You can't start the next chapter of your life if you keep re-reading the last one

Unknown

 
 
 
 
 
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 555 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ọ là những chàng trai năng động, cởi mở: học hết sức, chơi hết mình và đầu tư kinh doanh... hết vốn! Khi đã lao vào thương trường, họ xông xáo và am hiểu thị trường như những nhà kinh doanh thực thụ dù họ chỉ là những SV năm 3, năm 4. Không có gì lạ, bởi vì thành công của họ được xây nên từ những bài học thất bại xương máu...
Bài học "mực tẩm"
Với vai trò Phó quản lý nhà hàng Bodega kiêm luôn chức vụ Giám đốc điều hành chi nhánh Công ty TNHH thương mại - dịch vụ Thiên Ngọc, trung tâm phân phối hàng tiêu dùng TCL, Nguyễn Văn Linh phải "chạy bở hơi tai" để làm tròn công việc của một giám đốc và một SV năm cuối. Khi được hỏi về công việc kinh doanh hiện tại khá thành công so với các dự án trước thì Linh điềm đạm kể lại tất cả những bài học mà cậu đã "nếm" thử: "Mình vẫn còn nhớ vụ kinh doanh đầu tiên với hai bạn cùng lớp mặt hàng mực tẩm. Chạy vạy khắp nơi tụi mình mới tích cóp được số tiền 2 triệu đồng để lấy hàng từ một người quen biết ở Khánh Hòa. Khi có sản phẩm trong tay, ban đầu tụi mình đi làm quen các chủ sạp ở chợ để ký gửi. Nhưng sau 4 tháng kinh doanh, số tiền thu hồi là... con số âm!".
Được biết thất bại thảm hại này là do các bạn không tìm hiểu rõ đối tượng nhắm đến. Mực tẩm là một món quà "ăn chơi", chế biến gia vị sẵn, được ưa chuộng ở các siêu thị. Thế nhưng, các bạn trẻ này lại đem đi "đánh" mạnh vào các chợ, quán nhậu vốn không quen với loại hàng giá tương đối cao này. Sau 4 tháng ký gửi, các chủ cửa hàng đều lắc đầu trả lại vì không tiêu thụ được. Vì vậy, Linh và nhóm bạn phải dở khóc dở cười.
Chưa nắm bắt "gu" thượng đế
Tháng 6/2005 qua, trong một lần đi ngang qua cổng trường tiểu học gần nhà, có ba anh chàng bị kẹt cứng giữa đường bởi vòng vây học sinh tan trường ùa ra đứng bao bọc một chị bán hàng rong đang vội vội vàng vàng bán mấy bịch bánh tráng cho lũ trẻ. Máu kinh doanh nổi lên, cả ba tò mò lại gần dò hỏi và thấy bánh tráng đang là loại quà vặt được học sinh rất thích. Thế là tranh thủ thời gian, họ chia nhau về tận Trảng Bàng - nơi làm bánh tráng nổi tiếng, người đi tìm kiếm nhân công, người lo nguồn hàng, người tìm hiểu thị trường... Kế hoạch hoàn hảo được bàn soạn rất chi tiết và ai cũng hăm hở nghĩ phen này giàu to nhờ bánh tráng Trảng Bàng. Cười... buồn hiu, Bộ, một trong ba anh chàng, nói: "Đây đúng là vụ "nặng" nhất trong quãng thời gian kinh doanh của bọn mình. Mình đã có trong tay máy xén, nhân công và cả tiền vốn 5 triệu đồng. Tụi mình còn được bác Năm, người làm bánh tráng gia truyền có tiếng ở Tây Ninh giúp đỡ cung cấp nguồn hàng. Bác ấy rất hy vọng nhóm góp phần duy trì được nghề này. Thế nhưng, do nóng vội và đặt chất lượng lên hàng đầu nên nhóm không theo kịp "gu" thị trường, đến khi nhận ra thì trở tay không kịp vì đã qua thời điểm "vàng"!".
Hỏi thêm thì được biết, thị trường bánh tráng không chỉ được các em học sinh yêu thích mà còn thu hút khá đông SV các trường đại học. Một túi bánh 500 đồng, 10 túi bánh chỉ 5.000 đồng. Nhiều người bán chỉ dùng loại bánh thường nhưng thêm các gia vị như: phẩm màu, tép nhỏ, hành phi... rất bắt mắt và "bắt mũi". Trong khi mặt hàng mà Bộ, Tuân, Linh cung cấp lại là sản phẩm truyền thống: chỉ có bánh và muối Tây Ninh. Chính vì thế, mặc dù bánh rất ngon và dẻo nhưng lại không được giới trẻ ủng hộ. Vẫn không nản lòng, hiện ba anh chàng này đang có một kế hoạch kinh doanh mới, chững chạc hơn, tính toán chi tiết hơn.
Bài học quản lý chi phí
Ý tưởng kinh doanh mặt hàng rau củ quả là do Thảo, một người bạn gốc Đà Lạt gợi ý cho Linh. Hai cậu ký hợp đồng với những người trồng rau Đà Lạt, sơ chế và bỏ cho các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn. Rau quả phải có người tỉa gọt cho sạch sẽ và thẩm mỹ. Lương trả cho nhân công thường khoảng 700.000 - 750.000 đồng/tháng. Do không tham khảo trước giá lương, Linh đã trả tới 850.000 - 900.000 đồng/người/tháng. Chi phí cho văn phòng hằng tháng cũng làm Linh "méo mặt": tiền internet, giấy, mực in... nhân viên dùng quá lãng phí, không thể nào kiểm soát được.
Bên cạnh đó, Linh còn chịu trách nhiệm cung cấp nguồn hàng rau củ quả cho nhà hàng mỗi ngày. Thế nhưng nhà hàng chỉ thanh toán 3 tháng một lần, mà trung bình sức mua tới 7 triệu đồng/ngày. Chi nhánh công ty lại mới thành lập, vốn ít, không kham nổi. Vì thế, dù "ham công tiếc việc" đến mấy, Linh cũng chỉ có thể xoay xở bằng cách từ chối cung cấp một số mặt hàng để chỉ cung cấp cho mỗi cửa hàng với lượng hàng 1 - 2 triệu đồng/ngày.
Hiện Linh đang dự định trở lại với mặt hàng mực tẩm từng cho cậu một "vố đau" trong lần kinh doanh đầu tiên. Rút kinh nghiệm, cậu đã xây dựng quan hệ khá tốt với các siêu thị trong thành phố để đưa mực tẩm vào đúng nơi tiêu thụ. Khi lượng rau củ đã ổn định, trình độ công nhân tăng lên, Linh đã tinh giản nhân công cắt gọt rau củ từ 12 xuống 9 người, tiến tới sẽ giảm xuống còn một nửa. Hiện mặt hàng rau củ quả của Linh đã có mặt tại Trung tâm thương mại Bình Dương, bếp châu Á của khách sạn Sofitel TP.HCM.
Từ số vốn và kinh nghiệm tích lũy được qua những thương vụ thất bại có, thành công có, Linh cùng nhóm bạn dự định sau khi tốt nghiệp sẽ cùng nhau mở một nhà hàng nhỏ. Sau rất nhiều va vấp, Linh tiết lộ: "Kinh doanh nhà hàng là siêu lợi nhuận. Chỉ với một múi bưởi vài trăm đồng, thêm chút đá, ánh sáng, âm nhạc... đã thành một ly nước 45.000 đồng". Dám thử, dám thất bại và đứng lên từ thất bại - đó là nét chung của những chàng SV có máu mê kinh doanh này
(Theo Thanh Niên)
Sinh viên kinh doanh: Học từ thất bại Sinh viên kinh doanh: Học từ thất bại - Cẩm Nang Nghề Nghiệp