I know every book of mine by its smell, and I have but to put my nose between the pages to be reminded of all sorts of things.

George Robert Gissing

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 15 Quá Trình Trọng Nhĩ - Công Tử Của Nước Tần – Trốn Chạy Sang Nước Khác
i công nhị thập tam niên (năm 637 trước công nguyên)
Công tử nước Tấn là Trọng Nhĩ gặp hồi loạn lạc khi Lệ Cơ gièm pha hãm hại thái tử nước Tấn là Thân Sinh bèn trốn chạy đến Bồ Thành (huyện Tập tỉnh Sơn Tây ngày nay). Tấn Hiến Công xuất quân đánh Bồ Thành. Người Bồ Thành chấp nhận đánh nhau với quân đội của Tấn Hiến Công, nhưng công tử Trọng Nhĩ không cho phép, và nói: “Dựa vào mệnh lệnh của quân phụ, hưởng thụ bổng lộc ưu đãi, sau đó mới được sự ủng hộ yêu mến của thuộc hạ. Được người khác ủng hộ rồi lại chống đối lại cha mình thì không còn có tội lỗi nào lớn hơn thế. Chi bằng ta trốn chạy đến nơi khác thì hơn”. Thế là trốn sang chỗ người Địch (một chủng tộc ở miền Bắc thời cổ đại Trung Quốc) để lánh nạn. Hồ Yển, Triệu Tương, Điền Hiệt, Ngụy Ngưu, Ty Không Quí Tứ... cùng đi theo. Gặp phải lúc người Địch đánh Lẫm Cửu Như (là một nước nhỏ do người Địch lập ra, thời Xuân thu nằm rải rác ở hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Đông) bắt được hai người con gái của bọn họ tên là Thúc Ngỗi và Quí Ngỗi. Gả Quí Ngỗi cho công tử Trọng Nhĩ. Sau đó nàng sinh được hai người con là Bá Thốc và Thúc Lưu. Gả Thúc Ngỗi cho Triệu Tương, sau đó nàng sinh ra Triệu Thuẫn. Bọn Trọng Nhĩ muốn đi đến nước Tề, thế là Trọng Nhĩ nói với Quí Ngỗi: “Đợi ta 25 năm, nếu ta chưa về thì nàng đi lấy người khác!” Quí Ngỗi trả lời rằng: “Bây giờ em đã 25 tuổi rồi, đợi một thời gian dài là 25 năm nữa mới tái giá, em sợ rằng lúc đó đã đến quan tài rồi. Thôi thì cứ để em đợi chờ chàng”. Bọn Trọng Nhĩ trước sau cả thảy là 12 năm ở trong vùng của người Địch.
Lúc họ đi ngang qua nước Vệ, Vệ Văn Công không đón tiếp họ theo nghi lễ. Đi đến Ngũ Lộc (vùng Huyện Bộc Dương tỉnh Hà Bắc ngày nay) họ phải xin cơm ăn, dân quê cho họ một nắm đất bùn. Công tử Trọng Nhĩ vô cùng tức giận, định lấy roi đánh dân quê, Hồ Yển can ngăn ông ta: “Đây là bảo bối mà ông Trời tặng cho chúng ta. Nắm đất là tượng trưng cho đất, được một nắm đất, đó là điềm báo trước có thể xây dựng đất nước” Thế là công tử Trọng Nhĩ rập đầu nhận nắm đất đó đồng thời mang nắm đất đi theo.
Bọn họ đến nước Tề, Tề Hằng Công gả con gái cho ông ta, còn tặng cho 80 con ngựa để kéo 20 xe. Công tử Trọng Nhĩ yên tâm với cuộc sống thoải mái này. Hồ Yển và một số người khác cho rằng không thể làm hao mòn chí khí như vậy, chuẩn bị rời khỏi nước Tề. Đang bàn bạc kế hoạch ở dưới cây dâu thì có một nô tì đang hái dâu nghe được kế hoạch của họ, cô ta bèn kể lại những điều nghe được cho Khương thị, vợ của Trọng Nhĩ nghe. Khương thị giết nô tì vì sợ cô ta tiết lộ bí mật, đồng thời nói với Trọng Nhĩ: “Chàng có chí nguyện đi khắp thiên hạ, đứa nô tì nghe trộm được kế hoạch của chàng thiếp đã giết chết rồi”. Trọng Nhĩ nói: “Ta chẳng có chí hướng đi khắp thiên hạ đâu.” Khương thị nói: “Chàng phải rời khỏi nước Tề. Ham muốn hưởng thụ, bằng lòng với hiện trạng thì dễ làm bại hoại khí tiết của một con người”. Trọng Nhĩ không bằng lòng. Thế là Khương thị bàn với Hồ Yển phục rượu cho Trọng Nhĩ say rồi khênh lên xe, đưa ông ta rời khỏi nước Tề. Đợi đến khi Trọng Nhĩ tỉnh rượu phát hiện mình đang ở trên đường rời khỏi nước Tề, trong cơn tức giận nhất thời đã dùng kích đâm Hồ Yển.
Bọn họ đến nước Tào, Tào Cộng Công nghe nói xương sườn dưới nách Trọng Nhĩ dính liền nhau, định nhân lúc Trọng Nhĩ ở trần xem cho rõ thực hư có phải xương sườn của ông ta dính liên với nhau không. Lúc Trọng Nhĩ tắm, Tào Cộng Công lằng lặng đến gần ông ta nhìn trộm xương sườn của ông ta. Vợ của Hi Phụ Ki, đại phu nước Tào nói rằng: “Theo quan sát của tôi, bọn tùy tùng của Tấn công tử kẻ nào cũng xứng đáng là đại thần phò tá cho một nước. Nếu như Tấn công tử dùng những người này để phò tá thì Tấn công tử nhất định trở về được. Sau khi về nước chấp chính, nhất định sẽ trở thành hùng mạnh trong các chư hầu mà trở thành bá chủ. Kẻ hùng mạnh trong các chư hầu, trở thành bá chủ của chư hầu mà ta thất lễ với ông ta, thì phải kể Tào quốc là số một. Tại sao chúa công không sớm có quan hệ với nước Tấn gây chút thiện cảm với họ”. Thế là tối hôm đó đem đến một đĩa cơm, trong đĩa cơm dấu một miếng ngọc. Trọng Nhĩ nhận đĩa cơm nhưng đem trả lại miếng ngọc.
Bọn họ đến nước Tống, Tống Tương Công tặng họ 80 con ngựa.
Bọn họ đến nước Trịnh, Trịnh Văn Công không đón tiếp họ theo nghi lễ. Đại phu nước Trịnh là Thúc Chiêm khuyên can Trịnh Văn Công: “Thần nghe nói những việc mà trời giúp đỡ thì con người không thể nào làm được. Công tử nước Tấn có ba việc được trời giúp đỡ, ông Trời có lẽ định dụng ông ta làm quốc quân của nước Tấn! Chúa thượng nên tiếp đón ông ta theo lễ. Trai gái cùng một họ lấy nhau thì con cái của họ không hưng thịnh được. Cha mẹ của Tấn công tử đều họ Cơ. Ông ta là con của hai người cùng họ, mà ông ta vẫn sống tràn đầy sinh lực cho đến ngày nay. Đây là điều thứ nhất. Ông ta gặp tai họa chạy trốn ra nước ngoài, mà ông Trời thì luôn luôn làm cho nước Tấn bất an, có lẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ông ta. Đây là điều thứ hai. Có tài năng của ba hiền sĩ vượt qua bất cứ hiền sĩ nào, họ lại còn theo ông ta lang thang khắp nơi. Đây là điều thứ ba. Nước Tấn và nước Trịnh cùng địa vị như nhau, họ đi qua anh em của nước Trịnh, nước Trịnh vẫn phải dùng nghi lễ để tiếp đãi họ, huống hồ công tử Trọng Nhĩ là người mà Trời trợ giúp”. Trịnh Văn Công không hề đếm xỉa đến lời khuyên can của Thúc Chiêm.
Sau khi họ đến nước Sở, Sở Thành Vương mở tiệc khoan đãi. Sở Thành Vương nói: “Nếu công tử trở về nước Tấn thì sẽ báo đáp bất cốc như thế nào?” (“bất cốc” là lối xưng hô khiêm tốn của vương hầu thời cố đại Trung Quốc. Nghĩa của từ ngữ ấy là: không tài giỏi, không có tài gì để nói, không có ưu điểm gì cả). Trọng Nhĩ đáp rằng: “Gái đẹp, tiền của chúa công đủ cả rồi, còn như lông chim, lông thú, ngà voi, da tê giác... cũng đều là sản vật của nước Sở. Còn như những đồ vật trôi dạt đến nước Tấn thì cũng là nhưng thứ mà nước Sở thừa thãi. Những thứ thừa mứa đó làm sao có thể báo đáp chúa công?” Sở Thành Vương bám chặt không buông tha nói tiếp: “Tuy nói như vậy, nhưng rốt cuộc nhà ngươi định báo đáp ta như thế nào?” Trọng Nhĩ chỉnh đốn y phục ngồi ngay ngắn đáp rằng: “Nếu nhờ ơn chúa công tôi được trở về nước Tấn, quân đội hai nước Tấn, Sở giao tranh, quân đội hai nước gặp nhau ở Trung Nguyên. Để báo đền công ơn của chúa công, quân đội nước Tấn chúng tôi sẽ nhượng bộ lui binh. Sau khi chúng tôi nhượng bộ lui binh mà nước Sở không ra lệnh rút quân, thì tay trái tôi giương cung tay phải tôi sờ vào túi đụng tên, chuẩn bị quần nhau với quân Sở”. Từ Ngọc, chấp chính nước Sở đề nghị Sở Thành Vương giết Trọng Nhĩ, Sở Thành Vương nói: “Tấn công tử chí hướng rất lớn, ép mình rất nghiêm, nói năng lễ phép khôn ngoan chu đáo. Những người đi theo ông ta thái độ nghiêm túc, đối xử với người khác rất rộng lượng, một mực trung thành, tài năng hơn người. Quốc quân của nước Tấn hiện nay không yêu mến ủng hộ ông ta, người trong nước, ngoài nước đều chán ghét ông ta. Ta nghe nói, trong các nước mang họ Cơ hậu nhân của Đường Thúc ngày càng suy yếu. Đây có lẽ là vì Tấn công tử. Ông Trời muốn hưng vượng thì ai có thể loại bỏ được. Đi ngược lại ý Trời, tất sẽ có tai họa lớn”. Thế rồi đưa họ sang nước Tần.
Tần Mục Công đem cho Trọng Nhĩ năm cô gái để làm thiếp, trong đó có con gái của Mục Công, người đã từng gả cho Hoài Doanh của Tấn Hoài Công. Một hôm Hoài Doanh bưng một cái chậu đổ nước cho Trọng Nhĩ rửa tay, sau đó Trọng Nhǐ dùng tay ướt vẩy vào Hoài Doanh. Hoài Doanh vô cùng tức giận nói: “Nước Tần, nước Tấn là hai nước ngang hàng nhau, tại sao ông coi khinh ta!” Trọng Nhĩ rất lo sợ, cởi áo tự trói mình để tạ tội. Có một hôm Tần Mục Công mở tiệc khoản đãi Trọng Nhĩ, Hồ Yển nói: “Tôi nói năng không văn vẻ bằng Triệu Tương, hãy để cho Triệu Tương cùng công tử đi dự tiệc. Trọng Nhĩ đọc bài thơ hà thủy, dùng nước sông để ca ngợi nước Tần, Tần Mục Công đọc bài thơ lục nguyệt, cầu chúc Trọng Nhĩ sự nghiệp thành đạt, đồng thời khích lệ Trọng Nhĩ phò trợ chân thiên tử. Triệu Tương vội vàng nói: “Trọng Nhĩ! Mau cảm tạ những lời tốt đẹp mà nước Tần đã tưởng thưởng!”. Thế là Trọng Nhĩ chắp hai tay cúi đầu cảm tạ. Tần Mục Công đứng dậy, bước xuống bục tam cấp cuối cùng biểu thị không dám nhận lễ tạ này. Triệu Tương nói: “Chúa công đem bài thơ phò trợ thiên tử để dặn dò Trọng Nhĩ thì Trọng Nhĩ làm sao không bái tạ được?”.
Hi công nhị thập tứ niên (năm 636 trước công nguyên)
Tháng giêng mùa xuân, năm Lỗ Hi Công thứ hai mươi bốn. Tần Mục Công hộ giá Trọng Nhĩ về nước. Đến bên Hoàng Hà, Hồ Yển đưa cho Trọng Nhĩ một miếng bích (bích là một loại ngọc) và nói: “Tay của thần cầm dây cương đi theo công tử, xem xét việc xưa việc nay, đi khắp thiên hạ, sai lầm mà thần phạm phải quá nhiều! Những sai phạm này thần đều biết huống chi là công tử? Xin công tử cho phép thần từ nay chia tay công tử thôi!”. Trọng Nhĩ thề rằng: “Sau khi về nước, ta bảo đảm một lòng một dạ với cậu, nếu nhà ngươi không tin thì có dòng sông này chúng giám!” Nói xong liền ném miếng ngọc xuống sông Hoàng Hà.
Bọn họ qua khỏi Hoàng Hà, bao vây Lệnh Hồ (phía tây huyện Ý Thị, tỉnh Sơn Tây ngày nay) tiến vào Tạng Truyền (phía tây huyện Giải, tỉnh Sơn Tây ngày nay) chiếm lấy Cựu Suy (vùng tây bắc huyện Giải, tỉnh Sơn Tây ngày nay).
Ngày mùng bốn tháng hai, quân đội của Tấn Hoài Công đóng quân tại Lô Liễu (tây bắc huyện Ý Thị, tỉnh Sơn Tây). Tần Mục Công cử Tần công tử tên là Chấp đến chỗ quân đội của Tấn Hoài Công. Quân đội của Tấn Hoài Công rút lui, đóng tại Tuân (tây bắc huyện Giải, tỉnh Sơn Tây) tháng 11 Hồ Yển cùng đại phu của nước Tần, nước Tấn ký kết việc lập minh ước. Ngày 12, Trọng Nhĩ tiến vào quân Tấn. Ngày 16, Trọng Nhĩ tiến vào Khúc Ốc (huyện Văn Hí tỉnh Sơn Tây ngày nay). Ngày 17, Trọng Nhĩ tiến vào đất Giáng (phía nam huyện Phần Thành tỉnh Sơn Tây ngày nay). Trọng Nhĩ đến tổ miếu của tổ phụ là Tấn Vũ Công, triều kiến quần thần, lên ngôi kế vị thành tân quân của nước Tấn, sau đó được truy tặng là Tấn Văn Công, Ngày 18, Tấn Văn Công cử người giết Tấn Hoài Công tại Cao Lương (đông bắc huyện Lâm Phần tỉnh Sơn Tây ngày nay).
Cựu thần của Tấn Hoài Công là Lã Di Sanh, Khước Nhuế lo sợ sự bức hại của Tấn Văn Công, âm mưu phóng hỏa đốt cháy cung điện của Tấn Văn Công và giết Tấn Văn Công. Không bao lâu, Tự Nhân Phệ xin yết kiến, Tấn Văn Công cử người ra từ chối không tiếp, đồng thời quở trách rằng: “Trong trận Bồ Thành, Hiến Công mệnh lệnh nhà ngươi sau một ngày hãy đến, ngay ngày hôm đó nhà ngươi đã đến rồi. Sau đó ta (Tấn Văn Công) cùng quốc quân người Địch đến bên bờ Vị Thủy để săn bắn, nhà ngươi nghe lời Huệ Công đến giết ta (Tấn Văn Công), Huệ Công bảo nhà ngươi ba ngày tới, hai ngày nhà ngươi đã tới rồi. Tuy nhà ngươi có mệnh lệnh của quốc quân, nhưng tại sao nhà ngươi lại đến một cách nhanh như vậy? Ống tay áo của ta bị nhà ngươi chặt đứt còn giữ đây, (trong chiến dịch Bồ Thành, Tấn Văn Công tuy chạy thoát được, nhưng ống tay áo bị Tự Nhân Phệ chặt đứt), theo ta nhà ngươi nên mau mau cút xéo đi!” Tự Nhân Phệ đáp rằng: “Thần tưởng rằng ông đã trở về nước Tấn làm quốc quân, nhất định phải hiểu đạo lý của người làm quốc quân? Nếu như vẫn không hiểu đạo lý của người làm quốc quân, chắc sẽ gặp tai nạn. Chấp hành mệnh lệnh của quốc quân phải toàn tâm toàn ý mà quán triệt, đó là chế độ từ xưa đến nay. Chấn hành mệnh lệnh của quân chủ đi diệt ác phải xem sức lực mình có bao nhiêu thì phải làm hết sức của mình. Dưới thời Hiến Công, Huệ Công, ta chỉ xem nhà ngươi như bọn người Bồ, người Địch đối lập với quốc quân mà thôi. Giết một người Bồ hoặc người Địch đối với ta đâu có quan hệ gì? Ngày nay nhà ngươi đã trở thành quân chủ của nước Tấn, lẽ nào không còn người đối lập với nhà ngươi hay sao? Tề Hoàn Công còn gác bỏ sự việc phóng móc câu mà dùng lại Quản Trọng làm chấp chính. Nếu nhà ngươi không khoan hồng, đại lượng được, như Tề Hoàn Công, ngược lại vẫn ôm mãi mối hận bị chặt đứt ông tay áo trong lòng, thì ta đâu cần chờ đến nhà ngươi ra lệnh trục xuất ta? Nếu như sức chịu đựng của nhà ngươi hạn hẹp thì những người vì lo sợ tội lỗi mà bỏ đi sẽ rất nhiều, đâu chỉ có một mình ta mà thôi!” Thế là Tấn Văn Công triệu kiến Tự Nhân Phệ. Tự Nhân Phệ báo cho Tấn Văn Công biết mưu đồ của bọn Lã Di Sanh. Tháng ba, Tấn Văn Công lẳng lặng ra khỏi nước Tấn, gặp Tần Mục Công tại Vương Thành. Ngày 29, cung điện của Tấn Văn Công bị cháy. Lã Di Sanh, Khước Nhuế không bắt được Tấn Văn Công bèn chạy đến bên Hoàng Hà. Tần Mục Công dụ họ ra rồi giết chết.
Tấn Văn Công đón Doanh thị phu nhân về nước. Tần Mục Công cử ba ngàn vệ sĩ hộ tống Tấn Văn Công. Ba ngàn người này là những người thật sự có năng lực làm việc.
Nguyên là, tiểu thần của Tấn Văn Công là Đầu Tu chuyên trông coi kho báu. Đợi Tấn Văn Công bỏ chạy ra nước ngoài, Đầu Tu liền lấy trộm tài sản trong kho báu. Toàn bộ chi phí dùng vào việc đón tiếp Tấn Văn Công về nước. Khi Tấn Văn Công về nước, Đầu Tu xin tiếp kiến. Tấn Văn Công lấy cớ đang gội đầu không ra tiếp Đầu Tu. Thế là Đầu Tu nói với đầy tớ của Văn Công: “Lúc gội đầu, cúi đầu xuống, kết quả đầu thấp tim cao, vị trí của tim ở trên. Trái tim đã phản phúc thì dù có suy nghĩ mọi cách cũng không ngẩng đầu lên được. Như vậy không tiếp kiến ta lại hóa ra là đúng. Người ở lại trong nước là trông coi xã tắc của ông ta, người tùy tùng chạy theo ra nước ngoài là để bôn ba phục dịch cho ông ta. Cả hai loại người này đều đúng cả. Tại sao cứ cho rằng những người ở lại trong nước là có tội? Quốc quân nếu như thù địch cả với những dân bình thường, thế thì, những người trong lòng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ càng đông”. Người đầy tớ kể lại cho Văn Công nghe những lời nói này, Văn Công bèn vội ra tiếp Đầu Tu.
Người Địch đưa Quí Ngỗi về nước Tấn, đồng thời xin ý kiến Tấn Văn Công nên xử lý Bá Thúc Lưu như thế nào. Con gái của Tấn Văn Công gả cho Triệu Suy, đẻ ra Nguyên Đồng, Bình Quát, Lâu Anh. Lúc bấy giờ Triệu Cơ yêu cầu Triệu Suy đón Triệu Thuẫn và mẹ của ông ta là Thúc Ngỗi về. Triệu Suy một mực từ chối. Triệu Cơ nói: “Được người mới, thì bỏ quên người cũ, như vậy thì sao mà dùng người được?” Yêu cầu mãi Triệu Suy mới đồng ý. Thúc Ngỗi và Triệu Thuẫn trở về nước Tấn, Triệu Cơ cho rằng Triệu Thuẫn có tài năng, nhiều lần thỉnh cầu Tấn Văn Công để cho Triệu Thuẫn làm con trai đích, còn vị trí của ba người con bà ta thì ở dưới Triệu Thuẫn. Đồng thời Triệu Cơ còn để cho Thúc Ngỗi làm vợ chính, còn mình thì khiêm tốn ở vào vị trí thứ hai.
Tấn Văn Công tương thưởng những người cùng ông ta chạy ra nước ngoài. Giới Chi Thôi không đề cập đến quan lộc, vì vậy quan lộc cũng không đến lượt Giới Chi Thôi. Giới Chi Thôi nói: “Hiến Công có chín người con, bây giờ chỉ còn có chủ của ta. Huệ Công, Hoài Công không có ai ủng hộ, trong ngoài nước đều bị người ta bỏ quên. Nhưng ông Trời vẫn chưa tuyệt diệt nước Tấn, nước Tấn nhất định sẽ có quân chủ. Chủ trì việc tế lễ ở nước Tấn nếu không phải là chủ ta thì còn ai? Quả là ông Trời sắp đặt quốc quân của nước Tấn, còn những kẻ tự cho là công lao của mình, lẽ nào không dẫn đến sự hiềm nghi là dối người dối mình hay sao? Ăn cắp tiền tài của người ta còn bị gọi là kẻ ăn trộm, huống hồ những kẻ lấy công lao của Trời làm công Iao của mình? Những kẻ bề dưới cho rằng ăn cướp công Trời là việc nên làm, lẽ nào bề trên lại tưởng thưởng những kẻ cướp công của Trời này. Trên dưới hùa nhau lừa dối, khó mà sống chung với họ được. Mẹ Giới Chi Thôi nói: “Tại sao con không xin được tưởng thưởng? Nếu như thế này mà chết đi thì có thể oán giận ai?” Giới Chi Thôi đáp rằng: “Đã quở trách những người đó mà lại bắt chước họ xin được tưởng thưởng, thì tội càng gấp đôi! Con đã bực tức rồi thì không thèm hưởng bổng lộc nhà quan nữa”. Mẹ ông ta nói: “Sự việc này bọn họ biết được thì sẽ như thế nào?” Giới Chi Thôi đáp rằng: “Ngôn từ của một người là trang sức trên người họ. Thân thể còn phải giấu giếm đi, thì nói chi đến chuyện trang sức? Làm theo lời mẹ là cầu hiển đạt chứ không phải cần ẩn cư”. Mẹ ông ta nói: “Con có làm được hay không? Ta cùng con đi ở ẩn”. Thế là họ ở ẩn cho đến khi qua đời. Tấn Văn Công tìm không ra Giới Chi Thôi bèn đem đất Miên (phía nam huyện Giới Hưu tỉnh Sơn Tây ngày nay) làm đất phong cho Giới Chi Thôi. Văn Công còn nói rằng: “Một mặt là đánh dấu sự sai lầm của ta, mặt khác là để biểu dương người tốt”.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh