phải không sợ gì cả. Khi vào trận sinh lực tràn trề. Nếu xuất quân đi đánh nước người mà không có lý do, đuối lý, sức lực sẽ yếu kém, khi vào trận không có ý chí chiến đấu. Quân đội có đánh nhau được hay không, vấn đề không ở chỗ thời gian quân đội ở bên ngoài dài hay ngắn! Nếu như lúc đầu chúa quân ta không chịu ân huệ của nước Sở thí cho, thì sẽ không có ngày nay. Rút lui về phía sau, tránh đụng chạm với quân Sở là để trả ơn. Nếu chúng ta không rút lui về phía sau là bội ước lời thề, như vậy chỉ làm cho họ càng cùng chung mối thù, đồng thời khiến chúng ta đuối lý, mà họ càng trở nên chính nghĩa. Quân đội của nước Sở xưa nay được cung cấp đầy đủ quân nhu không thiếu, binh sĩ tinh thần dồi dào không thể nói là họ suy yếu bạc nhược. Nếu như chúng ta rút lui, nước Sở cũng đưa quân về nước, thế thì chúng ta còn đòi hỏi gì nữa? Nếu như chúng ta rút lui mà họ không về nước, chỉ riêng có quốc quân ta tránh né, mà thần tử của họ phạm thượng, thì đó có nghĩa là họ phi nghĩa”. Thế là quân Tấn rút lui về phía sau. Quân đội nước Sở định truy đuối, nhưng Tử Ngọc không đồng ý.
Mùa hè. Ngày 3 tháng 4, quân đội của Tấn Văn Công, Tống Thành Công, Tề đại phu Quắc Quý Phụ, Thôi Yển và con út Tần Mục Công đóng quân tại Thành Bộc (đông nam huyện Bộc tỉnh Sơn Đông ngày nay). Quân đội nước Sở đóng quân tại vùng đất phía sau vô cùng hiểm trở (đông nam huyện Bộc tỉnh Sơn Đông ngày nay). Tấn Văn Công vô cùng lo lắng. Bỗng nhiên ông ta nghe mọi người hát rằng: “Trên vùng đất vừa cao vừa bằng phẳng! Mùa màng tốt tươi, rậm rạp. Hãy nhanh chóng đào bỏ gốc cây cũ, chuẩn bị cấy mạ mới”. Khi nghe mọi người hát bài hát này, Tấn Văn Công càng do dự hơn. Hồ Yên thúc giục Tấn Văn Công: “Hãy chiến đấu đi. Nếu như chiến thắng sẽ được các nước chư hầu ủng hộ tôn sùng. Nếu không chiến thắng, đất Tấn ta trong ngoài địa thế hiểm trở thì cũng không có hại gì!” Tấn Văn Công hỏi rằng: “Nhưng còn ân tình của nước Sở đối với chúng ta thì ta sẽ ăn nói làm sao?” Loan Chi nói: “Những nước thuộc họ Cơ ở bờ bắc Hán Thủy hết nước này đến nước khác bị Sở thôn tính, chúa công chỉ nghĩ đến chút ân huệ của nước Sở đối với chúng ta mà quên mất cái nhục lớn của họ Cơ. Chi bằng quyết chiến với họ”. Vào một đêm, Tấn Văn Công nằm mơ thấy mình đánh lộn với Sở Thành Vương, Sở Thành Vương đi lên người mình, còn dùng miệng cắn vào đầu mình nữa. Tấn Văn Công cho rằng đây là điềm báo trước sự thất bại nên cảm thấy lo sợ. Hồ Yển nói với ông ta rằng: “Đây là điềm lành, nằm ở dưới đất nhìn thấy trời, biểu thị chúng ta được trợ giúp để lên trời. Sở quân đè lên người chúa thượng, mặt nhìn xuống đất, lưng hướng về trời là dấu hiệu nhận tội. Chúng ta cần phải áp dụng chiến thuật lấy mềm mỏng chống lại cứng rắn”.
Tử Ngọc cử Đấu Bột làm đại diện đi khiêu chiến quân Tấn. Đấu Bột nói: “Ta muốn mời đội quân của chúa công so tài, cũng mời chúa công leo lên xe xem đấu, Tử Ngọc của chúng tôi cũng sẽ cùng chúa thượng xem đấu”. Tấn Văn Công cử Loan Chi thay mặt mình trả lời Đấu Bột: “Quả nhân có nghe mệnh lệnh khiêu chiến của các ông. Ân huệ của Sở quân đối với quả nhân (Tấn Văn Công khiêm xưng), quả nhân không bao giờ dám quên, cho nên dừng quân ở đây, không dám tiến lên. Đối với sự rút lui của Tử Ngọc quân Tấn còn không dám chống chọi, càng không dám ngăn chặn quân Sở! Nay đã không nhận được mệnh lệnh rút quân của các ông, thì nhân đây phiền đại phu báo lại với các tướng quân khác hãy chuẩn bị quân lính của mình, làm việc tận tụy cho quốc quân các người. Sáng sớm ngày mai, mọi người gặp nhau ở chiến trường”.
Quân lính nước Tấn có đến 700 thăng, tống cộng 52.500 người. Người ngựa đã chuẩn bị đầy đủ. Tấn Văn Công leo lên đống hoang tàn ở Hữu Tân (bắc huyện Tào tỉnh Sơn Đông ngày nay) để kiểm duyệt quân nước Tấn, sau đó nói rằng: “Người nhỏ tuổi đứng phía trước, người lớn tuổi đứng phía sau, giữ gìn kỷ luật quân đội, biết nhường nhau theo nghi lễ. Có thể đi chiến đấu được. Thế là bèn đốn rất nhiều cây cối, tăng thêm vũ khí đánh trận. Ngày mồng bốn, quân Tấn bày binh bố trận ở phía bắc Thành Bộc, Tư Không Quí Tử dùng quân đội của hạ quân tả chống lại quân đội của hai nước Trần, Thái. Tử Ngọc lấy sáu trăm người đồng tộc làm thân binh đảm trách trung quân. Tử Ngọc nói: “Hôm nay nhất định phải tiêu diệt quân Tấn”. Đấu Nghi Thân thống soái tả quân, Đấu Bột thống soái hữu quân. Tư Không Quí Tử dùng da hổ che kín thân ngựa, trước tiên đánh vào quân của hai nước Trần, Thái. Quân hai nước Trần, Thái bỏ chạy, sau đó đánh tan hữu quân do Đấu Bột thống soái. Trong việc hành quân thời cố đại, trung quân là chủ soái, chỉ có trung quân mới được giương cờ lớn hai mặt. Hồ Mao thống soái thượng quân, nhưng ông ta lại cố ý giương cờ hai mặt rút lui về phía sau, làm cho quân Sở của Tử Ngọc tưởng lầm rằng quân Tấn thua chạy, để dụ quân Sở do Hồ Mao thống soái vào sâu. Loan Chi cũng mệnh lệnh cho bình lính hạ quân vác theo cây gỗ giả đò tháo chạy. Tả quân nước Sở do Đấu Nghi Thân thông soái bèn truy kích hạ quân do Loan Chi thống soái. Đúng vào lúc này trung quân và thân binh do Tiên Chẩn và Khước Tân cầm đầu đánh thọc sườn. Hồ Mao, Hồ Yển lại dùng thượng quân giáp công. Thế là tả quân của Sở đại bại. Kết quả quân đội nước Sở thất bại thảm hại. Tử Ngoc thu trung quân dừng lại không tham chiến nữa, cho nên không bị đánh bại. Quân Tấn nghỉ ngơi ba ngày, ăn lương thực của quân Sở, đến ngày mồng tám đưa quân về nước.
Ngày 29, quân Tấn hành quân đến Hoành Ung (tây bắc huyện Nguyên Vũ tỉnh Hà Nam ngày nay). Chu Tương Vương nghe nói quân Tấn thu được thắng lợi, đích thân đến ủy lạo. Tấn Văn Công xây dựng cho Chu Tương Vương một sở hành cung tại Tiểu Thố (đông bắc huyện Quảng Vũ tỉnh Hà Nam ngày nay).
Ba tháng trước khi xảy ra chiến dịch này. Trịnh Văn Công đã gởi quân đội nước Trịnh sang nước Sở chuẩn bị đánh nhau với quân Tấn. Lần này bởi vì quân Sở chiến bại, Trịnh Văn Công sợ nước Tấn trả thù bèn cử Tử Nhân Cửu đến nước Tấn cầu hòa. Nước Tấn lại cử Loan Chi sang nước Trịnh, cùng Trịnh Văn Công kết thành đồng minh. Ngày 11 tháng 5 Tấn Văn Công và Trịnh Văn Công ký kết minh ước tại Hoành Ung.
Tháng 12, Tấn Văn Công đem tù binh của các nước Trần, Thái, Sở dâng cho Chu Tương Công và gần 400 ngựa có mang giáp, một ngàn bộ binh. Trịnh Văn Công cho Chu Tương Công đảm nhận chức Tư Nghi, ông ta dùng nghi thức mà trước đây Chu Bình Vương tiếp đón Tấn Văn Hầu đế tiếp đón Tấn Văn Công. Ngày 14 Chu Tương Vương dùng rượu ngọt khoản đãi Tấn Văn Công, lại khuyên Tấn Văn Công nên uống nhiều một tí. Chu Tương Công lệnh cho các khanh sĩ là Doãn thị, Vương Tử Hổ, nội sử thúc và nội sử phụ dùng sách thư bổ nhiệm Tấn Văn Công làm trưởng các chư hầu. Lại cho Tấn Văn Công trang phụ dùng khi tế lễ và ngự đại xa màu vàng, trang phục dùng khi đi binh xa, một cái cung màu đỏ, một trăm mũi tên màu đỏ, một cái cung màu đen và một trăm mũi tên màu đen và một bình rượu thơm nấu bằng hắc thử, cùng với ba trăm dũng sĩ.. và tuyên bố rằng: “Vua nói rằng thúc phụ (Chu Tương Vương gọi Tấn Văn Công) là người có thể phục tùng mệnh lệnh Chu Vương một cách cung kính, làm ổn định thiên hạ, sửa chữa những điều không hay cho Chu Vương, thanh trừ bọn xấu”. Tấn Văn Công nhiều lần từ chối, cuối cùng tuân theo lệnh vua và nói: “Trọng Nhĩ mạo muội cúi đầu bái lạy, tiếp nhận sự vĩ đại, quang minh của thiên tử, tiếp nhận lệnh của trời, đồng thời xin phát huy sự vĩ đại quang minh của thiên tử và mệnh lệnh đẹp đẽ”.
Tấn Văn Công tiếp nhật sách mệnh rồi lui ra. Sau đó Tấn Văn Công còn ba lần liên tục triều kiến thiên tử.
Vệ Thành Công nghe nói quân Sở chiến bại, trong lòng cảm thấy lo sợ, bèn bỏ nước Vệ chạy sang nước Sở, sau đó lại đến nước Trần. Ông ta đồng thời cử đại phu Nguyên Huyên đi cùng Vũ Thúc đến Tiền Thổ tham gia minh hội chư hầu. Ngày 28 tháng 5, Vương Tử Hổ cùng chư hầu các nước Lỗ, Tấn, Tề, Tống, Thái, Trịnh, Vệ ký minh ước tại Vương Đình Tiên Thổ. Minh ước có nói: “Mọi người đều phù trợ vương thất, không làm hại lẫn nhau. Nếu kẻ nào làm trái lại minh ước thì thần linh sẽ trừng phạt nghiêm khắc, làm cho kẻ đó quân lính tan nát, đất nước không trường thọ được. Cho dù truyền đến con cháu đời sau, bất kể già trẻ, nếu ai đi ngược lại minh ước này cũng đều bị thần linh trừng phạt nghiêm khắc. Quân tử đều cho rằng minh ước này phù hợp với chữ tín.” Chiến dịch này của nước Tấn, có thể dựa vào đạo, đức mà đánh trận.
Nguyên là Tử Ngọc của nước Sở dùng hồng ngọc kết liền nhau trên bờm ngựa, dùng hồng ngọc trang sức yên ngựa, nhưng vẫn chưa dùng đến. Trước khi xảy ra chiến tranh Tử Ngọc nằm mơ thấy Hà thần nói với mình: “Ngươi đưa bờm ngựa, yên ngựa trang điểm bằng ngọc cho ta, ta sẽ giao đất Mạnh Chu Trạch (huyện Thương Khưa tỉnh Hà Nam ngày nay) cho ngươi”. Tử Ngọc không nỡ đưa bờm ngựa, yên ngựa trang sức bằng hồng ngọc cho Hà thần. Đấu Nghi Thân và con của Tử Ngọc là Tôn Bá sai Vinh Hoàng đến khuyên can, nhưng Tử Ngọc không nghe. Vinh Hoàng nói: “Chỉ cần có lợi cho đất nước, cho dù có hy sinh tánh mạng cũng không tiếc? Huống chỉ là một miếng ngọc? Hồng ngọc này chỉ là phân là đất, không có một chút giá trị, không làm cho quân đội qua sông được thì có gì là quí giá đâu?” Tử Ngọc không nghe. Vinh Hoàng trở ra báo với Tôn Bá và Đấu Nghi Thân: “Không phải là thần linh đánh bại lệnh doãn. Lệnh doãn không dốc lòng vì việc dân, quả là tự mình đánh bại mình vậy.” Đến khi Tử Ngọc thua trận, sứ giả của Sở Thành Vương nói với họ: “Đại phu (chỉ Tử Ngọc) nếu trở về, ông ta sẽ đem nướng hết con em của hai vùng Thân, Túc trên chiến trường. Ông ta sẽ ăn nói làm sao với các bậc phụ lão ở hai vùng Thân, Túc?” Đấu Nghi Thân và Tôn Bá nói: “Tử Ngọc vốn định tự sát. Hai người chúng tôi can ngăn ông ta, chúa công ta sẽ xử ông”. Đợi khi đi đến Liên Cốc (phía đông huyện Phương Thành tỉnh Hà Nam ngày nay), Tử Ngọc không nhận được mệnh lệnh ân xá của Sở Thành Vương, bèn tự sát. Tấn Văn Công nghe câu chuyện này hớn hở ra mặt, bèn nói: “Từ đó sẽ không còn ai đối địch với ta nữa”.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh