Tính cách không thể được hình thành trong yên bình. Chỉ có trải nghiệm mới hun đúc tâm hồn, làm rõ tầm nhìn, sản sinh ra tham vọng, và giúp đạt được thành tựu.

Helen Keller

 
 
 
 
 
Thể loại: Tiểu Thuyết
Upload bìa: Nguyen Chi Hai
Số chương: 14
Phí download: 3 gạo
Nhóm đọc/download: 0 / 1
Số lần đọc/download: 4610 / 243
Cập nhật: 2018-07-19 12:37:25 +0700
Link download: epubePub   PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6   - xem thông tin ebook
 
 
 
Tóm tắt truyện
Lời giới thiệu
Phía Tây không có gì lạ hoặc Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh (tiếng Đức: Im Westen nichts Neues) là một cuốn tiểu thuyết viết về đề tài chống chiến tranh của Erich Maria Remarque, một cựu binh Đức từng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tác phẩm được ra mắt lần đầu vào tháng 11 và 12 năm 1928 trên tờ báo Vossische Zeitung của Đức và in thành sách vào tháng 1 năm 1929. Tác phẩm được viết dưới dạng hồi ký của một người lính Đức kể về cuộc sống chiến đấu và những nỗi kinh hoàng mà anh và các đồng đội trải qua trong các chiến hào tại Mặt trận phía Tây của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và được xem là một trong số những tác phẩm hay nhất viết về thời kì này. Chỉ trong 18 tháng đầu, tác phẩm đã đạt được thành công vang dội, với 2,5 triệu bản in bằng 25 ngôn ngữ của tác phẩm đã được bán hết.[1][2] Tiếng vang của cuốn sách mở rộng đến cả hai bên bờ Đại Tây Dương, lôi cuốn nhiều độc giả Đức, Anh, Pháp và Hoa Kỳ[3]. Thậm chí, có người còn nhìn nhận đây là một cuốn truyện hay nhất mọi thời đại về đề tài phản chiến.[1] Cùng với tiểu thuyết Giã từ vũ khí của nhà văn Hoa Kỳ Ernest Hemingway, "Phía Tây không có gì lạ" cũng có thể được xem như hai bộ tiểu thuyết tiêu biểu nhất về nỗi đau của con người thời Chiến tranh thế giới thứ nhất[4]. Năm 1930, tác phẩm trở nên nổi tiếng hơn[3], khi được chuyển thể thành phim cùng tên do Lewis Milestone làm đạo diễn và giành luôn giải Oscar cùng năm đó. Trong thời kỳ Đức Quốc xã, Adolf Hitler đã cấm tiểu thuyết này, vì ông này xem tác phẩm là một sự "móp méo" hình ảnh của binh lính Đức thời Đại chiến[1] đồng thời Remarque bị đảng quốc xã Đức đả kích dữ dội.[3]
Đến nay, với tình cảm chống chiến tranh của Remarque, thiên truyện này vẫn còn phổ biến và có sức lôi cuốn rộng rãi. Đoạn cuối của truyện, miêu tả về cái chết của nhân vật chính, được xem là những đoạn hấp dẫn nhất của cả tác phẩm.[1] "Phía Tây không có gì lạ" đã đi vào lịch sử văn chương thế giới như một trong những tác phẩm bán chạy nhất của châu Âu vào thế kỷ thứ XX.
o O o
Tóm tắt nội dung
Tác phẩm lấy bối cảnh của Mặt trận phía Tây trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhân vật chính và cũng là người tường thuật câu chuyện theo ngôi thứ nhất là Paul Bäumer, một người lính Đức mới 19 tuổi. Anh và những người bạn học cùng lớp của mình đã bị thuyết phục bởi vị giáo sư của họ là Kantorek, nên gia nhập Quân đội Đế quốc Đức để tham gia chiến tranh. Họ được đưa ra Mặt trận phía Tây, nơi đang diễn ra những trận đánh ác liệt giữa liên quân Anh-Pháp và Đức. Tác phẩm đã miêu tả một cách chân thật cuộc sống chiến đấu gian khổ và tàn khốc của những người lính] này trong những chiến hào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất khi phải thường xuyên đối mặt với những trận pháo kích cường độ cao, hơi độc và cả xe tăng của đối phương. Có một lần khi được nhiệm vụ canh gác tù binh Nga, Paul đã nhận ra rằng những người lính Nga này cũng là con người như mình mà thôi, và anh cảm thấy anh không thể nào coi họ như kẻ thù được.[5] Có một lần, Paul cùng với các đồng đội xung phong đi trinh sát trong bối cảnh Đức hoàng sắp đến thị sát mặt trận, và anh đã bị lạc trong đêm trường hỗn loạn, mãi mới tập hợp lại được.[5] Quân Đức đã đánh tan một cuộc tấn công của đối phương, Paul đâm chết được một lính Pháp và đã chứng kiến cảnh hấp hối thật đau đớn của binh sĩ. Đây là kẻ địch đầu tiên bị chính tay Paul tiêu diệt. Song, anh cảm thấy đau xót và xin cái xác người ấy tha lỗi cho anh: "Này anh bạn, mình có muốn giết cậu đâu..... Tại sao người ta không nói cho bọn mình biết rằng chính các cậu, các cậu cũng chỉ là những con chó khốn khổ như bọn mình, rằng các bà mẹ của các cậu cũng đau khổ như mẹ chúng mình, rằng chúng ta đều sợ chết như nhau, đều chết một cách giống nhau, chịu những nỗi đau đớn như nhau? Bạn ơi, hãy tha thứ cho mình; tại sao cậu lại có thể là kẻ thù của mình? Nếu chúng ta bỏ những vũ khí và bộ quân phục này đi, thì cậu rất có thể là người anh em của mình..." Paul cảm thấy mình đáng lên án vì đã giết chết một người lính cũng chỉ giống như mình mà thôi.[5] Nhiều người bạn của Paul lần lượt ngã xuống còn bản thân anh thì ngày càng tỏ ra chán ghét chiến tranh vì những nỗi kinh hoàng mà nó mang lại cũng như chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ và những người đồng đội của anh. Rốt cuộc, cuộc chiến tranh mà giáo sư Kantoreck đã nồng nhiệt kêu gọi nhóm bạn của Paul tham gia chiến đấu, không mang lại cho họ một niềm vinh quang nào.[5]
Thế rồi, anh trở thành người duy nhất còn sống sót trong bảy người học sinh đã lên đường chiến đấu của Giáo sư Kantorek. Khi ấy, người ta chỉ còn nghĩ đến ngưng chiến và hòa bình mà thôi, và bản thân Paul cũng tin là hai bên sẽ sắp đình chiến. Cho là mình sắp được trở về quê nhà, Paul có cảm nghĩ: "Nếu bây giờ, chúng tôi trở lại gia đình, chúng tôi mệt mỏi, rã rời, trống rỗng, không còn gốc rễ và không còn hy vọng.". Trong phần cuối của tác phẩm, Paul có lời tự sự: "Cuộc sống đã bắt tôi phải qua những năm tháng ấy, vẫn đang còn tồn tại trong hai bàn tay và cặp mắt của tôi có làm chủ được cuộc sống ấy không... Tôi không biết..." Kết thúc tác phẩm là cái chết của Paul Bäumer vào một ngày tháng 10 năm 1918, một ngày mà tình hình tĩnh lặng trên suốt Mặt trận, tới mức các báo cáo quân sự từ mặt trận phía Tây chỉ chứa gọn một câu "Ở phía Tây, không có gì lạ" và nó đã được lấy làm tựa đề cho cuốn tiểu thuyết. Tác phẩm kết thúc bằng gương mặt yên bình của Bäumer khi chết và khi người ta lật người anh lên, anh vẫn yên lặng chứ không hề có một biểu hiện đau đớn gì cả. Có vẻ như anh sung sướng vì sự kết thúc đã đến.
-- naminh71 --
Phía Tây Không Có Gì Lạ Phía Tây Không Có Gì Lạ - Erich Maria Remarque Phía Tây Không Có Gì Lạ