Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.

Dale Carnegie

 
 
 
 
 
Tác giả: Tả Khâu Minh
Thể loại: Trung Hoa
Biên tập: Trần Hùng
Số chương: 56 - chưa đầy đủ
Phí download: 7 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 0 / 14
Cập nhật: 2023-03-01 08:44:10 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
 
Lời Nói Đầu
ào năm thứ tám sau khi tiêu diệt sáu nước thống nhất thiên hạ, Tần Thủy Hoàng nghe lời thừa tướng Lý Tư: “Những kẻ có học thức, cần phải loại bỏ đi”, “Người nào muốn học hỏi thì lấy quan lại làm thầy”, bèn ban bố “Luật khống chế sách”, thu gom sách vở lại, thực hiện chính sách ngu dân, để cho thiên hạ không dùng người hoặc việc của thời xưa để mà phủ định công kích hiện thực thời nay. Năm thứ tám sau khi công bố “Luật khống chế sách” (năm 206 trước công nguyên) Hạng Võ cầm đầu quân khởi nghĩa đánh vào quan ải, chiếm lĩnh Hàm Dương ra lệnh phóng hỏa đốt cháy cung A Phòng mà Tần Thủy Hoàng đã bỏ bao nhiêu công sức ra để xây dựng. Kết quả là đốt luôn toàn bộ sách trong thiên hạ mà Tần Thủy Hoàng đã thu gom lại. Mãi cho đến năm thứ hai mươi ba sau ngày công bố “Lệnh khống chế sách” (năm 191 trước công nguyên) Hán Huệ đế mới bãi bỏ: lệnh khống chế sách”. Điều này đã đem lại tai nạn lớn cho thư tịch thời tiên Tần, cũng gây nên cuộc tranh cãi liên miên giữa kinh học kim văn và kinh học cổ văn. Trong cuộc tranh luận này “Tả Truyện” luôn luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng.
NGUỒN GỐC CỦA TẢ TRUYỆN.
Tả Truyện xuất hiện vào lúc nào? Đó là vấn đề được tranh luận không ngớt về niên đại xuất hiện của Tả Truyện, có ba thuyết. Một là do Trương Thương đời Hán sơ hiến; hai là Tả Truyện được phát hiện trong lớp tường trong phòng học Khổng Tử hay giảng bài từ thời Hán Vũ đế; ba là vào những năm cuối cùng của Tây Hán, tìm thấy được từ trong kho sách của hoàng cung triều Hán. Trong ba thuyết này nói gọn lại là: Tả truyện xuất hiện vào đầu triều Hán, giữa triều Hán và cuối triều Hán.
Về thuyết thứ nhất, đó là thuyết của Hứa Thận thời Đông Hán. Trương Thương là một người am hiểu văn hiến, chương điển, pháp luật và binh pháp. Ông ta từng làm ngự sử đời Tần, thời Hán sơ giúp Tiêu Hà nắm giữ tài sản cả nước, đến thời Hán Vũ đế làm quan đến chức thừa tướng. Về việc Trương Thương hiến Tả Truyện rất nhiều học giả không chịu thừa nhận lý do của họ là: một là Hứa Thận là học giả, là người ủng hộ kinh học cổ văn thời đông Hán, lập trường của Hứa Thận có thiên lệch, e rằng chủ trương của Hứa Thận có thành kiến. Hai là trong các thư tích khác thời Tây Hán không thấy ghi chép việc Trương Thương hiến Tả Truyện. Ba là về việc Lỗ quân tử Tả Khán Minh lo sợ mọi người dị đoan, mỗi người một ý làm mất đi tính chân thật cho nên Khổng Tử ghi chép lại thêm vào những lời bình luận làm nên Tả thị xuân thu” được ghi chép trong niên biểu mười hai chư hầu trong sử ký, các nhà kinh học kim văn đương đại chứng minh đoạn văn này là do các nhà kinh học cổ văn sửa đổi sử ký nên gạch bỏ đi. Do đó không thể dùng đoạn sử liệu này để chứng minh rằng trước Vũ đế đã xuất hiện Tả Truyện.
Thuyết thứ hai do Vương Sung thời kỳ đầu của Đông Hán đề xuất. Trong bình luận của mình Vương Sung nói ngay Lỗ Cung Vương thời Hán Vũ Đế cần xây dựng cung thất cho mình, tháo gỡ phòng học mà Khổng Tử thường hay giảng bài. Trong khi tháo gỡ phòng học, phát hiện từ trong bức vách mười bài trong Tả Truyện. Về giả thuyết này Đoàn Ngọc Tài một học giả lớn đời Thanh cho là “e rằng không đúng sự thật”. Bởi vì Vương Sung là người thời Mạc sơ Đông Hán, trong các văn hiến của Tây Hán cũng không tìm được những chứng cứ của giả thuyết này.
Thuyết thứ ba là thuyết của Lưu Hâm một học giả lớn trong những năm cuối đời Tây Hán. Hán Vũ đế rất coi trọng tàng thư của ông ta, ông ta đặt ra quan viết sách, sao chép lại rất nhiều sách cổ bị thất lạc. Hán Thành đế vào năm hà bình thứ ba (năm 26 trước công nguyên) lệnh cho Trần Nông đi khắp nơi thu thập thư tích, lại lệnh cho Lưu Hướng, Nghiệm Hoằng... hiệu đính các thư tích đã lưu giữ và sưu tầm được. Lưu Hướng hiệu đính tàng thư trong gần hai mươi năm, mất năm tuy hòa nguyên niên thành đế (năm thứ 7 trước công nguyên). Con của Lưu Hướng là Lưu Hâm kế tục sự nghiệp của cha, tiếp tục hiệu đính tàng thư trong cung. Vào năm thứ hai Hán Viên đế kiến bình nguyên niên trong thư chỉ trích bác sĩ Thái Thường đương thời đã từng nói: “Xuân Thu tả thị” do Khán Minh viết đều là sách cổ văn, cất giữ trong mật phủ (kho sách trong cung) rất hay nhưng chưa được phát hiện. Hiểu Thành Hoàng đế lo sợ rằng học thức nông cạn sẽ làm sai lệch sự chân thật nên đã khai thác tàng thư chỉnh lý các bài văn cũ nên đã thấy được tam sự (tam sự chỉ Tả Truyện, Thượng Thư và Dịch Lễ), Nếu căn cứ vào những lời Lưu Hâm nói thì Tả Truyện được phát hiện vào thời kỳ này. Nhưng Khang Hữu Vi nhà kinh học kim văn cuối triều Thanh viết tân học ngụy kinh khảo, qua khảo cứu đã cho rằng Tả Truyện là do Lưu Hâm cắt xén ngụy tạo. Ông này còn cho rằng Tả Truyện được phát hiện trước khi Lưu Hâm viết thư cho bác sĩ Thái Thường. Ông Tiềm Mục trong Lưỡng Hán bác sĩ gia phả khảo chỉ rõ nhà sử học Tư Mã Thiên xác nhận đã nhìn thấy Tả Truyện. Nói cách khác không thừa nhận việc Lưu Hâm phát hiện Tả Truyện trong mật phủ.
Tóm lại, Tả Truyện xuất hiện vào lúc nào, đến bây giờ vẫn chưa giải quyết dứt điểm. Nhưng phần nhiều đều thiên về thuyết cho rằng Tả Truyện xuất hiện vào thời kỳ đầu của triều Hán, cho rằng lúc Tư Mã Thiên viết sử ký đã sử dụng rất nhiều điều ghi chép trong Tả Truyện.
XUÂN THU VÀ TẢ TRUYỆN
Theo cách nói truyền thống, Xuân Thu có ba truyện, tức Tả Truyện, Công Dương truyện, Cốc Lương truyện. Cách nói Xuân Thu có ba truyện đã được sản sinh như thế nào? Nho gia đến cuối thời Chiến Quốc đã trở thành Hiển học cũng tức là học phải quan trọng và có ánh hưởng lớn. Thi, thư, lễ, nhạc, dịch, Xuân thu mà nho gia truyền tập được gọi là kinh. Phàm giải thích lục kinh mà tập hợp lại thành sách thì gọi là truyện. Do đó, truyện của mỗi loại kinh thư cũng là kết tinh học thuyết của một học phái. Hán Cảnh đế bổ nhiệm Hồ Võ Sinh và Đổng Trọng Thư là Xuân thu bác sĩ. Hồ Vô Sinh và Đổng Trọng Thư đều là những người viết truyện thuộc Công Dương học phái. Họ giải thích Xuân thu theo truyền thống của Công Dương học thời Hán Tuyên đế lập Cốc Dương bởi học quan và Chính Lưu Hương do biên soạn Cốc Dương mà được gọi là bác sĩ. Từ sau khi Lưu Hâm yêu cầu lập học quan cho cổ văn thượng học, dịch lễ tả thị Xuân thu, thiết lập bác sĩ thì sự phân tranh giữa kim văn kinh học và cổ văn kinh học bắt đầu từ đó. Ngọn cờ của kim cổ văn kinh học được thể hiện rất rõ ràng. Đến thời Hán Quang Vũ đế Tả truyện được lập bác sĩ. Đến nhũng năm cuối đời Đông Hán sau khi Trịnh Huyền hòa nhập giữa kim văn kinh học và cổ văn kinh học thì thanh thế của Tả Truyện ngày càng thịnh vượng và áp đảo Công Dương truyện và Cốc lương truyện. Đây là nguồn gốc của Xuân thu tam truyện. Thực ra thời đại Tây Hán ngoài ba truyện Dương, Cốc lương và Tả thị ra còn có các truyện giải thích Xuân thu như Thị truyện, Giáp thị truyện. Đến thời Đông Hán khi Ban Cố viết Hán thư thì Thị truyện và Giáp thị truyện đã thất truyền.
Từ Hán Viên đế kiến binh nguyên niên (năm thú 6 trước công nguyên), đến cuối đời Thanh thì “Tả truyện có phải là viết về Xuân Thu chi học hay không?” đã trở thành vấn đề then chốt trong cuộc tranh cãi giữa những người theo kim văn kinh học cho rằng Tả truyện không phải viết về Xuân Thu chi học, cổ văn kinh học lại cho rằng Tả truyện là viết về Xuân Thu chi học. Vấn đề tranh luận suốt hai ngàn năm nay thì hiện nay trong giới học thuật Trung Quốc đã không thành vấn đề nữa. Sở dĩ có một cuộc diện như vậy có thể giải thích từ hai phương diện: một là không ít học gia đã tiếp thu cách nói của đại gia Lưu Phùng Lộc nhà kim văn kinh học giữa triều Thanh khi khảo chứng Tả thị Xuân thu ông đã đề xuất ý kiến Tả truyện không phải là viết về Xuân thu chi học. Hai là, phần lớn các học giả hiện đại tương đối coi thường quyển Xuân thu này. Thái độ của phần lớn các học giả hiện đại đối với Xuân thu là: Cho dù không phủ nhận việc Khổng Tử viết Xuân thu, cũng quyết không khẳng định Khổng Tử viết Xuân thu, cho dù khẳng định Khổng Tử viết Xuân thu, cũng chỉ cho rằng Xuân thu chẳng qua là “những bài cũ rích, lộn xộn viết về những việc trong triều đình”, chẳng qua là “sổ” nợ của các của tiệm nhà quê thường dùng” mà thôi, chứ quyết không thừa nhận Tả truyện là sách có lý lẽ cao xa, ngôn từ tinh xảo. Tóm lại Xuân thu là sách không có giá trị gì bởi vì Xuân thu không có giá trị gì cho nên không hề chú ý đến mối quan hệ giữa Xuân thu và Tả truyện.
Còn về việc Xuân thu có phải là do Khổng Tử sáng tác hay không? Trước hết chúng ta hãy xem xét cách nói của Mạnh Tử, người sống cách Khổng Tử hơn một trăm năm nhưng lại tự nguyện học Khổng Tử. Mạnh Tử nói: “Thế suy đại vi (phong khí xã hội ngày càng sa sút, cái đạo lớn mọi người vì việc công ngày càng không thể thực hiện được) tà thuyết bạo hành hữu tác (những luận điệu xằng bậy những hành vi tàn bạo lại nở rộ) thần thị kỳ quân hữu hữu chỉ (có chuyện quân thần giết quân chủ), tử chi kỳ phu giả hữu chi (có chuyện con giết cha). Khổng Tử cụ (Khổng Tử rất lo lắng về điều này), tác Xuân thu (bèn viết bộ Xuân thu)”. Chúng ta lại xem tiếp ý kiến của thái sử công Tư Mã Thiên người sống cách Khổng Tử trên dưới bốn trăm năm và cũng rất ngưỡng mộ Khổng Tử. Thái sử Công nói: “Khổng Tử nói: “Phất hồ (không thể sống một cuộc đời vô ích)! phất hồ (không thế sống một cuộc đời vô ích)! Quân tử bệnh một thế nhi danh bất xưng yên (quân tử không thể lưu danh lại đời sau cũng là việc ân hận suốt đời). Ngô đạo bất hành ai (cái đạo thiên hạ vi công mà ta chủ trương không thực hiện được), ngô hà dĩ tự kiến ư hậu thế lai (Ta làm sao có thể làm cho người đời sau biết đến ta?) Nãi nhân sử ký tác Xuân thu (thế là căn cứ vào sách sử thời xưa để viết ra bộ Xuân thu này) thượng chi ẩn công (đi ngược về thời Lỗ Ẩn Công), hạ ngật ai công thập tứ niên (ghi chép đến Lỗ Ai Công năm thứ mười bốn), thập nhị công (cả thảy gồm 12 quốc công của nước Lỗ)” Căn cứ vào ý kiến của Mạnh Tử và Thái sử Công, Khổng Tử viết Xuân thu là việc chẳng còn nghi ngờ gì nữa. Nhưng người đời nay Tiền Huyên Đồng cho rằng “Mạnh Tử viết rằng “Khổng Tử viết Xuân thu” chỉ có thể xem như việc ông ta thuật về Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Y Doãn... mà thôi, không tin đó là sự thật được”. Còn Cố Kiệt Cương thì lại nói rằng: “Trước Mạnh Tử không ai nói Khổng Tử viết Xuân thu cả. Nếu như những lời của Mạnh Tử và Thái Sử Công không chân thật, không đáng tin, thế thì chúng ta phải tin ai bây giờ?
Xuân thu là một bộ sách như thế nào? Ở đây chỉ xin giới thiệu tóm tắt ý kiến của Mạnh Tử và Thái Sử Công. Mạnh Tử nói: “Khổng Tử thành Xuân thu nhi loạn thần tặc tử cụ, (Sau khi Khổng Tử viết xong Xuân thu, những bầy tôi làm loạn, những đứa con bất hiếu đều sợ hãi)”. Thái Sử Công nói: “Phu Xuân thu, thượng minh tam vương chi đạo, hạ biện nhân sự chi kỷ (Xuân thu nói rõ cái đạo thiên hạ vị công của tam vương, phân biệt rõ các mức độ sự việc trong trần gian) biệt hiềm nghi, minh thị phi, định do dự (phân biệt rõ nghi hoặc, làm sáng tỏ chân lý, định đoạt sự chần chừ không dám quyết), thiện thiện ác ác, hiền hiền tiên bất tiêu (biểu dương người tốt, trừng trị bọn xấu, đề cử những quan lại có khả năng, loại bỏ quan lại bất tài) tồn vong quốc, kế tuyệt thế (giúp đỡ những quốc gia bị xâm lược đang đứng trước họa diệt vong, bênh vực cho những quốc gia vì chuyển giao chính quyền trong nước mà phát sinh một số vấn đề), bổ tệ khởi phế (sửa chữa những cái bị phá hoại bị thiếu sót, dùng lại những cái đang nhàn rỗi không có việc làm) Vương đạo chi đại giá dã (Đây là những người có công phố biến đạo thiên hạ vì công)”, Từ những câu nói trên, chúng ta cho rằng quả thực Khổng Tử đã đem “những lý lẽ cao xa và ngôn từ tỉnh xảo” gửi gắm vào bộ sách Xuân thu này. Trên thực tế, trước Tùy, Đường, Xuân thu được người ta coi trọng hơn Luận Ngữ. Đến Bắc Tống Luận ngữ mới có được địa vị như Xuân thu. Cho mãi đến Trình Hạo, Trình Di và Chu Hy đề cao địa vị của Luân Ngữ, Luận Ngữ mới vượt qua Xuân thu.
Nếu như không giữ chặt cánh cửa của kim văn kinh học và cổ văn kinh học chúng tôi cho rằng Công dương, Cốc lương và Tả truyện đều truyền Xuân thu chi học. Nội dung của Công dương và Cốc lương truyện là cái nghĩa của Xuân thu, còn cái mà Tả truyện ghi chép là sự việc thời Xuân thu. Cái gọi là “nghĩa” của Xuân thu là nói đến một số lý luận trừu tượng gửi gắm trong sách Xuân thu, cái gọi là “sự việc" thời Xuân Thu, là nói đến những sự thật lịch sử cụ thể trong sách Xuân thu.
THỜI ĐẠI CỦA TÁC PHẨM TẢ TRUYỆN
Trong sử ký Thái sử Công đã viết rằng: “Lỗ quân tử Tả Khâu cụ đệ tử nhân nhân dị đoan (quân tử của nước Lỗ là Tả Khâu Minh, lo rằng con em của Khổng Tử mọi người nói khác nhau) Các an kỳ ý (mỗi người căn cứ vào ý kiến của mình để giải thích Xuân thu) thất kỳ chân (làm mất đi ý nghĩa ban đầu), cố nhân Khổng Tử sử ký cự luận kỳ ngữ (cho nên căn cứ vào sử liệu Khổng Tử viết Xuân thu, tường thuật tận tường đầu đuôi của các sự kiện lịch sử) thành Tả thị Xuân thu (viết ra cuốn Tả thị xuân thu)”.
"Từ đây, chúng ta biết được hai việc. Việc thứ nhất, Tả thị xuân thu là viết những chuyện về Xuân thu. Việc thứ hai, Tả thị Xuân thu do Tả Khâu Minh viết sau khi Khổng Tử Xuân thu xuất hiện không bao lâu.
Về tác giả của Tả thị Xuân thu thì Thái Sử Công Lưu Hướng, Lưu Hâm thời Tây Hán, Ban Cố thời Đông Hán... đều cho rằng do Tả Khâu Minh viết. Nhưng từ Bắc Tống người ta bắt đầu hoài nghi về phong khí của kinh thư thì tác giả của Tả thị Xuân thu đã có nhiều cách nói khác nhau chằng hạn như: Vương An Thạch cho rằng Tả thị là người thời Chiến quốc. Diệp Mộng Đức cho rằng Tả thị Xuân thu là do người ở vào giai đoạn giao thời giữa Chiến quốc và Tần sáng tác: Trịnh Tiều cho rằng Tả thị Xuân thu là do người nước Sở thời Chiến quốc viết ra... Trong các học giả đời Thanh rất nhiều người cho rằng Tả truyện không phải do Tả Khâu Minh cuối thời Xuân thu viết ra. Khang hữu Vi nhà kim văn kinh học thời Mãn Thanh cho rằng Tả thị Xuân thu hiện có là do Lưu Hâm ngụy tạo.
Các học giả thời kỳ “Quan sử biên vận động” chịu ảnh hưởng của Khang hữu Vi lại dấy lên phong trào khảo cứu tác giả của Tả thị Xuân thu. Đầu tiên Vệ Tụ Hiền ra một cuốn sách nghiên cứu về Tả truyện, quả quyết rằng Tả truyện là do Tử Hạ, học sinh của Khổng Tử viết, sau đó Tử Hạ truyền lại cho Ngô Khởi người cùng địa phương với Tả thị ở nước Vệ. Bởi vì Ngô Khởi là người vùng Tả thị nên có tên là Tả thị Xuân thu. Sau đó Bernherd Karlqren người Thụy Điển viết “Bàn về thật giả của Tả truyện và tính chất của nó” (On the Authenticity and the Nature of the Tsochvan), Tác giả có hai ý kiến đối với Tả truyện: Một là, trước khi đốt sách Tả truyện đã tồn tại, thời đại của tác phẩm Tả truyện là vào giữa năm 468 - 300 trước công nguyên. Hai là, qua văn pháp có thể chứng minh được rằng Tả truyện không phải là tác phẩm của người nước Lỗ. Diện Nại một học giả thời Cân gia triều Thanh cho rằng cuốn Tả thị không phải do một người viết, mà do Ngô Khởi tạo thêm và mỹ hóa các sự kiện lịch sử của nước Ngụy. Điều này đã dẫn đến cách nói: Ngô Khởi viết Tả thị Xuân thu phủ định Tả Khâu Minh viết Tả thị Xuân thu của ông Tiền Mục.
Tại sao lại nảy sinh cách nói Tả thị Xuân thu (hoặc gọi là Tả truyện) không do Tả Khâu Minh viết? Một mặt là bởi vì cuộc tranh luận giữa kim văn kinh học và cổ văn kinh học. Kim văn kinh học nói chắc chắn rằng Tả thị Xuân thu là do Lưu Hâm ngụy tạo, mặt khác trong Tả truyện ghi chép rất nhiều sự việc xảy ra sau thời Khổng Tử. Trong Tả truyện có những lời tiên đoán của thầy bói rất là linh nghiệm. Do đó nói chắc chắn rằng Tả thị Xuân thu quyết không phải do Tả Khâu Minh người cùng thời với Khổng Tử viết ra. Còn về cách nói của các nhà kim văn kinh học cho rằng Tả truyện là do Lưu Hâm ngụy tạo, qua sự nghiên cứu và thảo luận của các học giả từ đầu đời Minh đến nay thì cách nói này không thể đứng vững được. Còn về cách nói Tả truyện không phải do Tả Khâu Minh viết mà là do người khác viết, ở đây chúng tôi xin nêu ra ý kiến của mình: Từ sau Chương Học Thành vào giữa triều Thanh, chúng ta có những nhận thức bước đầu về thể tài các tác phẩm thời tiền Tần. Chương thị nêu ra vấn đề trước Khổng Tử không có trước thuật tư nhân. Đối với trước thuật tư nhân thời đại Chiến quốc, Chương thị còn có những kiến giải độc đáo: “Các nhà tư tưởng nổi lên... mỗi người đi sâu vào một bộ phận của đạo lớn, dần dần lấy đó mà thay đổi thiên hạ, ai cũng có lý lẽ của mình. Những kẻ lập luận được thì khuếch trương học thuyết của mình, rồi lại truyền cho đồ đệ. Nếu làm cho học thuyết của mình sáng tỏ ra, lập nên trường phái, viện dẫn người trước, phát huy truyền lại cho người sau, mọi người không hề kể công lớn nhỏ. Do đó mới nói rằng: những lập luận của cổ nhân đều là của chung, không hề khoe trương văn chương của mình và coi đó là thứ của riêng mình mà thôi”. Căn cứ vào những lời nói này chúng ta biết rằng trước thuật tư nhân thời chiến quốc, thực ra đều là phát ngôn của một nhà. Nói một cách khác cùng là thuyết của một môn phái, căn cứ vào quan điểm này, chúng ta có thể thảo luận từng quyển một các tác phẩm tư nhân thời Chiến quốc. Chằng hạn quyển “Mạnh Tử”, không phải là trước tác của cá nhân Mạnh Tử mà là tác phẩm của cả môn phái Mạnh Tử. “Mặc Tử”, “Trang Tử”, “Tuân Tử”... cũng là như vậy. Như vậy chúng ta sẽ không phải tranh cãi nhau về thời đại ra đời của một quyển sách. Đối với Tả truyện chúng tôi có quan điểm như vậy, cho rằng Tả truyện cũng là những lời nói của một trường phái. Tả truyện đã là lời nói của một trường phái thì đương nhiên không phải do một mình Tả Khâu Minh sáng tác mà còn có những phần thêm thắt của người đời sau, do đó trong Tả truyện có ghi chép những sự việc lịch sử sau thời Tả Khâu Minh thì cũng không lấy gì làm lạ, đồng thời cũng không nên vì Tả truyện có những sự kiện lịch sử sau Tả Khâu Minh mà phủ định việc Tả Khâu Minh viết Tả thị Xuân thu. Về cơ bản, chúng tôi cho rằng Tả thị Xuân thu là do Tả Khâu Minh người cùng thời với Khổng Tử viết đồng thời có sự thêm thắt của người đời sau.
TẢ TRUYỆN VÀ QUỐC NGỮ
Về hai bộ sách Tả truyện và Quốc ngữ cũng có rất nhiều vướng mắc không rõ về quan hệ giữa Tả truyện và Quốc ngữ, và không ít học giả tham gia nghiên cứu. Về quan hệ giữa Tả truyện và Quốc Ngữ, có bốn chủ trương khác nhau: Một là, Tả truyện và Quốc ngữ là hai bộ sách đều do Tả Khâu Mình viết. Học giả thời lưỡng Hán như Thái Sử Công, Tư Mã Thiên... có ý kiến như vậy. Hai là, Tả truyện và Quốc ngữ vốn là một cuốn sách sau đó chia làm đôi, các kim văn kinh học gia thời Vãn Thanh nghiêng về chủ trương này. Khang Hữu Vi cho rằng Lưu Hâm ngụy tạo Tả truyện cũng tức là từ Quốc ngữ mà tách ra. Ba là, cho rằng Tả truyện và Quốc ngữ không phải do một người viết. Bốn là, cho rằng Tả truyện và Quốc ngữ không phải từ một quyển sách mà tách ra.
Ông Trương Dĩ Nhân người đời nay viết cuốn “Bàn về mối quan hệ giữa Tả truyện và Quốc ngữ” so sánh giữa Tả truyện, Quốc ngữ và Sử ký, phân định rằng Tả truyện và Quốc ngữ không phải do một quyển sách tách ra làm hai. Lại có bài “Từ sự khác nhau giữa Văn pháp và Từ ngữ chứng minh hai cuốn Quốc ngữ và Tả truyện không phải do một người viết ra” cũng quả quyết Tả truyện và Quốc ngữ không phải do một người viết. Nói một cách khác, Ông Trương Dĩ Nhân chủ trương Tả truyện và Quốc ngữ vốn là sách do hai người khác nhau viết ra. Chủ trương này của Trương Dĩ Nhân được nhiều học giả thời nay tiếp thu. Làm sáng tỏ quan hệ giữa Tả truyện và Quốc ngữ xác định Tả truyện không phải là được tách ra từ Quốc ngữ.
VỀ VIỆC CHÚ THÍCH TẢ TRUYỆN
Ngôn ngữ văn tự trải qua thời gian nhất định sẽ có thay đổi, khoảng cách thời gian càng lâu, thì sự khác nhau giữa ngôn ngữ văn tự càng lớn. Tả truyện là một bộ sách thời tiền Tần, do đó cần phải chú thích. Ở đây xin giới thiệu một cách đơn giản tình hình về chú thích Tả truyện để cung cấp cho những người đọc nguyên tác Tả truyện tham khảo.
Những năm đầu thời đông Hán có Giả Quỳ viết giải thích Tả thị truyện, thời kỳ sau của đông Hán lại có Phục Kiền viết Xuân thu Tả thị truyện giải. Đỗ Dự thời Tây Tấn viết Tả truyện tập giải. Tả truyện tập giải đó của Đỗ Dự cho đến ngày hôm nay vẫn được coi là cuốn sách chú giải Tả truyện tiêu chuẩn nhất. Khổng Dẫn Đạt đời Đường gộp Xuân thu kinh, Tả truyện và Tả truyện tập giải của Đỗ Dự làm một để giải thích gọi là Tả truyện chính nghĩa. Từ sau đời Đường phân định rõ ngũ kinh chính nghĩa thì người ta không còn chú giải Tả truyện nữa. Từ đời Đường, trải qua Tống, Nguyên, Minh, Thanh cho mãi đến ngày hôm nay đã có không ít trước tác chuyên nghiên cứu về Tả truyện. Nhưng sách chú thích một cách toàn diện Tả truyện thì không nhiều lắm, chỉ có một ít sách như cuốn Tả truyện hỗ của Hồng Lượng Cát đời Thanh Trúc, Thiêng Quang Hồng người Nhật Bản vào năm 1893 có viết cuốn Tả truyện hội tiên. Quyển sách này hiện nay tương đối phổ biến. Ngoài ra còn có quyển Xuân thu Tả thị truyện cựu chú sớ chứng của Lưu Văn Kì đời Thanh.
Trong những sách chú giải này, cuốn Xuân thu Tả thị truyện cựu chú sớ chứng của Lưu Văn Kì là tốt nhất. Lấy làm tiếc là cuốn này chỉ chiếm khoảng một nửa của toàn cuốn Tả truyện. Trên thực tế, Xuân thu Tả thị truyện cựu chú sớ chứng là sự nghiệp còn dang dở của ông cháu ba đời họ Lưu. Khoảng giữa năm Gia Khánh đời Thanh, Lưu Văn Kì bắt tay biên soạn “Xuân thu Tả thị truyện cựu chú sớ chứng”, làm trong suốt bốn mươi năm, chỉnh lý 80 quyển, bản thảo gần 10 tập lớn. Sau đó con của ông là Lưu Dục Tung kế tục sự nghiệp của cha, sau khi Dục Tung qua đời, con trưởng là Thọ Tăng kế tục sự nghiệp của ông nội, sau đó con trai thứ hai là Quí Tăng, con trai thứ ba là Phú Tăng cùng nhau tham gia vào sự nghiệp của ông. Nhưng vẫn chưa hoàn thành được. Ngày nay không những Xuân thu Tả thị truyện cựu chú sớ chứng chưa hoàn thành, mà tập bản thảo trường thiên gồm hơn 10 cuốn cũng không biết nằm ở đâu. Tập bản thảo dài 10 cuốn mất vào lúc nào? Năm 1919 Lưu Phú Tăng khi khắc vào mộ chí của người cháu đã mất là Lưu Sư Bồi có viết rằng, ông ta rất muốn về quê cùng với Lưu Sư Bồi chỉnh lý lại việc chú thích Tả truyện của cha ông. Từ sự việc này chúng ta có thể suy ra rằng, tập bản thảo dài gồm 10 tập này đến những năm 20 của thế kỷ này vẫn còn tồn tại. Từ bản thảo cuốn Xuân thu Tả thị truyện cựu chú sớ chứng của gia đình họ Lưu, chúng ta biết rằng nghiên cứu học vấn không phải là việc một sớm một chiều là xong, mà phải qua hết năm này năm khác, là sự nghiệp của nhiều thế hệ. Đồng thời chúng ta cũng biết văn hóa học thuật có quan hệ gắn bó với sự ổn định về xã hội chính trị của một nhà nước. Trung Quốc từ đời Thanh đến nay, xã hội luôn luôn xáo động, sự tổn thất đâu chỉ dùng lại ở tập bản thảo 10 tập “Xuân thu tả thị truyện cựu chú sớ chứng” mà thôi! Và cuộc tranh cãi giữa kim văn kinh học và cổ văn kinh lục há chẳng phải có liên quan đến tình hình xã hội bất ổn của thời đại giao tiếp giữa Tần Hán hay sao?
Tả Truyện Tả Truyện - Tả Khâu Minh