Đôi khi cố gắng hết sức cũng chưa đủ, mà còn phải làm những gì cần làm.

Sir Winston Churchill

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Chương 13 Cuộc Chiến Giữa Tấn, Tần Ở Đất Hàn
i công thập ngũ niên (năm 645 trước công nguyên)
Lúc Tấn Huệ Công được nước Tần hộ tống về nước Tấn kế vị, Tần Mục phu nhân dặn dò ông ta chăm sóc Giả Quân, cung phi của Tấn Hiến Công. Đồng thời còn dặn dò ông ta: “Phải đưa tất cả công tử nước Tấn đang trốn ở nước ngoài về nước Tấn”. Kết quả là Tấn Huệ Công dâm loạn với Giả Quân, cũng không đón tiếp các công tử của nước Tấn đang chạy trốn ở nước ngoài về. Vì vậy, Tần Mục phu nhân rất oán hận Tấn Huệ Công. Đồng thời Tấn Huệ Công cũng từng đồng ý hối lộ cho Lý Khắc, Phi Trịnh là trung đại phu đang chấp chính ở nước Tấn, sau đó không những nuốt lời hứa mà còn giết hại Lý Khắc, Phi Trịnh. Ông ta cũng đã từng hứa dâng năm thành ở khu vực phía nam Hoàn Khúc Hoàng hà cho Tần Mục Công, phía đông đến tận cùng biên giới nước Quắc cổ xưa (thuộc huyện Thiểm, tỉnh Hà Nam ngày nay), phía bắc đến tận Giải Lương thành (huyện Lâm Tấn, tỉnh Sơn Tây ngày nay). Sau đó cũng không giữ lời hứa. Vào năm Hi công thứ mười ba (năm 647 trước công nguyên), lúc nước Tấn bị đói kém, nước Tần đưa lương thực đến nước Tấn để cứu trợ. Nhưng đến năm sau, năm Lỗ Hi công thứ mười bốn (năm 646 trước công nguyên) khi nước Tần bị mất mùa, nước Tấn ngược lại không cho nước Tần đến mua lương thực. Bởi vì các nguyên nhân này mà Tần Mục Công đem quân đi đánh nước Tấn.
Trước khi nước Tần xuất quân, Bốc đồ phu, một bốc quan của nước Tần bói một quẻ, là một quẻ tốt. Trong quẻ này có câu: “Qua sông, binh xa của công hầu sẽ thất bại”. Tần Mục Công không hiểu câu này, hỏi rằng câu này có ý nghĩa gì. Bốc đồ phu trả lời rằng: “Là một sự việc đại cát đại lợi, ba lần liên tục đánh bại quân Tấn, thì có thể bắt quốc quân nước Tấn làm tù binh. Quẻ này là quẻ “Cổ quái” của “Sơn, Phong, cổ”. Lời trong quẻ nói rằng: “Nước lớn có hàng trăm binh xa ba lần tiến quân về phía trước, sau khi ba lần tiến quân về phía trước, thì có thể bắt được con cáo lớn". Hồ (con cáo), Cổ (con sâu độc) nhất định là chỉ quốc quân của bọn họ. Nội quái của “Cổ” là “Phong”, ngoại quái của Cổ là Sơn. Tượng trưng của nước Tần chúng ta là phong, tượng trưng của đối phương, nước Tấn là Sơn. Bây giờ là mùa thu, gió mùa thu sẽ làm rơi rụng trái cây trên núi. Mà gỗ trên núi cũng có thể lấy mà dùng được cho nên, chúng ta nhất định thắng lợi. Trái cây rơi rụng hết, gỗ cũng không còn nữa, không đánh thắng trận, thì còn đợi gì nữa?”. Quả nhiên, quân Tần ba lần liên tiếp đánh bại quân Tấn, truy đến Hàn Nguyên của nước Tấn (giữa huyện Hà Tân và huyện Vạn Tuyền tỉnh Sơn Tây ngày nay). Tấn Huệ Công nói với Khánh Trịnh: “Kẻ địch đã thâm nhập vào, lãnh thổ nước Tấn chúng ta, chúng ta nên làm như thế nào?” Khánh Trịnh đáp rằng: “Do chúa thượng đưa kẻ địch vào, chúng ta còn biết làm sao được nữa”. Tấn Huệ Công nghe xong vô cùng tức giận nói: “Ăn nói vô lễ, ăn nói vô lễ! Thật đáng ghét, thật đáng ghét!” Nước Tấn xem bói xem dùng ai làm phò tá, kết quả, nêu dùng Khánh Trịnh thì là điềm may, nhưng Tấn Huệ Công không chịu dùng ông ta, nên bổ nhiệm Bô Dương đại phu điều khiến binh xa. Gia Bốc đồ làm phò tá, ngồi xe thắng ngựa do nước Trịnh đưa đến. Khánh Trịnh vội nói: “Ngày xưa, việc chiến tranh đại sự, nhất định phải ngồi vào xe thắng ngựa của nước mình, ngựa sinh ra ở nước mình, lớn lên trên đất nước của mình, sẽ hiểu được ý của chủ, yên tâm với sự tập trung của chủ, quen thuộc đường đi. Bất kể điều khiển như thế nào cũng đều được như ý muốn. Bây giờ đi ngựa do nước ngoài đưa đến để tham gia chiến tranh, những con ngựa này vì sợ hãi mà thay đổi tính nết, sẽ không thuận theo sự điều khiển. Hễ ngựa mà sợ hãi thì hô hấp không bình thường, máu tuần hoàn gấp gáp bên ngoài tuy có vẻ cường tráng, nhưng thực ra đã rệu rã hết sức lực, không thế tiến lên được, cũng không thể lùi lại được, muốn quay đầu lại cũng không làm nổi. Chúa thượng nhất định sẽ hối hận về việc ngồi vào xe do ngựa của nước ngoài kéo”. Tấn Huệ Công không đếm xỉa đến ý kiến của Khánh Trịnh.
Tháng 11, Tấn Huệ Công nghênh chiến với quân Tần, cử Hàn Giản đại phu của nước Tấn thám thính tình hình của quân Tần. Hàn Giản báo cáo rằng: “Quân số của nước Tần ít hơn chúng ta, nhưng số binh sĩ thiện chiến gấp đôi chúng ta”, Tấn Huệ Công hỏi rằng: “Là lý gì?” Hàn Gián trả lời: “Khi chúa thượng chạy trốn ra nước ngoài dựa vào sự giúp đỡ của nước Tần. Cho nên mới có thể trở về nước làm quốc quân, đó cũng là kết quả của sự ưu ái của nước Tần, lúc chúng ta đói kém mất mùa, nước Tần chở lương thực đến cứu trợ. Nước Tần người ta ba lần có ơn nghĩa đối với chúng ta, chúng ta chưa một lần báo đáp, cho nên họ đến tìm chúng ta thanh toán món nợ đó. Chúng ta lại đem quân ra đối chọi với họ. Phía chúng ta thì đã quá mệt mỏi, phía quân Tần thì cùng chung kẻ thù hăng hái quyết chiến. Theo khanh không chỉ gấp đôi ta mà thôi đâu” Tấn Huệ Công nói: “Một người còn không thể để người khác làm nhục, huống chí là một nước!” Nói xong bèn sai Hàn Giản đi khiêu chiến với nước Tần. Hàn Giản thay mặt cho Tấn Huệ Công nói với nước Tần: “Ta không có tài năng, chỉ tập hợp quân đội lại, nhưng không giải tán họ được, cho nên chỉ còn cách đánh nhau một trận với nước Tần các người. Nếu như các người không chịu rút lui chúng ta chỉ đành sống chết với các người mà thôi”. Tần Mục Công cử Chi Công Tôn làm đại diện trả lời cho phía Tấn rằng: “Lúc ông (Tấn Huệ Công) chưa về nước ta (Tần Mục Công) rất lo lắng cho ông. Khi ông (Tấn Huệ Công) chưa ổn định được ngai vàng, ta (Tần Mục Công) lo lắng cho ngươi (Tấn Huệ Công). Giờ ông (Tấn Huệ Công) đã ổn định được ngôi báu, ta (Tần Mục Công) làm sao dám không nhận lời khiêu chiến của ngươi (Tấn Huệ Công)?” Hàn Giản lui ra nói: “Ta dù còn sống mà bị bắt làm tù binh, cũng là may mắn lắm rồi...".
Ngày 14 tháng 11 nước Tần và nước Tấn giao chiến với nhau trên cánh đồng vùng đất Hàn (giữa huyện Hà Tân và huyện Vạn Tuyền tỉnh Sơn Tây ngày nay). Ngựa chiến của Tấn Huệ Công bị sụp vào chốn sình lầy, loay hoay mãi mà không thể nào thoát ra được. Tấn Huệ Công kêu gào Khánh Trịnh đến cứu, Khánh Trịnh bảo rằng: “Chúa thượng quá tự tin không nghe lời can ngăn, lại làm trái với lời tiên đoán của quẻ bói, quả là tự mình chuốc lấy thất bại, làm sao thoát đi đâu được”. Nói xong, bèn bỏ di. Đại phu nước Tấn Lương Do Mị điều khiển xe cho Hàn Giản. Một đại phu khác là Quắc Xạ làm phò tá. Trên chiến trường cả đoàn người trong xe gặp Tần Mục Công, chuẩn bị bắt Tần Mục Công làm tù binh. Khánh Trịnh vì không cứu Tấn Huệ Công nên gọi bọn Hàn Giản để cứu Tấn Huệ Công. Hành động này làm vụt mất cơ hội bắt sống Tần Mục Công để cho Tần Mục Công chạy mất. Kết quả là nước Tần bắt Tấn Huệ Công làm tù binh và mang về nước.
Các đại phu nước Tấn để xõa tóc rũ xuống, trú ngủ ngoài trời, bám theo quân Tần. Tần Mục Công dùng lời lẽ ngon ngọt vỗ về họ: “Tại sao các anh lại đau buồn như vậy? Ta cùng đi với quốc quân nước Tấn về phía Tây (đây là lời nói mang tính chất ngoại giao, trên thực tế Tần Mục Công bắt Tấn Huệ Công làm tù binh và đang dẫn về nước Tần ở phía tây), cũng chẳng qua là vì ứng với cơn ác mộng của nước Tấn ngày xưa mà thôi - Cơn ác mộng có ý chỉ Lỗ Hi Công năm thứ mười (năm 650 trước công nguyên). Đại phu nước Tấn Hồ Đột gặp phải hồn ma của thái tử Thần Sinh. Hồn ma của Thần Sinh quở trách Tấn Huệ Công không thực hành quân đạo, còn dự đoán rằng sẽ bị thất bại ở đất Hàn - Ta đâu dám đối xử thái quá với quân chủ nước Tấn”. Các bậc đại phu của nước Tấn, lạy ba lần, rập đầu ba lần rồi nói: “Trên đầu chúa thượng có trời xanh, dưới chân có thần thổ địa. Trời xanh và thổ địa đã nghe rõ lời nói của chúa thượng. Quần thần chúng tôi cũng mạo muội đứng cuối chiều gió, những lời nói vừa rồi nghe cũng rất rõ ràng”.
Tần Mục phu nhân nghe nói quân chủ nước Tấn sắp bị đem về đô thành bèn dẫn thái tư Đào, Hoằng và con gái là Giản Bích cùng leo lên đống củi chất trên đài cao, biểu thị sẽ tự thiêu mà chết, đồng thời cử người mặc tang phục đi đón Tần Mục Công, bảo ông ta nói với Tần Mục Công: “Trời đã giáng tai họa làm cho quân chủ hai nước Tần, Tấn không giao thiệp với nhau bằng con đường ngoại giao như thường lệ, mà đã dấy lên chiến tranh. Nếu như quân chủ nước Tấn vào thành vào lúc rạng sáng, thì buổi tối nữ tì sẽ tự sát. Nếu như vào thành buổi tối thì sáng hôm sau sẽ tự sát. Mong chúa thượng suy nghĩ cho kỹ!” Thế là Tần Mục Công để Tấn Huệ Công tại Linh Đài (huyện Hộ tỉnh Thiểm Tây ngày nay). Các đại phu nước Tần yêu cầu đưa Tấn Huệ Công vào thành, Tần Mục Công nói: “Ta vốn tưởng rằng bắt được quân chủ nước Tấn đưa về đô thành chúc mừng thắng trận. Bây giờ nếu đưa quân chủ nước Tấn vào thành thì kết quả sẽ làm cho quốc gia xảy ra việc tang, thế thì việc gì phải đưa quân chủ nước Tấn vào thành? Đại phu các khanh phỏng được lợi ích gì? Hơn nữa người nước Tấn dùng buồn thương làm tăng thêm gánh nặng trong lòng ta, dùng trời xanh, thổ địa để ràng buộc ta. Nếu như ta không nghĩ đến những việc mà người Tấn lo lắng thì sẽ làm tăng thêm lòng thù hận của họ đối với ta, nếu như ta nói lời không giữ lấy lời thì sẽ bội tín với trời đất. Làm tăng thêm sự thù oán của người Tấn đối với ta, ta sẽ chịu không nổi. Bội tín đối với đất trời đó là việc chẳng lành. Cho nên nhất định phải đưa quân chủ nước Tấn trở về nước Tấn”. Công tử Chấp, con trai của Tần Mục Công nói: “Chi bằng giết quách ông ta đi, để lòng ta khỏi tụ hợp quần chúng làm điều ác”. Tôn Chi đại phu nước Tần nói rằng: “Đưa trả quân chủ nước Tấn về nước, bắt thái tử của ông ta đưa về nước Tần làm con tin nhất định sẽ có kết quả tốt. Chúng ta đã không tiêu diệt nước Tấn, giết quân chủ của họ chỉ tạo nên sự thù hận giữa hai nước. Sử Dật có một câu nói nổi tiếng: “Không nên gây mầm mống tai họa, không nên lợi dụng người khác gặp nguy biến, không nên làm tăng thêm hận thù”. Làm tăng thêm hận thù thì khó chịu đựng nổi. Hiếp đáp người khác là không may” Thế là nước Tần cho phép giảng hòa với nước Tấn.
Tấn Huệ Công cử đại phu Thích Khất về nước báo với đại phu Lã Di Sanh biết việc nước Tần cho phép giảng hòa với nước Tấn, đồng thời triệu Lã Di Sanh đến nước Tần đàm phán. Lã Di Sanh dạy bảo Thích Khất rằng: “Ông nên triệu tập người trong nước đến triều đình họp lấy danh nghĩa mệnh lệnh của quân chủ mà khen thưởng họ, đồng thời thay mặt quân chú bảo với họ rằng: “Ta tuy đã về nước, nhưng đã đem lại một cái nhục lớn cho đất nước. Phải dùng thẻ bói để quyết định xem phò tá thái tử Ngữ kế ngôi như thế nào?” Thích Khất làm theo lời dạy của Lã Di Sanh, nhiều người cảm động đến rơi nước mắt. Sau đó nước Tấn lập ra chế độ viên điền. Lã Di Sanh nói với mọi người: “Quốc quân nước ta đánh trận bị bắt làm tù binh, chúng ta ở trong nước đều không thể đi giải cứu cho quốc quân, trái lại quốc quân lại quan tâm lo lắng đến mọi người chúng ta. Ân tình này to lớn xiết bao! Chúng ta nên làm thế nào để báo đáp quân chủ của chúng ta?” Mọi người nói: “Làm thế nào để đền đáp công ơn của quân chủ đối với chúng ta?” Lã Di Sanh trả lời rằng: “Thu sưu thuế, chỉnh đốn lại quân đội, phò tá thái tử. Chư hầu nghe nói, quốc quân chúng ta tuy đánh trận bị bắt làm tù binh, nhưng trong nước đã có tân quân chủ lo việc nước, hơn nữa tất cả quốc thần đều hòa mục, quân bị cũng đã được tăng cường. Các nước láng giềng hữu nghị sẽ khích lệ chúng ta. Còn những nước không tốt với nước ta, chúng sẽ sợ hãi chúng ta. Làm như vậy mới có thể tốt dược”. Mọi người nghe xong đều rất phấn khởi. Sau đó nước Tấn lại xây dựng chế độ chân binh.
Lúc, đầu, Tấn Hiến Công dùng cỏ thi để bói quẻ gả con gái lớn đến nước Tần. Bói một quẻ từ “Qui muội” biến thành qué “Khuê” (đi ngược lại, không hợp, chia tay nhau). Bốc quan nói rằng: “Đây là một quê không tốt. Lời trong quê nói rằng: kẻ sĩ giết dê cũng không có máu. Con gái cầm giỏ cũng không thu hoạch được gì. Sự chỉ trích đối với nước láng giềng phía tây, bởi vì tôi đuối lý nên không thể nào trả lời được. “Qui muội” có nghĩa là thiếu nữ xuất giá, “Khuê” là đi ngược lại. Từ “Qui muội” biến thành “Khuê”, thiếu nữ xuất giá mà có sự làm ngược lại, đương nhiên không giúp ích được gì cho mẹ đẻ. Lôi - trạch - qui muội – hỏa - trạch - khuê. Từ “qui muội” biến thành “khuê”, tức là từ “lôi” biến thành “hỏa” cũng là “hỏa” biến thành “lôi”. Bất kể là “lôi” hoặc “hỏa” đều là quẻ bên ngoài, tượng trưng cho nước Tấn Hoa khi quá thịnh là điềm báo trước con gái sau khi gả chồng sẽ trở lại làm hại nhà mẹ đẻ, cũng tức là cái điềm họ Doanh đánh bại họ Cơ. “Xe bị rơi cả trục, lửa đốt cháy cờ xí” đều tượng trưng cho việc bại trận, không có lợi cho việc đem quân đi đánh trận, sẽ bị bại trận, sẽ bị bại trận ở Tông Khâu (tức Hàn Nguyên). Thiếu nữ xuất giá đi ngược lại lợi ích của nhà mẹ đẻ, kẻ địch giương cung sắp bắn về phía mình. Cháu đi theo cô, sáu năm sau mới tháo chạy về, chạy trốn về tổ quốc mình và vứt bỏ lại nhà của mình. Năm sau ông ta sẽ chết ở Cao Lương (huyện Lâm Phần tỉnh Sơn Tây ngày nay)” Đến khi Tấn Huệ Công bị bắt làm tù binh ở nước Tần, ông ta nói: “Nếu như trước đây nghe theo lời bói của Sư Tô, ta không đến nỗi rơi vào tình thế như bây giờ!” Hàn Giản đang hầu hạ bên cạnh nói chen vào: “Mu rùa là một loại hình tượng, cỏ thi là một loại số lý. Sự vật sau khi sân sinh mới có hình tượng, sau khi có hình tượng mới có diễn biến, sau khi diễn biến mới có số lý. Những việc xấu mà tiên quân gây nên quá nhiều, “số” làm sao phản ảnh hết được. Cái quẻ mà Sử Tô bói có quan hệ gì. Trong Kinh thi có nói: “Tai nạn của nhân dân không phải từ trên trời rơi xuống. Tụ tập nhau lại nói năng lung tung, sau lưng thì ghen ghét lẫn nhau, kẻ xách động chủ yếu vẫn là con người”. Từ đó mà biết rằng, sự việc là do con người tạo nên không có được một chút quan hệ gì với điềm dữ điềm lành của bói toán.
Tháng 11 Lã Di Sanh của nước Tấn hội kiến Tần Mục Công, ký kết hiệp ước liên minh với nước Tần tại Vương Thành (tây nam Triều ấp huyện, tỉnh Thiểm tây ngày nay). Tần Mục Công hỏi rằng: “Nội bộ nước Tấn có thể chung sống hòa mục với nhau không?” Lã Di Sanh đáp rằng: “Không thể sống hòa mục với nhau. Những người dân bình thường cảm thấy xấu hổ vì quân chủ bị bắt làm tù binh, lại tưởng nhớ đến người thân của họ hy sinh trong chiến tranh không sợ trưng thu thuế má, không sợ chỉnh đốn quân đội sửa sang vũ khí, còn ủng hộ thái tử Huy làm quân chủ, lại còn nói: “Mối hận này nhất định phải trả thù, cho dù phải cúi đầu trước Nhung Địch, hầu hạ Nhung Địch cũng phải trả thù”. Các quí tộc yêu mến bảo vệ quân chủ của họ biết sai lầm của quân chủ, không sợ trưng thu thuế má, không sợ chỉnh đốn quân đội sửa sang vũ khí, để chờ đợi mệnh lệnh chiến đấu của nước Tấn, lại còn nói: “Nhất định phải đền đáp công ơn của nước Tần, cho dù có chết cũng không có lòng dạ nào khác. Chính vì thế nên không thế sống hòa mục với nhau được”. Tần Mục Công nói: “Các ông có suy nghĩ thế nào về vận mạng của quân chủ các ông?” Lã Di Sanh đáp rằng: “Phần đông nhân dân hơi lo lắng, cho rằng ông ta không thể thoát chết được! Các quí tộc thì suy nghĩ có lẽ sâu xa hơn, cho rằng ông ta nhất định sẽ về nước. Người dân bình thường nói rằng: “Chúng ta lấy thù địch mà đáp lại ân huệ của nước Tần, nước Tần làm sao chịu trả lại quân chủ của chúng ta”. Nước Tấn của chúng tôi bây giờ sinh ra hai lòng, nước Tần các ông phải lập tức chớp lấy thời cơ này. Đợi đến khi nước Tấn đang chia rẽ này thần phục rồi, thì nước Tần lập tức nới lỏng ra. Nếu làm được như vậy, thì cái nhân đức sâu dày của nước Tần là không thứ gì có thể sánh được. Cái uy lực về sự trừng phạt của nước Tần cũng không có ai sánh được. Cuộc chiến như thế này nước Tần có thế xưng bá trong thiên hạ. Nếu như đưa quân chủ nước Tấn về nước mà không ổn định được ngôi vị của ông ta, phế quân chủ cũ mà không lập quân chủ mới, làm như vậy sẽ khiến cho việc vốn là nhân đức trở thành việc oán giận. Nước Tần chắc sẽ không làm như vậy!” Tần Mục Công nói: “Ta vốn cũng suy nghĩ như vậy”. Sau đó đưa Tấn Huệ Công đến ở một nơi khác, đồng thời tặng cho ông ta bảy con dê, bảy con bò và bảy con heo.
Đại phu nước Tấn là Nga Tích nói với Khánh Trịnh: “Tại sao không bỏ ra đi?” Khánh Trịnh nói: “Tôi làm cho quân chủ nước tôi thất bại. Quốc quân thất bại mà tôi lại không thể hy sinh vì nước. Nếu như tôi bỏ ra đi, hình phạt cũng không rơi vào người tôi, nhưng lại làm cho hình phạt của quốc chủ nặng hơn, đó là hành vi không nên có của một trung thần. Một người là “thần” mà không hành thần đạo, thì có nơi nào có thể dung nạp tôi, tôi có thể đi được đến nơi nào?” Tháng 11, Tấn Huệ Công về nước, ngày 29 giết Khánh Trịnh, sau đó vào đô thành.
Năm đó, nước Tấn lại mất mùa đói kém. Tần Mục Công lại tǎng lương thực cho nước Tấn, đồng thời nói rằng: “Ta chán ghét quân chủ của họ, nhưng thương hại nhân dân của họ. Hơn nữa ta nghe nói lúc Đường Thức ở nước Tấn, Kỳ Tử có nói rằng: “Hậu nhân của ông ta nhất định sẽ phát triển mạnh mẽ”. Làm sao ta lại có thế tính toán thiệt hơn với nước Tấn. Trước mắt hãy cho nước Tấn một số ân huệ đợi đến ngày sau nước họ xuất hiện những người có năng lực”.
Sau đó, nước Tần trưng thu sưu thuế, thiếp lập sự cai trị của quan phủ tại vùng đất cũ của nước Tấn ở phía đông Hoàng Hà.
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh