Ta có thể vượt qua những khó khăn có thật, chứ không thể vượt qua những khó khăn tưởng tượng.

Theodore N. Vail

 
 
 
 
 
Tác giả: Sưu Tầm
Số chương: 1
Phí download: 1 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 390 / 0
Cập nhật: 0001-01-01 07:06:40 +0706
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
ù bạn có một công việc mới, bạn được thăng chức, hay đảm nhận một nhiệm vụ mới, nhiều khả năng bạn sẽ có một sếp mới. Và như vậy, bạn sẽ phải xây dựng một mối quan hệ nghề nghiệp mới với người sếp này. Họ chính là người sẽ giúp bạn định hướng nghề nghiệp, phát triển và thăng tiến trong tương lai. Bạn cần nhanh chóng xác định sếp có thật sự hợp với bạn và mục tiêu nghề nghiệp của bạn không. Vậy làm cách nào để biết được? Hãy thử trả lời 5 câu hỏi dưới đây:
1. Sếp có đánh giá đúng vai trò của bạn không?
Nếu không đoan chắc, bạn có thể hỏi sếp “Tôi có cơ hội nào để thể hiện khả năng lãnh đạo trong công việc không?”. Nếu sếp nói một câu như “Chỉ có một người lãnh đạo ở đây thôi. Đó là tôi”, có lẽ bạn đã gặp phải “Sếp Độc Đoán”. Còn nếu sếp trả lời “Ở đây tất cả chúng ta đều là lãnh đạo; bạn sẽ phụ trách những dự án cần đến chuyên môn của bạn”, đó chính là người sẽ luôn đánh giá cao vai trò và những đóng góp của bạn.
2. Sếp có giải quyết vấn đề không?
Thử hỏi sếp “Khi có một vấn đề mà tôi nghĩ anh/chị cần can thiệp, tôi nên thông báo với anh/chị như thế nào?” Nếu sếp khăng khăng bạn phải tự giải quyết vấn đề của bạn, sếp bạn có thể là người “Né Việc”, hay phớt lờ vấn đề và khiến tình hình trở nên tệ hơn. Một người sếp lý tưởng nên nói “Nhớ cung cấp cho tôi đầy đủ chi tiết; tôi sẽ xác định nguyên nhân và làm việc với các quản lý cùng cấp để giải quyết vấn đề.”
3. Sếp có để bạn hoàn thành công việc không?
Nếu bạn không rõ, hãy thử hỏi sếp khi nào bạn có thể bắt đầu xử lý công việc từ A đến Z. Nếu câu trả lời là “Tôi cần được biết tất cả; chúng ta sẽ cùng làm với nhau” thì có nghĩa là bạn gặp rắc rối rồi. Đây là một sếp “Tính Toán”, sẽ giành làm phần việc của bạn mà anh ta thích và “nhường” rắc rối cho bạn giải quyết. Nếu bạn nghe sếp nói “Cho tôi biết khi bạn đã sẵn sàng; tôi sẽ hướng dẫn và chỉ can thiệp khi cần”, điều đó có nghĩa là sếp tin tưởng vào kỹ năng của bạn.
4. Sếp có lắng nghe những đề xuất của bạn không?
Nếu không, hãy nói rằng, khi sếp ngắt lời bạn, bạn rất băn khoăn không biết sếp có xem trọng ý kiến của bạn không. Nếu bạn nhận được câu trả lời “Tôi là người quyết định cuối cùng” thì có nghĩa đây là một người sếp “Áp Đặt”. Một người sếp lý tưởng sẽ nói “Tôi xin lỗi, tôi không biết mình đã làm như vậy. Lần sau, nếu tôi lại ngắt lời bạn, bạn cứ nhắc tôi.” Một người sếp tốt sẽ luôn biết lắng nghe ý kiến của nhân viên.
5. Sếp có thiên vị không?
Nếu bạn cho rằng sếp của bạn thiên vị ai đó, hãy thử hỏi “Anh sẽ dựa vào những tiêu chuẩn nào để đánh giá hiệu quả công việc của tôi?” Nếu sếp trả lời “Tùy từng trường hợp, tôi tự cân nhắc”, ông ta có thể là kiểu sếp “Gây Bất Ngờ”, thường dùng những tiêu chuẩn sai lầm để đánh giá hiệu quả công việc. Câu trả lời đúng nên là: “Công việc của bạn sẽ được đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn mà chúng ta đã thống nhất”, như vậy, bạn sẽ thấy sếp mình công bằng.
Kỹ năng lắng nghe, giải quyết vấn đề, sự công bằng và biết đặt lòng tin nơi người khác là một số nét tiêu biểu của một người sếp giỏi. Một nhân viên khôn ngoan sẽ biết nhận thấy và trân trọng những đức tính này, và từ đó tạo dựng một mối quan hệ tốt đẹp cho cả hai.
(Theo hotjobs.yahoo.com)
Sếp bạn là người như thế nào ? Sếp bạn là người như thế nào ? - Sưu Tầm